Hôm nay,  

Sử Gia Phạm Quế Dương Sắp Bị Hà Nội Xử ‘tội Gián Điệp’

18/02/200400:00:00(Xem: 8199)
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên xin thông báo với đồng bào, các tổ chức dân chủ và các cơ quan truyền thông.
Ngày 03-02-2004, chiến sĩ dân chủ Phạm Quế Dương - bị bắt ngày 28-11-2002 và hiện đang bị giam giữ tại trại giam Thanh Liệt, Hà Nội - đã nhận được bản cáo trạng buộc tội ông.
Ông Phạm Quế Dương bị buộc tội gián điệp, chiếu theo điều 80 Bộ Luật Hình Sự Tố Tụng. Theo điều này, ông Dương có thể bị xử tù từ 12 năm đến chung thân, cũng có thể bị xử án tử hình. Cáo buộc này, theo bản cáo trạng, dựa trên các bằng cớ :
- ông Phạm Quế Dương đã có liên hệ với các tổ chức và thành phần chống chính quyền tại hải ngoại;
- đã nhận làm đại diện cho nguyệt san Communique tại Canada, một điều mà bản cáo trạng coi là đủ để chứng minh rằng ông làm việc cho tình báo Mỹ, mặc dầu Communique chỉ là một tạp chí văn hóa tại tỉnh Québec, Canada, và sự hợp tác này cũng đã chấm dứt từ năm 1998 sau khi ông Dương bị cắt điện thọai và không thể dùng internet được nữa.
Hai con gái ông Phạm Quế Dương là Phạm Quỳnh Anh và Phạm Kiều Anh bị liệt kê là đã làm trung gian gửi và nhận tài liệu giữa ông Dương và nước ngoài.
Bản cáo trạng này đã chỉ được trao cho ông Phạm Quế Dương tại nhà giam. Gia đình và các luật sư không được nhận và tới nay chưa ai, ngoài Phạm Quế Dưong, biết đích xác nội dung bản cáo trạng. Công an cho biết là gia đình và các luật sư sẽ chỉ được đọc bản cáo trạng tại nơi giam giữ ông Phạm Quế Dương, chứ không được có bản cáo trạng và cũng sẽ không được phép ghi chép.
Hiện nay ông Dương đang bị thẩm vấn hàng ngày mặc dầu bản cáo trạng đã xong và chỉ còn chờ đợi ngày ra tòa. Các cuộc thẩm vấn này chỉ nhằm mục đích làm ông Phạm Quế Dương suy giảm sức khỏe để không thể tự vệ một cách hiệu lực trước tòa. Vì vậy rất có thể phiên tòa sẽ diễn ra trong một ngày rất gần đây.
Gia đình ông Phạm Quế Dương đã chỉ định ba luật sư Đàm Văn Hiếu, Trần Lâm và Nguyễn Thắng Cảnh, và hai bào chữa viên nhân dân Hoàng Tiến và Vũ Minh Ngọc để biện hộ cho ông.
Hai luật sư Đàm Văn Hiếu và Trần Lâm là những luật sư quen thuộc đã biện hộ cho mọi người dân chủ trong hơn mười năm qua. Cả hai đều đã trên 80 tuổi. Nguyễn Thắng Cảnh, 44 tuổi, là một luật sư trẻ quen biết nhiều với ông Phạm Quế Dương, đồng thời cũng là một nhà báo, công tác với tờ báo Cựu Chiến Binh.
Theo luật Việt Nam thì các bị cáo có quyền nhờ những người không phải là luật sư bào chữa cho mình. Tuy nhiên không có hy vọng nào là hai ông Hoàng Tiến và Vũ Minh Ngọc được phép biện hộ. Ông Hoàng Tiến, 71 tuổi, là một nhà văn nổi tiếng trong các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Ông đã từng được gia đình Nguyễn Vũ Bình yêu cầu làm bào chữa viên nhân dân trong phiên tòa ngày 31-12-2003 nhưng đã bị chính quyền từ chối. Ông Vũ Minh Ngọc là một cựu ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng thời cũng là hội viên của Hội Chống Tham Nhũng mà ông Phạm Quế Dương là phát ngôn viên.
Nhắc lại, ông Phạm Quế Dương, sinh ngày 10-3-1931, là một đại tá của quân đội cộng sản. Ông tham gia hàng ngũ Việt Minh ngay từ Cách Mạng Tháng 8-1945, vào lúc mới 14 tuổi. Ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng như chính ủy sư đoàn, chủ nhiệm chính trị quân đoàn. Ông cũng là một sử gia và một nhà báo, từng là chủ nhiệm tạp chí "Lịch Sử Quân Sự". Tuy chỉ dừng lại ở cấp bậc đại tá vì bản tính cương trực không được lòng cấp trên, nhưng Phạm Quế Dương là một người rất có uy tín trong quân đội và trong giới cựu chiến binh. Ông quen thân với các cựu tướng lãnh cao cấp như đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Phùng Thế Tài, thượng tướng Hoàng Minh Thảo, trung tướng Trần Độ, trung tướng Phạm Hồng Sơn, v.v.
