Hôm nay,  

Phỏng Vấn Đặc Biệt Ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch Bchcđnvtd/uc Cộng Đồng Việt Nam: Úc Châu Một Năm Qua

16/02/200400:00:00(Xem: 5472)
LGT (VNN): Nhân dịp đầu năm mới Giáp Thân, hãng thông tấn VNN đã hân hạnh được Ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt do phóng viên Võ Triều Sơn thực hiện. Sau đây là những tâm tình chia sẻ của Ông Đoàn Việt Trung cùng Quý độc giả về những hoạt động và những thành quả chủ yếu của Cộng Đồng VN tại Úc Châu trong năm vừa qua. Xin kính mời Quý vị theo dõi.

*

VNN: Kính chào Ông Chủ Tịch. Chúng tôi rất vui mừng gặp lại Ông trên diễn đàn nầy. Xin Ông cho biết, trong năm qua, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (CĐNVTDUC) đã đạt được những thành quả chủ yếu nào"
Ông ĐVT: Kính chào ông Võ Triều Sơn. Thành quả gần đây nhất của Ban Chấp Hành (BCH) Liên Bang là việc chúng tôi đã góp phần trong sự kiện Cộng đồng Việt thuyết phục được truyền hình SBS ngưng chiếu chương trình mỵ dân của Đảng CSVN dưới hình thức tin tức.
Trong số những thành quả khác, cũng có 4 thành quả đáng kể. Một là việc tiếp tục giúp được một số đồng bào ở Phi Luật Tân được qua Úc đoàn tụ. Hai là thuyết phục được chính quyền Úc để họ đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN cho Úc xuất cảng báo chí và nhạc vào Việt Nam trong cuộc thương thuyết hiện nay để Hà Nội được gia nhập WTO. Cuộc thương thuyết nầy còn đang tiếp diễn gay go, mình chưa biết Úc có thể thành công hay không. Ba là việc có một Thỏa Ước Sứ Quán giữa Úc và CSVN để bảo vệ quyền lợi của người Úc gốc Việt đi Việt Nam. Trong việc đó thì BCH chúng tôi góp phần bằng cách vận động với Bộ Ngoại Giao Úc và góp ý về nội dung của bản Thỏa Ước. Và bốn là chúng tôi đã lên tiếng nhiều lần trên các cơ quan truyền thông Úc, qua các bài quan điểm trên báo chí, và qua việc trả lời phỏng vấn của các phóng viên. Cả thảy, vài triệu khán, thính và độc giả Úc đã biết đến quan điểm của Cộng đồng chúng ta và được nhắc lại về những vụ đàn áp Nhân quyền hay tham nhũng của chế độ CSVN.
Thưa ông Võ Triều Sơn, ngoài ra, chúng tôi cũng đang làm một số việc khác, chưa có kết quả.
VNN: Cảm ơn Ông Chủ Tịch. Xin Ông có thể cho biết những việc ấy như thế nào"
Ông ĐVT: Một việc là giúp hai nhóm thuyền nhân tỵ nạn người Việt. Một nhóm gồm hai vợ chồng, đã bị giam hơn 3 năm nay, hiện đang ở trại tù của Bộ Di Trú ở Baxter. Nhóm kia gồm 53 thuyền nhân Hào Kiệt bị giam ở trại tù Di Trú trên đảo Christmas của Úc, gần Nam Dương, từ tháng 7 năm 2003 đến nay. Trong số những tù nhân nầy, có 15 em nhỏ. Ngày 11 tháng 2 nầy, sẽ có kết quả của cuộc kháng cáo ở Tòa Án Liên Bang của nhóm đầu, còn cuộc kháng cáo ở Hội Đồng Tái Xét Tỵ Nạn của nhóm Hào Kiệt thì vẫn chưa ngã ngũ. Một việc khác mà chúng tôi vẫn làm lâu nay cùng với nhiều Tổ chức ngoài chính quyền của Úc là khuyến khích chính quyền Úc dùng tiền viện trợ để đòi Hà Nội thả tù nhân lương tâm. CĐNVTDUC đã nói nhiều năm nay, nhưng Canberra vẫn khăng khăng không chịu.
