Hôm nay,  

Trang Khuyến Học: Tuổi Trẻ Việt Tìm Căn Cước Văn Hóa

03/12/199900:00:00(Xem: 5361)
Mục đích: Nhằm mục đích bảo tồn và phát huy Truyền Thống Hiếu Học, một truyền thống tốt đẹp và rất quí giá của Dân Tộc Việt Nam, Trang Khuyến Học muốn chia sẻ những bài khảo cứu và ý kiến về đề tài này và rất mong nhận được những bài viết của quí độc giả. Xin gửi về email địa chỉ gkhuyenhoc@aol.com

KHI CÒN Ở TRUNG HỌC TÔI MUỐN THÀNH MỸ TRẮNG, LÊN HỌC ĐẠI HỌC VÀ KHI ĐI LÀM, TÔI TRỞ VỀ NGUỒN VIỆT
Đó là cảm tưởng sau khi đọc bài nghiên cứu của ứng viên bằng Tiến Sĩ Thái C. Hùng tại đại học University of Califronia tại Berkeley. Bài nghiên cứu này có nhan đề “Splitting Things in Half Is So White” được in trong tạp chí AmerAsia Journal, quyển 25, số 1 năm 1999 do Trung Tâm Nghiên Cứu Á Châu thuộc UC Los Angeles ấn hành.
Tạp chí này mang chủ đề Thế Hệ Thứ Hai Người Mỹ Gốc Á Châu (Second Generation Asian American) gồm nhiều bài khảo cứu của nhiều người Mỹ gốc Á như Đại Hàn, Nhật, Việt Nam.
Bài nghiên cứu này dựa trên những cuộc phỏng vấn 18 thanh niên Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai. Những thanh niên này tuổi từ 18 đén 27, tuổi trung bình là 22, gồm 9 nam và 9 nữ, một số sinh ra tại Mỹ, phần còn lại tới Hoa Kỳ trước khi lên tuổi 12. Họ là những sinh viên đại học hoặc đã tốt nghiệp và đang làm việc. Họ sống tại vùng San Francisco và San Jose, miền bắc Cali, nơi có số người Việt định cư đông thứ nhì tại Hoa Kỳ, sau miền Nam Cali.

CON NGƯỜI BIÊN TẾ VĂN HÓA
Bài nghiên cứu này cho biết khi còn ở tiểu học và trung học, họ đều cảm thấy có sự dằng co nội tâm, ở nhà thì cha mẹ và bà con luôn nhắc nhở phải giữ lấy gốc, đừng quên cội nguồn; ở trường thì áp lực xung quanh luôn thôi thúc mình trở thành Mỹ trắng, được coi như một phần tử của dòng văn hóa chính qua cách ăn mặc, ngôn ngữ, và lối tiêu xài. Có khi những thanh niên nam nữ này hành xử như Mỹ trắng nhưng trong lòng cảm thấy gượng gạo. Trong lúc đó bạn bè và người thân nhắc nhở họ phải trung thành với truyền thống văn hóa Việt Nam. Cha mẹ thì nhắc nhở giữ lấy gốc, đôi khi quở mắng vì hành vi “MỸ QUÁ”, đặc biệt trong lứa tuổi niên thiếu khi áp lực của bè bạn rất mạnh. Họ lớn lên trong một tâm lý phân vân giữa hai nền văn hóa, khi thì cảm thấy như Mỹ trắng, khi thì cảm thấy mình là người Việt, một tâm trạng hai nhà nghiên cứu Park và Stonequist gọi là “người biên tế”, một hoàn cảnh trong đó “một cá nhân di dân, qua giáo dục, kết hôn, hay những sinh hoạt khác, rời bỏ một tập thể xã hội, một nền văn hóa để gắng sức thích nghi gia nhập một tập thể,một nền văn hóa khác, nhưng cuối cùng thấy mình chẳng thuộc hẳn một tập thể, một văn hóa nào.” Mộng Cẩm, một trong số 18 thanh niên được phỏng vấn diễn tả tâm trạng đó như sau: “Trong suốt thời kỳ ở trung học tôi luôn luôn chiến đấu cả hai mặt của chính tôi. Trong gia đình, tôi luôn luôn là một người con gái, một người chị em Việt; trong trường tôi phải gắng trở nên giống như mọi người khác xung quanh: là học sinh, tôi phải hành xử như là người độc lập, tự suy nhgĩ lấy. Khi về nhà, tôi phải hành xử theo truyền thống Việt, làm theo lời dậy bảo của cha mẹ. Và tôi luôn luôn cảm thấy hai giá trị xung đột trong tôi.”

