Hôm nay,  

Buddha’s Child – Bản Tự Biện Cuối Đời Của Tướng Kỳ

11/11/200200:00:00(Xem: 4318)
LTS: Trong số những tướng lãnh, chính trị gia của Việt Nam Cộng Hòa, tướng Nguyễn Cao Kỳ là một trong những người tạo nhiều ấn tượng nhất đối với người Việt cũng như người ngoại quốc. Chỉ riêng chuyện ông trổ tài lái phi cơ sát mặt biển để tránh radar CS Bắc Việt, khiến khiến trùm tình báo Mỹ ở Việt Nam hồi đó là William Colby ngồi cạnh ông phải xanh mặt, khi trở về nói với báo chí, "Lần sau đi với Kỳ, tôi phải mang theo cần câu", cũng đủ đưa tên tuổi ông vô lịch sử của những phi công tài danh nhất nhì thế giới. Ông Kỳ cũng còn là người đàn ông hào hoa, bay bướm, sẵn sàng bỏ trăm ngàn quan để mua tiếng cười mỹ nữ. Tỷ dụ như chuyện, ông mang 200 ngàn quan Pháp định đi mua xe hơi, vậy mà chỉ vì khoái nụ cười của một ca sĩ xinh đẹp, ông liền chạy ra tiệm kim hoàn mua chuỗi hột xoàn tặng người đẹp. Nội câu chuyện này cũng đủ cho giới mày râu nổi tiếng giầu có và ăn chơi đệ nhất thế giới phải ghen tỵ với ông. Dĩ nhiên, quanh cuộc đời của tướng Kỳ còn có cả trăm huyền thoại đầy quyến rũ như vậy... Nhưng bên cạnh những huyền thoại đầy bay bướm, quyến rũ, ít ai biết được suốt 35 năm qua, trong sâu thẳm tâm hồn, ông Kỳ luôn luôn bị đau đớn, nhức nhối với nỗi uất hận, hối tiếc về một lỗi lầm: Đứng chung liên danh với ông Thiệu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1967. Và cũng ít ai biết được rằng, trong suốt 35 năm qua, tướng Kỳ vẫn luôn luôn tự hỏi, không hiểu vì lý do gì, cách đây 35 năm, trong khoảng "một phần mười ngàn giây đồng hồ, nhanh hơn nháy mắt", ông Kỳ đã đồng ý rút lui không ứng cử TT vào năm 1967. Theo lời của ông Kỳ, cho đến nay, sau 35 năm, điều đó vẫn còn là một bí hiểm đối với ông.("!)
Có điều, nếu nhìn vào những diễn biến của cuộc chiến VN trong suốt thời gian chiến tranh, đánh giá những nhân vật lịch sử VN trong đó có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tướng Kỳ trong bối cảnh của cuộc chiến tranh đó, đồng thời theo dõi thường xuyên những biến động của đất nước và con người Việt Nam trong 27 năm qua kể từ sau 1975, ta sẽ thấy tướng Kỳ quả thực đã thua xa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trên nhiều phương diện của một lãnh tụ. Và có lẽ, chính sự thua thiệt này đã tiềm ẩn một cách vô thức trong con người của tướng Kỳ, khiến ông, trong bất cứ cuộc tranh phong nào, cũng bị khớp, bị hạ cơ so với TT Thiệu, hoặc nếu có hơn cơ, cũng là cái hơn tạm thời bề ngoài do TT Thiệu lèo lái...
Để qúy độc giả có dịp nhìn nhận và đánh giá phần nào bản chất của tướng Kỳ, sau đây, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng qúy vị bài viết của Vũ Thụy Hoàng (Tác giả 2 quyển sách "Saigon tuyết trắng: Việt Nam tháng 4,1975” và “Quê hương thương ghét: Nỗi lòng người Việt hải ngoại”), trên báo Thời Luận, về cuốn sách tự biện của tướng Kỳ nhan đề "Buddha's Child", được viết bằng Anh Ngữ chung với Marvin J. Wolf dầy 376 trang do công ty St.Martin's Press in ấn và phát hành.

