Hôm nay,  

Hồ Sơ Mật Gh Công Giáo: Hđ Giám Mục Đòi Quyền Tự Do

27/03/200300:00:00(Xem: 3946)
HUẾ -- Dưới đây là một hồ sơ mật của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, được giữ kín từ nhiều tháng nay, bây giờ mới được tiết lộ bởi 2 vị linh mục Huế để góp sức cho các đòi hỏi tự do tôn giáo ở quê nhà. Phần đầu là Tư Giới Thiệu, phần sau là Thư Ngỏ Của Các Giám Mục VN. Hồ sơ như sau.
Kính thưa quý vị,
Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Hà Nội (7 đến 12-10-2002) đã để lại một dấu hỏi lớn sau khi kết thúc: đâu là nội dung bức thư mà các vị đã gởi kín đến Quốc hội và các Hội đồng nhân dân" Ngoại trừ các thành viên Hội nghị, các đối tượng nhận thư (nhưng mấy ai trong số này được nhận") và một số rất ít được tiết lộ cho đọc song phải cam kết giữ kín, toàn thể dân Chúa và nhiều người thiện chí nóng lòng mong mỏi được thấy dung nhan văn kiện mà lắm tin đồn cho rằng chất chứa những lời phản kháng mạnh mẽ của các giám mục đối với chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Nhờ một sự tình cờ may mắn, chúng tôi đã nhận được, từ một nguồn rất đáng tin cậy, toàn văn bức thư của các Giám mục Việt Nam, chỉ tiếc là thiếu triện son và chữ ký. Vậy chúng tôi xin công bố cùng toàn thể Quý vị, vì những lý do sau đây:
1- Vâng theo lệnh Chúa: "Điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng" (Mt 10,27).
2- Quan niệm rằng đấu tranh với Cộng sản cần phải trực diện, công khai và tập thể.
3- Hiểu được thâm ý của các chủ chăn khi các vị gọi lá thư đó là "Thư Ngỏ".
4- Khuyếch đại một âm vang trung thực và mạnh mẽ của huấn dụ mà Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã gởi cho Giáo hội Việt Nam đầu năm 2002.
Đọc Thư ngỏ này, chúng ta thấy nội dung chẳng khác gì bức thư sấm sét mà Đức TGM Sài gòn đã gởi cho Đại hội kỳ IV của cái gọi là "UBĐKCGVN" (25-12-2002). Tuy nhiên, vì thế giá của tập thể tác giả, Thư ngỏ như tăng sức mạnh thêm mấy chục lần và như nói lên được ý chí chung của toàn thể Công giáo Việt Nam.
Với việc Thư ngỏ này được công bố, chắc hẳn chúng ta đều mong ước:
1- Toàn thể và từng vị Giám mục sẽ mau chóng, mạnh mẽ và liên tục biến văn kiện thành hành động thực tế, vì chính các vị là những người trực tiếp lẫn thường xuyên đương đầu với cơ chế xin-cho và bị cộng sản khước từ thực thi nguyên tắc phụ đới.
2- Toàn thể và từng vị linh mục VN (đặc biệt trong nước) mau chóng và mạnh mẽ phổ biến, giải thích, minh họa cho bức Thư ngỏ, đồng thời hỗ trợ hàng Giáo phẩm trong việc đập tan cơ chế xin-cho, phục hồi nguyên tắc phụ đới, để tiến tới việc giải thể chính căn nguyên của nó là chế độ độc tài toàn trị, đảng trị, công an trị vốn đang từng ngày tàn hại đất nước và dân tộc trên bình diện vật chất cũng như tinh thần và tâm linh.
Thư ngỏ của Hội đồng Giám mục Việt Nam đúng là một tin vui, chúng tôi xin hân hạnh thông truyền cho tất cả Quý vị.
Huế, lễ Truyền tin 25-3-2003
Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Phêrô Phan Văn Lợi
THƯ NGỎ
CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM
kính gửi
Quý vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam :
Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân
Kính thưa Quý Vị,
Nhân dịp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Hội nghị Thường niên tại Hà Nội, từ ngày 7 đến 12-10-2002. Chúng tôi, các Giám mục Việt Nam, xin kính gửi tới Quý Vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam là Quốc Hội và các Hội Đồng Nhân Dân những góp ý của chúng tôi về công cuộc xây dựng và phát triển một xã hội "vì con người".
"Phục vụ con người là mục đích tối cao" của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI), vì lẽ con người là mục đích, là cứu cánh, là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội. Từ chân lý căn bản này về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, nảy sinh những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng để xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người. Những đòi hỏi bức thiết đó là:
I- Xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội;
II- Phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn.
I. XÓA GIẢM NHỮNG KHUYẾT TẬT HIỆN HỮU CỦA XÃ HỘI
1. Khuyết tật thứ nhất là hiện tượng tha hóa con người.
Sự tha hóa con người xuất hiện và lớn dần trong xã hội hiện nay:
- khi chủ nghĩa tiêu thụ đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối;
- khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động;
- khi diễn ra sự đảo ngược giữa phương tiện và mục đích: con người vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất;
- khi tự do được coi như là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, cho phe phái, đang khi tự do đích thực là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích, vì lợi ích của thế hệ hiện tại và mai sau. Thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy: khi tách lìa chân lý về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, tự do trở thành sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền thế.
2. Khuyết tật thứ hai là cơ chế bất công và tha hóa con người.
Cơ chế xin-cho là một điển hình. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hóa con người vì những lý do sau đây:

- Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà Nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.
- Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% các nguồn thu vào công quỹ, và làm thất thoát 50% phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống quy mô trong xã hội ngày nay không những là một quốc nạn, song còn là một tội ác đối với đất nước và dân tộc.
II. PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN LÀM CHO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG TRỞ NÊN NGƯỜI HƠN, SỐNG XỨNG VỚI PHẨM GIÁ CỦA MÌNH HƠN
1. Phát huy phẩm giá con người. Điều này đòi hỏi trong các quan hệ xã hội phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, nghĩa là các sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội phải hướng đến sự phát triển và thăng tiến con người toàn diện cả mọi mặt vật chất, tinh thần và tâm linh. Khi một trong ba mặt thiếu phát triển, con người trở nên hụt hẫng, què quặt, dị tật.
2. Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý. Một xã hội được coi là có trật tự và phù hợp với nhân phẩm khi đặt nền tảng trên chân lý. Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý này đòi hỏi phải gạt bỏ mọi kỳ thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.
3. Phát huy tình liên đới trong mọi sinh hoạt gia đình và xã hội. Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người, tôn trọng các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cho sự thăng tiến của con người và gia đình.
4. Phát huy tính phụ đới. Tình liên đới trong sự tôn trọng các quyền tự do của con người đòi hỏi tổ chức xã hội phải mang tính phụ đới. Tính phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tính tự lập của nó, song tạo điều kiện giúp nó phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác nhằm mưu cầu công ích. Do đó, con đường phát huy tính phụ đới đòi hỏi:
Chính quyền tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể công dân sử dụng các quyền của con người. Trong các quyền đó, phải kể đến quyền bình đẳng, quyền và bổn phận chu cấp cho các nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cuộc sống con người, gia đình và tập thể, quyền sáng kiến và tham gia các hoạt động phát triển xã hội, thăng tiến con người và gia đình, cả việc củng cố nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị trong một quốc gia.
Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người.
Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng này, Nhà Nước với chức năng phục vụ công ích trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước trở thành phương thế phục vụ cho cỗ máy đó. Đó là điều làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.
5. Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích. Trước hết công ích đòi hỏi phải tôn trọng con người, tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do của họ. Do đó, chức năng phục vụ cho công ích đòi buộc chính quyền:
(1) tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân hưởng những nhu yếu sao cho xứng hợp với phẩm giá con người;
(2) xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc, vì lẽ đây là những cơ chế và biện pháp làm tha hóa con người. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.
Kính thưa Quý Vị,
Là những người yêu mến quê hương, ai trong chúng ta cũng mong muốn xây dựng Việt Nam thành một đất nước giàu đẹp, văn minh, giàu tính nhân bản. Chính trong tinh thần đó, chúng tôi xin gửi đến Quý Vị thư ngỏ này.
Kính chúc Quý Vị luôn an lành, mạnh khoẻ và thành đạt.
Trân trọng kính chào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.