Hôm nay,  

Ông Hoàng Tiến Xin Bào Chữa Cho Ông Phạm Quế Dương

26/02/200400:00:00(Xem: 4461)
Hôm 15 tháng 2 vừa qua một nhân vật bất đồng chính kiến trong núơc gửi đơn cho Toà án Hà Nội và các cấp lãnh đạo ở Việt Nam, đòi quyền bào chữa cho cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Phạm Quế Dương. Ông Dương sắp bị đưa ra xét xử với tội danh gián điệp. Riêng lá đơn đã là một bản cáo trạng dành cho giới cầm quyền ở Việt Nam ngày nay.
Người ký tên trong lá đơn vừa kể là nhà văn Hoàng Tiến, một trong những khuôn mặt bất đồng chính kiến kiên cường, hiện ngụ tại Hà Nội.
Mở đầu, ông viện dẫn hiến pháp và luật pháp Việt Nam để đòi quyền bào chữa. Kế tiếp đến phần diễn giải tiểu sử ông Phạm Quế Dương, mà ông gọi là thân chủ của ông. Ông viết:
"Đại tá nhà báo Phạm Quế Dương là người tham gia quân đội khá sớm, từ năm 1945. Ông là bậc lão thành tiền khởi nghĩa, được hưởng phụ cấp tiền khởi nghĩa hàng tháng. Ông đã từng làm chính ủy sư đoàn. từng đảm nhận trọng trách tổng biên tập tạp chí Lịch sử quân sư.. Ông còn là một thương binh. Khi về nghỉ hưu ông tham gia công tác xã hội trong câu lạc bộ các dòng họ Việt Nam của tổ chức UNESCO. Ông đã có thời giờ trở về nơi quê hương bản quán là làng Tía ở Hà Tây, tên chữ là Tử Dương, và nhận ra nhiều điều mất mát đau lòng suốt thời gian xa quê tham gia cách mạng, nhất là những nơi thờ cúng và những di tích lịch sử bị xâm phạm nặng nề. Ông là trưởng ban liên lạc đồng hương người làng Tía ở Hà Nội. Ông đã tham gia khôi phục lại cái mà chúng ta thường gọi là những vật thể mang bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam".
Ông Hoàng Tiến kể câu chuyện đấu tranh chống việc xâm phạm những di tích lịch sử, xây mộ và đền thờ các danh nhân trong làng, và giữ lại chùa Một Cột lúc đó có cơ nguy bị lấn chiếm để xây nhà bảo tàng Hồ Chí Minh. Ông cho biết gia đình ông Duơng sống nghèo khổ, thanh đạm, giúp đỡ mọi người và được kính trọng, giữa cảnh lắm kẻ chung quanh đua nhau làm giàu. Ông cho rằng một con người như ông Phạm Quế Dương với những thành tích như vừa kể không thể bao giờ làm gián điệp, như tội danh mà nhà cầm quyền muốn gán ghép cho người cựu chiến binh đầy nhân cách.
Nhà văn Hoàng Tiến viết tiếp về những việc làm của thân chủ của ông khíên bị kết tội gián điệp:
"Ông Phạm Quế Dương đã viết đơn xin ra khỏi Đảng để phản đối việc Đảng khai trừ tướng Trần Đô.. Một con người như tướng quân Trần Độ mà bị khai trừ khỏi Đảng thì cái Đảng này biến chất rồi, không còn là Đảng của Hồ Chí Minh nữa. Lâu nay Đảng đã làm nhiều việc mất niềm tin trong nhân dân. Nhân dân xa lánh Đảng. Ông đã phát biểu một câu xanh rờn, mà những người có chức có quyền rất lo sợ: "Đảng đã khai trừ ông Trần Độ thì nhân dân sẽ khai trừ Đảng". Và ông viết đơn xin ra khỏi Đảng. Lời ông nói đã chứng nghiệm. Nhân dân ngày càng xa lánh Đảng. Những đảng viên có chức có quyền ngày càng tệ hại, tham ô, quan liêu, hủ hoá, lãng phí, sống phè phỡn trên cuộc sống còn đầy vất vả của nhân dân. Một bữa nhậu của các viên chức tốn kém hàng chục triệu đồng. Họ xây biệt thự, lập trang trại, sắm ô tô Nhật xịn, ô tô Mỹ xịn, đi săn và chơi gôn. Trong khi đó thì báo chí hô hào cứu đói cho vùng sâu vùng xa, hô hào quỹ giúp đỡ người nghèo tận thu từ 2 chục ngàn, 5 chục ngàn của các cháu học sinh xin cha mẹ để đóng góp. Nạn tham nhũng ngày càng phát triển, đã trở thành quốc nạn, không tài nào chống được. Mà chống làm sao được, vì chính những người có chức có quyền lại tham nhũng. Không nhẽ mình lại chống mình. Chỉ có nhân dân, những người không ngồi ghế chức quyền mới chống được tham nhũng mà thôi. Do đó ông Dương đã đi đến việc thứ hai".
