Hôm nay,  

Tản Mạn Về Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, Tiểu Thuyết Của Nht

10/02/200400:00:00(Xem: 4621)
Có một lần, tôi đọc một bài viết, tác giả của nó tỏ ra rất là thất vọng về thần tượng của mình, là ông, NHT.
Thành thực mà nói, tôi mừng cho cả hai, tác giả và độc giả.
Có vẻ như tôi đã chờ một bài viết như thế.
Liệu không có bài Giã Từ Thần Tượng đó, ông sẽ còn phải đeo gánh nặng “thần tượng” tới khi nào"
Phải chăng nhờ vậy mà có Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu"

Phản ứng về nó cho thấy, tác phẩm/tác giả có thay đổi, nhưng độc giả/cách đọc chưa thay đổi.
Nói chung, có vẻ như mọi người đều thất vọng về NHT, trừ… tôi ra!
Hình như tôi đoán trước được, một NHT như thế.

Tôi lấy thí dụ, nhận xét mới đây, của Dương Tường:
DT: Tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà văn chúng ta... dốt quá. Không chịu học, không chịu đọc, lại mang cái bệnh "ếch ngồi đáy giếng", mới "nho nhoe" lên một tý cứ tưởng mình nhất thế giới. Nguyễn Huy Thiệp khi mới bật lên cũng tưởng mình nhất thế giới, thực ra cỡ như Thiệp ở Ðức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá!
[Trích Talawas].

Nhà văn chúng ta... dốt quá thì đúng quá rồi. Nhưng cái chuyện viết hay hay không hay, nhất là ở những người viết truyện ngắn, theo tôi, không liên quan nhiều tới.. tri thức. Cần một con mắt quan sát, cần một tấm lòng - cần nhất là một tấm lòng - là đủ.

G. Lukacs, trong “Solzhenitsyn: Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich” (1969) [William David Graf, dịch từ tiếng Đức, nhà xb The MIT Press, Cambridge, Mass 1971] viết:
Liên hệ mỹ học giữa truyện ngắn [novella] và truyện dài [tiểu thuyết, novel] thường được phân tích, nghiên cứu. Ít, là nối kết lịch sử và liên hệ nội tại giữa hai thể loại, trong cuộc phát triển văn học [their historical connection and their interrelationship throughout the course of literary development]. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất thú vị, bổ ích, nó chiếu sáng tình hình văn học hiện thời [the present-day situation]. Tôi [Lukacs] đang nghĩ tới sự kiện, truyện ngắn [novella] thường xuất hiện hoặc,
như là một con chim báo bão [nguyên văn: tiền thân, precursor] cho sự ra đời của hùng ca, sử thi, hay những hình thức bi kịch lớn, hoặc như là đội quân hậu vệ [rearguard], một cách viết ở tận cùng một giai đoạn. Nói cách khác, hoặc nó xuất hiện như là một Sẽ Có, [a Not-Yet, Nochnicht], hay một Không Còn Nữa [a No-Longer, Nichtmerhr].
Áp dụng nhận xét trên vào Một Ngày... của Solz., Lukacs viết: Với một chút dè dặt, người ta có thể nói, thể loại giả tưởng cận và đương thời đã từ bỏ truyện dài để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong toan tính cung cấp, cái gọi là bằng chứng, về một cách thế đạo đức của con người.
[With this reservation, one can say of contemporary and near-contemporary fiction that it often withdraws from the novel into the novella, in its attempt to provide proof of man’s moral stature…..]
“Không phát hiện quá khứ thì sẽ không khám phá hiện tại. Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa cho tiến trình lại khám phá ra cái tôi, cái ngã, the self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ nghĩa.” [Lukacs].

Truyện ngắn của NHT có gì tương tự với Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenisyn. Nó báo hiệu sự suy tàn của một chế độ, sự tận cùng của một thời kỳ [a termination at the end of a period, a No-Longer], và đồng thời nó đăng quang con người, như một cá nhân [lại khám phá ra một cái tôi, thí dụ như của NHT, của Bùi Ngọc Tấn, và nhất là, của Nguyễn Chí Thiện, một cái tôi như là tôi dám tự chọn cho tôi: nhà thơ ngục sĩ đời đời!
Hay như Nguyên Ngọc nhận xét về Nỗi Buồn Chiến Tranh, cùng trong bài viết trích Talawas nêu trên, của Bảo Ninh, có thể áp dụng cho NHT:
"Theo tôi, nói một cách thật nghiêm khắc, từ Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta mới thật sự có tiểu thuyết hiện đại. Trước đấy, về cơ bản là sử thi, tức chiến tranh được soi nhìn bằng cái nhìn của cộng đồng, từ góc độ của dân tộc mà nhìn cuộc chiến tranh (Ðất nước đứng lên của tôi cũng vậy thôi). Ðến Bảo Ninh thì khác hẳn, lần đầu tiên chiến tranh được soi nhìn qua số phận của một cá nhân. Như vậy không hề có nghĩa là cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước, nhưng đã là một cái nhìn khác hẳn. Ðiều này làm thay đổi hẳn ngôn ngữ của tiểu thuyết, từ độc thoại chuyển sang đối thoại, tức một giai đoạn mới trong tư duy tiểu thuyết."
Tuy nhiên, thật khó mà đồng ý với nhận định, "không hề có nghĩa cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước". Cái nhìn sau quyết liệt loại trừ cái nhìn trước, hay nói rõ hơn: cái nhìn trước là... bố láo! Cái nhìn sau mới là cái nhìn đích thật về cuộc chiến tưởng như là... thần thánh, nhưng thật sự chỉ là nồi da sáo thịt!

