Hôm nay,  

Đất Nước Này Không Phải Của Riêng Các Anh!

17/02/200300:00:00(Xem: 4493)
LTS: Sau khi vi phạm Hiệp Định Ba Lê, cưỡng chiếm được Miền Nam, CSVN một mặt tăng cường vơ vét của cải qua chính sách đánh tư sản mại bản, mặt khác tìm mọi cách bần cùng hóa nhân dân cả nước, áp dụng chính sách đàn áp, trả thù, cải tạo và kỳ thị, đẩy người dân vào thế phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn, gom góp tiền vàng nộp cho cộng sản, để vượt biên tìm tự do. Không những vậy, trong thời gian 15 năm đầu kể từ sau 1975, CSVN còn tiếp tục theo đuổi chính sách thù nghịch đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, công khai vu cáo những người Việt tỵ nạn là “trộm cắp, du đãng, đĩ điếm, cặn bã của chế độ cũ”. Đến giai đoạn cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, Nga Xô cùng một loạt các quốc gia CS tại đông Âu sụp đổ khiến CSVN run sợ. Thêm vào đó, nền kinh tế của VN ngày càng lụn bại, suy sụp, trong khi tiềm lực kinh tế, chính trị và tri thức của cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với xã hội cũng như chính giới tại các quốc gia sở tại. Trước tình hình đó, CSVN liền khôn ngoan quyết định, bề ngoài chấm dứt chính sách thù nghịch đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, quay ra ve vãn với đủ những từ ngữ hoa mỹ và chính sách mồi chài, dụ dỗ. Từ hành động công khai “cướp nhà cửa” “cướp hãng xưởng, cửa tiệm, của cải” của người Việt hải ngoại trước đây, đến chính sách cho phép người Việt hải ngoại được mang tiền của về VN mua nhà cửa, đầu tư làm ăn hiện nay, là hai việc hoàn toàn mâu thuẫn, nhưng CSVN vẫn muối mặt, sẵn sàng làm để mưu cầu lợi nhuận.
Cũng nhằm mục đích thu hút ngoại tệ, coi người Việt hải ngoại là những “con bò sữa” cần phải vắt cho kiệt quệ, CSVN đã lợi dụng tình yêu quê hương đất nước, thương nhớ quê cha đất tổ và người thân của người Việt để lôi kéo người Việt hải ngoại về thăm VN. Để có thể bòn rút thật nhiều tiền bạc của người Việt hải ngoại, CS Hà Nội đã công khai thổi phồng gấp nhiều lần con số người Việt về thăm VN cũng như số tiền người Việt hải ngoại gửi về VN cho thân nhân. Mục đích của việc thổi phồng này là CS muốn tạo tâm lý “a dua” cho người Việt hải ngoại và ngụy tạo cho CS bộ mặt đổi mới. Tuy nhiên, bản chất cuả CS luôn luôn không thay đổi, và sự thật bao giờ cũng có tiếng nói riêng của nó. Bằng chứng, thời gian mấy năm gần đây, trong số những người Việt về thăm VN, càng ngày càng có nhiều người lên tiếng tố cáo sự thật thối nát, tệ nạn tham nhũng, bè phái, ức hiếp dân lành của chính quyền CS các cấp mà họ đã tai nghe mắt thấy khi về thăm VN.
Bài viết sau đây của anh Trần Ngọc Thành nhan đề, “Đất Nước Này Không Phải Của Riêng Các Anh!”, sẽ cho qúy độc giả thấy được bộ mặt hống hách và lố bịch của CSVN đối với những người CS mệnh danh là “khúc ruột ngàn dặm”. Qua bài viết, anh Trần Ngọc Thành, một người Việt quốc tịch Ba Lan, đã chỉ rõ một thực tế vừa mâu thuẫn vừa đau đớn xảy ra trên quê hương VN hiện nay: Một người Việt, mà CS Hà Nội vẫn bô bô coi họ là người mang quốc tịch VN, nay về thăm quê hương VN theo lời kêu gọi của CSVN, lại bị chính CSVN công khai sách nhiễu, đe dọa, ngụy tạo thư nặc danh để làm khó dễ. Hài hước hơn, trong khi CSVN sách nhiễu, hà hiếp người VN ngay trên lãnh thổ VN, thì người đứng ra chống lại sự hà hiếp đó để bảo vệ sự tự do và an ninh cho người Việt Nam đó, lại chính là viên lãnh sự người Ba Lan. Đọc bài viết của anh Trần Ngọc Thành, chắc chắn những người CSVN phải lấy làm hổ thẹn khi thấy chính trên quê hương VN, một người Việt Nam về thăm quê, lại được một nhân viên ngoại giao Ba Lan dặn dò: “Ông nên cẩn thận khi đi lại và ăn uống ở chỗ đông người. Ông nên nhớ đây là Việt Nam chứ không phải ở Ba Lan.” Bên cạnh việc tố cáo và vạch trần bộ mặt thật của CSVN, qua bài viết, anh Trần Ngọc Thành còn chia sẻ những kinh nghiệm giúp cho những ai, vì hoàn cảnh bắt buộc, phải về thăm quê hương, biết cách đối phó một cách chủ động, tự tin trước những hành động sách nhiễu, hù dọa của CSVN các cấp.

*

Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô

Câu ca dao ấy cứ luôn ám ảnh tâm trí tôi, lâu lắm rồi tôi mới lại về quê. Nghe tin tôi có ý định về, một vài người quen ngăn cản, "Anh điên à" Về làm gì" Muốn chết hay sao mà lại chui đầu vào rọ" Đừng có anh hùngrơm!"... Một số khác lại khuyên, "Cứ về đi. Đừng sợ. Cái mà họ mong muốn nhất ở chúng ta là sự sợ hãi. Bất kì một giai cấp thống trị độc tài nào cũng cố gắng để đạt được hai cái ở tầng lớp bị trị: sự ngu dốt và khiếp sợ. Anh không đơn độc đâu. Hãy về đi!"...
Cám ơn các bạn, những người đã lo lắng cho tôi, những người đã động viên tôi. Trước khi tham gia vào cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do cho đất nước, tôi đã xác định cho mình... "dấn thân vô là phải chịu tù đày"... Cũng như trước đây, thế hệ tôi gối đầu giường cuốn "Thép đã tôi thế đấy" với câu nói bất hủ của Paven Coóc-sa-ghin: "Cái quý giá nhất là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí". Thế hệ chúng tôi đã mang theo câu nói ấy ra trận, đã dùng máu của mình để bảo vệ, xây dựng nên cái chế độ mà đến bây giờ, vì nó, tôi cảm thấy "xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí".
Nhưng thôi, đó là chuyện của quá khứ. Lần này tôi về Việt Nam để thăm quê hương, người thân sau bao năm trời xa cách và cũng nhân dịp này kiểm nghiệm xem chính quyền sẽ đối xử ra sao với những người phê phán họ; suy nghĩ của dân chúng ra sao trước hiện tình đất nước và bè bạn cư xử với tôi ra sao khi những năm trước đây được công an thông báo tôi là phần tử bất mãn, chống đảng, chống nhà nước"
- Anh đừng gửi hành lí, chỉ nên xách tay những gì quan trọng nhất thôi. Cẩn thận kẻo họ cho người bỏ lén một gói heroin vào túi xách hay ba lô là anh dựa cột đấy!"
- Chú ý khi đi đường. Ở Việt Nam hằng ngày có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông. Nếu họ muốn, thì việc tạo ra một vụ đụng xe không có gì là khó khăn ca. Cứ nhìn gương bà Nông Thị Xuân đấy"...
Lại những lời lo âu chân thành.