VNN: Xin Ông Chủ Tịch cho biết Chiến Thắng ngày 5.12 của Cộng đồng Việt Nam Úc Châu đập tan âm mưu tuyên truyền của CSVN qua Truyền hình VTV4 đã ảnh hưởng như thế nào đối với công luận Úc cũng như các Cộng đồng Sắc Tộc bạn"
Ông ĐVT: Lâu nay, nhiều Cộng đồng bạn và các cơ quan, các nhóm trong xã hội biết là Cộng đồng Việt mình tích cực góp phần trong các sinh hoạt của xã hội, thí dụ như góp rất nhiều công trong ngày Làm Sạch Nước Úc, và góp rất nhiều của khi có thiên tai ở Úc hay ở ngoại quốc.v.v... Nay thì gần như ai cũng biết là khi cần thì Cộng đồng Việt có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách hữu hiệu.
VNN: Kính thưa Ông Chủ Tịch, gần đây, tôi thấy CĐNVTDUC có ra Thông cáo mời đồng bào viết chung một quyển sách về Chiến Thắng 5.12 nầy. Kết quả đến nay như thế nào và bao giờ sẽ cho xuất bản"
Ông ĐVT: Lúc đầu thì chúng tôi dự định cho xuất bản vào tháng 3.2004. Nhưng nay có lẽ phải dời đến tháng 4 để quyển sách được công phu và đầy đủ hơn. Chúng tôi mời đồng hương viết một bài ngăn ngắn để kể lại những tâm tình và việc làm của mình trong cuôc chiến chống chương trình mỵ dân của Đảng CSVN. Nếu đồng hương nào muốn viết bài, xin liên lạc với tôi qua số 0400 466 848. Phần tôi, đang viết một chương rất chi tiết, kể lại nhiều sự kiện thú vị mà lúc cuộc chiến đang tiếp diễn, chúng tôi không thể nói ra được.
VNN: Cảm ơn Ông Chủ Tịch. Việc lấy một chương trình tin tức từ một đài Truyền hình nào đó của Cộng đồng Việt Nam ở Mỹ để chiếu trên SBS-TV, hiện nay ra sao"
Ông ĐVT: Truyền hình SBS nói là sớm nhất là tháng Sáu, tháng Bảy nầy, họ mới liên lạc với Cộng đồng chúng ta về việc nầy. Có vài khó khăn. Khó khăn lớn nhất là hiện nay các chương trình tin tức truyền hình trong Cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ chưa đến Úc được bằng vệ tinh, vì việc nầy tốn kém cả trăm ngàn đô la. Nếu SBS không đổi chính sách hiện hành của họ, là chỉ dùng những chương trình nào bắt được từ vệ tinh, mà không nhận chương trình chuyển qua internet, thì tôi chưa thấy được là khi nào sẽ có.
VNN: Trong trường hợp đó, Ông Chủ Tịch có nghĩ rằng SBS-TV sẽ dùng lại chương trình của VTV4 dưới một hình thức nào khác không" Tại sao"
Ông ĐVT: Hiện nay, dưới áp lực của nhiều thế lực trong xã hội, mà trong đó, Cộng đồng Việt mình chỉ là một phần nhỏ thôi, thì SBS đang xúc tiến lập ra hai cơ chế, một là để buộc Truyền hình SBS phải hội ý với các Cộng đồng khán giả khi họ tính làm một việc gì quan trọng. Cái kia là cơ chế độc lập để giải quyết các khiếu nại của khán giả. Hai cơ chế nầy sẽ giúp cho các Giám đốc SBS khó có thể làm việc sai trái. Nhưng mà, thưa ông Võ Triều Sơn, ngoài việc SBS muốn gì, chúng ta còn phải quan tâm là Hà Nội muốn gì.
