Hôm nay,  

Hội Chợ Sách Genève: Ghi Nhớ Nhà Văn Vn Bị Cầm Tù

21/11/200200:00:00(Xem: 3938)
Tin Văn Bút Thụy Sĩ, Văn Học và Nhân Quyền Việt Nam tại Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève
Tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Huy, hộäi viên danh dự Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre P.E.N. Suisse Romand), thượng khách tại Phòng triển lãm giữa Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève, Thụy Sĩ.
Giữa mùa Xuân năm nay, hàng trăm ngàn người đã đến viếng Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève. Tham dự "Biến cố Văn chương" quan trọng này có gần 450 nhà xuất bản, cơ quan văn hóa và tổ chức nhân quyền Thụy Sĩ và thế giới. Sau Thụy Sĩ, đông nhất là Pháp. Kế đến là Gia Nã Đại (Québec, Montréal), Bĩ, Đức, Đông và Bắc Âu, Do Thái, Ba Tư, Nam Phi, Trung Cộng... Nếu năm ngoái Bồ Đào Nha là "thượng khách" của Hội Chợ thì năm nay, ban tổ chức đã trải thảm đỏ để tiếp đón Ba Tây (cựu thuộc địa Bồ Đào Nha, độc lập năm 1822)ï. Đây không phải là một nước hay một lục địa mà là một giải "ngân hà" khi nhìn về lịch sử văn học dù còn rất trẻ của quê hương Jorge Amado. Để gặp gỡ hàng ngàn bạn đọc trong những buổi mạn đàm về thi ca, văn học, tác phẩm và tác giả, nhiều nhà văn, nhà thơ Ba Tây nổi tiếng đã vượt đại dương, từ tân thế giới đến cựu lục địa. Không thể kể hết: Paulo Cohelho, José Sarney (cựu tổng thống), Alberto da Costa e Silva (cựu đại sứ, đương nhiệm chủ tịch Hàn lâm viện Văn học), Ferreira Gullar, Augusto do Campos, Décio Pignatari, Ana Maria Machado, Nelson Cruz, v.v. Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève còn là một dịp hiếm có để nhiều tác giả ngoại quốc tiếp xúc với giới mộ điệu làng văn. Đồng thờiø các cơ sở xuất bản làm quen với khách hàng mới trong thị trường chữ nghĩa. Những tổ chức nhân quyền được Ân Xá Quốc tế và Phóng Viên Không Biên Giới đại diện. Một luồng sinh khí mới với sựï có mặt của Cộng đồng Tây Tạng Tự Do và Pháp Luân Công. Đương nhiên, Phòng triển lãm BaTây rất rộng lớn, lúc nào cũng thấy người ta chen chúc vào xem. Chương trình hàng ngày của Hội Chợ thông báo những buổi thảo luận sôi nổi và lý thú về Văn hóa, Giáo dục, Văn chương cho tuổi trẻ, Nghệ thuật Nhiếp ảnh, các Dân tộc bản xứ, Thi ca, Kể truyện... Đề tài không chỉ liên quan đến Ba Tây mà còn bao gồm nhiều nước khác, như Lỗ Ma Ni, Do Thái, Thụy Sĩ, v.v. Hợp tác với đài vô tuyến truyền hình Thụy Sĩ Pháp thoại, Phóng Viên Không Biên Giới đã tạo cơ hội cho sáu nhà báo nữ đến trình bày về cuộc tranh đấu của họ cho quyền hành nghề độc lập dưới những chế độ độc tài, thiếu tự do dân chủ. Trưa chủ nhựt 5 tháng 5 năm 2002, đến lượt Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại tổ chức một buổi hội luận với đề tài " Văn chương xây dựng một dân tộc - Tuyệt tác phẩm Kalevala ở Phần Lan làm thí dụ". Sau phần khai đề của ông Pekka Huhtaniemi, Đại sứ Phần Lan bên cạnh Liên Hiệp Quốc, nữ văn hữu Juliette Monnin-Hornung đã thuyết trình về thi sĩ Elias Lonnrot và tập thơ của ông trong hơn 50 phút. Buổi nói chuyện của bà được cử tọa nhiệt liệt tán thưởng. Tiến sĩ văn chương và sử gia Văn học Âu châu, Juliette Monnin-Hornung từng đảm nhiệm chức vụ tổng thư ký Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại suốt thập niên 80 cho đến đầu những năm 90. Bà là người đãù vận động tích cực để Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù (Writers in Prison Committee) của Văn Bút Quốc tế thật sự thành hình và hoạt động cụ thể. Bà cũng hết lòng bảo trợ những nhà văn bị cầm tù ở Việt Nam.
Văn Bút Thụy Sĩ, Văn Học và Nhân Quyền Việt Nam

