Hôm nay,  

30-4-1975, Miền Nam Hấp Hối, Mỹ Gạt Gẫm Hốt Vàng Dự Trữ

26/04/200300:00:00(Xem: 4647)
Cha đẻ của kế hoạch rút quân khỏi cao nguyên trung phần và bỏ vùng 1 chiến thuật: Tướng Sarong, cố vấn quân sự của T.T. Thiệu
Hoàng Lân dịch (the Bad War, An Oral History of the Vietnam War, Kim Willenson)
Thomas Polgar là phân- cục- trưởng Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) tại Saigòn từ năm l972 cho đến ngày miền Nam thất thủ. Sau nàm 1975 ông làm cố quốc tế ơ ûMaitland, tiểu bang Florida. Bài viết sau đây của ông đã tiết lộ một số sự việc khá ly kỳ về chuyện "di tản chiến thuật":
"Sau ngày Ban Mê Thuộc thất thủ, Ông Thiệu đã không còn chỉ huy và lãnh đạo đất nước như một tướng lảnh hoặc như một vị tổng thống cũa một quốc đang có chiến tranh như trước đây nữa. Ông ta đã hành xử như một đứa trẻ bực tức, chán ghét rồi nãn lòng thối chí. Thất vọng vì thấy Mỹ đã cắt giảm viện trợ và bỏ bê, ông Thiệu đã triệu tập một cuộc họp các tướng lãnh tại Cam Ranh để bàn thảo một kế hoạch củng cố lại các lực lượng chiến đấu bằng cách triệt thoái quân khỏi Cao Nguyên Trung Phần và rút lui khỏi Vùng I Chiến Thuật. Cha đẻ của kế hoạch di tản nầy là một vị tướng người Úùc, một cố vấn quân sự không chính thức của T.T.Thiệu. Tướng Sarong thường giao du thân tình với các tướng tá Việt Nam Cộng Hòa. Và theo như Đại sứ Martin cho biết thì cả T.T.Thiệu nữa cũng là người vẫn thường hay tham khảo ý kiến với tướng Sarong về những vấn đề quân sự. Tôi (Polgar) cũng biết rất rõ về hành tung của vị tướng Úùc nầy.
Ông ta tên là Ted Sarong, người Úùc. Vì say mê một người đẹp Hoa Kỳ làm việc trong văn phòng tùy viên quân sự Mỹ ở Saigòn, tướng Sarong đã xin về hưu qua sinh sống ở Sàigòn, và kinh doanh trong nghành tàu kéo. Chính Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm cũng đã cho tôi (Polgar) biết về kế hoạch lui binh nầy của tướng Sarong. Nhưng ông nói không hề có chuyện kế hoạch nầy trước đây đã được nghiên cứu kỹ càng, nay đem ra thảo luận và đã được thông qua. Theo lời T.T.Khiêm thì đại để chuyện đã bàn đến là "trong thực tếnhư tình hình hiện nay, phải tính đến chuyện một ngày kia các quốc lộ sẽ bị tắc nghẽn."
Và khi T.T.Thiệu ra Cam Ranh họp thì trong đầu óc ông đã mường tượng cái chiến thuật và chiến lược co cụm nầy của tướng Sarong. Nhưng Ông Thiệu thường có một thói quen là trong các buổi hội họp, ông hay nói dài giòng cà kê dê ngỗng. ông nói thao thao bất tuyệt; nói một lèo một, hai hay có lúc cả ba tiếng đồng hồ rồi mới chịu ngưng. Và sau cùng, để kết thúc cuộc họp thì ông ta hay hỏi: " Tất cả quí vị đều đồng ý chứ"" Các vị tướng tá thì chỉ đáp lại: " Vâng ạ!"