VNN: Có phải Ông Chủ Tịch muốn nói đến âm mưu văn hóa vận của CSVN không"
Ông ĐVT: Thưa vâng. Với số tiền viện trợ hàng tỷ đô la mỗi năm từ Úc và các nước khác, thì ngân sách của Hà Nội được rảnh tay để thi hành chính sách văn hóa vận để chống lại các phong trào đòi Dân chủ cho Việt Nam của các Cộng đồng người Việt hải ngoại. Năm 2000, họ tặng miễn phí chương trình VTV cho một hãng Pay TV ở Sydney, nhưng hãng đó từ chối, vì không có thị trường. Năm 2003, họ đã cố gắng phóng vệ tinh lên quỹ đạo, mang VTV4 và đài truyền thanh của họ ra hải ngoại, gửi văn công cùng các sản phẩm tuyên truyền ra hải ngoại. Nhiều người trong Cộng đồng mình chỉ muốn được sống yên. Nhưng Hà Nội luôn luôn gây hấn, tấn công, nếu mình chỉ luôn đỡ thôi thì không đủ. Phải giải quyết vấn đề tận gốc rễ, tức là làm sao cho Việt Nam có chính quyền do dân bầu lên. Sự thực là, nếu mình muốn thực sự được yên, thì mình không ngồi yên, mình không chỉ dẹp VTV4, mình không chỉ tẩy chay các văn công của họ, mà mình còn phải tích cực nuôi dưỡng phong trào Dân chủ trong VN.
Lâu nay, CĐNVTDUC đã mời đồng hương nhận ra rằng “Mỗi Người Là Một Nhà Truyền Thông”. Mỗi năm có hàng triệu cuộc tiếp xúc giữa người Việt ở Úc với người ở Việt Nam qua điện thoại, email, hay các cuộc gặp mặt. Đây là hàng triệu cơ hội để chúng ta thúc đẩy lòng khát khao Dân chủ trong nước, giúp cho phong trào Dân chủ mạnh lên.
VNN: Kính thưa Ông Chủ Tịch, có người không dám ăn nói gì hết, dù chỉ ở trong nhà, vì sợ bị làm khó dễ khi về Việt Nam. Ông nghĩ sao về vấn đề nầy"
Ông ĐVT: Như vậy là cọp thật sợ cọp giấy. Chế độ Hà Nội cần có tiền của kỹ nghệ du lịch để sống. Mất số 2 triệu du khách là họ mất khoảng 4 tỷ Mỹ kim. Nếu họ dám làm khó dễ vài người từ Úc, chỉ cần trong đó có một người nói ra, thì báo chí Việt ngữ không những ở Úc mà còn ở Mỹ.v.v... sẽ làm lớn chuyện, và họ sẽ mất ít nhất là vài ngàn du khách, tức là cả triệu đô la. Hoặc là các du khách vẫn đi nhưng tẩy chay Vietnam Airlines, thế là họ mất hơn 1 ngàn đô la mỗi người! 10 ngàn người là mười mấy triệu. Và khi Dân biểu, Nghị sĩ đem vấn đề của cử tri của mình ra Quốc Hội hoặc báo chí Úc thì những phóng viên trong ngành du lịch của Úc còn có thể để ý đến, thế là lại có hại trên đường dài. Trong số mấy chục ngàn người đi Biểu tình chống Truyền hình VTV4, có nhiều người sau đó về Việt Nam ăn Tết. Những ai còn sợ thì nên nói chuyện với họ.
VNN: Cảm ơn Ông Chủ Tịch. CSVN đang khuyến dụ những người dạy tiếng Việt tại Úc về Việt Nam tu nghiệp. Ông Chủ Tịch nhận định thế nào về vấn đề nầy"
Ông ĐVT: Chúng tôi đang tìm gặp những người đã từng đi, để nghe lý luận của họ trước khi quyết định là CĐNVTDUC nên có thái độ gì. Như ông biết, các chuyến bay nầy chỉ dành cho những giáo viên trong trường chính mạch, chứ không phải các trường chuyên về Việt ngữ. Các Thầy Cô ở trường Việt ngữ không đi, mà họ vẫn dạy tiếng Việt cho con em mình thành công. Vì vậy, tôi không thấy tại sao nên dùng tiền thuế vào việc nầy.