Trong Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (P.E.N. Club Suisse Romand) có một phòng triển lãm tại số 12 đường Hemingway. Phóng Viên Không Biên Giới cũng ở trên con đường mang tên nhà văn Hoa Kỳ nổi tiếng này. Dưới "mái nhà Văn Bút", trên những kệ tủ nằm sát ba bức vách, tác phẩm văn học của Thụy Sĩ, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam được trải ra trước những cái nhìn đầy mỹ cảm của bạn văn. Đứng trước phòng triển lãm, có thể đọc thấy ngay tấm bảng đề "La Littérature - Le ViêtNam" ở trên từng cao nhất. Văn học Việt Nam thu nhỏ được trang trọng giới thiệu qua gần bốn mươi tác phẩm.*. Hầu hết là những bản ngoại văn - đa số là tiếng Pháp, vài quyển tiếng Anh và tiếng Việt. Có hai cuốn sách quý và hiếm. Kim Vân Kiều của Nguyễn Du được nhà xuất bản Alexandre-de-Rhodes dịch ra tiếng Pháp và in tại Hà Nội năm 1944. Mấy Vần Thơ Dịch (Pháp/Việt) của Tường Vân Phan Văn Chí được nhà xuất bản Đắc-Lộ Thư-Xã in tại Hà Nội năm 1945. Trong những người có tác phẩm trưng bày, một số tài danh đã khuất bóng từ lâu. Có những cái chết bi thảm. Cộng sản tàn bạo đã hèn hạ ám sát học giả Phạm Quỳnh. Như chúng từng thủ tiêu Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Vũ Anh Khanh... Có những chí sĩ bị tù đày không còn sống được bao lâu sau khi Cộng sản thả ra khỏi trại tập trung. Trường hợp Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân. Có những người dấn thân cho lý tưởng tự do dân chủ chẳng may đãø sớm ngã gục trên đất tạm dung. Như Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy với thi tập Hồn Việt. Như Lê Quang Trung, nguyên giáo sư Văn Khoa Sài Gòn ("Être vietnamien" trong Lưu Đày và Dấn Thân - Đường Mới). Có những nhà thơ tạm từ biệt quê hương, ra đi để làm chứng cho lịch sử, làm chứng cho ngày mai. Ra đi vì thế giới nhìn Việt Nam nhớ thân phận mình. Như Nguyễn Chí Thiện với Hoa Địa Ngục. Như Mạnh Bích với Giòng Sông Trầm Lặng. Hoài Việt thiết tha với Tình Yêu và Tự Do. Còn nhiều người nữa...Như những văn thi hữu trong Trung tâm Âu châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, với những "tiếng chim sổ lồng" chưa được phiên dịch ra ngoại ngữ. Có những người cầm bút, trí thức, tu sĩ ở trong nước, bị trấn áp, giam giữ, chỉ vì họ biết đau buồn và hổ thẹn, biết xót thương và can trường. Như Bùi Ngọc Tấn, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Văn Lý...Hơn trăm tuổi mà vẫn mong ước còn viết được những bài thơ thương đồng bào yêu đất nước. Như Văn Lang Trần Văn Ân (*) ...
Chúng tôi rất biết ơn Alexis Koutchoumow, chủ tịch, thành viên ban chấp hành và các văn hữu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có mặt tại Đại hội thường niên triệu tập hồi đầu tháng 3 năm 2002. Quý văn hữu đã sốt sắng ủng hộ sáng kiến của Alexis Koutchoumow: Phòng triển lãm P.E.N. Club Suisse Romand sẽ đặc biệt giới thiệu Nhà văn Việt Nam, Văn học Việt Nam, trong ngục tù nội địa, trên những nẽo đường lưu đày xa quê hương, biệt xứ. Trong thư gởi chúng tôi, Alexis Kouchoumow đã viết thật rõ: "Những kẻ cầm quyền bất xứng không thể che khuất đất nước và dân tộc Việt Nam. Cho nên Văn học Việt Nam cần phải được vinh danh. Tù nhân Nguyễn Đình Huy, hộäi viên danh dự sẽ là thượng khách tại Phòng triển lãm của Trung tâm. Những nhà văn Việt Nam, bên cạnh những nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Sĩ (...)".
Trong mấy ngày mở cửa, "mái nhà Văn Bút" được tiếp đón văn hữu Kjell Olaf Jensen, chủ tịch Văn Bút Na Uy, nữ văn hữu Franca Anselmi Tiberto, chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại, nữ văn hữu Elisabeth Wandeler-Deck, chủ tịch và văn hữu Sebastian Hefti, tổng thư ký Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, cùng với nhiều văn hữu thuộc ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ. Hai vị đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan cũng dừng chân khá lâu trước phòng triển lãm.
Chúng tôi không quên cảm tạ bạn văn đã đến đông đảo, nhín chút thì giờ để đọc và ký ba bức thư mà Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại sẽ gởi đi Hà Nội ngay sau khi Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève bế mạc. Tất cả hội viên Văn Bút Thụy Sĩ và bạn văn có tên trong các bức thư đó đòi nhà cầm quyền Việt Cộng trả tự do vô điều kiện cho ba tù nhân ngôn luận và lương tâm Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Văn Lý và Thích Huyền Quang. Ngoài Việt Nam, Văn Bút Thụy Sĩ cũng can thiệp tương tự cho Wu Shishen ở Hương Cảng thuộc Trung Cộng, Win Ti ở Miến Điện, Sihem Ben Sedrine ở Tunisie, Georges Baongla ở Cameroun, Asiye Guzel Zeybeck ở Thổ Nhĩ Kỳ và Matilde Leonor Gonzalez Izas ở Guatemala.
Genève mùa Xuân năm 2002
Nguyên Hoàng Bảo Việt
* Cụ Trần Văn Ân đã mệnh chung ngày 11 tháng 9 năm 2002 tại Rennes, Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.