Hôm nay,  

Chủ Nghĩa Toàn Cầu Và Khuôn Mặt Lưu Manh Của Nó (4)

08/08/200200:00:00(Xem: 3840)
Hầu hết những chính sách kinh tế mà Stiglitz chỉ trích đều tỏ ra quen thuộc đối với bất cứ người nào để ý chút xíu tới cơn chao đảo kinh tế gần đây tại thế giới đang phát triển (trong đó bao gồm cựu Liên Bang Xô Viết, và những xứ sở cựu vệ tinh của nó hiện đang cố lật ngược tình hình sau bao thập niên đi theo đường lối sai lầm của kinh tế xã hội chủ nghĩa):
-Xiết chặt túi tiền:
Một trong những chính sách tài chính truyền thống và có lẽ nổi tiếng nhất của IMF là khuyến cáo khách nợ của nó: cắt chi phí chính quyền (government spending), tăng thuế, hay là cả hai, cân bằng ngân sách và triệt tiêu nhu cầu vay nợ. Lý do mà nó viện ra, là: chính quyền tiêu xài hoang phí quá. Stiglitz phản pháo: IMF đã lật ngược lý thuyết kinh tế của Herbert Hoover, khi đặt để (imposing) những chính sách này tại những xứ sở đang ở trong cơn suy thoái trầm trọng, khi mà thâm thủng chủ yếu là do thu nhập cứ thế tuột thang; ông khẳng định tăng thuế chỉ làm cho sự việc thảm khốc thêm. Ông nhấn mạnh, cắt giảm chi phí chính quyền trên một số chương trình xã hội - thí dụ như hủy tiền trợ cấp thực phẩm cho những gia đình nghèo, như Indonesia đã làm theo lệnh của IMF vào năm 1998 - chỉ đưa đến kết quả là những cuộc xuống đường cướp thực phẩm.
-Tăng lãi xuất.
Nhiều quốc gia chạy tới cầu cạnh IMF chỉ vì họ gặp khó khăn ổn định tỷ giá đồng bạc nội địa. Một trong những đòi hỏi tiêu chuẩn của IMF là, tăng lãi xuất, như một cái mồi nhử dân chúng đem tiền đến ngân hàng ký gửi. Tác giả chứng minh ngược lại: Tăng lãi xuất chỉ làm tình hình càng xấu thêm, bởi vì sẽ đụng tới "con quỉ" lạm phát, và nạn xập tiệm phá sản của nhiều công ty.
-Giải phóng thương mại (Trade liberalization).
Ai mà chẳng hồ hởi, khi buôn bán tự do, thoải mái, ngoại trừ người làm ra những món đồ để đem bán. Hủy bỏ tariff, quotas, subsidies (quan thuế, cô-ta: hạn ngạch, bao cấp) và những hàng rào khác để tự do buôn bán... những biện pháp không giúp gì nhiều, bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện tuột thang, khiến những xứ sở phải chạy tới năn nỉ vay nợ IMF. Stiglitz chỉ ra cho thấy: tự do buôn bán bằng cách hủy bỏ hàng rào quan thuế... như trên chỉ khiến cho những nước "đang phát triển" khốn đốn thêm, bởi vì sẽ làm chết những doanh gia nội địa, một khi họ chưa đủ lực để mà ăn thua đủ với những doanh gia ngoại quốc.
-Giải phóng thị trường vốn.
Nhiều nước đang phát triển có hệ thống ngân hàng yếu kém, và có ít cơ hội cho người dân dành dụm tiến bạc. Như là một điều kiện để được vay nợ, IMF thường xuyên đòi hỏi, muốn nới rộng nợ, thì phải mở rộng hệ thống ngân hàng cho những định chế được sở hữu bởi những người nước ngoài, bởi vì họ sẽ làm tốt hơn việc huy động và sử dụng vốn dành dụm, tiết kiệm của người dân. Stiglitz khẳng định, những ngân hàng hữu hiệu của nước ngoài chỉ làm cho những ngân hàng trong nước sập tiệm, và những chủ nhân của chúng chẳng quan tâm gì lắm tới chuyện móc tiền túi ra cho vay, cho mượn, đối với những cơ sở do người dân trong nước làm chủ; và chuyện huy động sử dụng vốn không phải là vấn đề, bởi vì ngân hàng nội địa cũng có mức ấn định tiền lời rất cao cho người dân.
-Tư hữu hóa.