Trong cuộc họp ở Cam Ranh, có mặt Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (cố vấn quân sự của T.T.Thiệu) và tướng Phú, tư lệnh Vùng II Chiến Thuật. Một ngày sau cuộc họp nầy, tôi ( Polgar) có gặp tướng Đặng Văn Quang, và tôi có hói ông ta: " Phiên họp có gì lạ không Trung Tương"' Tướng Quang cho tôi biết: " Chúng tôi thảo luận về tình hình, và thấy là tình hình không sáng sủa. Chúng tôi sẽ phải có hành động như thế nào đó để có thể làm thay đổi cục diện chiến trận."
Đại Tướng Cao Văn Viên thì đã khẳng quyết rằng theo ông ta thấy thì T.T.Thiệu đâu có ra lệnh rút quân khỏi Cao Nguyên Trung Phần. Thế nhưng sau cuộc họp ở Cam Ranh về, tướng Phú đã cho lệnh bỏ Cao Nguyên.
Nhưng nếu cứ cho rằng tướng Phú đã làm đúng ý của T.T.Thiệu đi nữa,thì cuộc triệt binh do lệnh của tướng Phú trực tiếp ban ra cũng đã cho thấy một sự thể vô cùng tệ hại:
Tướng Phú đã không hình thành được một kếhoạch triệt binh, di tản có quy mô; ông không lập ban tham mưu di tản; ông không xử dụng thám báo để điều quân; ông không cho lệnh phá hủy quân cụ; ông không phôí hợp với không quân; thậm chí cả đơn vị không quân của Quân Đoàn II dưới quyền chỉ huy của ông cũng chẳng biết ất giáp gì về lệnh bỏ Cao Nguyên Trung Phần. Và điều nầy đã đưa đến một hệ quả tai hại vô cùng là khi cộng quân vào phi trường, nhiều phi cơ đang được xử dụng tốt vẫn còn nằm nguyên vẹn trên sân bay.
Tướng Phú chỉ cho lệnh "Rút quân" và ông là người đầu tiên di tản.
"-Frank Snepp là trưởng khối phân tích tin tình báo và nhận định tình hình của phân cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) ở Sàigòn vào thời điểm Miền Nam sắp thất thủ.
Sau 30/4/75 ông đã viết một cuốn sách nhan đề tà "Decent Interval" trong đó ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhưng nội dung những sự việc và tình huống mà ông mô tả đều mang tính chất châm chích chính quyền Hoa Thịnh Đốn một cách sâu sắc làm Tòa Bạch ốc rất bực tức. Sách của Frank Snepp đa được xếp vào loại sách bán chạy nhất. Mặc dù sách của ông đã không tiết lộ những điều thuộc phạm vi bí mật quốc phòng và ngoại giao, nhưng ông đã bị CIA thưa ra tòa với tội đa tiết lộ những bí mật của ngành nghề tình báo mà ông ta đã cam kết trong giao kèo nhận việc. Vụ án được kháng cáo nhưng sau cùng thì Tối Cao Pháp Viện đã xử thắng cho CIA. Chính phủ được hưởng tất cả tiền bản quyền tác giả cuốn sách, và Frank Snepp từ đó trơ ûđi đã bị tòa cấm không cho viết lách gì về những vấn đề thuộc lãnh vực ngoại giao, trừ khi đã được sự thông qua của CIA. F. Snepp sau đó dạy học tại đại học đường Long Beach, Califomia. Câu chuyện ngắn sau đây về giờ CIA đưa T.T.Thiệu ra nước ngoài đã được F. Snepp kể lại như sau;
" Đêm 25 tháng 4 chúng tôi đưa ông Thiệu đi, Xế chiều hôm đó Polgar ( Thomas Polgar (phân cục trưởng CIA, Sàigòn) gọi tôi và Joe Kingsley vào và bảo cho biết là chúng tôi sắp có được một cái "đặc quyền"-đặc quyền đưa ông Thiệu ra khỏi nước.
Tôi nghe mà phát sợ. Nghĩ cũng "ngán" thật chứ! Lý do là vì hiện đang có nhiều nguồn tin cho biết rằng ông Nguyễn Cao Kỳ và một số tướng tá và chính khách đang tìm cách giết ông Thiệu. Chúng tôi lấy vài chiếc xe và chạy thẳng đến Dinh Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. Khung cảnh đêm hôm đó có thể quây thành phim được.