Việc thứ hai là làm đơn xin lập hội nhân dân Việt Nam để giúp Đảng và Nhà Nước chống tham nhũng, thực hiện quyền công dân ghi trong hiến pháp Việt Nam, theo lời kêu gọi của tổng bí thư Nông Đức Mạnh lúc đó mới nhậm chức. Nhưng ông Duơng và những người đồng chí hướng vì thế mà bị đàn áp, sách nhiễu. Sau đó thì không thấy ai kêu gọi chống tham nhũng nữa, trong khi các quan chức tha hồ xây biệt thự, trang trại, mua sắm ô tô.
Việc thứ ba của ông Duơng làm là ký tên gửi lãnh đạo tố cáo những vi phạm nhân quyền và dân chủ trong nước, đưa ra những chứng cớ rõ ràng qua những vụ như bắt giam cựu chiến binh Vũ Cao Quận, chặn bắt bàn thờ tuớng quân Trần Độ, bắt giữ xét hỏi những người bất đồng chính kiến ký tên trong hội chống tham nhũng, tổ chức đấu tố các nhân vật gọi là chống Đảng, tiêu hủy sách vở của những người dân chủ vừa nói, bắt giam các trí thức trẻ và vu tội gián điệp, cắt điện thọai của những người chống đối, sách nhiễu giam cầm hàng lọat tín đồ và chức sắc tôn giáo.
Ông Hoàng Tiến cho rằng ông Phạm Quế Dương làm như thế không hề vi phạm luật pháp mà chỉ là khác quan điểm với giới lãnh đạo, là điều mà luật quốc tế cũng như hiến pháp Việt Nam đều cho phép, theo những điều khỏan cụ thể mà ông viện dẫn.
Bước sang tội danh gián điệp, ông Hoàng Tiến viện dẫn tiếp luật pháp Việt Nam, tự điển Anh ngữ của nuớc ngoài, từ điển bách khoa Việt Nam và nhiều sách vở luật pháp chính thức của Nhà Nước, mọi tài liệu đó đều khẳng định rằng tội danh gián điệp phải có yếu tố liên hệ với nuớc ngoài trong hành động của người bị kết tội. Nhưng cáo trạng của toà án không nêu ra được một nuớc ngoài nào trong quan hệ của ông Phạm Quế Dương, cũng như không đưa ra được tang chứng nào về tiền bạc mua chuộc thân chủ của ông.
Về một vấn đề khác, ông Hoàng Tiến viết:
"Còn việc quan hệ với Việt kiều ở nước ngoài càng không thể thành một tội danh, chứ chưa cần nói tới tội danh gián điệp. Do điều kiện lịch sử người Việt Nam phải di tản ra nước ngoài khá nhiều. Ruột thịt với nhau, họ hàng với nhau, bè bạn với nhau, thư từ điện thoại là chuyện bình thường. Vài năm nay xuất cảnh, nhập cảnh dễ dàng hơn, đi lại thăm nhau cũng là chuyện bình thường. Giúp đỡ nhau thành lẽ đương nhiên. Việt kiều không phải là người nước ngoài. Họ sinh sống ở nước ngoài, nhưng họ vẫn là dòng giống con Rồng cháu Lạc. Không có điều luật nào cấm nhận tiền của Việt kiều hay của người nước ngoài. Điều này Ban Tư tưởng-Văn hoá đã làm một việc rất đáng chê trách, là vi phạm luật pháp. Đảng đã đặt ra luật pháp thì Đảng phải gương mẫu tuân theo mới đúng. Điều 72 Hiến pháp Nước CHXHCNVN ghi: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật". Bản thông báo của Ban Tư tưởng-Văn hoá gửi đến khắp các chi bộ trong toàn quốc, có nghĩa là công bố với toàn dân, loan tin ông Dương làm gián điệp, nhận tiền của nước ngoài mấy chục ngàn đô. Trong khi toà án chưa xét xử.
Nếu pháp luật nghiêm minh có thể khởi tố việc vi phạm pháp luật của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, về sự coi thường luật pháp, về sự kết tội bừa bãi người dân, vi phạm quyền công dân, vi phạm quyền con người."