Ôi, các bạn của tôi ơi! Đừng có quá bi quan như thế! Thế hệ những người cầm quyền thời Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ đã qua rồi. Tôi tin rằng thế hệ những nhà lãnh đạo Việt Nam bây giờ trẻ hơn, có học thức hơn, thì họ sẽ không chơi những miếng võ bẩn mang đày màu sắc lục lâm thảo khấu như những tay xã hội đen thời nào. Bây giờ chỉ có bọn khủng bố Al Qaeda mới giở cái trò đánh lén hèn hạ đó. Mà Việt Nam, theo tôi được biết, cũng đã hơn một lần bày tỏ thái độ ủng hộ thế giới văn minh, chống khủng bố. Lẽ nào"""
Đúng như dự đoán, tôi không gặp phải bất kì một khó khăn nào khi lên Đại sứ quán CS Việt Nam tại Ba Lan xin thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam cả. Tiếp tôi một cách rất lịch sự, ông trưởng phòng Lãnh sự bảo: "Anh phải chờ một tuần để chúng tôi điện về Hà Nội hỏi ý kiến về trường hợp visa của anh".
Khoảng một tuần sau, đang dạo phố phường Belgrad, ông trưởng phòng lãnh sự báo tin Hà Nội cho phép tôi được về Việt Nam và mời lên lấy visa. Thủ tục cấp visa nhanh gọn, duy chỉ có một điều gợi cho tôi một thoáng băn khoăn: Tôi không phải trả một đồng lệ phí nào. Mặc dù tôi được biết những người khác mang hộ chiếu Ba Lan đến xin thị thực vào Việt Nam đều phải nạp lệ phí" Như để giải đáp thắc mắc của tôi, ông trưởng phòng lãnh sự nở một nụ cười rất... ngoại giao: "Anh cứ về đi, khỏi tiền nong gì cả. Chúc anh may mắn!"
Tôi hơi áy náy, phỉ phui cái mồm của mấy chú đồng hương trẻ tuổi, khi biết chuyện tôi không phải trả lệ phí visa: "Rứa là anh toi rồi. Chuyến ni hắn cho anh vô tù đó. Mấy ai vô tù phải nộp lệ phí"". Tôi đã lường trước mọi khả năng và chuẩn bị cả khả năng xấu nhất. Tôi chọn cửa khẩu Tân Sơn Nhất để nhập cảnh.
- "Kính thưa hành khách, máy bay đang giảm độ cao. Chỉ còn ít phút nữa chúng ta sẽ hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất - Hochiminh City. Xin quí hành khách vui lòng thắt dây an toàn".
Tiếng loa êm dịu vang lên, đánh thức tôi dậy. Máy bay liệng mấy vòng để hạ độ cao, "Bục, bục!", hai tiếng trầm đục vang lên.
- Càng hạ rồi đấy! - Một vị khách trẻ măng ngồi cạnh tôi giải thích, vẻ thành thạo.
Trái hẳn với những gì mà các bạn của tôi lo lắng, không ai đe doạ, gây khó dễ cho tôi lúc làm thủ tục nhập cảnh. Viên đại úy biên phòng cầm quyển hộ chiếu của tôi với một vẻ quan tâm vừa phải, có thể do tôi cố tình không đánh dấu huyền ở tên tôi nên họ không nhận ra người cần chú ý.
Nhìn đám hành khách đang chen lấn, xô đẩy nhau để nhận hành lý trên băng chuyền, tôi cũng hơi tiếc là mình cẩn thận quá, không đem theo va ly, thành thử không mang được gì làm quà cho anh em bè bạn, ngoài mấy bộ quần áo duy nhất cho bản thân trong những ngày ở Việt Nam.
Sài Gòn đang mùa mưa. Trời đất âm u. Buổi chiều đầu tiên, nằm trong căn gác đìu hiu thoang thoảng mùi ẩm mốc của một khách sạn loại "nhiều sao", tôi khoan khoái nghe tiếng mưa quất xối xả vào cửa kính, có cả những hạt mưa táo bạo lọt qua kẽ nứt của kính cửa sổ bay vào chỗ tôi nằm. Trời mát lạnh, dễ chịu quá! Đương nhâm nhi vị đắng đầy quyến rũ của ly cà phê Ban Mê Thuột, thì có tiếng gõ cửa khe khẽ. Một cô gái trẻ lách cửa chui vào:

- Anh Hai có cần phục vụ gì thêm, tụi em sẵn sàng à nghen! - Rồi nhoẻn miệng cười tình tứ.
Tôi lắc đầu từ chối. Điều này tôi đã có trong danh sách "Những việc cần làm ngay" khi còn ở Việt Nam, bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể bị chụp hình, quay phim lén. Đặt chân xuống sân bay, tôi bắt đầu cảnh giác với tất cả mọi thứ.
Trong thời gian ở Sài Gòn, tôi cảm thấy tương đối tự do, nghĩa là không bị theo dõi, bám đuôi gì cả. Buồn cười cho mấy anh bạn vàng ở bên đó cẩn thận quá hóa lẩm cẩm. Đấy, rõ ràng là có ai động gì đến tôi đâu.
Sài Gòn bề bộn, ngổn ngang, náo nhiệt, bụi bặm. Hàng triệu chiếc xe máy các kiểu phóng loạn xì ngậu, còi inh ỏi . Nạn kẹt xe rất trầm trọng và phổ biến . Những cô gái Sài Gòn ra đường trùm khăn kín mặt để tránh cái bụi bẩn ô nhiễm, chỉ thiếu vài gã đàn ông râu quai nón xồm xoàm là bạn sẽ có cái cảm giác đang ở một nước Hồi giáo nào đó. Ngay ngày đầu tiên, tôi đã là nạn nhân của bụi bặm đường phố, mắt đau và bắt đầu sưng. Tôi tranh thủ đi thăm bạn bè, la cà ở các tiệm cà phê, hỏi chuyện những thực khách cùng bàn, chuyện gần, chuyện xa, chuyện làm ăn, chuyện xã hội.
Bạn cũ tôi có hai loại. Loại có chức vụ, giàu có, có nhà cho thuê, có đất chờ được giá, tiêu tiền chùa không cần đắn đo thì hể hả, mãn nguyện tự hào khoe có thằng bạn ở Thành ủy, có ông anh "kết nghĩa" ở trung ương, mày có cần gì không, tao giúp. Với loại này thì xã hội ngày nay là cơ hội ngàn vàng, thằng nào không tranh thủ đục khoét là dại, nhưng phải biết nhìn trước ngó sau, "kính trên nhường dưới", thằng nào tham, không biết điều thì "đi" sớm.
Loại thứ hai thì ngang tàng "... Đ.M., ngu như bò mà cũng làm chủ tịch, bí thư, thử hỏi thằng nào không tức"", "Tao sẵn sàng chạy xe ôm chứ đ... cần quỵ lụy chúng nó". Tôi hỏi tại sao ai cũng kêu ca, phàn nàn nhưng rất ít người đấu tranh" -"Cộng sản nó ác lắm mày ơi, lơ mơ là nó diệt, vợ con mất nhờ, thôi âu cũng là số phận của dân tộc đã gửi trứng cho ác..."
Nhìn gương mặt những người dân hối hả trầm tư, cau có, cảnh giác, tôi thấy mình như ở một nơi xa lạ, tôi chưa gặp một nụ cười nào tự nhiên, dù là ở cô nhân viên khách sạn. Tôi hỏi bạn bè về đám tang tướng Trần Độ, rất ít người biết. Người biết cũng rất mơ hồ. Thế mới biết chính quyền cộng sản đã thành công trong việc bưng bít thông tin. Chẳng có chương trình truyền hình nào mà không lặp lại nhiều lần câu "ơn đảng, ơn bác".
Phải năm ngày sau tôi mới có thể lên đường về quê. Bạn tôi làm việc ở sân bay, lấy vé máy bay cho tôi nhưng tôi từ chối. Tôi quyết định đi tàu hỏa Bắc-Nam để mục kích sự đổi thay của đất nước, để được chuyện trò với hành khách trên tàu.
