Hôm nay,  

Giáo Hội Pg Nhà Nước Tố Cáo: Bị Kềm Kẹp Chặt Về Xuất Bản

24/12/200200:00:00(Xem: 3912)
Lời giới thiệu: Danh từ "tự do tôn giáo" rất là bao quát. Hiện nay ở Việt Nam thì các tín đồ các tôn giáo vẫn được tự do lui tới những nơi thờ tự để hành lễ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã tìm cách xiết chặt kiểm soát trong vấn đề hành đạo. Họ chỉ cho phép thành lập những tổ chức Giáo Hội trong đó họ có thể kiểm sóat chặt chẽ vấn đề nhân sự. Những tổ chức Giáo Hội mà các tu sĩ không chịu sự kiểm sóat thì bị đặt ra ngòai vòng pháp luật và bị làm khó dễ. Những buổi lễ đông người phải xin phép truớc, các bài thuyết pháp của một số tu sĩ trước quần chúng đã bị theo dõi nghiêm ngặt. Ngoài ra, các ấn phẩm như báo chí, kinh, sách muốn xuất bản phải qua sự kiểm duyệt. Vì bị kiểm duyệt nên các kinh sách, báo chí phổ biến Phật Pháp có khi bị sửa đổi nột cách vô ý thức bởi những "quan" cán bộ kiểm duyệt yếu kém về Phật Pháp. Ngòai việc cài người vào các tổ chức tôn giáo, người ta còn nghi ngờ rằng chính phủ Việt Nam có ý đồ dùng phương tiện kiểm duyệt để sửa đổi những tư tưởng và triết lý các tôn giáo (trong đó có Phật giáo) qua các ấn phẩm.
Để ghi lại hiện tượng đau lòng này, sau đây xin trích dẫn nguyên văn bài "Những tồn tại bất cập trong công tác xuất bản ấn phẩm tôn giáo đến bao giờ mới chấm dứt"" Bài báo này được đăng tải trên nguyệt san Giác Ngộ của GHPGVN (là Giáo Hội do chính phủ Việt Nam công nhận), số 80 - tháng 11 năm 2002. Bài báo đã nói lên lời than phiền về sự chèn ép của chính phủ trong việc cho phép ấn lóat các ấn phẩm truyền bá Đạo Pháp (dù là đối với những tổ chức tôn giáo do họ lập lên), cơ quan kiểm duyệt duy nhất mang tên Nhà Xuất bản Tôn giáo đã có những "quan" biên tập tự tiện sửa đổi hay cố tình bóp méo các tư tuởng và lý thuyết Phật giáo qua lối kiểm duyệt “khó hiểu” và độc đoán, đồng thời cũng xảy ra tình trạng cố tình trì trệ thời gian kiểm duyệt và tăng "khỏan lệ phí quản lý" lên cao để nhũng lạm.
Qua bài báo này, chúng ta sẽ có những câu hỏi nghi ngờ về giá trị của một số ấn phẩm Phật giáo xuất bản trong nước.
Tuệ Viên
*
Những tồn tại bất cập trong công tác xuất bản ấn phẩm tôn giáo đến bao giờ mới chấm dứt"
Hòang Độ - Lê Anh
Mấy năm trở lại đây, con số xuất bản các ấn phẩm Phật giáo có những dấu hiệu tăng. Số lượng tăng nhưng thủ tục vẫn nhập nhằng, nhiêu khê trong công tác quản lý, nghĩa là họat động này vẫn chưa thấy đi vào nền nếp và hợp lý hơn, mà vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Từ năm 1999, một nhà xuất bản (NXB) trực tiếp chịu trách nhiệm các ấn phẩm tôn giáo thuộc Ban Tôn giáo chính phủ ra đời, nhưng trên thực tế, với cách tổ chức từ lúc thành lập đến nay thì vẫn không mấy hiệu quả. Để tìm một hướng đi phù hợp trong họat động này, nhân Đại Hội đại biểu tòan quốc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) lần thứ 5, chúng tôi đã ghi nhận và phản ảnh với ý kiến về thực trạng trên, từ phía các vị có trách nhiệm trong lãnh vực văn hóa của GHPGVN và từ Nhà Xuất Bản Tôn Giáo.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo gắn liền với đạo pháp và dân tộc, có tư cách pháp nhân, đuợc chính phủ nước Việt Nam công nhận, có ít nhất vài chục triệu tín đồ lại không được quyền đứng tên lập một nhà xuất bản (NXB) cho mình. Trong khi đó, một nhà xuất bản không có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và Phật học và Phật giáo mà lại có được đặc quyền thẩm định, kiểm duyệt bản thảo và xuất bản kinh sách Phật giáo. Đây là ý kiến trước nghịch lý trong công tác quản lý, xuất bản các xuất bản phẩm Phật giáo từng đuợc Thượng Tọa Thích Giác Tòan, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị Sự, Phó ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TPHCM, và cư sĩ Võ Đình Cường, Trưởng ban Văn hóa Trung Ương GHPGVN phản ảnh trên báo Giác Ngộ từ năm 1993. Những nghịch lý đó đã diễn ra như một hệ quả tất yếu của tình trạng nhập nhằng giữa quản lý Nhà nước và quản lý các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, từ phía Ban Tôn giáo, cơ quan tham mưu về quản lý tôn giáo của chính phủ.
