Hôm nay,  

Cuộc Chiến Toàn Cầu Sang Bước Mới

03/05/200300:00:00(Xem: 4695)
Trên mẫu hạm Abraham Lincoln đang vượt sóng trở về căn cứ San Diego, Tổng thống George W. Bush tuyên bố giao tranh chấp dứt tại Iraq, dù chiến dịch Iraq chưa dứt và cuộc chiến chống khủng bố vẫn còn. Chiến dịch Iraq đang đi vào giai đoạn kế trong khung cảnh cuộc chiến toàn cầu sang bước mới...
George W. Bush là một tổng thống có ý thức cao độ về thời điểm và nghệ thuật vận động. Xác nhận điều đó là Thủ tướng Tony Blair, trong bài trả lời phỏng vấn tờ Vanity Fair hôm mùng một tháng Năm, khi nhận xét rằng Tổng thống Bush không phải là người khờ khạo thiếu trí tuệ như nhiều người loan truyền. Ông Bush suy nghĩ chín chắn, khi đã làm thì quyết làm đến cùng và biết tập trung điều kiện để thành công. Người ta có thể thấy điều này ở bốn việc xảy ra cùng một thời điểm:
Tại Iraq, Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumfeld tuyên bố là Mỹ rút quân khỏi Saudi Arabia và sau khi hoàn tất việc giúp người dân Iraq xây dựng lại chế độ chính trị của họ cho họ thì sẽ không ở lại Iraq quá một ngày. Việc Mỹ triệt thoái khỏi căn cứ quân sự tại Saudi là một biến cố quan trọng vì căn cứ này là lý cớ khiến khủng bố al Qaeda tấn công nước Mỹ (tội "làm ô uế thánh địa Hồi giáo"!) Cùng hôm đó, 30 tháng Tư, Mỹ công bố "lộ trình hòa giải Do Thái và Palestine". Hôm sau, Tổng trưởng Ngoại giao Colin Powell mở cuộc vận động với các nước Âu châu và cả hai phe xung đột ở Trung Đông lẫn Syria cho kế hoạch hòa giải trong cả khu vực. Trong khi hai mũi tấn công ngoại giao được các ông Rumsfeld và Powell tung ra thì ở nhà, Quốc hội phê chuẩn ngân sách viện trợ 15 tỷ đô la do Hành pháp đề nghị cho các nước nghèo.
Cao điểm của sự dàn dựng công phu này là từ California, ông Bush bay ra đón 5.000 binh lính Mỹ trở về trên hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln sau 10 tháng hành quân, một kỷ lục hy hữu. Hạ cánh từ phi cơ Viking trên mẫu hạm, ông đọc bài diễn văn làm nức lòng chiến sĩ và quảng cáo không thể ngoạn mục hơn về ưu thế của chiến pháp và chiến cụ Hoa Kỳ: xưa nay, muốn tiêu diệt một chế độ, người ta phải tàn phá cả một quốc gia, nay muốn cứu một quốc gia, chỉ cần tấn công chính xác vào chế độ thủ phạm mà không gây thiệt hại cho thường dân! "Mới" và "cũ" là như vậy.
Trong bài diễn văn thông báo là giao tranh coi như chấm dứt tại Iraq, ông Bush không ca khúc khải hoàn, mà chỉ ngợi khen quân lực và binh sĩ Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ và nói về những việc Hoa Kỳ muốn hoàn tất tại Iraq. Bài diễn văn của ông là cao điểm của chiến dịch Iraq Tự Do và biểu dương ý chí của Mỹ, nhưng, lồng bên dưới, người ta thấy ra quan niệm của chính quyền Bush về cuộc chiến chống khủng bố. Nếu có thể áp dụng nguyên lý Đông Ý, Hoa Kỳ giải quyết vấn đề khủng bố bằng hai phương pháp song hành, vừa "bổ" vừa "tả".
