Hôm nay,  

Du Học Hay Du Hí

01/03/200400:00:00(Xem: 4660)
Trong một bài trước, "Tội Cho Học Sinh VN," có nói về hiện tượng mắc bịnh mà nhà cầm quyền giáo dục CS gọi là "Bịnh Học Đường". Báo của Đảng Nhà Nước CS, Saigon Giải phóng ở Miền Nam, viết 62% học sinh trung học 2, bị cận thị; báo Lao Động ở Miền Bắc viết 42 % học sinh tiểu học bị cận thị, vẹo cột xương sống, trầm uất. Và cả hai báo theo chữ dùng của Liên Bộ Y tế- Giáo dục CS Hà nội , đều rập khuôn, cho đó là Bịnh Học Đường. Đó là bức tranh con nhà nghèo ở trường học trong nước. Lớp trẻ ở VN nhiều hơn 50% dân số. Con nhà nghèo chiếm "tuyệt đại đa số". Đóù là cảnh đời trái ngược trước một thiểu số con nhà giàu đi "du học nước ngoài". Thiểu số này không nhiều vì là "con cháu của các cụ cả", tức con cháu của những cán bộ, đảng viên CS có chức có quyền và những người "ăn theo" mới làm giàu trong thời kỳ CS Hà nội nội gọi là "Đổi Mới." Thiểu số "ưu việt xã hội chủ nghĩa" này một số lớn xem du học là du hí.
Lấy báo Tuổi Trẻ của Thành Đoàn Thanh niên CS thành phố Hồ chí Minh, số ngày 7 tháng 1, năm 2004 - tức là "báo đảng" trớt da me -- ra làm bằng chứng để tránh tiếng "lực lượng thù địch nước ngoài" nặng quá khứ nên quá khích bôi bẩn Đảng và Nhà Nước CS Hà nội. Chẳng lẽ báo Đảng lại nói xấu, "bôi bác” Đảng. Sau đây là vài "trường hợp điển hình tiên tiến" của của chế độ du học "xã hội chủ nghĩa đang quá độ" đến vực thẩm ngông cuồng hưởng lạc, trong thời Đảng CS gọi là "Đổi mới tư duy, chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.". Thứ nhứt, du học để chơi, một cậu ấm tên T. con một chủ tiệm vàng ở Quận 5 đi du học Uùc mà về VN "nghỉ giữa học kỳ" như đi chợ, khiến nhiều người thăùc mắc. Thế rồi trong một buổi "nhậu" ở cái gọi là " Thành phố Hồ chí Minh", rượu nói ra hết: "Cái xứ kangaroo học hành khó như quỉ, lập dự án hoài oải thấy mồ. Tôi đổi ngành học vì trường không cho rớt hai lần một môn. Đổi hoài cũng chẳng tới đâu." Nên sau cùngT. mang về VN một "cái bằng"-- nhưng là bằng lái xe -- sau khi tiêu tốn trước 30.000 đồng đô la của gia đình cha mẹ. Số tiền đó bằng khoảng 200 tháng lương, khoảng 20 năm lương của một giáo sư cấp 2 loại dạy giỏi, 150 đô la một tháng, và bằng suốt đờøi làm việc của một nông dân, trung bình một ngày chưa tới một đô la. Thứ hai, du học không chuẩn bị. Có không ít học sinh, gia đình chạy chọt thoát khỏi bộ máy an ninh, giáo dục được đi học nhưng bị trả về, vì lý "dốt Anh văn như me." Dốt đến nổi không hiểu được sư hướng dẩn đầu năm của khoá học, không ký vào danh sách hiện diện vào lớp, khiến tổng số thời gian vắng mặt vượt quá xa 10% thời lượng học hành. Cơ quan di trú Singapore bó buộc phải yêu cầu cậu ấm VN "chào Tân gia Ba bàng chơn." Trường hợp vừa nói cũng xảy ra rất thường cho du học sinh du học Liên Aâu, vì nơi đây tiếng Anh ít được làm phương tiện chuyển ngữ, mà ở VN lại có rất ít thầy và lớp dạy Pháp, Đức văn. Thứ ba, du học để "cách ly" cai nghiện xì ke, đua xe, bài bạc, nhưng càng lậm hơn. Một "công tử xế hộp" ở Quân 3, gia đình gởi đi Uùc học, cho vào ký túc xá, chật đường đua quá nên "oánh lộn lia thia", gia đình phải "liên tục chi viện" để bồi thường và để cho "sinh viên du học" đi "dã ngoại" ở casinos cuối tuần, và sau cùng giơ tay đầu hàng đón cậu ấm về nước. Con một cán bộä Hoa vận ở Quân 11, nổi danh "dân phê nặng". Gia đình cho du học Đức về phần cứng của computers. Chứng nào tật ấy, qua Bá linh "phê"â còn nặng hơn vì đướng dây á phiện lậu đề làm ma túy của Bin Laden xem Aâu châu là thị trường béo bở. Và không bao lâu bị trả về sau khi bị bắt quả tang đã dính líu với đường dây ma túy.