Về vấn đề chất lượng nội dung / tư tưởng các ấn phẩm Phật giáo trong tình hình đó, cư sĩ Võ Đình Cường đã từng phát biểu gần 10 năm trước: "Một nhà Xuất bản không có nghiệp vụ chuyên môn về Phật học, Phật giáo, dù có thiện chí bao nhiêu, cũng không thể làm tốt công việc xuất bản kinh sách Phật giáo được. Đó là chưa kể khoản "quản lý phí" khá cao, nâng giá thành tâp kinh sách, gây khó khăn cho không ít độc giả Tăng Ni, Phật tử mà đa số là dân nghèo. Những điều này cũng đã được các vị thành viên chuyên trách trong Ban Thường trực HĐTS nêu lên trong các buổi họp chuyên đề về vấn đề xuất bản kinh sách của Giáo Hội, và đã được phản ảnh rõ ràng, đầy đủ trong thư thỉnh nguyện gửi Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Văn Hóa Thông Tin và Ban Tôn giáo Chính phủ, do HT Thích Minh Châu, phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký GHPGVN ký ngày 1/9/1993". Những ý kiến này xem ra vẫn còn là vấn đề thời sự của tình hình xuất bản hiện nay.
Thời điểm trước năm 1999, việc xuất bản các ấn phẩm Phật giáo của cả nước chủ yếu được thực hiện tại NXB Hà Nội (đối với những bản thảo xin xuất bản ở khu vực phía Bắc), NXB Thuận Hóa (khu vực miền Trung) và NXB TPHCM (khu vực các tỉnh phía Nam). Tuy nhiên trước thực tế lưu lượng bản thảo có nội dung Phật giáo (gồm kinh, sách, nghiên cứu Phật học, sáng tác, biên dịch và các lọai băng từ, CD, VCD thuyết giảng, âm nhạc) ngày càng nhiều cùng một số lý do khác đã dẫn đến sự "quá tải" và quá "ngưỡng chuyên môn" trong khâu thẩm định, kiểm duyệt bản thảo ở các NXB nói trên, cộng với yêu cầu hoạch định tập trung trong công tác quản lý xuất bản phẩm tôn giáo, năm 1999, NXB Tôn giáo với cơ quan chủ quản là Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra đời. Sẽ không có gì để nói ở đây nếu như NXB Tôn giáo khắc phục được những hạn chế, bất cập vừa nêu từng diễn ra đối với các NXB về các lọai ấn phẩm đặc thù này, mà ngược lại, hầu như chúng không được giải quyết mà sự trì trệ, nhập nhằng, thiếu minh bạch cộng với vấn đề chất lượng của công tác biên tập làm nẩy sinh thêm không ít khó khăn, nhất là kéo dài thời gian và tốn kém hơn bao giờ hết.
Về quy định, tất cả các loại ấn phẩm muốn phát hành thuộc lãnh vực tôn giáo đều quy về NXB Tôn giáo tại Hà Nội. Tuy nhiên, chuẩn mực để đánh giá và xếp loại thế nào là ấn phẩm thuộc lãnh vực tôn giáo tưởng như dễ dàng nhưng thực ra không phải đơn giản, và thực tế đã nói lên điều đó. Hệ qủa của sự nhập nhằng và không rạch ròi này đã làm phát sinh tình trạng "mạnh ai nấy làm", nằm ngoài sự đánh giá chuyên môn đáng lẽ cần phải có từ phía các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận. Mặt khác, NXB Tôn giáo hiện chỉ có một văn phòng tại Hà Nội, trong lúc đó nhu cầu xuất bản các ấn phẩm Phật giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung thì chủ yếu ở nơi khác, mà thị trường lớn nhất là thành phố Saigon. Chỉ với mỗi khoảng cách về địa lý như thế thôi cũng có thể hình dung không biết bao sự nhiêu khê nẩy sinh rồi. Đấy là chưa nói đến sự "quá tải" trong điều kiện "ít người, kinh nghiệm chưa nhiều" hiện nay của NXB.