Ngồi cùng buồng với tôi chỉ có dân miền Bắc: Một cụ già 80 tuổi, cựu chiến binh, lính đặc công; hai bà về hưu tuổi ngoài 60; một chị dân buôn và một cô gái trẻ người Thái Bình vào Sài Gòn làm "Ôsin". Các buồng khác cũng đủ thành phần, già có, trẻ có, đủ các tỉnh. Tôi có mang theo máy ghi âm nhưng không dám đưa ra vì sợ bị nghi ngờ, dễ bị ăn đòn nên đành phải ngồi chầu rìa, hóng chuyện. Không ai biết tôi là "Việt kiều". Những câu chuyện được nghe có thể tập hợp thành nhiều tập chuyện ngắn"
Ai bảo nước ta dân trí thấp" Vì rỗi hơi, chỉ có ăn và ngủ nên mọi vấn đề đều được đưa tranh cãi, sôi nổi nhất vẫn là vụ Năm Cam, họ khen Năm Cam giỏi, họ bình luận về cách làm tiền của hai loại cán bộ: lãnh đạo kinh tế, công an kinh tế thì bám vào các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. Loại khác thì dựa vào đám hình sự, xã hội đen, bảo kê chúng nó để chúng nó nuôi.
Ông già cựu chiến binh thỉnh thoảng thở dài: "Thế hệ chúng tôi đổ xương đổ máu để bây giờ chúng nó ăn cướp, chúng nó lộng hành, hở miệng phê phán thì chúng nó cho là phản động". Tôi hỏi cụ có biết tướng Trần Độ không" Cụ trả lời: "Tôi thuộc thế hệ Trần Độ, tôi biết tài ba và đức độ của ông ta, con người như vậy mà bị chúng nó khai trừ ra khỏi đảng, bị chúng nó đày đọa thì cái đảng này chỉ là đảng của mafia, đất nước này rồi sẽ lụi tàn, không còn đạo đức, nhân cách, với mấy thằng lãnh đạo thì chỉ có tiền, tiền".
Ông nổi cơn thịnh nộ và lấy khăn lau nước mắt. Ông vạch áo chỉ cho tôi xem những vết sẹo trên ngực ông, trên vai ông, ông bảo ông là con nhà võ, biết khí công, ngồi thiền nên mới sống đến hôm nay. Cô gái "Ôsin" liên lục bị nôn vì tàu lắc. Đường sắt Việt Nam vẫn giữ nguyên "bản sắc xã hội chủ nghĩa", vẫn là con đường độc đạo, đường tàu chỉ rộng 1,1 mét, khi tàu chạy tốc độ trên 60km/giờ, nằm trên tàu giống như người đánh võng.
Khúc ruột miền Trung vẫn vậy, đại đa số dân vẫn nghèo, dọc đường tàu còn rất nhiều xóm lều tranh... Dù được thông báo tại ga Sài Gòn là do lũ lụt, đường bị tắc, sẽ bị chuyển tàu, suốt chặng đường trên tàu không hề có thông báo là đến ga nào sẽ chuyển tàu. Hành khách tự tìm xuống ga để hỏi. Loa phóng thanh trên tàu thỉnh thoảng lại ré lên vài câu hát đứt đoạn rồi tắt lịm. Nhân viên đường sắt hình như tưởng hành khách điếc cả nên không cần phải chữa loa. Phục vụ ăn uống có tiến bộ hơn, cơm hộp có canh và thịt hoặc cá.
Đến ga Yên Trung đã 11 giờ đêm, hành khách được thông báo xuống ga để chuyển tàu. Từ Huế ra có khoảng chục ông Tây "balô". Hàng trăm hành khách ngồi nhấp nhổm trên sân ga, không ai biết là phải chờ đợi đến bao lâu, nhà ga im lìm, không một bóng dáng nhân viên đường sắt. Ngành đường sắt và ngành du lịch nói là hiện đại hóa nhưng đi tắt, đón tàu kiểu này thì mấy ông "Tây" cũng chỉ dám đến một lần... cho biết.
Hai giờ sau mới có đoàn xe ca đến đón ra Vinh. Cháu tôi đã chờ tại ga, 2 giờ 30 đến nhà anh chị, vẫn còn 80 cây số nữa mới về đến Quê. Sau cái ôm hôn rất chặt nghẹn ngào nước mắt bởi bao năm xa cách, bà chị gái lo lắng thông báo: mấy hôm nay công an đã rình rập ở nhà tất cả các anh chị em ruột thịt và họ hàng, những nơi mà tôi có thể đến trong thời gian ở Vinh. Tôi trấn an anh chị: Họ đến để bảo vệ mình, đừng lo lắng gì cả. Sau một giờ hàn huyên và ăn uống qua loa, anh chị bảo tôi đi nghỉ kẻo mệt.
Nằm giữa lòng Tổ Quốc, giữa Đất Mẹ thân yêu, tôi bồi hồi, thao thức: Bao giờ đất nước mình mới hết đấu tranh giai cấp" Bao giờ giữa anh em bè bạn mới hết phân biệt địch ta" Đảng CS dạy nhân dân phải luôn luôn nâng cao cảnh giác đập tan âm mưu địch, đập tan âm mưu "diễn biến hòa bình". Tôi bỗng dưng trở thành "địch" của anh tôi, của chị tôi, của bạn bè tôi, của bà con làng xóm tôi. Lực lượng công an canh phòng tôi để tôi không được "diễn biến hòa bình" với những người thân, với những người ruột thịt.
Tôi buồn cười mà lòng tê tái. Ngồi trên xe ca lắc lư về Quê Mẹ, tôi tranh thủ ngắm nhìn đồng rộng, núi đồi:
Sau bao năm xóm làng vẫn thế
Vẫn người dân vất vả quê tôi
Vẫn một nắng hai sương vật lộn với đất trời
Con đường nhỏ vẫn lõm, lồi, cát bụi.
Quê tôi trước đây nổi tiếng với dòng Lam trong xanh, với trường Huỳnh Thúc Kháng, với đình Phúc Hậu, đình Nhân Trung, đền Quả Sơn, Chùa Bà Bụt... Năm 1976 đảng bắt dời dân lên đồi để "điện khí hóa" dưới sức mạnh của "chuyên chính vô sản". Những vườn cây ăn trái tốt tươi chỉ trong một tuần là không còn bóng dáng. Hàng trăm ngôi nhà được dựng chênh vênh trên 199 quả đồi, dân quê tôi được "khỉ hóa". Thời đó, dân ngoài Bắc cải biên câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý để tặng quê tôi: "...Làng ta di động để ruộng không ai cày, cho cỏ chăng dây, cho đói nghèo về thôn xóm..., ta nghe trong đó ăn cơm là chuyện la". Làng tôi chỉ còn lại ông bà già và trẻ nhỏ, lớp lớp thanh niên lần lượt ra đi, trừ một số rất ít vào đại học, phần lớn ra Bắc vào Nam tìm việc làm, lặn lội sang "Tây" để "cày", để vào các trại tỵ nạn. Cán bộ xã hầu hết là lớp con cháu, anh em. Tôi thường xuyên đóng góp xây dựng xã nên họ hiểu tôi, biết tôi, nếu nói tôi là phản động có vẻ hơi kỳ. Trưởng công an xã đến thăm và chỉ yêu cầu ông anh tôi đưa hộ chiếu của tôi ra trình, họ nói với anh tôi: "Hộ chiếu của bác toàn chữ tây, chúng cháu không đọc được".
Tôi thăm mộ mẹ tôi, quỳ rất lâu trước mộ mẹ, xin mẹ tha thứ vì khi mẹ ốm đau, mẹ mất tôi không về được. Thăm mộ cha tôi, thăm mộ tổ tiên ông bà. Tôi đi thăm mẹ vợ ốm nằm một chỗ hơn ba năm nay, thăm anh rể ốm nặng, thăm bà con làng xóm. Tim tôi thổn thức, đến bao giờ quê tôi mới thoát khỏi cảnh nghèo.
Biết tin chú em họ cán bộ công an huyện về nhà ngày chủ nhật, tôi tranh thủ đến thăm và không bỏ lỡ cơ hội "diễn biến hòa bình" với chú em. Gia đình này rất thân và rất quý tôi nên tôi không sợ. Năm ngoái công an tỉnh có đến "thăm" anh tôi, được chú em đón tiếp. Chuyện trò gần ba tiếng đồng hồ, chú em nghe rất chăm chú, hình như những thông tin này chú chưa bao giờ được nghe, chú nói với tôi chân tình: “Em rất lo cho anh, những chuyện này anh có nói với ai không"” Tôi trả lời, tôi nói với những người cần nói và những người biết nghe như chú. Chia tay tôi, chú nhắc tôi cẩn thận.