Cha mẹ người Việt không phải là người quá bảo thủ, cũng khuyến khích con cái học cái hay cái đẹp của người Mỹ, làm bạn với trẻ Mỹ trắng, học tiếng Anh và những tính tốt khác. Nhưng khi thấy con mình “giống Mỹ quá”, đòi hỏi cha mẹ nhiều hơn, nói tiếng Anh trong nhà và không dùng tiếng Việt, thì cha mẹ tìm cách giữ con em khỏi đi quá xa. Người được phỏng vấn tên Minh, 23 tuổi, làm nghề điện toán nói: “Khi đó cha mẹ tôi dành ít giờ để dạy tôi tiếng Việt, đưa anh em tôi đi học tiếng Việt tại một trung tâm Việt ngữ cuối tuần, nơi đó chúng tôi có bạn Việt Nam và học lối hành xử Việt. Nhiều khi tôi cảm thấy gượng, vì trong tuần thì sống lối Mỹ ở trường, cuối tuần tôi quay về vối sống Việt.”
Những buổi học Việt ngữ, sinh hoạt với trẻ Việt trong các hội đoàn như Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Đình Phật Tử, đoàn Hướng Đạo... giúp các em tạo lập hành trang văn hóa rất quan trọng, vì những truyền thống và những giá trị Việt Nam được gói ghém trong các sinh hoạt với người Việt. Người Việt đạt nặng tinh thần tập thể, coi gia đình, họ hàng, cộng đồng làm trọng, gắn bó với quê cha đất tổ, con cái trọng sự hiếu thảo, anh em đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần hiếu học, cần mẫn học hành và làm việc vì muốn gia đình, tập thể mình vươn lên... Chính những giá trị truyền thống đó sau này tạo thành những bến bờ thân thương để người thanh niên trong trường đại học cũng như khi đi làm trở về và chọn mình làm người Việt.


Anh Trung, 27 tuổi, giám đốc phòng nhân viên một công ty tư, tới định cư tại Mỹ lúc 8 tuổi, đã cho biết, anh luôn luôn coi mình là Mỹ trắng cho tới khi làm việc và ở tại California. Những nơi anh sống trước kia không có người Việt nên anh chẳng có bạn Việt nào. Mẹ anh luôn giúp anh không quên tiếng Việt. Sống tại Cali giúp anh thấy rõ hơn biên giới văn hóa và tìm lại được căn cước Việt Nam của anh.