Ông Hoàng Tiến so sánh việc ông Phạm Quế Dương bị cho là nhận mấy chục ngàn đô la không thể bằng việc cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười nhận của Hàn Quốc hẳn một triệu đô la, sao không truy tố ông Mười. Hơn nữa, thân chủ của ông chỉ dùng tiền đó để tu bổ đình chùa và di tích văn hóa, lo kiện tụng lấy lại đình làng, trong khi nhà ở của ông bị sụp suýt chết. Những việc làm đó không thể gọi là vi phạm luật pháp. Kêu gọi toà án hãy một lần nêu gương thượng tôn luật pháp, ông viết:
"Không kể những vụ án đã đi vào lịch sử làm đen ngòm lịch sử, như những toà án đặc biệt hồi cải cách ruộng đất 1953 -1954, vụ án Nhân văn-Giai phẩm 1957, vụ Xét lại\-Chống Đảng 1967, bắt là bắt, giết là giết, tù đày là tù đày, không có luật sư bào chữa, thậm chí không cần xét xử, đã gây oan khuất cho biết bao nhiêu người. Chỉ kể ngay những vụ án xét xử những người lên tiếng về dân chủ khoảng mươi năm trở lại đây: vụ xử ông Hoàng Minh Chính và ông Đỗ Trung Hiếu, vụ xử ông Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu và Nguyễn Kiên Giang, vụ xử ông Nguyễn Đan Quế, vụ xử ông Đoàn Viết Hoạt, vụ xử luật gia Lê Chí Quang, vụ xử cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, vụ xử bác sĩ Phạm Hồng Sơn, vụ xử quyết tử quân Trần Dũng Tiến, gần đây vụ xử cựu phóng viên tạp chí Cộng Sản Nguyễn Vũ Bình, và bây giờ là vụ xử đại tá nhà báo Phạm Quế Dương làm gián điệp. Những vụ án này đã gây mất niềm tin trong nhân dân, mất niềm tin vào luật pháp, nó chỉ chứng tỏ sự tàn bạo. Nó làm nước ta bị thế giới lên án vi phạm nhân quyền, không có tự do dân chủ. Chúng ta có nên tiếp tục những vụ án như thế ở đất nước ta không""
Ông đề nghị Hội đồng xét xử nếu có lương tâm và chỉ dựa theo luật pháp, thì cũng chỉ có một hướng xét xử là tha bổng ông Phạm Quế Dương. Ông Hoàng Tiến kết luận:

"Những ngưòi như ông Phạm Quế Dương là những người yêu nước. Trừng phạt những người yêu nước là một tội ác. Nếu cứ xét xử cho thoả lòng tức tối của lệnh trên, thì người viết bài bào chữa này xin chịu hình phạt cùng ông Phạm Quế Dương. Người Việt Nam coi trọng đạo lý, tôi xin dâng thân xác mình để cảnh tỉnh những nhà cầm quyền đừng nên làm điều thất nhân tâm quá đáng.
Rất mong HĐXX suy xét và phán quyết.
Hà Nội ngày 15 tháng 2 năm 2004
Bào chữa viên nhân dân
Nhà văn Hoàng Tiến.
Ở cuối đơn, ông ghi nơi gửi là tất cả các cấp lãnh đạo trong đảng và chính quyền Cộng Sản Việt Nam, cùng mọi giới quan tâm đến vụ án.

+

Đọc Sách "Nếu Đi Hết Biển..." Văn Học Có Thể Làm Nhịp Cầu Hoà Giải Trong Ngoài Ngắn Lại Không"

* Bùi Văn Phú

[Nếu Đi Hết Biển ... của Trần Văn Thuỷ. NXB Thời Văn. 2004. 193 trang]
Giới sinh hoạt và yêu văn học nghệ thuật Việt Nam biết đến Trần Văn Thuỷ là một nhà đạo diễn phim, loại phim tài liệu, hơn là một người viết. Từ trước đến nay đạo diễn họ Trần thường đặt câu hỏi cho đối tượng trả lời rồi ghi vào phim nhựa. Hoặc sau buổi chiếu phim, ông là người trả lời nhà báo, trả lời khán giả về những gì đã thực hiện để họ viết về Trần văn Thuỷ.