Thứ tư, du học các nước CS cũ càng "quậy" hơn. Gia đình một cán bộ cao ở xứ Quảng tin bề nào "đạo đức xã hội chủ nghĩa cũng ưu việt hơn tư bản chủ nghĩa" nên cho con du học Nga hậu duệ của Liên xô. Cậu quí tử vừa nói với bạn vửa vỗ tay cỗ võ "Dân trọc (ám chỉ một số thanh niên người Nga cạo trọc đầu, rất thích gây sự với người Á châu tóc đen) mà thấy tụi này là phải cuối đầu đi thẳng." Vì thực sư trên lưng câu ta rất nhiều vết thù dao búa. Thứ năm và sau cùng du học để rửa tiền, nhiều nhứt ở Mỹ. Nếu tính tỷ lệ du học sinh VN - may là chưa bao nhiêu so với dân số trẻ VN đã hơn 50% -- Mỹ là nước chưá nhiều "con cháu các cụ" nhứùt. Dễ hiểu công đồng người Việt tại Mỹ, là công đồng Việt hải ngoại lớn nhứt. Mỹ là thị trưòng lớn nhứt của Hà nội. Đô la Mỹ là chỉ tệ mạnh nhứt nhì hoàn cầu. Việc chuyển tiền Mỹ dễ hơn các nước của Thế giới Tự do. Tạo mãi bất động sản hay động sản quí hơn vàng như chứng khoán ở Mỹõ là tư do, đô la Mỹ để dành một trăm năm cũng xài được không bị đổi, ít bị kiểm soát nhứt. Thu vén cuối đời của cán bộ CS có chức có quyền không lúc nào, cần làm, dễ làm, làm nhiều ơn thời kinh tế Đổi mới. Chuyển vào ngân hàng dù kín thế mấy đâu bằng con cháu giữ. Đó là lý do "con cháu các cụ cả" đổâ xô đi du học Mỹ, lập sãn một đầu cầu. Qua thì nhiều, nhưng về thì ít. Ở lại sống bất hợp pháp, làm việc tiền mặt cũng có, qua lấy vợ lấy chồng để hợp thức hoá di trú cũng có. Dịch vụ hôn phối này thời giá là 35.000 đô la, bao luôn tiền cưới xin, lễ lộc. FBI, CIA, Mật vụ tài chánh biết như biết rõ bàn tay của họ, nhưng cười mím chi cọp để đó vì từ Marcos đến Suharto lấy tiền Mỹ gời ngoại quốc, của thổ hoàn cho thổ, có ai được lấy ra xài đâu.
Hai bức tranh đa số con nhà nghèo bị bịnh học đường trong nước, và thiểu số con nhà quyền thế du học để du hí ngoại quốc nói lên hai cảnh đời trái ngược. Mâu thuẩn này không bao giờ giảm; hố sâu ngăn cách này không bao giờ bớt khi quyền hành còn nằm trong tay một thiểu số người, khi chế độ còn điều 4 Hiến Pháp giành độc quyền đảng trị toàn diện cho Đảng CS.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.