Mấy ngày sau tôi lại xuống Vinh thăm bạn bè và cơ quan cũ. Đã mười mấy năm trời nhưng họ vẫn nhớ tôi, thân thiết với tôi, có người ở xa ba bốn chục cây số vẫn đến. Họ tổ chức tiệc tùng, bia rượu, hát karaoke. Một phó giám đốc dành hẳn hai ngày trời dùng xe máy chở tôi đi. Tôi hỏi các bạn:
- Chúng mày không sợ à"
- Sợ đếch gì, năm ngoái chúng nó đã về điều tra lý lịch mày ở cơ quan, tung tin mày thế này, thế nọ, chúng tao nghe chỉ cười.
Tuy nhiên, một vài đứa là cán bộ cấp cao hơn thì sợ. Khi nghe tôi gọi điện vội vã trả lời: “Mày đang bị công an theo dõi, hãy cẩn thận, tao bận không đến được.” Tôi hiểu các bạn đó "bận" gì! Biết lực lượng "bảo vệ miễn phí" lại thường xuyên bám sát, tôi đùa: Chúng mày cứ chuyện trò ăn uống thoải mái, đã có người trông xe. Tôi lại tranh thủ "diễn biến hòa bình" tiếp, phổ biến thông tin...
Đa số có nghe lén đài BBC như những năm "kháng chiến", một vài đứa có đọc Trần Khuê, Hà Sĩ Phu qua các bản copy, tâm đắc nhưng không dám phổ biến, tức tối và chửi đổng nhưng không dám công khai. "Chúng nó chó chết lắm mày ơi. Còn vợ, còn con, chúng nó cho vào Nghi Kim (trại tù ở xã Nghi Kim) vài tháng là toi đời".
- Chúng mày có biết nhóm "dân chủ" Hà Nội, có biết đám tang Tướng Trần Độ không"
- Có biết, có nghe, nhưng chỉ nghe và biết thế thôi, đ... thằng nào dám nói.
-Nếu có một lực lượng dân chủ trong nước đứng lên kêu gọi, chúng mày có dám ủng hộ không"
- Biết là chúng nó phá hoại đất nước, tham nhũng, ăn cướp, nhưng chúng nó có súng, dùi cui và nhà tù, dân chúng chỉ biết than ngắn, thở dài.
Nói thì nói vậy thôi, trong số bạn bè cũ ở đây cũng có nhiều thằng đục khoét. Số tiền chúng nó chiêu đãi tôi hôm qua, hôm nay tôi biết đó là tiền "chùa". Nói gần, nói xa chúng nó chống chế:
- Ở trong cái guồng máy này, không "ăn" không được, không ăn thì không có tiền để "cống" bọn cấp trên, nếu thiếu thứ đó thì chỉ có đứng đường, nếu mày ở nhà cũng thế thôi. Tất cả cán bộ đương chức từ thấp đến cao thằng nào cũng đểu, đểu nhiều, đểu ít, đểu có lương tâm và đểu không có lương tâm. Mày thấy không, ở Hà Nội, Sài Gòn nổi tiếng về vụ Năm Cam với các ông ủy viên trung ương, nghe đâu còn có các ông cao hơn nữa, tỉnh ta năm ngoái nổi tiếng về vụ Mặt Trận Tổ Quốc lấy tiền dân ủng hộ đồng bào bị bão lụt chia nhau, có sao đâu. Mấy thằng cắc ké vào tù một thời gian rồi được ân xá, về rung đùi hưởng lộc tuổi già, mày đúng là thằng từ mặt trăng nhảy xuống...
Tôi uống ngụm bia để cố nuốt miếng thức ăn đang nghẹn ở cổ. Chỉ ngôi nhà cao tầng tối om từ trên xuống dưới hắn tiếp tục:
- Đó là khách sạn Phương Đông, công trình, "đề án" của Hồ Hữu Hùng chủ tịch tỉnh. Thành phố bằng bàn tay mà mười mấy khách sạn, chẳng hề có khách nhưng vẫn tiếp tục xây. Cứ có "đề án" là có tiền, bên A, bên B chia nhau rủng rỉnh, thằng dân là cái đinh gi. Không kể biệt thự, đất đai, riêng tiền mặt gửi ngân hàng, chủ tịch tỉnh 13 tỷ, bí thư tỉnh ủy 15 tỷ. Khi dân biết, dân thắc mắc chủ tịch liền xuất mấy trăm triệu, mua một "chân" ở Bộ Tài chính, bay ra Hà Nội an toàn.
Tôi ngẩn mặt, không biết nói gì hơn.
Giữa trung tâm thành phố Vinh đang thực hiện một công trình: Đắp núi nhân tạo và dựng tượng "bác" Hồ cao mấy mét. Tên tuổi "bác" được đám môn đồ khai thác triệt để , công trình nào đã gắn tên "bác" thì phải được thi hành, chi phí, tốn kém bao nhiêu chỉ có "bác" biết: đường Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm Hồ Chí Minh... Thằng nào dám cãi, dám chống"""
Ở Vinh một tuần, tôi ra Hà Nội, thăm bạn bè và những người thân. Tàu đêm, đến ga Hàng Cỏ lúc sáu giờ sáng, phía trong ga, đám tài xế taxi săn đón, ở cổng ra cánh xe ôm đủ các kiểu mời chào, đủ giọng miền Trung, miền Bắc, đứng gần rìa đường là các bác xích lô. Tôi chọn một bác xích lô già dáng khắc khổ nhưng hiền từ để có cơ hội giúp bác. Vẫn còn nhiều thời gian, tôi bảo bác chở tôi dạo phố.
Hà Nội buổi sáng xe cộ thưa hơn, tiết trời vào thu mát dịu, thoang thoảng mùi hoa sữa. Đến phố Lý Thường Kiệt tôi đề nghị bác xích lô đổi chỗ vì ái ngại quá, ai lại để một thằng trẻ hơn bắt ông già gò lưng đạp. Bác xích lô không đồng ý, bác bảo tôi không quen phố, lỡ công an phạt, giữ xe thì phiền cho bác. Lượn một vòng các phố, sợ bác tài mệt, tôi bảo bác chở về khách sạn Nam Ngư. Chủ khách sạn là một cán bộ về hưu, vui vẻ và điềm đạm: "Anh yên tâm, ở đây an toàn tuyệt đối". Sau khi ăn sáng một quán phở gà gần đó do bác xích lô giới thiệu, tôi đánh một giấc ngon lành. Gần hai giờ chiều chuông điện thoại làm tôi thức giấc: “Anh có khách". Quái, tôi đã gọi điện báo tin cho ai đâu" A, chắc là “họ”. Họ muốn đánh nhanh, bất ngờ để tôi không kịp đối pho. Tôi chủ ý dềnh dàng không xuống ngay, thử tính kiên nhẫn của họ, xem họ có cáu tôi không. Hơn nửa tiếng sau tôi xuống, hai người khách: một già độ tuổi gần 50 mặc thường phục, một trẻ, tuổi độ dưới 30, sắc phục công an mang lon trung úy.
Ông khách già hơn vồn vã:
- Chào anh, anh mới ở Ba Lan về.
Gớm, nghe cứ như thể bạn tôi lâu ngày gặp lại. Tôi lạnh lùng:
-Xin lỗi, các anh là ai" Tôi không quen.
- Chúng tôi ở Bộ Công An, được lệnh mang giấy mời đến cho anh. - Viên trung úy vội vã mang phong bì có dấu của Bộ Công An đưa cho tôi.