Từ hơn 10 năm qua Phạm Quế Dương đã là khuôn mặt lãnh đạo nổi bật của phong trào dân chủ trong nước. Ông thành lập và làm phát ngôn viên Hội Chống Tham Nhũng tháng 9-2001, thành lập và làm phát ngôn viên Nhóm Dân Chủ tháng 8-2002.
Vụ án Phạm Quế Dương sẽ là vụ án chính trị lớn nhất trong chế độ cộng sản từ 1975, do tầm vóc và uy tín của ông Dương. Nó cũng là cao điểm của đợt đàn áp dân chủ được tung ra từ tháng 1-2002 bởi vì ông Dương là linh hồn của phong trào dân chủ trong nước từ nhiều năm nay.
Chắc chắn những người dân chủ và dư luận thế giới sẽ phản ứng rất mạnh mẽ trước vụ án thô bạo này.
Tiểu sử Phạm Quế Dương
Sinh ngày 11-3- 1931 tại Hà Nội.
Địa chỉ : 37 Lý Nam Đế - Hà Nội.
Vợ là Vũ Thị Cư, ba con gái đều là nhạc sĩ, hai người lớn đã có gia đình.
Đại tá, nhà báo, nhà sử học, cựu chính ủy sư đoàn, cựu chủ nhiệm chính trị quân đoàn, cựu tổng biên tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự.
Bị bắt ngày 28-2-2002 tại Sài Gòn, trong một chuyến thăm viếng miền Nam và được giải về Hà Nội giam giữ.
Phạm Quế Dương gia nhập bộ đội ngay Cách Mạng Tháng 8 - 1945, khi mới 14 tuổi và đang học trung học, và trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1948.
Qua nhiều chiến trận ông được lên cấp đại úy năm 1954, chỉ huy một đại đội tại Điện Biên Phủ và được gắn huân chương tại chiến trường. Sau đó được chuyển qua binh chủng Phòng Không - Không Quân. Mạêc dù vào bộ đội và được kết nạp vào đảng cộng sản rất sớm, có trình độ văn hóa cao so với đa số tướng lĩnh cộng sản (ngoài văn hóa căn bản ông còn là một người tự học siêng năng) và cũng có mặt trên khắp các chiến trường quan trọng, tính tình cương trực của ông đã khiến Phạm Quế Dương không được thăng thưởng nhanh. Năm 1985 ông mới được phong quân hàm đại tá. Tuy vậy ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Năm 1965, làm tổng biên tập Tạp Chí Phòng Không - Không Quân, lúc đó ông đã bắt đầu viết văn được vài năm.
Từ 1970 đến 1973, chỉ huy một trung đoàn phòng không tại chiến trường miền Nam .
Sau đó ông được gọi về Hà Nội để phục vụ trong Tổng Cục Chính Trị Quân Đội.
Đầu năm 1979, khi cuộc chiến biên giới Việt - Trung nổ ra, làm chủ nhiệm chính trị quân đoàn 3. Sang năm 1980 làm chính ủy sư đoàn 411, thuộc quân đoàn 3.
Năm 1982 làm tổng biên tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự. Chức vụ này rất hợp với Phạm Quế Dương vì ông rất say mê nghiên cứu lịch sử, nhất là lịch sử quân sự. Tuy nhiên nhiều mâu thuẫn quan trọng giữa Phạm Quế Dương và ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng bắt đầu từ lúc này. Phạm Quế Dương viết và cho đăng nhiều bài với nội dung không phù hợp với lập trường chính thức. Ông cũng từ chối chấp hành lệnh của đảng theo đó không được kể lại chiến công của các sĩ quan đã bị thất sủng. Năm 1986 Phạm Quế Dương được bầu vào đoàn đại biểu bộ quốc phòng về dự đại hội 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng bị bãi bỏ tư cách đại biểu và bị cất chức tổng biên tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự.
Năm 1989 bị cho về hưu. Năm 1990 bị điều tra vì bị buộc tội liên kết với Trần Xuân Bách chủ trương đa nguyên đa đảng. [Trần Xuân Bách đã được dự trù làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sau đại hội 7, nhưng vì chủ trương đa nguyên đa đảng nên bị cách chức khỏi bộ chính trị, ban bí thư và ban chấp hành trung ương].
Năm 1999, Phạm Quế Dương trả thẻ đảng để phản đối việc khai trừ tướng Trần Độ. Từ đó ông trở thành một khuôn mặt nổi của phong trào dân chủ trong nuớc. Tư cách, trình độ văn hóa và sức thu hút của ông đã khiến Phạm Quế Dương nhanh chóng trở thành người lãnh đạo thực sự của phong trào.