Những phụ huynh quan tâm về vấn đề nầy, không nên chỉ quan tâm trong yên lặng, mà nên đến trường để hỏi người Thầy Cô của con em mình là họ nghĩ sao và đã làm gì" Các vị giáo chức luôn luôn quan tâm đến quan điểm của phụ huynh, vì nếu một số phụ huynh phàn nàn với Hiệu trưởng thì họ bị phiền phức, còn nếu 1/3 hay 1/4 phụ huynh rút con em mình khỏi lớp thì họ có thể mất việc. Xin thưa với ông, chìa khóa để tìm hiểu và giải quyết vấn đề nầy, nằm trong tay mỗi phụ huynh, chứ không phải trong tay các Ban Chấp Hành CDNVTD.
VNN: Kính thưa Ông Chủ Tịch, Hạ Viện Hoa Kỳ đã có Nghị Quyết 427 ngày 19.11.03 và Quốc Hội Âu Châu cũng đã có Nghị Quyết ngày 20.11.03 để đòi hỏi Nhân quyền và tự do Tôn giáo tại Việt Nam. Bao giờ thì có một Nghị Quyết tương tự tại Quốc Hội Liên Bang Úc"
Ông ĐVT: Trong các năm trước đã có một vài Nghị Quyết ở Quốc Hội Úc, nhưng lời lẽ trong các Nghị Quyết đó không được như chúng ta mong muốn. Vì thiếu sự mạnh mẽ trong lời văn và nhất là Nghị Quyết không đi đôi với áp lực thực tế qua chính sách viện trợ và ngoại giao, nên chế độ Hà Nội không bị lay chuyển mấy.
VNN: Như vậy, hướng giải quyết của CĐNVTDUC sẽ như thế nào"
Ông ĐVT: Việc vận động, tôi và nhiều người khác luôn luôn tìm cơ hội. Nhưng phải tìm thêm những cách khác, vừa mau hơn vừa hữu hiệu hơn. Có một cách mới nầy, thưa ông: Mình không chỉ cố gắng thuyết phục chính quyền hay Quốc Hội Úc để dùng sức mạnh của họ, mà mình thuyết phục từng vị Dân cử có cử tri Việt để dùng sức mạnh của chính các vị đó.
Dịp Tết vừa qua, theo đề nghị của CĐNVTDUC, nhiều ngàn đồng hương đã ký lá thư yêu cầu vị Dân cử của mình “Bảo Trợ Tiếng Nói Lương Tâm”, và đây là một việc thuộc cách nầy. Hiện nay, chúng tôi đang chuyển thư đến các vị Dân cử.
Khi yêu cầu một vị Dân cử Bảo Trợ cho một tù nhân lương tâm ở Việt Nam, tức là quý đồng hương yêu cầu người Dân cử thỉnh thoảng làm những việc như lên tiếng trong Quốc Hội về người được bảo trợ, viết thư thăm hỏi họ hay thân nhân của họ, và yêu cầu Bộ Ngoại Giao báo cáo về sự an nguy của họ.
Muốn có một nền Dân chủ, thì phải có vài yếu tố. Thứ nhất là hàng triệu người dân muốn có Dân chủ, và hiểu thế nào là Dân chủ. Thứ nhì là những Nhà Dân chủ được tự do để lập hội, lập nhóm để làm việc với nhau. Lời kêu gọi “Mỗi Người Là Một Nhà Truyền Thông” nhắm vào điều thứ nhất, và việc “Bảo Trợ Tiếng Nói Lương Tâm” nhắm vào điều thứ nhì.