Từng làm phóng viên chiến trường theo chân bộ đội miền Bắc vào Nam trong thời chiến và những năm sau này đã thực hiện nhiều phim như Hà Nội Trong Mắt Ai, Chuyện Tử Tế, Tiếng Vĩ Cầm ở Mỹ Lai, Chuyện Góc Phố. Lần này, Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ không phải là một phim mà là một tài liệu viết cho William Joiner Center, Đại Học Massachusetts Boston, trong đó ông ghi lại ít nhiều về thời thơ ấu của mình, về một người bạn học cũ, về vài phim tài liệu ông đã thực hiện. Ông cũng ghi lại tâm tình, nhận xét về nhiều vấn đề qua cái nhìn của một số nhà văn Việt ở Mỹ: Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng Bắc; có người từng là lính Việt Nam Cộng Hoà như Cao Xuân Huy, Trương Vũ, Hoàng Khởi Phong. Nhiều đề tài được nhắc đến, từ nguyên do bỏ nước ra đi, đời sống nơi xứ người, đến sinh hoạt thương mại, văn học, chính trị trong cộng đồng người Việt; những hoài niệm và hy vọng về quê hương cũ và hai đề tài còn nhiều bức xúc: người Việt ở hải ngoại có được tự do sáng tác" và liệu văn chương có thể là cầu nối mang lại sự hòa hợp, hoà giải cho người Việt Nam ở hai bên bờ biển Thái Bình"
Nhưng tác giả đã rào rước, đón sau ngay trong bài 1 rằng: "Ở đây tôi chỉ ghi chép lại đôi điều tôi nghĩ, tôi thấy, tôi trải qua cùng việc trò chuyện với một số trí thức, nhà văn hải ngoại. Khi con người chỉ muốn trình bày cái sự nghĩ của mình mà phải rào đón là không có khả năng tranh cãi với ai, tự biết đã là hèn lắm rồi." Viết vậy, nhưng người đọc sẽ tìm thấy sự tử tế và lòng can đảm của Trần Văn Thuỷ trong Nếu Đi Hết Biển và tập sách hứa hẹn sẽ gây tranh luận.
Bài 2, cũng là tựa tập sách, là chuyện về một người thím, tuy không biết chữ nhưng qua những lời ru, chuyện kể đã là người thày đầu đời của tác giả. Từ ngôi làng An Phú, bà thím thuộc địa danh từ làng này qua làng kia, liền nhau ra tận tới biển. Nhưng khi đứa cháu hỏi: Nếu đi hết biển thì đến đâu" Bà thím không biết. Nay tác giả khôn lớn, được ra nước ngoài nhiều và nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục đi, sẽ qua biển, qua những châu lục và cuối cùng cũng trở về nơi khởi hành.
Nhưng không phải cứ đi rồi ai cũng sẽ về lại chốn cũ.
Có những người Việt ở Mỹ đã không về lại nơi mình sinh ra và còn ngăn cấm những ai muốn trở về hay làm gì tốt cho quê xưa. Nguyên do, theo Nguyễn Mộng Giác, một nhà văn hải ngoại có tác phẩm được in trong nước, thì người Việt ra đi vào nhiều thời điểm và mỗi người khi đi "mang theo một hình ảnh quê hương khác nhau, và khuynh hướng chung là cố giữ nguyên hình ảnh quê hương ấy như một thứ gia tài riêng, không muốn nó đổi thay."
Qua Nếu Đi Hết Biển sự tử tế trong "con người" của đạo diễn họ Trần mang tính "người" nhiều hơn. Trần Văn Thuỷ ghi lại chuyện bác Quý kể nỗi vui ở Ba Đình trong ngày 2 tháng 9, 1945 nhưng bây giờ đêm ngủ còn gặp ác mộng, tưởng như vẫn bị giam trong trại cải tạo, dù bác đang sống bên trời Âu; chuyện chị Thuý sống ở miền Bắc trong bao nhiêu năm không được phép nói thật; ghi lời nhà văn Nhật Tiến muốn có những hoà giải trong ngoài và chê khuynh hướng chống mọi thứ mang nhãn hiệu Việt Nam từ du lịch, mặt hàng, ca sĩ, đến những công tác từ thiện là"một thứ đường mòn vô dụng không đem lại một lợi ích nào cho dân tộc nếu không muốn nói là lại còn làm cản trở bước tiến của dân tộc."
Đạo diễn họ Trần trân trọng điều đối tượng thể hiện nên có khi mặc kệ cho câu văn rời rạc, chữ nghĩa không chải chuốt, như lá thư của chị Trần Khánh Tuyết kể chuyện đời mình khi còn là sinh viên cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam xuống đường biểu tình phản chiến ở Mỹ thì bị dán nhãn "Việt Cộng," rồi chị lấy chồng Mỹ biết tiếng Việt thì bị nghi ngờ là "xịa" (CIA), còn một người quen của Trần Văn Thuỷ lại gọi chị là "lực lượng thứ ba".