"Tả" là diệt trừ mầm mống khủng bố và độc tài, nghĩa là lật đổ chế độ Saddam Hussein, và hăm dọa tiêu diệt mọi âm mưu khủng bố khác, như ông Bush nhắc lại trên mẫu hạm Abraham Lincoln. "Bổ" là gieo trồng hạt mầm cho một xã hội tự do và thanh bình, như Mỹ đang làm tại A Phú Hãn và khởi sự tại Iraq. Chiến dịch Iraq vừa chuyển từ tả sang bổ cho nên trong khi xung đột vẫn còn, súng vẫn nổ, liên quân đã bước qua phần tạo dựng những điều kiện sơ khởi cho một chính quyền Iraq có thể xuất hiện để tái thiết quốc gia theo chiều hướng tự chủ và dân chủ.
Con đường tái thiết này mới là đoạn đường chông gai và không thể hoàn tất trong mấy tuần như giai đoạn quân sự thần tốc vừa qua.
Sau khi báo trước là Mỹ sẽ bị sa lầy về quân sự tại Iraq, các thành phần phản chiến hoặc chống Mỹ nay tiên báo là Mỹ sẽ bị sa lầy về chính trị vì ngần ấy xu hướng trong nội bộ Iraq đều coi nhau như kẻ thù và chỉ đồng ý với nhau ở một điểm là Mỹ phải rút sớm!
Hoa Kỳ hiện có chừng 150.000 quân tại Iraq và tuần trước, Tổng trưởng Rumsfeld khẳng định rằng Mỹ không có kế hoạch lập căn cứ quân sự tại đây. Nhưng, với quân số đó, khi chế độ Baghdad đã tan rã, Mỹ không cần giữ 5.000 quân và căn cứ Prince Sultan tại Saudi Arabia. Căn cứ này được xây dựng sau trận chiến 1991 để kiểm soát vùng cấm bay của chế độ Saddam, chế độ đó không còn việc cấm bay không cần thiết thì Mỹ rút. Nghĩa là nhổ bớt một cái lẽ chống đối trong nội bộ xứ Saudi. Phải chăng vì vậy mà Hoàng gia Saudi vừa cải tổ nội các ngày mùng một mà không có thay đổi nhân sự nào đáng kể" Ngoài cái gai Saudi, cùng ngày hôm kia, Hoa Kỳ đã đề nghị lộ trình giải quyết xung đột giữa Do Thái và Palestine. Không ai tin rằng lộ trình này có thể lập tức dẫn đến hòa bình, nhưng ít ra, Mỹ đã làm như đã nói và chấp hành hay không là trách nhiệm của các tổ chức quá khích người Palestine lẫn chính quyền Do Thái của Ariel Sharon.

Với sự hiện diện của quân lực Mỹ tại Iraq, các nước Hồi giáo chống Mỹ hoặc chống Do Thái đến cùng tất nhiên phải suy nghĩ lại và phải khuyên giải hoặc ngưng yểm trợ cho hai lực lượng khủng bố Hamas và al Aqsa của phe Palestine quá khích. Mất nguồn yểm trợ đó, có khi các nhóm khủng bố phải nghĩ đến giải pháp khác hơn là bạo động.
Thành thử, trong khi Tướng hồi hưu Jay Garner (hoặc nhà ngoại giao kiêm chuyên gia chống khủng bố Paul Bremer có thể sẽ thay thế ông sau này) cố thuyết phục các phe phái Iraq hãy cùng ngồi với nhau để lập ra một chính quyền của họ thì Mỹ cũng cố giải tỏa bớt các đầu mối mâu thuẫn trong khu vực.
Nhưng việc Mỹ rút khỏi Saudi sau 12 năm hiện diện còn báo hiệu một sự tái phối trí quy mô hơn, trên kích thước toàn cầu.