Sự xuất hiện của NHT, hay của Bảo Ninh, là rất đặc biệt, và cần thiết, và thật khó mà nói rằng, "thực ra cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá".

Ở Đức, có, vào thời kỳ hậu chiến, với những nhà văn thí dụ như một Boll, nhưng ngược lại với Thiệp, họ nhục cái nhục thua trận, cái nhục Nazi, chứ không như Thiệp, nhục cái nhục thắng trận!
Ở Nga, có, như một Solzhenitsyn, khi ông tố cáo, và cùng lúc tiên đoán sự cáo chung, của Gulag.

Cái nhìn trước là..."bố láo"..., G. Lukacs lịch sự hơn, khi dùng từ "minh họa". Ông viết, trò ma nớp thô bạo quá khứ chỉ là một sắc thái của trò ma nớp mọi hình tượng, hoàn cảnh, số mệnh, viễn tượng.. etc, nói ngắn gọn, đây là những tác phẩm của "văn chương minh họa" ["illustrating literature" - "Đất nước đứng lên" của tôi thì cũng như vậy, lập lại lời Nguyên Ngọc].

Áp dụng vào NHT và Bảo Ninh, chúng ta có thể nói rằng, không có NHT, sẽ không có những tác phẩm sau đó, thí dụ Cơ Hội Của Chúa, của Nguyễn Việt Hà. Nhân vật chính trong Chuyện Kể Năm Hai Ngàn, sở dĩ dám nhận mình là nhà văn, là bởi vì có người tên là NHT dám viết những truyện ngắn, thí dụ như Tướng Về Hưu. Đây mới chính là hồi chuông báo tử cho một nền văn chương minh họa, mà Nguyễn Minh Châu đã từng mơ tưởng, ông sẽ là người đọc lời ai điếu.

[Chúng ta tự hỏi tại sao Nguyên Ngọc không thể nói "không" với cái nhìn trước đó, của lớp người như ông, những người đã từng đặt niềm tin vào "cái nhìn cộng đồng" - đây là từ mới, để chỉ "tứ" cũ, cái nhìn của Đảng" Câu trả lời, dễ nhất, là ông không thể nói khác, và nhờ người khác, thí dụ như tôi, nói giùm. Câu trả lời thứ nhì, là của Lukacs, trong bài viết "Chủ nghĩa Bôn sê vích như là vấn đề đạo hạnh" [bản tiếng Anh in trong The Lukacs Reader, do Arpad Kadarkay biên tập, nhà xb Blackwell, Oxford UK & Cambridge USA, 1995], qua đó, ông cho rằng: Quyền lực mê hồn [fascinating power] của chủ nghĩa Bôn sê vích, là nó giải phóng chúng ta ra khỏi tình trạng nhập nhằng giữa thiện và ác, xấu và tốt... Bởi vì, với những người Bôn sê vích, là giả dụ mang tính siêu hình này: cái tốt có thể phát sinh, được hoàn thành, từ cái xấu, bằng những phương tiện ma quỉ, và tự do có thể phát sinh từ bạo tàn, bạo quyền, bạo chúa..., và không hề có sự sửa sai đối với họ. Nếu có, là vì nhu cầu nhất thời, phải... bịa đặt ra. Chính vì thế mà Nguyên Ngọc khẳng định, "không hề có nghĩa, cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước". Nhờ cái nhìn "cộng đồng" trước, mà có cái nhìn "cá nhân" sau.]