Tôi đọc. Tôi được Bộ Công An mời lên làm việc ở phố 40 Hàng Bài vào lúc 8 giờ 30 ngày 1 tháng 10. Việc gì đến, đã đến. Tôi nói với hai người “khách”:
- Chuyến về Việt Nam lần này tôi không có ý định, không có chương trình làm việc với cơ quan nào cả, kể cả Bộ Công An. Trong tờ khai để xin thị thực tôi đã ghi rõ mục đích chuyến đi và đã được phòng lãnh sự Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ba Lan cấp thị thực, sau thời gian một tuần chờ ý kiến của Bộ Công An.
- Giấy mời của Bộ Công An, anh phải đến, nếu không sẽ bất lợi cho anh. - Ông khách giải thích.
Thực ra tôi có quyền không đến mà họ chẳng làm được gì tôi. Tôi mang hộ chiếu nước ngoài, được cấp thị thực về thăm thân nhân, du lịch giống như những ông Tây, bà Đầm khác. Nhưng đây cũng là mục đích của chuyến về quê, thử xem họ nắn gân mình ra sao. Lời qua tiếng lại với hai ông khách này chỉ thêm mất thời gian, tôi trả lời đồng ý và ký vào bản giấy mời copy. Sau khi họ về, tôi lên phòng riêng phác họa cho mình kế hoạch đối phó.
Tôi cân nhắc kỹ và quyết định gọi điện cho Đại Sứ Quán Ba Lan tại Hà Nội. Ông Trưởng phòng lãnh sự mời tôi lên nói chuyện. Tôi đi xe ôm lên sứ quán. Ông Đại sứ và trưởng phòng lãnh sự chờ tôi. Sau cái bắt tay rất chặt, họ mời tôi dùng trà và bánh ngọt. Tôi trình bày ngắn gọn, tôi là một trong những người Việt và Ba Lan gốc Việt ở nước ngoài, chủ trương đấu tranh cho nền dân chủ thực sự tại Việt Nam. Ở Ba lan chúng tôi phát hành tờ báo Đàn Chim Việt bằng tiếng Việt, phổ biến rộng rãi tại Ba Lan, Tiệp và nhiều nước khác... Về nước lần này, tôi liên tục bị công an theo dõi, khi vừa đặt chân đến Hà Nội là có giấy mời của Bộ Công An.
Sau khi hội ý với ông Đại sứ, ông bí thư thứ hai đề nghị tôi để hộ chiếu lại tại Đại sứ quán.
- Như thế an toàn hơn - ông nói - Ngày mai đúng 8 giờ xe của chúng tôi sẽ đến đón ông đi làm việc. Ông nên cẩn thận khi đi lại và ăn uống ở chỗ đông người. Ông nên nhớ đây là Việt Nam chứ không phải ở Ba Lan.
Tôi cám ơn ông và về khách sạn.
Đúng 8 giờ sáng, xe Đại sứ quán chở ông lãnh sự đón tôi đến cơ quan Bộ Công an ở phố Trần Bình Trọng. Sự có mặt của nhân viên sứ quán Ba Lan đi cùng tôi gây nên một sự bất ngờ không hề thú vị đối với các cán bộ công an. Phòng "làm việc" được chuẩn bị vội vã, không hề có nước nôi. "Làm việc" với tôi có bốn người: hai người mặc thường phục cỡ tuổi 48-50 tự giới thiệu là Hường và Triệu, không giới thiệu chức vụ. Triệu đã đến khách sạn hôm qua để đưa giấy mời cho tôi. Một người mang quân hàm thượng tá, không giới thiệu tên và viên trung úy đã đến khách sạn.
Tôi mở đầu trước:
- Xin các anh cho biết mục đích và tính chất của buổi làm việc hôm nay. Tôi về nước lần này chỉ để thăm thân nhân và du lịch, không có chương trình này.
Hường trả lời tôi:
- Anh có đơn tố cáo ba vấn đề: về nước bằng giấy tờ giả, buôn bán heroin và tổ chức người vượt biên trái phép.
Tôi hỏi lại:
- Đơn do ai gửi, có địa chỉ người gửi, và có chữ kí không"
Hường trả lời:
- Không có.
- Vậy đó là thư nặc danh"
Im lặng. Tôi dịch lại nội dung trên cho ông lãnh sự, ông ta nhún vai và nói:
- Ở Ba Lan, và theo tôi hiểu ở các nước khác cũng vậy, thư nặc danh không có giá tri. pháp lý, càng không bao giờ là cái cớ dễ gây phiền hà cho công dân.
Tôi hỏi tiếp:
- Chắc thư này là do các anh bịa ra để lấy cớ" Các anh có thể cho tôi xem nội dung"
Hường:
- Không, chúng tôi không bịa, chúng tôi sẽ cho anh xem sau buổi làm việc.
Tôi hỏi:
- Các anh có tin điều đó không"
Im lặng. Ông lãnh sự:
- Hộ chiếu ông Thành do chúng tôi cấp, việc thật hay giả chúng tôi có khả năng kiểm tra hơn các ông.
Dường như sự có mặt của ông lãnh sự làm cho họ không tự chủ, bối rối khi làm việc với tôi nên viên thượng tá nói với ông lãnh sự:
- Đây là việc riêng giữa bộ Công An với ông Thành, ông có thể về nghỉ để chúng tôi làm việc với ông Thành.
Ông Lãnh sự ngạc nhiên:
- Ông Thành là công dân của đất nước chúng tôi, chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ, những vấn đề các ông nêu ra là rất nghiêm trọng, chừng nào chưa có kết luận rõ ràng tôi vẫn phải ở đây.
Ông Thượng tá:
- Đề nghị ông Thành cho chúng tôi kiểm tra hộ chiếu.
Ông Lãnh sự:
- Hộ chiếu của ông Thành không có vấn đề gì, chúng tôi cấp, chúng tôi biết.
Ông Thượng tá:
- Chúng tôi kiểm tra visa, đó là visa do phía Việt Nam cấp.
Ông lãnh sự:
- Tại sao các ông không kiểm tra qua sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, các ông có thể gọi điện, fax, email"
Lúng túng và im lặng. Tôi nói:
- Tôi qua cửa khẩu đàng hoàng, có lính biên phòng của các anh kiểm tra, chẳng lẽ các anh không tin tưởng cảnh sát cửa khẩu của các anh"
Chừng như để tôi phiên dịch không lợi lắm, ông thượng tá hỏi ông lãnh sự có biết tiếng Anh không" Ông lãnh sự trả lời:
- Có.
Ông thượng tá giải thích bằng tiếng Anh (tuy không chuẩn lắm) rằng tiếng Việt có nhiều dấu, gây khó khăn cho việc kiểm tra. Ông lãnh sự:
- Tiếng chúng tôi cũng có nhiều dấu. Vấn đề là cách thức lưu giữ hồ sơ.
Trong khi chúng tôi "làm việc", Triệu lấy máy ảnh bấm lia lịa, tự nhiên như không. Tôi phật ý:
- Anh chụp ảnh mà không hỏi ý kiến tôi, theo phép lịch sự như thế là không được, tôi không đồng ý.
Triệu cười xuề xòa:
- Chụp mấy kiểu kỷ niệm(") thôi mà.
Thấy việc tranh cãi thủ tục kéo dài thời gian, tôi đề nghị ông lãnh sự về sứ quán lấy hộ chiếu. Tôi biết thực chất họ muốn gì, tôi sẽ ở lại làm việc với họ. Ông lãnh sự đồng ý.
Sau khi ông lãnh sự ra khỏi phòng, tôi nói: “Các anh ngại "người ngoài", bây giờ chỉ có "ta" với nhau các anh vào thẳng vấn đề đi, tôi còn có nhiều người quen, chưa đi thăm được ai, còn lại ít thời gian lắm.”
Hường: “Đã lâu anh không về"”
Tôi: “Vâng, đã lâu.”
Hường: “Ở bên đó chắc anh viết nhiều"”
Tôi: “Khả năng tôi có hạn nên viết được ít, chỉ khi nào cần thôi.” - Vì chưa xác định được đối phương sẽ dẫn tôi đi đâu nên tôi trả lời thăm dò.
Hường: “Anh có còn quốc tịch Việt Nam không"”
Tôi: “Điều đó chắc các ông biết rõ, tôi về nước bằng hộ chiếu Ba Lan có thị thực do phòng lãnh sự Việt Nam cấp.”