VNN: Có người nghĩ rằng việc Bảo trợ nầy chỉ nhờ các Dân biểu, Nghị sĩ cấp Liên Bang thôi. Sự thật như thế nào, kính thưa Ông Chủ Tịch"
Ông ĐVT: Thưa không. Chúng tôi đang chuyển các thư đó đến cả những Dân cử Tiểu Bang lẫn Liên Bang. Ngoài ra, hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu tìm cách để mở rộng việc Bảo Trợ đến chính Cộng đồng mình trong năm 2004 nầy. Tức là mỗi đồng hương ở Úc bảo trợ cho một tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Bảo trợ nghĩa là giúp đỡ gia đình họ hay Giáo Hội của họ, viết thư thăm hỏi thân nhân của họ, và thúc đẩy các vị Dân cử làm việc mạnh mẽ hơn nữa để giúp tù nhân lương tâm mà họ đã bảo trợ. Việc nầy rất quy mô, vì thế chúng tôi phải nghiên cứu kỹ trước khi làm.
Ông Võ Triều Sơn thấy không, trong cuộc chiến với Truyền hình SBS, có khoảng 20 ngàn người không chờ người khác, mà chính họ đã nghỉ làm, nghỉ học v.v... để đi Biểu tình. Và khoảng hơn 40 ngàn đã ký vào tờ Kháng Thư và gọi số 1800 500 727. Điều tôi muốn nói là mình làm có kết quả vì có nhiều người tham gia.Việc hỗ trợ phong trào Dân chủ trong Việt Nam cũng thế. Tôi biết là trong Cộng đồng mình có ít nhất là hàng chục ngàn người khao khát muốn Việt Nam có chính quyền do dân bầu ra. Nếu mỗi người bỏ ra vài tiếng đồng hồ trong năm nay để biến ý nghĩ trong đầu thành một hành động thực tiễn, qua việc “Truyền Thông” hay “Bảo Trợ”, thì kết quả sẽ lớn lắm.
VNN: Cảm ơn Ông Chủ Tịch. Tôi được biết là Nhiệm kỳ của Ông sắp chấm dứt"
Ông ĐVT: Vâng, đúng vậy. Nhiệm kỳ của BCH chúng tôi, gồm chị Thuỷ, Bác sĩ Tiến, Bác sĩ Phong, anh Hiệp và tôi sẽ chấm dứt trong Đại hội CĐNVTDUC vào hai ngày 21 và 22 tháng 2 sắp tới, ở Perth.
VNN: Ông có ý định ra ứng cử Chủ Tịch Liên Bang để tiếp tục góp phần phục vụ Cộng đồng nữa không"
Ông ĐVT: Tôi đã làm hai Nhiệm kỳ rồi, nên sẽ không ra ứng cử. Nhưng Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến đã nói sẽ ra ứng cử, mà Bác sĩ Tiến, như ông Võ Triều Sơn biết, là người rất có lòng và rất có khả năng.
Tôi quan niệm rằng không cần phải có chức vụ, mình vẫn góp phần được thưa ông. Tôi đã tự hứa với lòng mình, chỉ khi nào Việt Nam có một chính quyền do dân bầu ra thì tôi mới ngưng làm việc. Còn độc tài thì tôi còn làm việc. Có rất nhiều người trong và ngoài nước cũng nghĩ như tôi. Vấn đề không phải là Việt Nam sẽ có chế độ Dân chủ hay không, mà chỉ là chừng nào.
VNN: Tôi còn nhớ, trong cuộc phỏng vấn lần trước, lúc SBS-TV bắt đầu chiếu chương trình VTV4, Ông Chủ Tịch cũng có nói là chỉ khi nào dẹp được nó thì Ông mới ngưng"
Ông ĐVT: Đúng rồi, thưa ông Võ Triều Sơn. Mà Đảng CSVN thì còn có hại cho Việt Nam gấp ngàn lần. Truyền hình SBS thì chỉ xấc xược, còn Đảng CSVN thì chà đạp lên người dân. SBS chiếu chương trình nói láo chỉ nửa tiếng mỗi ngày, còn Đảng CSVN thì nói láo cả ngày trên truyền thông. SBS thì không tính tiền khán giả, còn Đảng của những người như Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, thì bòn rút tiền viện trợ của dân, đánh thuế bất công, và tham nhũng thối nát. Và họ cũng ăn tiền của mình nữa, thưa ông. Các Công ty của Đảng CSVN độc quyền trong thị trường nhận các cú điện thoại từ ngoại quốc để chuyển vào trong nước. Ở Úc, mình trả tiền cắt cổ, ở Việt Nam thì họ ung dung bỏ túi.