* * *

Cựu Thủ tướng Nguyễn cao Kỳ, người hùng từng chế ngự sân khấu chính trị Miền Nam Việt Nam giữa thập niên 1960, tự nhận đã phạm một lỗi lầm lớn nhất trong đời "mà tới nay ngày nào cũng hối tiếc. Lỗi lầm ấy là vào năm 1967 ông đã rút lui không ứng cử Tổng thống và sau đó đứng Phó Tổng thống trong liên danh ứng cử với Trung tướng Nguyễn văn Thiệu.
Theo ông Kỳ vào năm 1965-1967 với chức vụ Thủ tướng, ông đã nắm giữ hết quyền bính trong tay, điều hành guồng máy chính phủ, quyết định các vụ bổ nhiệm và thuyên chuyển, còn ông Thiệu là nguyên thủ quốc gia mà chẳng có quyền hành gì, chỉ có hư vị mà thôi. "Quốc trưởng Thiệu, một Trung tướng đã thi hành lệnh của tôi". Thiếu tướng Kỳ đã viết như vậy khi kể lại vụ ông ban hành quyết định cách chức Tổng trưởng Quốc Phòng của Trung tướng Nguyễn hữu Có rồi bảo ông Thiệu thi hành quyết định này.
Năm 1967 ông Kỳ có ý định ứng cử Tổng thống với tư cách đại diện quân đội và tin chắc ông sẽ thắng. Ông ngạc nhiên khi thấy Ông Thiệu loan báo cũng tranh cử. Thấy nguy cơ thất bại nếu quân đội có hai ứng cử viên đối địch nhau, một số tướng lãnh đã gặp riêng ông Thiệu để yêu cầu ông Thiệu đừng ra tranh cử. Trung tướng Nguyễn đức Thắng, người ủng hộ ông Kỳ đã gặp Trung tướng Thiệu để ngăn cản và hai người to tiếng "suýt đánh nhau" (theo sách của ông Kỳ viết).
Ông Kỳ và nhiều tướng lãnh trong Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia lúc đó họp bàn và quyết định cho tướng Thiệu giải ngũ, đưa đại tướng Cao văn Viên lên chức Quốc trưởng. Khi quyết định này sắp sửa được loan báo và thấy ông Thiệu "sắp khóc," ông Kỳ đột nhiên nói "Tôi sẽ trở về Không Quân. Các ông có thể cử Trung tướng Thiệu làm ứng cử viên Tổng thống."
Lời nói bất chợt trong khoảng "một phần mười ngàn giây đồng hồ, nhanh hơn nháy mắt" và đến nay vẫn còn là một bí hiểm đối với ông Kỳ, theo lời thuật của Kỳ. Ông cũng không hiểu tại sao ông lại quyết định như vậy. Ông giải thích có lẽ thấy ông Thiệu khóc và vì lòng từ tâm của con nhà Phật mũi lòng thương hại mà ông quyết định như vậy. Ông cho rằng nếu lúc đó ông ngậm miệng thì thế giới đã đổi khác.
Sau khi ông Kỳ cho biết không ra ứng cử, một số tướng lãnh đã yêu cầu ông đứng chung liên danh với ông Thiệu. Trung tướng Hoàng xuân Lãm đã bóc lon ra, nếu ông Kỳ không chịu đứng chung liên danh với ông Thiệu. Ông Kỳ rút cục đồng ý. "Đó là lỗi lầm lớn nhất trong đời tôi. Từ năm 1975 đến nay không một ngày nào mà tôi không hối tiếc".
Vụ ông Kỳ đứng Phó cho ông Thiệu làm nhiều người lúc đó ngạc nhiên. Sách báo hồi ấy như sau này thường cho rằng Mỹ thích ông Thiệu hơn Kỳ nên đã ngầm vận động để ép hai Tuống Thiệu Kỳ đứng chung với nhau. Tướng Kỳ phủ nhận điều này. Ông Kỳ cũng tự trách mình ngốc biết bao khi ông còn bỏ qua cơ hội khác vào lúc chót để ngăn chặn ông Thiệu làm Tổng thống.