Hường: “Anh có bút danh Trần Minh rất hay.”
Tôi: “Tên tôi là Trần Ngọc Thành.”
Hường: “Anh viết nhiều bài hóc búa, đặc biệt là bài "71 năm tồn tại" phủ nhận sự lãnh đạo của đảng.”
Tôi: “Tôi viết những gì tôi cảm thấy có lợi cho đất nước.”
Hường: “Chắc anh hay ra nước ngoài"”
Tôi: “Đúng, tôi hay đi, vì công việc và thỉnh thoảng đi thăm bạn bè”.
Ông thượng tá: “Anh có nhiều bạn bè ở Pháp và Mỹ không""
Tôi: “Có, tôi có nhiều bạn bè ở Pháp, Mỹ, Úc, Tiệp, v.v.”
Hường: "Họ có đến Ba Lan không""
Tôi: “Có, một số người có đến.”
Hường: "Chúng tôi biết, anh có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, anh nên viết những gì có lợi cho đất nước".
Tôi: “Không dám, tôi chỉ là người bình thường, khả năng có hạn, tuy nhiên tôi cố gắng theo lời khuyên của các anh, viết những gì mà tôi cảm thấy có lợi cho đất nước...”
Cuộc nói chuyện tiếp tục cho đến khi ông lãnh sự mang hộ chiếu của tôi đến.
ÔÂng lãnh sự: "Đây, hộ chiếu của ông Thành đây, đề nghị các ông kiểm tra".
Ông thượng tá: "Ông có thể chờ ngoài xe ôtô được không" Lúc nào kiểm tra xong chúng tôi sẽ báo".
Ông lãnh sự: "Tôi chờ ở đây, các ông kiểm tra với sự có mặt của tôi".
Ông thượng tá cầm hộ chiếu của tôi, lật tất cả các trang: "Ông Thành đi nhiều quá".
Tôi: “Vâng, tôi đi nhiều và tôi mong tất cả mọi người Việt Nam cũng được tự do đi lại như tôi.”
"Cuộc kiểm tra" kéo dài không đầy hai phút, viên trung úy giở trang có visa vê vê như thử tờ giấy bạc và bảo visa thật, không có vấn đề gì.
Ông Lãnh sự: "Các ông đã thỏa mãn chưa""
Im lặng. Suốt cuộc nói chuyện không hề có nước uống. Tôi khát và hình như ông lãnh sự cũng khát. Tôi mở ví rút tiền: "Nhờ các anh mua giùm chai nước khoáng để tôi tiếp ông lãnh sự, ông ta là cán bộ ngoại giao".
Triệu: "Chết, chết, mải làm việc chúng tôi quên".
Nước khoáng được đưa ra, tôi rót mời ông lãnh sự, tôi cũng uống cho đỡ khát sau đó đứng dậy: "Xin phép các anh thời gian nói chuyện cũng đã dài, các anh đã kết luận giấy tờ của tôi, không có vấn đề gì, thư tố cáo chỉ là trò vu cáo, tôi đề nghị và xin các anh cho tôi xin bức thư tố cáo để làm kỷ niệm".
Hường: "Anh có thể đọc qua nhưng chúng tôi phải giữ lại".
Ông ta cầm lướt qua cho tôi đọc, thư viết bằng máy vi tính, chắc chắn là do họ đạo diễn. Triệu yêu cầu tôi ký vào biên bản buổi làm việc được viết trên mẫu giấy in sẵn. Tôi đề nghị phải được đọc lại, sửa chữa những chỗ không chính xác nếu có và yêu cầu được giữ một bản. Hường và Triệu hứa ngày mai sẽ đưa cho tôi (nhưng họ đã không thực hiện lời hứa).
Hường nói: "Còn nhiều vấn đề muốn trao đổi với anh, nhưng hôm nay làm việc đã nhiều, mặt khác có ông lãnh sự nên không tiện nói, đề nghị anh dành một buổi khác để làm việc riêng với chúng tôi, có thể là ở nhà khách Bộ Công An, ở đó rộng rãi hơn và có đủ tiện nghi".
Tôi trả lời: “Theo tôi buổi làm việc hôm nay như thế là đủ, tôi còn rất ít thời gian.”
Hường: "Nhưng chúng tôi còn nhiều vấn đề muốn tiếp tục làm việc".
Tôi: “Việc này tôi cần trao đổi với Sứ Quán Ba Lan.”
Chúng tôi ra xe, ông lãnh sự đưa tôi về khách sạn và không quên dặn tôi phải luôn luôn cẩn thận, đề phòng. Tôi cám ơn sự nhiệt tình, chu đáo của ông. Tôi thực sự cảm động trước tấm lòng của những người "ngoại quốc". Với tôi, đây vẫn là đất mẹ thiêng liêng, là máu mủ, ruột thịt. Những câu ca dao cổ của tổ tiên lại hiện rõ trong tôi "Bầu ơi, thương lấy bí cùng... Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau". Mẹ Việt Nam ơi! Những đứa con của Mẹ vẫn tiếp tục đá nhau, Mẹ đâu có dạy đàn con của Mẹ vậy. Nếu không có sự chứng dám, can thiệp của các ông "ngoại quốc", chắc gì tôi đã về đây trọn vẹn. Hộ chiếu của tôi có thể bị giữ lại vì "khả nghi", tôi có thể bị tạm giam vì cái thư "nặc danh" kia. Quyền lực trong tay, họ tự cho phép mình muốn làm gì thì làm. Họ nghĩ rằng tôi vẫn là con dân dưới quyền họ. Họ nghĩ rằng có sức mạnh trong tay thì không cần lịch sự, không cần phép xã giao. Những cán bộ "đối ngoại" của đảng như vậy, những cán bộ "đối nội" sẽ đến mức nào" Tôi phần nào thông cảm với những đứa bạn tôi, nhưng chẳng lẽ cả dân tộc đều khiếp sợ"
Suốt đem tôi thao thức, những tình cảm trái ngược đan chen: Ở trung tâm thủ đô Vác-sa-va có "vương quốc" nhỏ của người Việt với trên chục ngàn người, có đầy đủ các thứ từ lòng lợn, tiết canh, rau thơm, bún chả. Nước Tiệp chỉ gần chục triệu dân nhưng có mấy chục ngàn người Việt sinh sống, rồi nước Đức, Hungari. Nếu giữa thủ đô ta có một chợ "Tây" đông như vậy, thử hỏi tồn tại được mấy ngày" Ta có gì hơn họ, họ có gì hơn ta"
Ngày hôm sau, các nhà "chức trách" lại đến. Vẫn ông Hường, ông Triệụ Tôi bắt đầu chán sự "quan tâm" của các ông này.
Hường: "Hôm nay chúng tôi muốn mời anh tiếp tục nói chuyện".
Tôi: Xin lỗi, tôi không có thì giờ. Giấy tờ tôi các anh đã xác minh, hay các anh vẫn cho rằng tôi buôn bán heroin"
Hường cười: "Ai lại vậy, chúng tôi muốn tiếp tục câu chuyện bỏ dở hôm qua vì sự có mặt của ông lãnh sự, chúng tôi mời anh đi uống cà phê".
Chà tử tế quá! Tôi chợt nhớ những lời đồn về những ly “cà phê” của ông Lê Đức Thọ và sự ra đi vĩnh viễn của các ông Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái. Biết các ngài sợ "Tây" thì tôi dùng "Tây" dọa.
Tôi nói: Ông Đại sứ Ba Lan yêu cầu, nếu công an Việt Nam cần gặp thì nhất thiết phải có sự hiện diện của cán bộ sứ quán.
Hường: "Không cần thiết, chúng ta trao đổi chuyện người nhà".
Chuyện người nhà" Thú vị thật. Tôi nói: Tôi sẽ đi cùng các anh nhưng đề nghị các anh cho biết địa điểm cuộc nói chuyện để tôi điện báo cho sứ quán, lúc cần thiết họ có thể tìm tôi.