TÌM VỀ NGUỒN CỘI VIỆT
Tất cả 18 người được phỏng vấn cho biết ngưỡng cửa đại học và đời sống trong công tư sở là thời kỳ thay đổi nhận định về căn cước của mình. Những khóa học về Người Mỹ Gốc Á, Văn Minh Á Châu, Những Nền Văn Hóa Khác Nhau, những cuộc thảo luận cởi mở về các giống người, về đa văn hóa, về văn hóa đa chủng giúp họ nhìn thấy họ mang những sắc thái văn hóa nào. Rồi việc gặp gỡ và làm việc, sinh hoạt chung với những hội (club) sinh viên Việt, Á Châu khiến họ từ từ lột bỏ bớt những lớp Mỹ hóa thời kỳ ở trung học và tô đậm thêm những nét văn hóa Việt họ thu thập ở tuổi niên thiếu trong gia đình, họ hàng, cộng đồng, những lớp Việt ngữ, những sinh hoạt đoàn thể Việt khác. Một yếu tố rất quan trọng trong tiến trình làm mờ dần nét Mỹ hóa và tô đậm thêm nét Việt là việc có bạn mới, bạn người Việt Nam, qua những hội đoàn , chung nhau hoạt động, và giúp đỡ lẫn nhau. Dần dần họ ý thức được họ khác với ngời Mỹ trắng, không còn hành xử “giống như Mỹ” nữa. Anh Thao, một sinh viên mới tốt nghiệp cử nhân ngành vật lý nói : “Tôi đã trải qua thời kỳ “Mỹ trắng”. Tôi đã chọn một tên Mỹ là Andy khi còn ở trung học. Khi tôi vào đại học, tôi bỏ tên Andy, vì tôi muốn người khác coi tôi là người Việt. Không khác gì tôi từ tủ áo bước ra, từ đất chui lên. Tôi bắt đầu gặp người Việt trong những tổ chức cộng đồng, làm bạn với người Việt.
Hầu hết những người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng gia đình họ, nhất là cha mẹ, là ảnh hưởng quan trọng nhất trong tiến trình phát triển căn cước, bản ngã của họ. Họ nói lý do chính mà họ theo học đại học là do cha mẹ. Mục đích của cá nhân quan trọng, nhưng đứng hàng thứ yếu. Gia đình, cha mẹ khuyến khích, nâng đỡ và luôn luôn nhắc nhở ý nguyện học đại học. Những người đang học chương trình cao học cũng nói rằng họ nỗ lực học cao hơn là vì cha mẹ mong mỏi như vậy. Ý thức tập thể, ý niệm đặt nặng bổn phận đối với gia đình, lòng hiếu thảo với cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ngày càng trở nên thiết thân và trở thành hệ thống giá trị giúp họ khác với chủ nghĩa cá nhân và bình đẳng của những người bạn Mỹ Trắng. Cô Lam phát biểu cô đọng như sau :”Gia đình Việt Nam có truyền thống giúp đỡ lẫn nhau. Con cái có bổn phận hiếu thảo đối với cha mẹ cũng như bổn giúp đỡ anh chị em.” Con cái phải chia nhau ở gần cha mẹ để săn sóc, nhất là khi tuổi già. Anh em giúp nhau tiền bạc để học lên cao, hoặc anh chị em gom lại làm tiền đặt cọc khi mua nhà. Trong anh em có người không may tật nguyền hoặc bệnh nan y thì chia nhau mà săn sóc. Chính những giá trị văn hóa đó đã tạo biên giới nội tâm làm những người Mỹ gốc Việt ở thế hệ thứ hai phân biệt với văn hóa khác. Ngữ, sinh viên ban hóa học, đến định cư ở Mỹ hồi 8 tuổi, nói về ranh giới giá trị văn hóa Mỹ Việt trong trường hợp sau: “Tôi có bạn học người Mỹ từ trung học. Bố của cô thường hành hạ mẹ của cô. Cô rất buồn tình cảnh gia đình. Nhưng giải pháp cô chọn là tìm cách đi học xa. Tôi khuyên không nên làm như vậy vì quá ích kỷ. Nhưng cô không nghe. Nếu tôi ở trong trường hợp đó, tôi sẽ kiếm việc làm rồi kiếm nhà và đem mẹ sang ở với mình để tránh sự hành hạ của ông bố.”
Tóm lại, cuộc nghiên cứu này cho thấy giới trẻ Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, khi còn ở tiểu học và trung học thì rất muốn trở thành Mỹ trắng, nhưng khi lên đại học hay đi làm thì lột dần những lớp Mỹ hóa đi. Trong khi đó những giá trị truyền thống Việt Nam họ hấp thụ trong gia đình, họ hàng, những sinh hoạt văn hóa Việt, những lớp Việt ngữ, những đoàn thể Việt nổi lên đậm nét hơn và giúp họ xác định căn cước Việt Nam của họ. Hành trang văn hóa người trẻ thu lượm gặt hái trong tuổi thiếu niên đã tạo nên những bến bờ thân thương để trở về khi người trẻ bước vào ngưỡng cửa đại học hay khi đi làm để hãnh diện chọn lựa Việt tính của mình.

Nguyễn Tử Quý trong Ban Tổ Chức GKH Kỳ XII - 2000

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.