Cuốn sách cũng tiết lộ rằng Ông Thiệu sau khi được ông Kỳ đứng chung liên danh, đã bị buộc phải ký một "mật ước" với nhóm tướng lãnh thuộc một Hội Đồng không phải Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia mà cũng không phải Hội Đồng Quân Lực. Chỉ tướng nào ký tên mới biết có mật ước và có Hội Đồng. Mật Ước định rõ hội đồng được chọn lựa úng cử viên ra tranh cử và ứng cử viên khi đắc cử rồi phải luôn luôn tuân hành đường lối của Hội đồng. Giữ chức chủ tịch của hội đồng bí mật này, ông Kỳ cho rằng ông có quyền hơn ông Thiệu.
Hẳn vì có mật ước này mà quyền hành và thế mạnh của ông Kỳ vẫn tồn tại nhiều tháng sau khi ông Thiệu đắc cử Tổng thống. Nội các đầu tiên dưới thời Tổng thống Thiệu do Thủ tướng Nguyễn văn Lộc cầm đầu, cũng như những chức vụ then chốt trong guồng máy chánh quyền, đều chịu ảnh hưởng của ông Kỳ. Nhưng mật ước về sau không còn hiệu lực. Khi đắc cử rồi, ông Thiệu có Hiến Pháp hậu thuẫn, đã dần dần không đếm xỉa gì đến mật ước. Ông Kỳ và nhóm tướng lãnh trong hội đồng tham gia “bí mật mật ước” không dám đem ra tiết lộ vì đi ngược quyền lợi Hiến Pháp, phản dân chủ, làm trò cười cho thiên hạ và Mỹ sẽ bất bình. Ở đây ông Kỳ nhìn nhận, ông đã thua mưu ông Thiệu.
Ông Kỳ cũng hối tiếc cả vụ ông không ra tranh cử với ông Thiệu năm 1971. Năm đó ông Kỳ bị Tối cao pháp Viện loại ở vòng niêm yết lần đầu vì không hội đủ chữ ký của các đại diện dân cử theo luật bầu cử, chỉ có hai ứng viên đối đầu là đương kim Tổng thống Nguyễn văn Thiệu và Đại tướng Dương văn Minh. Nhưng ông Minh sau đó rút lui vì cho rằng ông Thiệu đã bố trí sẵn bộ máy gian lận bầu cử. (Sự thực, khi thấy bất khả thắng, CS đã bí mật ra lệnh cho ông Minh rút lui để đẩy ông Thiệu vào thế độc diễn). Tối cao Pháp Viện được Thiệu vận động để tránh nạn độc diễn nên để lại tên ông Kỳ ứng viên Tổng thống. Nhưng ông Kỳ cũng rút lui mặc dầu được đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker đề nghị góp hai triệu mỹ kim vào quỹ tranh cử. Ông Kỳ cũng nói rằng nếu ông ra tranh cử thì ông cũng có cơ may thắng cử vì ông được lòng dân chúng và ông Thiệu không dám gian lận. Ông cũng viết ông Thiệu thắng cử năm 1971 đã định đoạt số phận của Việt Nam.
Cuốn sách nhiều trang đã mô tả ông Thiệu là người xảo quyệt, một chính trị gia một tay mưu mẹo nhưng không phải là một tay chiến đấu.
Theo ông Kỳ, ông Thiệu sợ ông cũng như sợ Mỹ “vì biết tôi có thể đảo chánh và bắn ông ta nếu ông ta làm nguy hại quốc gia”. Ông tố ông Thiệu là tay tham nhũng và bổ nhiệm tay chân vào những chức vụ kiếm nhiều tiền.
Cuốn sách ra đời 7 tháng sau ông Thiệu từ trần, nên độc giả không có dịp nghe lời đáp của ông Thiệu.