Sau đó, họ chở tôi đến nhà khách Bộ Công An phía Hồ Tây, Quảng Bá. Cũng như hôm qua, tôi yêu cầu cho biết tính chất cuộc nói chuyện.
Hường: "Hôm nay chúng ta nói chuyện thẳng thắn, tôi thấy anh viết nhiều bài chống đảng, chống nhà nước".
Tôi: Những bài tôi viết xuất phát từ trách nhiệm của công dân đối với đất nước, tôi không chống lại Tổ Quốc, không chống lại nhân dân. Có thể quan điểm của các anh khác quan điểm của tôi, muốn đất nước phát triển, theo tôi phải thay đổi phương thức quản lý nhà nước.
Hường: "Các anh viết nhiều bài nói xấu đảng, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài".
Tôi: Người Việt ở nước ngoài có cơ sở đối chứng là sự phát triển kinh tế và sự lãnh đạo của chính quyền dân chủ các nước sở tại. Người đọc có quyền đánh giá các bài viết, chúng tôi chỉ nêu sự thật khách quan. Cha ông ta có câu: "Hữu xạ tự nhiên hương". Nếu đảng tài giỏi thì dù hàng ngàn thằng phản động hay hàng ngàn bài báo nói xấu, dân vẫn không tin. Sư thật là cho đến nay, nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 400 đô la, trong khi đó Thái Lan, trước kia ta cho là nước nhược tiểu vậy mà thu nhập của họ gấp hai mươi lần thu nhập của ta. Các nước khác như Nam Hàn hay Singapore càng giàu hơn nữa. Dân ta cần cù và thông minh. Vậy thì do đâu" Trong nghị quyết đại hội đảng lần thứ 9, đảng đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, thu nhập quốc dân sẽ gấp đôi hiện nay, tức là 800 USD bình quân đầu người. Đến thời điểm đó các nước khác càng vượt rất xa chúng ta, như vậy dưới sự lãnh đạo của đảng đất nước ta mãi mãi nằm ở nhóm nước nghèo nhất thế giới.
Trường: "Đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lại thường xuyên bị thiên tai".
Tôi: Chiến tranh đã lùi xa gần 30 năm, còn thiên tai nước nào chả có, vả lại thiên tai do ai gây ra" Một phần do con người, chặt cây, phá rừng, phá hoại môi sinh.
Hường: "Các thế lực phản động ở Mỹ và Tây Âu đang tìm mọi cách chống phá đất nước, tuyên truyền, chia rẽ".
Tôi: Tôi không đồng ý với các anh điểm đó, tôi thấy người Việt ở đâu cũng yêu nước, cũng trăn trở với đất nước. Chắc các anh có xem các băng nhạc hải ngoại" Lớp trẻ sinh ra sau năm 1975 ở nước ngoài hát tiếng Việt rất hay, nói tiếng Việt rất sõi, các bài hát về quê hương rất truyền cảm, nếu không có tình cảm thật sự thì không thể hát được như vậỵ Các anh đừng nghĩ rằng cứ ở Pháp, Mỹ, Canada là phản động, nhiều khi phản động nằm ngay trong nước, chính trong bộ máy của các anh. Vụ án Năm Cam là một thí dụ.
Hường: "Nguyễn Gia Kiểng là phản động, Tổ Quốc Ăn Năn là phản động".
Tôi: Tôi phản đối, Nguyễn Gia Kiểng rất yêu nước, tôi đã tiếp xúc nhiều lần với Nguyễn Gia Kiểng ở Ba Lan và ở Pháp, tôi tán thành và ủng hộ chủ trương của anh: hòa giải và hòa hợp dân tộc, dân chủ hóa đất nước, đa nguyên về chính trị, có như vậy người Việt ở tất cả mọi nơi trên thế giới mới có cơ hội đóng góp cho đất nước. Người Việt rất thành đạt ở nước ngoài, người Việt nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ các nước, nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới là người Việt, ai cũng muốn đóng góp cho đất nước, nhưng họ sợ bị sách nhiễu, sợ bị trả thù, sợ nạn tham nhũng...
Cuộc nói chuyện kéo dài gần 3 giờ, tôi tranh luận thẳng thắn, tôi phê phán nhiều chính sách và chủ trương sai như làm đường Hồ Chí Minh, chọn địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất... Cuối cùng tôi kêu mệt và đề nghị nghỉ. Tôi nói, đây là buổi làm việc cuối cùng, các anh hãy để cho tôi yên trong những ngày còn lại.
Họ chở tôi về khách sạn. Ngày tiếp đó tôi được tự do, tôi đi thăm bạn bè và người thân. Thật không may, tôi bị ngộ độc thức ăn sau một bữa thưởng thức món bánh tôm và chạch biển ở nhà hàng Hồ Tâỵ Bà chị họ tôi nói rằng có những bà buôn cá, để cá cả tuần trông vẫn tươi rói, ruồi nhặng cũng chẳng dám bâu vì đã được ngâm qua dung dịch foóc-môn. Bể chứa foóc-môn ngâm xác người cho sinh viên ngành y thực tập ở phố Lò Đúc vẫn bị múc trộm để bán. Tôi nghe mà lạnh cả sống lưng.
Tưởng được yên, nhưng sáng ngày 4-10 hai ông Hường và Triệu lại đến, mang theo một tập Đàn Chim Việt cố ý để cho tôi nhìn thấy.
Hường: "Hôm nay chúng tôi đến mời anh lên gặp cấp trên của chúng tôi, cấp trên chúng tôi muốn làm việc với anh và đề nghị anh viết cam kết".
Tôi: Tôi đã nói với các anh rồi, tôi không làm việc với ai nữa cả, tôi rất mệt, tôi cần nghỉ ngơi và đi thăm bạn bè.
Hường: "Nhưng cấp trên chúng tôi cần gặp anh, chúng tôi có bằng chứng về hoạt động chống đối của anh ở nước ngoài".
À ra vậy, các cuộc làm việc và nói chuyện hai hôm trước nhằm mục đích tạo bằng chứng chứ gì" Tôi nói: Tôi không có thời gian. Tôi đã mua vé tàu đi thăm bạn, nếu cấp trên của anh cần gặp, hãy để dịp khác.
Hường: "Bao giờ anh lại ra Hà Nội""
Tôi: Còn tùy, nhưng chắc chắn là tôi ra vì tôi đăng ký bay ở Nội Bài.
Hường: "Đây số điện thoại của chúng tôi đây, lúc nào anh ra nhớ gọi điện cho chúng tôi".
Tôi cầm số điện thoại: Nhưng tại sao tôi lại phải gọi điện cho các anh"
Từ giờ phút này, họ tăng cường giám sát tôi vì tôi không làm theo ý họ. Tôi quyết định về Vinh nghỉ ngơi đến sát ngày bay mới ra Hà Nội để khỏi bị quấy rầy vì tôi biết công an Nghệ An chỉ "bảo vệ" tôi chứ không được phép "nói chuyện". Họ không rời tôi, điện thoại "được" họ nghe trộm. Các anh chị tôi sợ, tôi thường xuyên phải trấn an. Chỉ còn hai ngày nữa tôi bay, tôi chuẩn bị lên đường. Cùng bay với tôi có thằng cháu đã từng bảy năm ở quân đội, xuất ngũ về quê không có việc làm, con một cựu chiến binh người cùng làng, được ông anh ruột lo cho mọi thứ: hộ chiếu, vé máy bay, visa để sang một nước châu Âu làm việc kiếm sống.
Trên đường đi “họ” thay nhau "bảo vệ" tôi, kể cả ở trên tàu. Xuống ga, tôi điện cho người nhà ra đón và bảo thằng cháu đi cùng không được theo tôi, tự đi vào nhà người quen để tránh rầy rà, lúc nào ra sân bay tôi đón. Tôi bảo ông anh họ cố gắng cắt "đuôi", nhằm lúc người đi làm đông và học sinh đi học, đường tắc, kẹt xe, chúng tôi luồn lách và cắt được "đuôi" . Nhưng họ biết số đăng ký xe , việc tìm địa chỉ chủ xe chẳng khó khăn gì. Khoảng năm giờ chiều họ lập xong vọng gác. Tội nghiệp mấy anh công an trẻ phải thay nhau đứng hứng bụi đường, mất ngủ và làm mồi cho muỗi. Đêm đó tôi ngon giấc.