Nói cho cùng, chuyện giã từ thần tượng, tuy cay đắng, tuy đau thương, nhưng không thể tránh được, cả ở người viết - người viết nào mà chả có thần tượng, không có làm sao viết - và người đọc.
Màn giã từ thần tượng tuyệt vời nhất, đối với tôi, chính là của Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, qua những giải Nobel văn chương gần đây, như Cao Hành Kiện, Naipaul, Kertesz…
Cùng với những năm tháng bỏ lại sau lưng, nào là cuộc ‘đi là chọn tự do’, lần đầu vào năm 1954, lần sau 1994… và giữa hai lần đi đó, là.. , là… , cả một đời mê mải với mớ chữ, mấy giải Nobel văn chương mới đây, mới thực sự là Nobel văn chương, theo thiển ý của tui.

"Nhà văn chúng ta... dốt quá", Dương Tường phán, tôi đã được nghe một người Hà Nội nói, nhưng lịch sự hơn nhiều, và chính nhờ nó mà tui cố gắng trở thành một nhà văn không bị hơi dốt quá!

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trong một lần ngồi Quán Chùa, có nói với thằng em này một câu:
Nhà văn Việt Nam thường chết non. Cứ viết xong thời thanh xuân là hết.

Nghĩa là ngỏm củ tỉ. Những ông nhà văn nhà thơ... còn đó, đều đóng vai nhà văn chứ không còn viết văn. Thời viết văn của họ đều đã qua từ lâu, từ khi còn thanh xuân lận, hoặc chẳng hề có nhưng đã hết, và bây giờ tác phẩm văn chương lớn nhất, là... Nhìn lại những trang viết cũ, Gặp gỡ những nhân vật của tui, Thư gửi những người bạn trẻ sắp sửa, hay đang tập tễnh viết văn.... Cùng với những tác phẩm lớn này, là nỗi lo, văn chương Việt Nam đang lão hóa, xơ cứng động mạch, viêm gan... cái đám già này mà nằm xuống, là xong luôn!
Hay là những tác phẩm lớn cuối đời đó - tôi muốn nói, những nhìn lại, gặp lại, thư viết cho người bạn trẻ... - mới là cái đích mà họ nhắm tới, theo suy luận: viết văn làm gì nếu không được đóng vai nhà văn" Đóng vai nhà văn làm gì, nếu không được vỗ vai nghệ thuật, để lại một cái gì đó, cho hậu thế, bằng những dòng "di chúc văn học" như trên"
[Có vẻ như bạn Gấu của chúng ta cay đắng quá, nhưng hỏi nhỏ, chừng nào thì Gấu tính viết di chúc văn học"]

Isabel Allende, cô cháu gái của ông tổng thống Chile, mê Mác xít bị CIA làm thịt, trong cuốn mới đây của bà: Xứ sở mà tôi bịa đặt ra, My Invented Country [nhà xb HarperCollins, 2003], trong lời mở cho biết, lý do tại sao lại có di chúc văn học này:
1. Một bữa, bà ngồi trước gương, cố giấu đi một vài nét nhăn trên mặt, đứa cháu trai thương hại, bèn an ủi, bà nội đừng có lo, ít lắm cũng còn ba năm nữa!
2. Trong một bữa dự lễ ra mắt sách, một độc giả hỏi: Hoài hương [nostalgia] đóng vai trò gì trong những cuốn tiểu thuyết của bà"
Câu hỏi làm bà nghẹt thở mất một lúc....
Quê hương bịa đặt theo bà, có được, là nhờ ba năm Thượng Đế - qua đứa cháu trai - ban cho [không biết bà có đọc "Phép Lạ Bí Ẩn" -[ Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này. Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện ngắn sau đây...], câu chuyện một nhà văn xin Thượng Đế ban lệnh hoãn hành quyết [hoãn trình diện học tập cải tạo, thì cứ nói bậy nói bạ như vậy cho... dzui] một năm để hoàn tất tác phẩm, và nhờ câu hỏi cắc cớ của một độc giả.
Còn Gấu tôi, bắt đầu viết di chúc văn học, bằng cách sống ngược lại đời mình, nghĩa là bằng chuyến trở lại đất bắc, mà khi đứa em trai mất, Gấu đã từng tự nhủ, sẽ chẳng bao giờ trở về.
Lần về đó, trong túi tôi, vẻn vẹn có hai địa chỉ, một của ông cậu, và một của NHT.

Nếu phải "kết án" NHT, thì phải nhắm vào Tướng Về Hưu, chứ không phải Tuổi Hai Mươi Yếu Dấu, theo như cách Kafka "kết án" nhà văn: Mi đúng là một thứ dê tế thần. Vì mi mà nhân loại tha hồ gây tội, mà chẳng cảm thấy lỗi chi ráo.
[Bản tiếng Anh: He is the scapegoat of mankind. He makes possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt].
Giả sử như không có một ông tướng về hưu, ngơ ngác nhìn địa ngục có phần đóng góp của ông ở trỏng, làm sao cái thiểu số nhân loại có tên là Mít đó lại thoải mái đến như thế, sau những tội lỗi tày trời như vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.