Những kẻ đang cai trị Việt Nam, họ vừa hèn nhát, vì không dám đối diện với dân trong một cuộc bầu cử tự do, vừa hèn hạ vì trên thì đội Bắc Kinh, lén lút nhượng đất, nhượng biển, dưới thì đạp dân, dùng súng đạn và tham nhũng để cai trị. Tôi rất khinh họ. Chữ “chính” trong chữ “chính quyền” hay “chính phủ” thì không nhất thiết có nghĩa là chính đáng, nhưng mà để phân biệt với các chính quyền do dân bầu ra, tôi chỉ gọi họ là nhà cầm quyền hay nhà nước.
VNN: Chúng tôi vừa được biết, Ngoại Trưởng CSVN Nguyễn Dy Niên sang Úc và sẽ gặp Ngoại Trưởng Úc Alexander Downer ngày 11.2. Xin Ông Chủ Tịch cho biết CĐNVTDUC phản ứng như thế nào về sự kiện nầy"
Ông ĐVT: Bộ Ngoại Giao Úc không ra thông cáo, và phiá CSVN thì giấu kín. Chúng tôi chỉ mới biết tin nầy sáng thứ sáu, 6.2 và ngay sau đó, các BCH/ CĐNVTD đã họp để bàn. Vì lịch trình của Nguyễn Dy Niên bị giấu kín, nên cuộc họp quyết định là có lẽ sẽ không tổ chức Biểu tình, mà sẽ dồn sức vào việc lên tiếng trên công luận. Hôm thứ sáu, tôi đã trả lời phỏng vấn của Chương trình tin tức WorldView của SBS Radio. Nhân việc nầy, tôi nói về việc CSVN giam giữ các tù nhân lương tâm và tệ trạng Hà Nội ăn chặn tiền viện trợ. Hôm thứ bảy, 7.2, chúng tôi đã thông tin cho Amnesty International Australia. Họ nói sẽ lên tiếng về tù nhân lương tâm, lên tiếng bằng cách gì thì họ còn phải bàn trong nội bộ. Chúng tôi cũng đã gửi một Thông Cáo đến các giới Truyền thông Úc, trong đó nói về vấn đề tù nhân lương tâm và tham nhũng trong viện trợ. Chúng tôi đang liên lạc với các phóng viên Úc để tìm cơ hội phổ biến hai vấn đề nầy. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang liên lạc với các chính khách quan tâm về các vấn đề nầy để bàn và gợi ý.
Ngày 11.2, khi Nguyễn Dy Niên có buổi họp với Ông Downer, cũng là ngày một Ủy Ban của Hạ Viện Liên Bang hạch hỏi Truyền hình SBS về quyết định dùng chương trình VTV4 lúc trước. Ông Niên nên nhận ra là chỉ vì bị kềm kẹp nên người dân trong nước mới không dẹp được các cơ quan truyền thông của chế độ của ông ta. Còn người Việt ở Úc thì họ không kềm kẹp được nên đồng bào mình đã dẹp họ. Đó là một sự nhục nhã cho chế độ, và nếu có trí khôn thì họ nên học từ bài học đó.
Võ Triều Sơn: Đại diện cho thông tấn VNN, tôi xin cảm ơn Ông Chủ Tịch Đoàn Việt Trung đã dành nhiều suy nghĩ chân thành để chia sẻ cùng Quý độc giả của VNN trong cuộc phỏng vấn nầy. Nhân dịp đầu năm mới, tôi xin kính chúc Ông cùng Quý quyến và toàn thể Quý Vị trong BCH Liên Bang cũng như Tiểu Bang luôn được dồi dào sức khoẻ và một năm mới thành công tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.