Hôm nay,  

Chẳng Đi Đến Đâu

26/10/200100:00:00(Xem: 3891)
Không có gì đáng ngạc nhiên, Thương Ước Mỹ đã phê chuẩn và ban hành. Từ rất lâu người Việt ở Mỹ đã thấy sớm muộn gì chuyện ấy cũng xảy ra. Xảy ra bây giờ có khi đã trễ nữa là khác. Cho nên người Việt trong lẫn ngoài nước chẳng có phản ứng nào đáng kể trừ việc cố tình đánh bóng cuả CS Hà nội.

Không phải vì tình hình căng thẳng, hậu quả do cuộc khủng bố 911 gây ra mà người Việt ở Mỹ không để ý nhiều đến Thương Ước. Không để ý vì người Việt ở Mỹ, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, hiểu biết Mỹ, nên biết Thương ước sẽ không đi đến đâu. Có lợi là lợi cho một số nhỏ nhà đầu tư Mỹ liên doanh với VNCS vì những mặt hàng xuất cảng đa số là do các liên doanh mà vốn nước ngoài là phần lớn nhứt. Không là chiếc đũa thần vực dậy nổi nền kinh tế VNCS. Không là bằng cớ Mỹ thừa nhận chánh nghĩa của chế độ CS Hà nội.

Trái lại Thương Ước có thể mở rộng an ninh lộ trình cho dân chủ tự do tràn ngập lãnh thổ và tâm hồn người Việt trong nước, trong đó có đảng viên. Từ đó trình độ giác ngộ cách mạng của nhân dân được nâng cao, tạo thế lâm nguy cho CS nên họ lo sợ báo động Đảng chống Diễn Biến Hoà Bình.

Về kinh tế xã hội, muốn hay không CS cũng không thể ôm hết được. Lãnh vực tư doanh sẽ phát triễn. Đời sống người dân sẽ khá hơn. Phú quí sanh lễ nghĩa. Nhu cầu cao cấp, tự do, dân chủ, tín ngưỡng, ăn nói, hội họp sẽ phát sanh sau khi nhu cầu căn bản,cơm áo được thoả mản. Lớp người trung lưu, trí thức tiểu tư sản thành hình. CS không thể giành mãi quyền độc tôn, độc tài, độc trị. Một là phải chia xẻ hoà dịu như Chủ tịch Giang trạch Dân đưa lớp người kinh doanh mới vào Đảng. Hai là cách mạng như ở Pháp năm 1789 mà CS gọi là cách mạng tư sản.

Phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo nhân quyền , chống kỳ thị sắc tộc, chống Đảng, chống tham nhũng, quan liêu khắp nước, quốc tế chú ý nhiều hơn nhờ nhiều người ngoại quốc tới lui VNCS để làm ăn làm nhân chứng sống. Các biện pháp đàn áp khủng bố của CS Hà nội cũng bớt lộ liễu hơn vì có nhiều con mắt ngoại quốc quan sát tại chỗ hơn.

Doanh gia gốc Việt ở Mỹ cũng bất động. Hàng Việt Nam đã có ở Mỹ từ lâu, không thiếu một thứ gì; đa số được xuất qua một nước thứ ba. Việc kiểm soát chất lượng chắc chắn bảo đảm hơn, người bán nhờ vậy trách nhiệm nhẹ hơn so với hàng nhập thẳng từ VNCS với cơ quan kiểm tra chất lượng nổi tiếng lỏng lẻo vì nể nang đối với quốc doanh và vì tham nhũng. Đúng, giá cả sẽ rẻ hơn trước nhờ mức thuế quan hạ do Thương Ướcï. Quần áo thì sút chỉ, xức nút với máy giặt ở Mỹ do cán bộ ăn chận vật liệu. Còn phải kể tâm lý người tiêu thụ Việt vốn 95% là tỵ nạn CS, ít ai muốn làm lợi trực tiếp hay gián tiếp cho CS. Doanh gia không dại gì vì một ít đồng lời mà phiêu lưu làm ăn với CS để tự biến mình thành một thứ Trầøn Trường của Thương Ước, trong khi có thể đầu tư an toàn như cũ tai Mỹ. Sự phá giá của hàng CSVN cũng có thể tạo sự chống đối của giới nuôi trồng ở Mỹ, đã khởi đầu như vụ cá bông lau và catfish Mỹ.

Còn hy vọng người Mỹ là khách hàng của VNCS, rất mong manh và không tưởng. Hàng Trung Cộng tràn ngập, giá rất rẻ, vẫn chưa chinh phục được người tiêu thụ Mỹ, huống hồ hàng VNCS còn chân ướt chân ráo ở xứ thừa mứa hàng hóa này. Xem có bao nhiêu người Mỹ đi xe Nhựt ắt biết

Nhưng CS Hà nội mong chờ Thương Ước như hạn trông rào vì khía cạnh tâm lý chánh trị của nó, chớ không phải vì khía cạnh kinh tế. CS Hà nội cố đánh bóng Thương Ước thành sự thừa nhận chánh trị của Mỹ, thành thế chính thống cho độc quyền cai trị của Đảng, thắng giặc nghèo, sau khi Liên xô sụp đổ, sau khi Hà nội chạy vạy làm thân, rước Mỹ vào. Thương ước là bước thư ba trên con đường chính thống hoá công quyền đó sau hai bước đầu trao đổi hài cốt Mỹ với việc gở cấm vận và bình thường hoá bang giao với Mỹ.

Chớ Thương Ước cũng không làm CS giàu thêm hay nghèo lại, sướng lên hay khổ lại. Cấm vận, tẩy chay kinh tế VNCS có khổ, có chết là nhân dân Việt kia, chớ CS có cả tài nguyên đất nước, có cả hệ thống quốc doanh, thương nghiệp, cả qui chế chế độ, tiêu chuẩn phục dịchï rồi. Thời ăn độn, hàng tiêu chuẩn, có đảng viên nào ăn độn đâu, mặc rách, thiếu thầy, thiếu thuốc đâu. Trái lại lúc đó quyền hành của Đảng đối với dân mạnh hơn bao giờ hết nhờ chánh sách trị người bằng bao tử của CS ï. Thời đó CS mạnh gấp trăm lần sau ngày Đổi Mới, đồng đô la giấy của Mỹ chọc thủng thành đồng vách sắt Đảng CSVN.

Vì khía cạnh chánh trị của Thương Ước - chánh trị là chủ đạo đối với CS - mà CS Hà nội đón mừng sự phê chuẩn của Thượng Viện Mỹ với tinh thần lễ hội, đánh bóng Thương Ước như thể Mỹ thừa nhận chánh nghĩa cho CS Hà nội. Thường vụ Quốc Hội tổ chức họp báo. Họp báo là việc hỉ hữu CS chỉ làm trong trường họp long trọng. Nhưng miệng thì tỏ vẽ "em chả", tuyên bố Quốc hội sẽ cứu xét thận trọng vào giữa tháng 11. Trò ấy làm người dân nhớ sao giống như Ô. Hồ chí Minh khi xưa sãi bước lên trước bậc thềm cao, giơ tay trước để bắt tay người Đại diện Pháp, tỏ ra cao hơn Pháp! Trước cảnh hoạt náo bi hài khoa trương ở Fontainbleau, và cái Thương Ước bây giờ ở Hà nội, người dân Việt trong cũng như ngoài nước im lìm, mĩm cười, đỏ mặt vì biết những thứ đó chẳng đi đến đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.