Một bầu trời tối không trăng sao, nhừng tia sáng của đan xoẹt nổi bật lên ở chân trời.
Kingsley và tôi võ trang đầy mình. Tôi mang một máy truyền tin; Kingsley cũng cầm một máy truyền tin. Chúng tôi đứng đợi ở trước sân Dinh Thủ Tướng. Qua máy truyền tin, chúng tôi nghe được những tin nói về một cuộc chạm súng đang diễn ra ở Saigòn.
Đây là vang âm của những ngày trước cũng: ngày cũng như đêm, lúc tôi thức cũng như lúc tôi ngủ, chiếc máy truyền tin cầm tay của tôi luôn luôn oang oang với đèn chớp sáng liên tục.
Thế rồi ông Thiệu đến. Trông ông giống một nhà quý phái, thượng lưu và quý tộc.
Ông đi thẳng vào Dính Thủ Tướng. Trong khi chờ ông Thiệu và đoàn tùy tùng ra xe, nhìn quanh tôi thấy trong bóng đêm lấp ló một số các cộng sự viên thân tín của ông.
Họ vào khoảng bốn năm người, mặc đồ "vét" màu đen, tay mang những chiếc va-li cở bự. Hai trong những người nầy đi đến gặp tôi. Tôi cố dùng tiếng Pháp và nói với họ: "Các ông có cần tôi khiêng phụ va-li không""
Họ đáp: không, không." Tôi và Kingsley chỉ xe cho họ, rồi chúng tôi nhìn nhau. Rầm" Rầm! Rầm" Đó là tiếng kêu của những chiếc va-li được thẩy vào thùng xe.

Hồi lâu thì đoàn người trong Dinh bước ra. Tướng hồi hưu Charles Timmes cùng với ông Thiệu lên chiếc xe do tôi cầm lái. Chiếc máy truyền tin của tôi vẫn oang oang.
Tôi vặn nhỏ bớt để ông Thiệu khỏi chói tai. Tôi ngửi thấy mùi rượu ở ông Thiệu. Phải có chuyện trò gì trong xe chứ. Tướng Timmes nhắc đến những ngày ông đã ở bên cạnh ông Thiệu ở Vùng I Chiến Thuật. Ông Thiệu gật đầu. Tôi nhìn vào kính chiếu hậu.
Ông Thiệu đang nhìn tôi; mặt ông lộ rõ sự sợ hãi. Tôi hiểu được tại sao ông Thiệu sợ hãi: ông mườn tượng đang đi trong cổ xe của ông Ngô Đình Diệm trước đây trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu, Bỗng có tiếng cười đùa củaTướng Timmes, Tướng Timmes nhìn tôi và bảo rằng tôi là tài xế cao cấp. Ông Thiệu gật đầu rồi nói: " Mấy ông tài xế giỏi khó kiếm lắm."
Xe chạy được 10 phút thì đến Tân Sơn Nhất. Kính xe là kính màu nên ở ngoài nhìn vào chẳng ai thấy được gì. Cảnh xe chúng tôi đến khu vực dành riêng cho máy bay của Air America ở trong phi trường Tân Sơn Nhứt là cả một màn kịch vui. Các xe của chúng tôi đều tắt hết đèn và chạy theo xe của Polgar dẫn đầu. Đoàn xe thắng kít kít rồi cụp một cái là đã thấy đàng kia đại sứ Mỹ Martin đang đứng chực sẳn. Trông ông Đại Sứ thật là oai nghi và quyền thế, dáng dấp của một bậc vương tướng. Tối hôm đó Đại Sứ Martin lại đeo kính nữa chứ, thành ra trông ông thật là đạo mạo, uyên bác, thông thái, giống một vị giáo sư của trường đại học Oxford đang đứng trên bục giảng đường. Bao quanh ông là cả một đoàn cận vệ hùng hậu. ông Thiệu với tay bắt tay tôi và nói: " Rất cám ơn." Bất giác tôi muốn đáp lại ngay: "Cám ơn cái gì chứ" Cám ơn đối với tất cả những chiến binh Hoa Kỳ đã nằm xuống trên giải đất này ư "" Nhưng tôi đã giữ được sự điềm tĩnh. Tôi đã thấy rõ được rằng lão nầy như vậy xem như cũng đã là xong. Sau đó đại sứ Martin có kể lại: " Trên phi cơ chúng tôi cũng chẳng nói gì ngoại trừ vỏn vẹn có mấy chữ ' Thôi, chào ông!"
