Hôm nay,  

Đài Loan: Nỗi Buồn Dân Chủ

16/02/200400:00:00(Xem: 4351)
Trong một phần tư thế kỷ, Đài Loan trên đường dân chủ hoá, hai lần trở thành nạn nhân của hai cái đèn pha dân chủ của Tây phương, là Mỹ và Pháp.
Năm 1978, TT Carter là vị tổng thống Mỹ bắn phát đạt ân huệ vào quy chế quốc gia của Đài Loan, thừa nhận với TC và xác nhận Đài loan là một "tỉnh thiêng liêng" của Trung Cộng. Phát đạn ân huệ cho chết luôn vì các vị tổng thống tiền nhiệm, từ thời TT Nixon còn nễ tình một chút, "dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" tiếp tục giữ tương quan Hoa Mỹ, đặc biệt trên phương diện hỗ tương quân sự. Lúc TT Carter bắn một phát ân huệ vào Đài Loan đó, là lúc dân chủ Đài Loan bắt đầu sinh sôi nẩy nở, sau 30 cầm quyền cứng rắng của chế độ bán quân phiệt của Ô. Tưởng giớùi Thạch thua Mao trạch Đông, biến Đài Loan thành đảo quốc và hưởng qui chế quốc gia Trung Hoa trong ngoại giao, và đóng vai trò đồng minh Mỹ làm tiền đồn chống Trung Công ở Á châu Thái bình Dương.
Nhưng TC dân số đông, đất đai rộng, là một thị trường lớn, một nguồn nhơn công rẻ đối với Tây Phương. Yếu tố kinh tế, tiền bạc lám mờ dần tình nghĩa và thắng yếu tố chánh trị. Tội nghiệp cho những lớp trẻ trong lục điạ tin vào nền dân chủ Tây Phương, hy vọng vào Mỹ muốn đứng lên và bị CS diệt gọn ở Thiên An môn. Những người trẻ chết dưới dùi cui, bánh xe tăng có biết đâu rằng Tây Phương đã biện minh cho thái độ đi với TC với một lý thuyết, chánh sách mới của chánh trị thực dụng. Tây phương đi với TC, giúp nhà cầm quyền Đổi Mới của TC để chuyển đổi cơ cấu chánh trị theo hướng dân chủ, và giúp cho giai cấp trung lưu phát sinh để ảnh hưởng lớn vào xã hội do CS kềm kẹp. Nói nghe êm tai nhưng thực sự đó là chuyện chánh trị năm trên, còn hiện tại CS Trung Quốc càng ngày càng củng cố quyền lực ở TC, cái quyền lực nhiều người đoán là không thể còn sau khi chủ nghĩa CS đã phá sản ở Liên xô và Đông Aâu.
Và chính lúc này là lúc Dân Chủ Đài Loan vừa mới vươn lên, đã bị Mỹ nói riêng và nhiều nướcTây phương khác chạy vào TC làm ăn, ngắt đọt. Năm 2000, tháng Ba, lần đầu tiên nhân dân đảo quốc Đài Loan được tự do bầu cử, chọn vị tổng thống theo ý mình. Ô. Chen Shui- ben được nhân dân đích thực đưa lên ngôi quốc trưởng Đài Loan. Xuất thân từ phòng trào Đài Loan độc lập, nhưng Oâng khéo léo không làm khiêu khích Bắc Kinh, làm tình trạng căng thẳng ở Eo Biển Đài Loan nhẹ đi so với thời 1996 dù TC liên tục tăng cường hoả tiễn hương về Đài Loan để đe dọa đảo quốc đang trên đường thực sự dân chủ hoá này. Nhưng như đã nói chính cá nhân Oâng và phong trào độc lập Đài Loan đã tạo nên Oâng, nên trong kỳ tái cử, Ô. Chen Shui ben kết họp cuộc bầu cử với cuộc trưng cầu dân ý về tính độc lập của Đài Loan để hoá giải áp lực thôn tính của Bắc Kinh đối với Đài Loan và để Đài Loan có thể đàm phán vấn đề gay góc này với Bác Kinh trên căn bản bình đẳng. Hai cái đèn pha, hai cái loa dân chủ Tây phương, Anh và Pháp phản ứng chống việc làm dân chủ của Đài Loan, là trưng cầu dân ý. Cũng qua chuyến viếng thăm của nhân vật chóp bu Đảng, Nhà Nước TC, hết TT Mỹ Bush cho trưng cầu dân ý Đài Loan không thích hợp, đến TT Pháp Chirac xem đó là một sai lầm, và riêng TT Pháp hẵn hòi lên án Đài loan tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập.