* * *


Là tự truyện, cuốn sách đã trình bày ông Kỳ là con người can đảm, dám làm dám nói, thích đương đầu với khó khăn, giỏi đối đáp với các tay chống đối. Ông phủ bác những từ gọi ông là đồ tể, giết trẻ con, hại phụ nữ. Ông nhận mình là "người không suy nghĩ nhiều”. “Thay vì bàn luận và tham khảo, tôi hành động".
Theo lời Kỳ thì nhiều lãnh tụ quốc gia qúy nể ông như quốc vương Tháilan, thủ tướng Úc đại Lợi, Tổng thống Tưởng giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, Tổng thống Đại hàn Phác Chung Hy cho tới Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, Richard Nixon, cả nghĩ sĩ William Fullbright nổi tiếng chống đối chiến tranh Việt Nam và Ngoại trưởng Henry Kissinger người đi thương thuyết đi tới hòa ước Paris năm 1973.
Ông Kỳ kể lại vụ ông cách chức Trung tướng Nguyễn chánh Thi, Tư Lệnh Quân Khu I và vụ ông đích thân chỉ huy cuộc hành quân chớp nhoáng để dẹp lực lượng chống đối Phật Giáo ở miền Trung năm 1966. Vì một số binh sĩ Mỹ không được thông báo nên suýt xảy ra cuộc đụng độ. Quân hai bên đã hờm súng sẵn và máy bay Việt-Mỹ đã quần thảo nhau trên trời. Đại tướng Lewis Walt tư lệnh Mỹ ở quân Khu I vội vã xin gặp Kỳ ở phi trường Đà Nẵng. Tướng Kỳ đã làm bẽ mặt tướng Walt bằng lời giảng giải về hệ thống chỉ huy khiến tướng Walt đổ mồ hôi hột.
Tướng Kỳ tự coi là: "lãnh tụ Việt Nam đầu tiên không tham nhũng, không làm giàu cho bạn bè hoặc gia đình, không nhận hối lộ, không buôn lậu". Ông lập luận rằng ông được toàn quyền sử dụng quỹ đen tương đương với 46 triệu Mỹ kim, cần gì phải buôn lậu. Ông kể các phi công Việt Nam thường mua hàng hóa như radio, đồng hồ về bán kiếm lời, nhưng có lần qua Singapore ông chỉ mua cho mẹ một chiếc radio mà thôi.
Ông cũng kể việc cách chức một Tổng Giám Đốc Hỏa Xa của người anh họ vì những bê bối tại Hỏa Xa, cũng như việc ông không bổ nhiệm một người bà con làm Đại sứ vì người đó không đủ khả năng.
Qua cuốn sách người đọc được biết tướng Kỳ là một phi công ưu tú và tài ba, từng đỗ đầu khóa học tại Marakech, từng tham gia những phi vụ nguy hiểm thả biệt kích ra miền Bắc Việt Nam thời Tổng thống Diệm. Ông đã trổ tài lái máy bay để tránh Radar của Bắc Việt bằng cách bay sà sà mặt biển khiến trùm tình báo Mỹ ở Việt Nam hồi đó là William Colby xanh mặt. Lúc phi cơ đáp xuống, Colby bảo ông Kỳ "lần sau đi với Kỳ, tôi phải mang theo cần câu".
Trong sách này viết cho biết Kỳ là tay mê gái, một tay ăn chơi hào hoa bay bướm. Hồi đi học lái máy bay ở Avord bên Pháp, ông thường cùng bạn bè đến Paris vào cuối tuần, lai vãng các hộp đêm, ăn xài rộng rãi nên được các tiệm gọi là "Hoàng Tử".
Một lần ông dành dụm được 200 ngàn quan Pháp, định mua xe citroen. Lúc đến hộp đêm được xếp ngồi hàng đầu sát sân khấu, thấy cô ca sĩ mới và xinh đẹp, ông liền chạy ngay đến tiệm kim hoàn mua chuỗi hột xoàn về tặng cô. Nhìn cô ca sĩ lên sân khấu đeo chuỗi hột xoàn, ông liền gọi champagne đãi hết mọi người trong tiệm. Sau đó ông dẫn cô đi chơi mấy nơi khác. Đến khi ông về, bạn bè mới hỏi xe thì ông nói tiêu hết tiền xe rồi.