Một điểm đáng chú ý là Phạm Quế Dương đã là người đầu tiên phát hiện việc Trung Quốc lấn chiếm Ải Nam Quan năm 1967. Lúc đó ông đang mang quân hàm thiếu tá và được gửi lên Cao Bằng dưỡng bệnh. Ông đi thăm Ải Nam Quan và phát hiện lực lượng Trung Quốc đã xây nhà ga lấn sang đất Việt Nam. Ông về Hà Nội thông báo cho thượng cấp là đại tá Hải Anh, thuộc Tổng Cục Chính Trị Quân Đội. Hai ông Hải Anh và Phạm Quế Dương cùng đến nơi nhưng bị Trung Quốc chặn lại. Họ đã báo cáo cho ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng sự kiện này bị giấu nhẹm vì lúc đó chính quyền cộng sản miền Bắc đang rất cần nhà ga này, một nhà ga được xây dựng với mục đích chở vũ khí sang giúp quân cộng sản chuẩn bị cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân.
Lập trường của Phạm Quế Dương là đấu tranh thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bằng phương thức bất bạo động. Ông cũng quả quyết chọn lựa hoạt động trong khuôn khổ luật pháp.
Tháng 9-2001, Phạm Quế Dương làm đơn xin thành lập Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng mà ông là phát ngôn viên cùng với nhà nghiên cứu Trần Khuê. Đơn xin thành lập hội vừa nộp ngày 3-9 thi hai ngày sau hơn 20 người đứng tên xin lập hội, trong đó có Phạm Quế Dương và Trần Khuê, bị bắt. Tất cả đều được phóng thích ngày hôm sau, nhưng từ đó không ngừng bị sách nhiễu: cắt điện thoại, thẩm vấn liên tục v.v. Riêng Trần Khuê bị giải về Sai Gòn và bị quản chế.
Không nao núng, Phạm Quế Dương tiếp tục hoạt động và qui tụ ngày càng đông những người dân chủ. Ông đã tích cực vận động lên án việc nhà cầm quyền cộng sản ký hiệp ước biên giới nhượng đất cho Trung Quốc, tố giác hành động thiếu văn hóa của chính quyền cộng sản trong đám tang tướng Trần Độ và bênh vực các trí thức trẻ bị bắt giam như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn. Để phản ứng lại, nhà cầm quyền tìm đủ mọi cách để buộc tội và bôi nhọ ông. Họ vu cáo ông là đã chửi đảng cộng sản là "đồ chó má" trong một buổi họp của dân làng Tía, là đã bán Tử Dương Vọng Đình lấy một triệu USD v.v. Tất cả đều chỉ là những bịa đặt trắng trợn mà sau cùng chính quyền c ũng bỏ qua, nhưng đã tạo cơ hội để công an nhiều lần thẩm vấn ông có ghi âm và quay phim.
Ngày 02-8-2002, giữa lúc các biện pháp sách nhiễu và hăm dọa đạt tới cao điểm, Phạm Quế Dương qui tụ 21 người tuyên bố thành lập Nhóm Dân Chủ, cũng do ông và Trần Khuê làm phát ngôn viên. Từ đó ông chính thức trở thành linh hồn và người lãnh đạo của phong trào dân chủ trong nuớc.
Ngày 28-12-2002, ông bị bắt cùng với vợ và người bạn là Hồ Thu tại nhà ga đường sắt Sài Gòn vào lúc họ lên xe để trở về Hà Nội sau một tuần lễ thăm viếng Sài Gòn. Ngày hôm sau đến lượt Trần Khuê cũng bị bắt. Phạm Quế Dương bị giam tại Sài Gòn gần hai tuần rồi được giải về Hà Nội. Bà Phạm Quế Dương và ông Hồ Thu sau đó được trả tự do.
Phạm Quế Dương là nhân vật cao cấp nhất và có uy tín nhất của chế độ đã bị bắt giam vì vận động dân chủ hóa. Việc bắt giam ông là hành động tùy tiện vì Phạm Quế Dương là người rất ôn hòa và bao dung, rất tôn trọng luật pháp và không làm điều gì có thể tạo lý cớ để chính quyền bắt ông. Đây cũng là một hành động dại dột. Phạm Quế Dương là một nhân vật rất có uy tín, không ai có thể biết ông mà không mến phục ông vì kiến thức, tác phong nhân hậu và tính cương trực của ông. Phạm Quế Dương là bạn thân của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp, cựu thượng tướng Phùng Thế Tài, cựu thượng tướng Hoàng Minh Thảo và nhiều tướng lĩnh và sĩ quan hiện dịch khác. Những người mến mộ ông rất đông, ngay cả trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt ông vì sợ ảnh hưởng của ông, nhưng bắt ông, và hơn nữa nếu xử án và bỏ tù ông, họ còn thiệt hại hơn nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.