Thật buồn cười hai nước gọi là dân chủ tiên tiến của thế giới tư do, lại phủ nhận tiếng nói của 22 triệu người Đài Loan, cho họ không có quyền có ý kiến về số phận đất nước, hướng đi cuả nhân dân họ, tức những vấn đề liên quan sát sườn với cuộc sống của họ. Pháp, Mỹ nhân danh cái gì mà đứng ra phản đối cuộc trưng cầu dân ý của nhân dân Đài Loan, do nhân dân Đài Loan, vì nhân dân Đài Loan. Trừ ra một lý do, " lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng" như Ô. La Fontaine đã viết trong các bài thơ ngụ ngôn về con chó sói và con cừu.
Lý của kẻ mạnh, của TT Bush và Chirac, dựa trên phỏng đoán, suy đoán, rằng nếu trưng cầu dân ý Đài Loan đa số nhân dân xác lập quyền độc lập của Đài Loan, TC sẽ đánh Đài Loan, nguy cơ chiến tranh ở Á châu sẽ rất lớn. Phỏng đoán, suy đoán đó nhắc nhớ Thủ Tưóng Chamberlain của Anh xách dù đì tới đi lui òn ỉ Hitler, nhà độc tài Nazi, ký hiệp ước " hoà bình trong danh dự với Đức". Để rồi sau đó, tạo điều kiện cho Đức lợi dụng thái đo äbất động, vô trách nhiệm, hèn nhát của Aâu châu lúc bấy giờ để xua quân xâm chiến các nước Aâu châu, sanh ra Đại Chiến Thế giới 2, hao tốn người, của, mồ hối, máu, nước mắt gấp vạn lần hơn nếu biết đoàn kết cương quyết chống Hitler trước. Cũng may thời đó, trong Quốc Hội Anh còn có dân biểu Churchill khi nghe Thủ Tướng Chamberlain ký hoà ước hoà bình trong danh dự với Đức, tức khắc đứng lên bỏ ghế phiá bên Đảng của Thủ Tướng và tham gia Đối lập quyết có thái độ cứng rắng với Hitler.
Lý của kẻ mạnh chống nhân dân Đài Loan trưng cầu dân ý chỉ là viện lý. Lý chánh không ai nói ra nhưng là động lực mạnh nhứt để Mỹ và Pháp hy sinh Đài loan nặng về tiến bạc và chiến tranh Hồi giáo. Giao thương Mỹ với TC rất lớn. Mỹ cần TC trong vấn đề Trung Đông vì TC có nhiều tương quan mua bán vũ khí với khối Á rập, và có lá phiếu phủ quyết ở Hội đồng Bảo An Liên hiếp quốc.Pháp muốn nhảy vào thị trường TC, đặc biệt là trong lãnh vực bôn bán vũ khí và sản phẩm kỹ nghệ cao như máy bay. Tin giờù chót nhơn chuyến viếng tham của Nhân vật số 1 của TC, Pháp thương thảo được 8 họp đồng kinh tế.
Thế cho nên nỗi buồn dân chủ đi đôi với nỗi buồn nhược tiểu trên ván cờ chánh trị quốc tế. Nhưng dù nhược tiểu hay đại cường, người dân yêu dân chủ đều thể nghiệm và vững tin, dân chủ không xin mà được, phải kiên quyết đấu tranh mới có.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.