Tại Việt Nam ông rủ cô chiêu đãi viên Hàng không Việt Nam đi chơi, nhưng cô mắc bận phải làm trên chuyến bay đi Đàlạt. Ông liền lấy khu trục cơ skyraider mà ông chưa hề lái thử bao giờ để theo chuyến bay Hàng Không Việt Nam đó, để phi cơ bay sát chiếc kia, hai cánh chỉ cách nhau vài phân khoảng 10 phút cho tới khi khuôn mặt xinh đẹp của cô chiêu đãi viên hiện ra cửa sổ phi cơ thì ông mới chịu bay về.
Lần khác ông lái trực thăng xà thấp ở khu đường Lê Lợi, quạt tung bụi và lá làm giao thông tắc nghẽn chỉ cốt cho cô bồ biết là ông đến trễ hẹn. Sáng sau Thủ tướng Nguyễn Khánh gọi ông Kỳ vào la lối và bảo tìm xem tên phi công nào gây náo loạn rồi bảo Trung tâm Saigon tống cổ nó ra khỏi Không Quân và nhốt tù nó. Khi nghe ông Kỳ trả lời "chính tôi mà", tướng Khánh liền đổi giọng "lại anh nữa! Anh làm gì ở đó vậy"" Kết quả là mọi chuyện bỏ qua, trong khi đó, tại Mỹ, John Sununu Tham Mưu Trưởng Tòa Bạch Ốc thời Goerge W. Bush bị mất chức vì dùng phi cơ của Tòa Bạch Ốc về thăm gia đình. Tổng Giám Đốc FBI William S. Sessions bị xa thải vì dùng công xa chở vợ đi mua sắm (năm 1993).
Cuốn sách "Buddha's Child" còn vài tiết lộ khác. Nhóm Tướng Lãnh Trẻ sau khi bị Đại Sứ Maxwell Taylor xài xể về vụ giải tán Thượng Hội Đồng Quốc Gia vào tháng 12 năm 1964 đã định cùng tướng Khánh mở cuộc họp báo để trục xuất tướng Taylor về nước. Cuộc họp báo chừng 10 phút thì Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon liền năn nỉ Đại tướng Khánh đừng đuổi Đại sứ Taylor đi.
Tướng Kỳ cũng tiết lộ chuyện động trời là khi vợ Ngoại trưởng Trần bửu Kiếm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị bắt giam về tội gián điệp, chính Colby CIA Mỹ liền đến năn nỉ Kỳ nói rằng bà ta bằng lòng làm gián điệp hàng hai.
Tướng Kỳ trong cuốn sách cho rằng ông được nhiều người yêu mến cả trong lẫn ngoài nước và ngay trong cả Cộng Đồng Việt Nam. Kỳ hy vọng "một ngày nào đó Việt Nam sẽ lại cần tôi". Ông cũng mong có một ngày được trở về nước để giúp kiến thiết quốc gia và xây dựng lại quê hương. Ông cho hay "sức khỏe rất tốt, năng lực còn cao, ăn uống vẫn như thời trẻ và cân nặng như hồi còn làm Tư Lệnh Không Quân." Ông hiện làm công việc tham vấn và thích chơi golf.
Vài sự sai lầm:
1.- "Tướng Nguyễn Khánh cầm quyền được 9 ngày thị bị phe Dương văn Minh đẩy đi. Khánh trốn khỏi Saigon và năm tuần sau trở lại nắm chánh quyền". Thật sự là sau khi hạ bệ Dương văn Minh, thì 9 ngày sau Nguyễn Khánh lập Nội Các, đặt Ông Minh làm Quốc Trưởng cho hư vị mà thôi. Bảy tháng sau tướng Khánh bỏ lên Đàlạt viện cớ dưỡng bệnh, sau những cuộc biểu tình xuống đường của sinh viên Phật Giáo, Công Giáo tiếp theo vụ Hiến Chương Vũng Tàu. Nguyễn xuân Oánh được cử làm Thủ tướng. Nhưng một tuần sau Tướng Khánh từ Đàlạt trở xuống Saigon nắm lại quyền, giải tán Tam Đầu Chế gồm có Dương văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần thiện Khiêm được thành lập trước đó một tháng.