- ông Nguyễn Văn Hảo nguyên la øphó thủ tướng đặc trách kinh tế dưới thời T.T.Thiệu.
Sau 30-4-75 ông còn ở lại Việt Nam và là là cố vấn cho chính quyền cộng sản. Đến năm 1982 thì ông được phép ra đi, và ông đã xin vào Mỹ là nơi đang có vợ và các con trai của ông sinh sống. Nhưng đơn xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ của ông đã bi bác bởi lẽ ông đã hợp tác với chính quyền cộng sản. Sau đó ôngHảo đã xin làm việc cho Liên Hiệp Quốc, nhiệm sở tại Châu Phi. Câu chuyện vàng dự trữ sau đây do ông kể lại: " Hồi ông Thiệu quyết định chuyển vàng qua Thụy Sỹ thì ông Thiệu có nói rằng Thụy Sỹ là nước trung lập, vàng đem qua gởi đó sẽ được an toàn. Đang có chiến tranh thì chuyện lấy bớt một số vàng đem gởi ở Thụy Sỹ là việc làm khôn ngoan, vả lại có thể là ông Thiệu sẽ xử dụng số vàng đó để mua lương thực và vũ khí. Tôi tán đồng việc làm nầy, nhưng hồi đó lại có tin đồn rằng ông Thiệu chuyển vàng ra nước ngoài là để tiêu dùng vào việc riêng. Với tư cách là Phó Thủ Tướng Đặc Trách Kinh Tế, tôi mở một cuộc phỏng vấn. Tôi nói: " Tôi có thể bảo đảm với quí vị rằng nếu như chúng tôi sẽ phải quyết định về chuyện vàng dự trữ ở ngân hàng quốc gia thì đó là một quyết định của chính phủ. Tổng Thống và tôi có thể cam kết với quí vị rằng chúng tôi sẽ không bao giờ quyết định một cách đơn thân độc mã. T.T. Thiệu không thể xử dụng vàng của quốc gia làm của riêng được. Tôi không chủ tâm bào chửa cho T.T.Thiệu, nhưng nói T.T.Thiệu có thể làm như vậy được thì đó quả là một sự phán đoán bất công." Quả thực nếu xét vấn đề cho cặn kẻ thì chúng ta thấy rằng nước ta đang lâm chiến, giao tranh ác liệt đang hàng ngày diễn ra khắp nơi, thì làm sao tìm được một phi cơ chịu chở hết số vàng dự trữ của một quốc gia ra nước ngoài với lời cam kết là mọi sự sẽ được bảo đảm an toàn"
Thế rồi một hôm ông Dan Ellennan, cố vấn kinh tế cúa tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Saigòn đến gặp tôi, và ông đưa đề nghị chính phủ V.N.C.H nên gởi hết ngay số trữ kim của ngân hàng quốc gia qua Hoa Kỳ. Tôi hỏi ông ta: "Nếu chuyển hết vàng này qua Mỹ như vậy thì khi VN chúng tôi cần, chúng tôi phải làm những thủ tục gì"" Ông ta trả lời rằng các ông phải xin phép chính phủ Hoa Kỳ. Nghe vậy tôi chẳng hỏi thêm gì nữa.