Sáu giờ sáng có chú công an phường trẻ măng gõ cửa, lễ phép: "Nhờ bác cho xem hộ chiếu". Ông anh họ lấy hộ chiếu của tôi cho xem. Gần mười phút sau, Triệu và một người nữa trẻ hơn, mặc thường phục gõ cửa vào nhà.
Triệu: "Anh mới ở Vinh ra""
- Vâng. - Tôi đáp.
- Sao anh không ở khách sạn"
Tôi: Vì ngày mai tôi bay nên tôi đến thăm anh chị, tiện thể ở đây luôn.
Triệu: "Luật pháp Việt Nam không cho phép người nước ngoài ở nhà dân".
Tôi: Nhưng tôi đâu phải là người nước ngoài" Vả lại đây là người nhà.
Triệu: "Nhưng anh mang hộ chiếu nước ngoài".
Tôi: Sao lại có loại pháp luật kỳ lạ vậy" Ở châu Âu và các nước khác có hàng vạn người Việt sống tạm cư, nếu chính quyền các nước đó học Việt Nam thì không biết con Rồng, cháu Tiên ở các nước đó lấy gì để trả tiền khách sạn" Ngành du lịch các nước đó chắc phải sản xuất hàng tấn huy chương để tặng chính phủ Việt Nam vì đã đưa ra sáng kiến đó.
Triệu: "Khi nào anh bay""
Tôi: Ngày mai.
Triệu: "Sao sớm vậy".
Tôi: Tôi đã đăng ký vé từ trước, vả lại người của các anh luôn luôn rình rập, điện thoại thì bị nghe lén, ở đây tôi đâu được tự do.
Triệu: "Đề nghị anh thu xếp chiều nay đến gặp cấp trên của chúng tôi".
Tôi: Tôi không còn thời gian.
Triệu: "Cấp trên chúng tôi yêu cầu anh đến làm việc và viết cam kết".
- Đó là việc của cấp trên các anh.
Triệu: "Anh phải đến".
Tôi: Tôi không đến.
Triệu: "Có người tố cáo anh".
Tôi cười: Lại tố cáo, có giống hôm trước không"
Triệu: "Anh cùng đi với một người nữa sang châu Âu phải không""
Tôi im lặng, như vậy là họ đã theo dõi thằng cháu tôi từ Vinh.
Triệu: "Nếu anh không đến chúng tôi sẽ bằng mọi cách giữ anh lại, kể cả người cùng đi với anh".
Tôi không giữ nổi bình tĩnh: Tôi thách các anh, các anh chẳng có quyền gì giữ tôi cả.
Triệu: "Có thể anh không bay được chuyến này".
Tôi: Tôi sẽ bay. Bây giờ xin lỗi các anh, tôi đang mệt, các anh về cho tôi nghỉ.
Và tôi tiễn họ ra cửa. Tôi bảo với ông anh họ bằng mọi cách phải đến thông báo cho thằng cháu hoãn chuyến bay. Giận cá chém thớt, không làm gì được tôi có thể họ sẽ trả thù thằng cháu dù đó chỉ là con của người cùng xóm. Anh tôi lấy cớ đến cơ quan, cháu tôi được tin, tức tốc ra bến tàu "phắn".
Tôi thở phào nhẽ nhõm, lập tức gọi điện thoại di động cho Đại sứ Quán Ba Lan rằng tôi bị công an Việt Nam đe dọa, sẽ gây khó dễ khi ra sân bay để buộc tôi lỡ chuyến bay.
Ông lãnh sự trả lời: "Xe Đại Sứ Quán sẽ đưa ông ra sân bay. Ông hãy hết sức cẩn thận khi ra phố, nếu cần chúng tôi sẽ đón ông tại nhà".
Tôi cám ơn ông lãnh sự quan tâm đến sự an toàn của cá nhân tôi. Người của công an không rời tôi nửa bước, khi tôi gọi điện ở bưu điện, họ cũng lại gần giả vờ mua báo để nghe tôi nói chuyện. Tôi thầm an ủi họ: chỉ còn một tối này nữa thôi, các cậu sẽ không còn vất vả, có thể ở nhà ngủ với vợ con không còn bị muỗi đốt.
Để bớt phiền phức cho sứ quán, sáng hôm sau tôi thuê taxi, có hai xe máy hộ tống để đề phòng mọi bất trắc dọc đường. Tôi đến Đại Sứ Quán lúc 10 giờ, chuyện trò, uống trà và ăn bánh ngọt, đến 11 giờ xe chúng tôi xuất phát ra sân bay, cùng đi với ông lãnh sự là một người già hơn biết tiếng Việt nhưng không nhiều.
Xuống xe, chuẩn bị làm thủ tục, tôi nhìn thấy Hường vẻ mặt tức tối, đi từ chỗ nọ đến chỗ kia. Trên xe, ông lãnh sự đã thông báo cho tôi rằng Đại Sứ Quán Ba Lan đã gửi công hàm phản đối sang Bộ Ngoại giao Việt Nam về những việc làm của cơ quan công an đối với cá nhân tôi. Bộ Ngoại Giao Việt Nam hứa bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tôi khi xuất cảnh. Không biết bao nhiêu người cùng đi với ông Hường, không làm được gì tôi, chắc chắn họ đang tìm thằng cháu tôi.
Lúc trực diện với tôi, Hường không còn giữ bình tĩnh: "Tại sao anh không đến làm việc với cấp trên""
Tôi: Tại sao tôi lại phải đến"
Hường: "Anh nói gì với sứ quán Ba Lan để họ gửi công hàm phản đối sang Bộ Ngoại giao Việt Nam""
Tôi: Các anh đe dọa tôi, còn họ gửi công hàm là quyền của họ.
Hường vung tay trước mặt tôi: "Nguyễn Gia Kiểng là người của CIA. Nguyễn Gia Kiểng nhận tiền của CIA".
Tôi gạt tay Hường: Anh nên lịch sự, thằng nào nói vớicác anh như vậy là thằng ngu.
Hường: "Còn thời gian mời anh vào đây nói chuyện".
Tôi: Tôi không còn chuyện gì để nói.
Hường: "Nếu anh cứ tiếp tục hoạt động chống đảng,chống nhà nước thì anh không được về".
Tôi: Tôi sẽ về, chúng tôi sẽ về, đất nước này đâu phải của riêng các anh!
Hành lý của tôi được kiểm tra rất kĩ, nhưng có hai cán bộ ngoại giao Ba Lan đứng gần giám sát nên không có việc gì xảy ra.
Tôi vào phòng chờ chuẩn bị ra máy bay, vẫy tay cám ơn và chào tạm biệt những người bạn Ba Lan đáng kính, cám ơn đất nước Ba Lan đã bao bọc, che chở tôi.
Tôi gọi điện tạm biệt, báo tin cho bạn bè và anh chị em ruột thịt, rằng tôi an toàn, cám ơn tất cả, những người đã từng lo lắng cho tôi.
Máy bay cất cánh, tôi nhìn qua của sổ: Tạm biệt Đất Mẹ thân yêu, hẹn sớm ngày gặp lại.

Về Không

Đọc “Tâm ý” thơ Hoàng Minh Hùng

Ai về dù lắm bạc tiền
Đem vung vãi, khắp ba miền, rong chơi
Phát không trăm họ khắp nơi
Với ta, người cũng chỉ thời VỀ... KHÔNG
Về như thế, chỉ tô hồng
Đậm thêm sắc đỏ, thêm gông xiết người
Chải thêm mướt, lông “đười ươi”*
Để chúng thêm đẹp, chọc cười thế gian

Có về, xin vá cơ hàn
Đắp KHÔNG thành CÓ, cho dân vui cùng!

Ý Nga

6.12.2002

* Người cộng sản vẫn tin rằng tổ tiên họ đã từ vượn lên người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.