Có nhà văn Việt ở hải ngoại lên tiếng chê trách một số người có hành động cản trở tự do sinh hoạt và sáng tác của người Việt ở nước ngoài thì chính tác giả cũng than phiền giới làm văn học trong nước cắt xén bài ông viết về học giả Hoàng Xuân Hãn ở những chỗ nhắc đến chính sách cải cách ruộng đất, dù đã được nhà văn Nguyễn Văn Hiền đảm bảo: "Bài của cậu sẽ đăng nguyên si. Yên chí!" Qua những trang sách, đạo diễn họ Trần không ngại ghi lại những đau khổ của con người, những cản trở do chính sách trong nước, những xách động trong sinh hoạt chính trị cộng đồng làm cho hoà giải trong và ngoài nước vẫn còn là một nhịp cầu dài.
Câu chuyện cảm động nhất là "Một Bức Thư" của Nguyễn Hữu Đính, người bạn cùng lớp Đệ Thất B3 trường Nguyễn Khuyến, Nam Định, mà hai người đã phải chia tay nhau năm 1954 để kẻ ở Bắc người vào Nam. Đính kể lại đời mình trong Nam từ ngày di cư. Biến cố 30-4 xảy đến, nhiều người lính Việt Nam Cộng Hoà tự vận, Đính cũng muốn tự tử theo. Khi đi học tập cải tạo ở Phú Quốc, quá tuyệt vọng Đính cũng toan tự tử. Bom đạn chiến tranh không giết chết Đính mà hai lần Đính suýt tự giết mình và mấy lần thoát chết vì vượt biển. Còn Trần Văn Thuỷ theo bộ đội vào Nam cứ áy náy lo sợ bị bạn mình bắn chết. Bốn mươi tám năm sau hai người gặp lại nhau trên đất Mỹ: "một thằng Việt Cộng, và một thằng Ngụy nằm chung một phòng, chuyện trò râm ran đến tận khuya."
Con người của Trần Văn Thuỷ, như hôm diễn thuyết ở Đại Học Berkeley vào tháng 1, 2003 có vẻ là một nghệ sĩ muốn yên thân. Ông đã từ chối yêu cầu được phỏng vấn sau buổi chiếu phim ở đó: "Tôi chỉ muốn được yên thân khi về nước." Nhưng sau ba mươi chuyến bay, đi ngang dọc nước Mỹ diễn thuyết, gặp gỡ, trao đổi với nhiều người thì đạo diễn họ Trần lại như không muốn được yên thân mà cho ra đời Nếu Đi Hết Biển. Có phải đó là lòng tử tế giữa con người với con người" hay ông không thể quên lời trăn trối của một đồng nghiệp là phải làm một cái gì đó bắt đầu bằng tình thương yêu hay nỗi đau của con người" Lời trăn trối đó đã là động lực thúc đẩy Trần Văn Thuỷ thực hiện phim Chuyện Tử Tế và là tác phẩm đã gắn liền với tên tuổi và định mệnh đời ông.
Khi thực hiện những phim Hà Nội Trong Mắt Ai và Chuyện Tử Tế trong một xã hội còn khép kín, trói buộc, ông cảm thấy cô đơn và tự nhủ với bản thân: "Sao mày u mê đến thế nhỉ, thần kinh đến thế nhỉ" Đó là những chuyện trời ơi đất hỡi. Rỗi hơi! Mày hãy sống cho yên thân." Nhưng nhờ hai phim đó mà ông được đi nước ngoài dài dài, hết châu Âu, châu Úc rồi qua châu Mỹ.
Nếu Đi Hết Biển ra đời là kết quả sau nhiều chuyến đi trên đất Mỹ. Đọc nó độc giả sẽ thấy nỗi bức xúc về sự hoà giải giữa những người anh em đến nay vẫn chưa có, gần 30 năm sau khi hết bắn giết nhau. Có chăng những gặp gỡ, trao đổi mang tính hoà giải cục bộ mà vẫn phải nhờ sự sắp xếp của người ngoài, nhà văn Wayne Karlin là một thí dụ. Bao giờ có những buổi hội luận do những nhà làm văn học Việt, hoặc gốc Việt, thuộc nhiều khuynh hướng, thế hệ được tổ chức trong và ngoài nước"
Mười năm trước nhà viết sử Trần Quốc Vượng sau thời gian nghiên cứu ở Mỹ về và "Trong Cõi" ra đời làm ông phải vất vả đối phó. Nay có đạo diễn Trần Văn Thuỷ cũng đi Mỹ nghiên cứu rồi viết sách. Liệu ông có được yên thân khi trở về và người trong nước có được tự do tìm đọc Nếu Đi Hết Biển" Câu trả lời sẽ giúp cho việc xác định văn học có làm nhịp cầu hoà giải ngắn lại hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.