2.- Tướng Kỳ cứu tướng Khánh trong vụ đảo chánh chống tướng Khánh. Khi tướng Khánh bị xe tăng đuổi ở Tân sơn Nhứt, tướng Kỳ đã kéo tướng Khánh lên máy bay chạy thoát trong gang tất trong lúc xe tăng đậu cản ở phi đạo. Đây là sự sai lầm. Xe tăng đậu cản ở phi đạo là do tướng Lâm văn Phát và Phạm ngọc Thảo vào năm 1965 tháng 2, chớ không phải cuộc đảo chánh của tướng Dương văn Đức vào tháng 9 năm 1964.
3.- Ông Trần văn Hương làm Thủ tướng tháng 12 năm 1964. Ông Hương được Thượng Hội Đồng cử làm Thủ tướng tháng 10 năm 1964, nhưng tướng Khánh và nhóm tướng Trẻ giải tán Thượng Hội Đồng thì bị Đại sứ Taylor kêu lên hết mà khiển trách, lúc đó không tướng nào nói tiếng Anh sõi ngoại trừ Nguyễn cao Kỳ.
4.- Tướng Cảnh Sát Nguyễn ngọc Loan bị thương vài ngày sau trận Mậu Thân. Thật sự tướng Loan bị thương khi Việt Cộng tấn công đợt 2 vào Saigon vào tháng 5 năm Mậu Thân.
5.- Tướng Kỳ lập trường Y khoa đầu tiên tại Việt Nam. Thật sự nơi này Kỳ nói sai sự thật vì ai ai cũng biết trường Y khoa lập đầu tiên tại HàNội và có từ thời Pháp.
6.- Quyển sách này nói đến bà Nhu Trần lệ Xuân mà Kỳ cho tên họ mới là Chương xuân Lệ (Trần văn Chương là cha ruột của Trần lệ Xuân)
7.- Ngoại trưởng Trần văn Đôn thật sự là Ngoại trưởng Trần văn Đỗ.
8.- Trưởng phái đoàn Việt Nam hòa đàm tại Paris là Phạm đăng Lâm chớ không phải Lâm văn Phát, Lâm văn Phát là tướng đảo chánh năm 1964.
Điều kỳ lạ là hai tháng trước khi sách của Nguyễn cao Kỳ tung ra "Buddha's Child" thì Hà Nội tung ra sách về Nguyễn cao Kỳ với nhan đề là "Tướng Râu Kẽm" dầy 423 trang, pha trộn óc tưởng tượng vào số sự kiện có thực của bối cảnh chiến tranh. Sách này viết theo nửa hư nửa thật nên không có sự giá trị nào về tài liệu. Sách này nói Ông Kỳ là một anh hùng hảo hán, ngổ ngáo, hiếu chiến, ăn nói trịch thượng và có duyên và gọi Ông Kỳ là "giặc nhà Trời."
Trong phần giới thiệu, cuốn sách này (sách Tướng Râu Kẽm) nói bao quát về tướng Kỳ có đoạn tướng Kỳ thổ lộ với bạn bè là "muốn trở về Việtnam sống những ngày cuối đời trên mảnh đất quê hương." Trong phần kết luận của cuốn sách viết "Tội phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc là tội bất lương nhất, ô nhục nhất và bị đời đời nguyền rủa". Hà Nội cho in cuốn sách này là do trùng hợp hay chủ ý"
Như nhiều cuốn tự truyện khác hay Hồi ký khác, cuốn "Buddha's Child" ngoài việc trình bày thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của tác giả, đã cho người đọc biết thêm nhiều về cá tính của Tướng Kỳ, đồng thời rọi thêm ánh sáng vào một số biến cố ở Việt nam trong khoảng giữa thập niên 1960.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.