Bán ra cho người dân những cơ sở trước đây do nhà nước làm chủ, như công ty viễn thông, đường xá, cơ sở sản xuất đường, thép... là một trong những gợi ý chủ yếu của IMF trong hai thập niên mới đây, cả trong những nước kỹ nghệ hóa cũng như đang phát triển. Một trong những lý do đưa ra là, khi để cho tư nhân làm chủ, họ sẽ làm tốt hơn công việc quản lý. Lý do nữa là, những công ty như vậy có khi do nhà nước bịa đặt ra, công nhân là những người lãnh trợ cấp xã hội trá hình. Stiglitz khẳng định, tư hữu hóa cần thời gian và điều kiện chín mùi của nó, nhiều quốc gia chưa có hệ thống tài chính sẵn sàng đối đầu với việc chuyển nhượng như trên, và cũng chưa sẵn sàng đưa ra những giải đáp, hoặc đáp ứng cần thiết, nếu nói về cách ứng xử của người công nhân, một khi đương là công nhân viên nhà nước, bỗng chốc biến thành người chủ thực sự của, không phải đất nước, mà là cái nồi cơm của gia đình mình. Thật khó mà biết được, có bao nhiêu người dân VN đã là nạn nhân thuở giao thời bao cấp chuyển sang không còn bao cấp nữa, và liệu cái nạn tham nhũng hiện đang là quốc nạn có phải là hậu quả tất yếu của cái bóng ma thuở giao thời đó không. Liệu có thể giải thích quốc nạn trên, như là hậu quả tất yếu của thời gian theo đuổi cuộc chiến - và cùng với nó là bao cấp, là tất cả cho chiến trường, phần thưởng là chiến thắng - quá kéo dài, thời gian hưởng thụ lại quá ngắn, đối với thế hệ tham gia...". Đây chỉ là những câu hỏi gợi ý của người giới thiệu, nhưng trên thực tế, như Stiglitz chỉ ra, tại Liên Bang Xô Viết, tư hữu hóa khi chưa chín mùi, hậu quả là đưa tài sản quốc gia cúng cho đám mafia, một "giai cấp mới".
-Nỗi sợ mất nợ.
Một trong những ưu tiên số một trong chính sách của IMF, ngay từ những ngày khởi nghiệp lưu manh của nó, là, làm sao để đừng bị khách hàng xù, vờ đi cái chuyện trả nợ, và theo nó, cái chuyện xù đó chỉ là giả tưởng, nghĩa là không thể có chuyện như thế xẩy ra đối với Bá Kiến tân thời này, mặc dù không có một Chí Phèo ở trong tay. Nnhư Stiglitz khẳng định, đây là chuyện "nghiêm túc", IMF luôn luôn lấy được nợ (cộng với lời, lẽ tất nhiên!): As a formal matter, the IMF always gets repaid. Mỗi khi khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng không thể lấy lại tiến, họ bèn đề nghị nới rộng món nợ, nghĩa là chấp nhận khách hàng "tự nguyện" tái cấu trúc món nợ. Vấn đề xẩy ra là, theo Stiglitz, một khi IMF ban cho một "new credit", nhằm tránh chuyện xù nợ, lãi xuất của nó lẽ tất nhiên cao hơn lãi xuất cũ, và người dân lúc nào cũng nơm nớp với món nợ, và cùng với nó, là, thuế má sẽ tăng thêm lên mãi.
Tất cả những điều mà Stiglitz chỉ trích IMF như trong bảng liệt kê vừa nêu ra, thì cũng "xoàng thôi", và như vậy IMF chưa thể nào xứng đáng là một Bá Kiến tân thời được. Tác giả cũng biết như vậy, và ông tố thêm: những chuyện tôi vừa mới tố khổ IMF, là không phải ngẫu nhiên. Chúng là những câu chuyện thường ngày ở huyện, được IMF thi hành hoài hoài. Những chính sách kinh tế do IMF đề ra không phải là tình cờ. Chúng nằm trong một âm mưu lớn, tham vọng lớn, mà tác giả đặt tên cho nó là "Washington Consensus" (Sự Đồng Lòng, Nhất Trí của Hoa Thịnh Đốn). Chính cái này mới làm cho IMF trở nên nặng mùi, nếu không nói là, tởm lợm.
(còn tiếp).
Jennifer Tran giới thiệu (http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/index.html )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.