Sau đó ngày nào ông cũng đến làm áp lực tôi. Ông ta nói: "Hiện nay do đòi hỏi của tình hình nên ngày cũng như đêm, khi nào cũng có sẳn một chiếc phi cơ quân sự túc trực ở phi trường Tân Sơn Nhứt." Tôi phớt tĩnh. Sau đó tôi có nói: " ông nói thêm cho tôi biết đi. Hậu ý gì" Tại sao ông lại quá sốt sắng lo lắng muốn giúp chúng tôi chuyển vàng qua Mỹ"' Ông Ellennan đáp: " Ông biết chứ, dại mới để vàng lại ở Việt Nam; vì ngân hàng trữ kim có thể ăn bom." Tôi liền đáp: " Nếu ông nói rằng ngân hàng trữ kim sẽ bị tiêu hũy, thì tôi, tôi lại nghĩ rằng chỉ có khi nào toàn thể dân Saigòn bị tiêu diệt hết, lúc đó ngân hàng trữ lrứn của chúng tôi mới bị tiêu hũy. Bây giờ xem như chổ bạn bè quen biết nói chuyện với nhau thôi; xin ông cho tôi biết rõ hậu ý: tại sao phải chuyển hết vàng dự trữ đi" Tôi muốn biết bởi vì đối với tôi đó cũng là vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước chúng tôi."
Ông Ellemlan lại lập luận rằng chẳng qua đây cũng chỉ là vì để giữ cho số vàng dự trữ đó được nguyên vẹn thôi.
Sau khi ông Thiệu từ chức, ông Ellennan lại đến tìm gặp tôi. Gặp ông ta lần nầy tôi nói thẳng: "Nếu ông cứ nhất mực khẳng quyết rằng cái lý do độc nhất phải đem vàng qua Mỹ là chỉ vì sự an toàn mà thôi thì tôi chẳng tin được ông đâu. Nhưng nếu ông nghĩ rằng ông có làm được chuyện nầy thì xin ông cứ nói chuyện thẳng với tân Tổng Thống Trần Vãn Hương. Nếu như T.T.Hương ra lệnh cho tôi (nói đến đây tôi búng tay một cái) thì tôi chỉ có việc tuân hành thôi." Hôm sau ông Ellennan lại đến gặp tôi lần nữa; và lần này ông ta lại nói với tôi như thế nầy: " Bây giờ thì công chuyện đã ổn thỏa rồi, vì ông Đại Sứ của chúng tôi đã nói chuyện với Tổng Thống Thiệu, và T.T.Thiệu đã đồng ý." Nghe ông Ellennan nói vậy, tôi bèn đem nội vụ trình với tổng thống Trần Văn T.V.Hương. Tôi nói: "Như Tổng Thống đã biết, trữ kim ngân hàng quốc gia là sự tiêu biểu, tượng trưng cho một cái gì đó của đất nước. Dân chúng tin tưởng vào chúng ta. Đã mấy hôm nay ông cố vấn kinh tế tòa đại sứ Hoa Kỳ có đến bàn chuyện với tôi. Tôi có ý kiến là Tổng Thống không nên chấp nhận việc chuyển vàng qua Mỹ; bởi vì nếu dân chúng mà biết được rầng Tổng Thống mới lên cầm quyền được ba ngày mà Tổng Thống đã cho chuyển vàng ra nước ngoài thì đây sẽ là một thảm họa. Tân chínhphủ do Tổng Thống lảnh đạo còn đó, Tổng Thống còn đó, nền kinh tế quốc gia còn đó. Thế thì tại sao, tại sao ta lại phải chuyển vàng ra khỏi nước" Theo quan điểm chính trị của tôi thì đem vàng đi là cả một quyết định sai lầm và dại dột. Cho nên khi ông Ellemlan đề cập đến vấn đề nầy với tôi thì tôi có nói rằng thôi được rồi; để tôi trìnhvấn đề nầy lên Tổng Thống Hương."
Tôi vừa nói đến đây thì Tổng Thống Hương bảo ngay cho biết: " Từ trước đến giờ đâu có ông Mỹ nào đến đây""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.