Trong nửa thế kỷ, Hoa Kỳ ưu tiên đối phó với một nguy cơ lớn là chiến tranh với khối Cộng sản do Liên xô lãnh đạo. Khối cộng sản đó nằm ngang hai lục địa Âu-Á, trải rộng từ biển Baltic, biên giới Berlin và Turkey đến Hải Sâm Uy và biên giới Nam-Bắc Hàn đến sông Bến Hải. Là một hải đảo lớn nằm giữa hai đại dương lớn, Hoa Kỳ chỉ có thể be bờ ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản nhờ một số đầu cầu quân sự, cũng trải dài từ Na Uy đến Turkey phía Tây và từ Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan đến các nước Đông Nam Á. Để hỗ trợ cho chánh sách be bờ này, Hoa Kỳ cần có khả năng tấn công tuyệt đối bằng võ khí nguyên tử chiến lược và chiến thuật và cần tới liên minh quân sự NATO. Sau khi khối Xô viết tan rã, gần như cùng thời điểm với cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, các căn cứ quân sự của thời Chiến tranh lạnh thực ra hết cần thiết, nhưng Hoa Kỳ đã có hơn 10 năm dậm chân tại chỗ, trong đó có tám năm của chính quyền Bill Clinton, mà chưa duyệt xét lại việc tái phối trí các căn cứ quân sự.
Vụ khủng bố 9-11 khiến chính quyền Bush phải thúc đẩy việc đó. Phản ứng chống đối hoặc tiêu cực của các đồng minh cổ điển (tích cực thì có Pháp, Đức, Bỉ, tiêu cực thì có Turkey, một cột trụ Cận Đông của Minh ước NATO, hoặc cả Nam Hàn của chính quyền đương nhiệm) càng khiến Mỹ phải sớm giải quyết vấn đề này. Donald Rumsfeld trở thành nhà thiết kế cho kế hoạch mới. Kiến trúc mới phải được thiết lập cho mục tiêu ưu tiên ngày nay là chống khủng bố Hồi giáo. Mục tiêu đó đòi hỏi các tiêu chuẩn là phải gần với lò lửa Trung Đông và Trung Á; nếu là một nước Hồi giáo thì phải là một xứ Hồi giáo không đổi thay chánh sách; và ưu tiên thì vẫn là một xứ không Hồi giáo gần các điểm nóng kể trên. Khi Rumsfeld nói đến "Âu châu cũ" của các đồng minh Tây Âu thời Chiến tranh lạnh ông nghĩ đến "Âu châu mới" là các nước vừa ra khỏi khối Xô viết như Ba Lan Hung, Tiệp, mà có khi cũng chưa là thành viên NATO, như Bulgaria hay Romania. Các quốc gia này không gây vấn đề cho Mỹ, lại ở gần điểm nóng Trung Âu và Trung Á lẫn Trung Đông hơn Đan Mạch hay Bỉ hay Đức. Vì vậy, từ Iraq trở về, Sư đoàn I Thiết giáp sẽ không quay lại căn cứ tại Đức mà sẽ đóng trại ở các xứ Đông Âu cũ!
Và khi chính quyền Nam Hàn vì nhu cầu tranh cử của ứng viên Roh Moo Hyun mà đòi Mỹ phải hòa dịu với Bắc Hàn, Rumsfeld quyết định sẽ dời các đơn vị Mỹ trú đóng tại Nam Hàn ra khỏi hai điểm nóng, về quân sự là vùng phi quân sự Nam-Bắc Hàn và về chính trị là thủ đô Hán Thành. Tuần qua, chính quyền Ro Moo Hyun lại yêu cầu Mỹ đình hoãn việc tái phối trí đó, vì thứ nhất, sợ... bị Bắc Hàn tấn công bất tử, thứ hai, họ chưa kịp xây dựng ra những đơn vị Nam Hàn trám vào khoảng trống sẽ do Mỹ để lại, và thứ ba, việc đó quá tốn kém!
Tổng kết sự tái phối trí này (với hậu quả sẽ kéo dài đến vài chục năm tới), ta nên thẩm định việc Hoa Kỳ giải quyết hai hồ sơ nóng, là xây dựng dân chủ tại Iraq và vãn hồi hòa bình tại Do Thái, trong cuộc chiến chống khủng bố và tranh thủ tự do, "vì lý tưởng và quyền lợi của Mỹ", như ông Bush đã nói trên mẫu hạm Abraham Linccoln. Ngần ấy vấn đề được gợi lên khi người Việt nhớ lại ngày 30 tháng Tư (và khi Hà Nội âm thầm quên đi) tất nhiên cũng làm chúng ta suy nghĩ về những bất ngờ có thể xảy ra sau này.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.