Thử hình dung quy trình tiếp nhận, xử lý bản thảo, quan hệ với tác giả (hoặc đại diện tác giả, đơn vị liên doanh / liên kết thực hiện) của NXB Tôn giáo sẽ thấy lắm sự phiền toái. Hiện nay, một bản thảo có nội dung tôn giáo (hoặc tất cả các hình thức bản thảo như đã nêu trên đây) bất kể xuất phát từ địa phương, vùng địa lý nào muốn xin xuất bản đều phải gửi tập trung "về một mối" là NXB Tôn giáo, trụ sở đặt tại Hà Nội. Sau khi tiếp nhận bản thảo, nếu được chấp thuận xuất bản, (được thể hiện bằng giấy phép xuất bản, và thời gian để có được nó hầu như vô chừng ở NXB Tôn giáo), NXB sẽ yêu cầu người đứng tên xin xuất bản gửi về Hà Nội bản maquette, bản nhũ chính trước khi in cộng bản đã được biên tập của NXB (để đối chiếu) và thêm với chừng ấy công đoạn theo chiều ngược lại mới chính thức được coi như hoàn thành thủ tục cần thiết cho một xuất bản phẩm. Đấy là cũng chưa nói đến công đọan thực hiện hợp đồng in ấn và phát hành của người / đơn vị đứng xin xuất bản phải trải qua. Không ít đối tác đã từng quan hệ với NXB Tôn giáo đã chịu đựng những phiền toái, tốn kém thời gian và phí tổn cần thiết khi tham gia vào quy trình quen thuộc này của NXB Tôn giáo. Một ngôi chùa ở quận 4, thành phố Saigon cho biết vào năm 2001 có gửi bản thảo về NXB Tôn giáo chuẩn bị ra mắt cuốn sách phục vụ cho Phật tử vào dịp Xuân 2002. Tuy nhiên phải đợi đến...7 tháng sau cuốn sách này mới được hồi âm cho xuất bản, sau khi người đứng tên xin xuất bản gần như mòn mỏi vì chờ đợi và lo lắng về thời gian tính của ấn phẩm này. Thượng Tọa Thích Trung Hậu, Phó Ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN, một đối tác, một cộng tác lâu nay của NXB Tôn giáo, cho biết, Thượng Tọa đã gửi ra NXB Tôn giáo 4 bản thảo xin xuất bản nhưng hơn nửa năm rồi mà vẫn chưa nhận được một phúc đáp nào từ NXB, không biết "số phận" của chúng ra sao, ngoài lời nhắn từ một cán bộ của NXB "gởi kế họach tiếp để đăng ký!" Không biết tình trạng này đến khi nào mới được khai thông" Và đấy là chưa kể những nhiêu khê khác nẩy sinh thường có thể xẩy ra trong quá trình chuyển đi chuyển lại giữa NXB và cá nhân / đơn vị xin xuất bản qua trung gian bưu điện, và trường hợp thất lạc cũng như những hư hỏng khác đối với các bản nhũ ảnh hưởng chất lượng in thành phẩm trong quá trình vận chuyển đi - lại là điều khó có thể tránh khỏi.

Vấn đề thẩm định nội dung / tư tưởng và thẩm quyền chuyên môn xử lý các lọai ấn bản phẩm trước khi xuất bản là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý, xuất bản của một NXB. Vấn đề này đã và đang được NXB Tôn giáo xử lý như thế nào" Báo Giác Ngộ đã phỏng vấn ông Thiều Quang Thắng, Giám Đốc NXB Tôn giáo và trong phúc đáp (bằng văn bản), ông cho biết: "Nhà Xuất bản Tôn giáo không can thiệp mà ngược lại phải biết hết sức tôn trọng nội dung tư tuởng thuần túy tôn giáo (trong đó có tư tưởng thuần túy của Phật giáo) thể hiện trong các bản thảo đăng ký xin xuất bản. Và cũng theo quy phạm trên, Nhà Xuất bản Tôn giáo chỉ điều chỉnh khi nội dung tư tuởng của các bản thảo (trong đó có Phật giáo) vi phạm điều 22 của Luật Xuất bản hoặc không "phù hợp với tôn chỉ, mục đích" của Nhà Xuất bản Tôn giáo đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định(.../...) Đối với Nhà Xuất bản Tôn giáo, quá trình xem xét nội dung tư tuởng của các xuất bản phẩm của biên tập viên, Tổng Biên tập và của Giám đốc phải tôn trọng tính tư tuởng chính thống của Phật giáo nói chung và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, cũng như ý kiến độc lập của các tác giả, miễn là những ý kiến đó không trái với pháp luật của Nhà nước ta, với tư tưởng chính thống của Phật giáo và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn hình thức biểu đạt, thậm chí đến từng chữ, cách hành văn v...v... thuần túy tôn giáo chúng tôi hết sức tôn trọng và hết sức thận trọng trong quá trình xem xét bản thảo". Đó là trả lời từ phía người quản lý, còn thực tế thì đã không thuyết phục như các quy định mà Ông Giám đốc NXB Tôn giáo vừa nêu.
Hiện chúng tôi có trong tay những bản thảo đã được biên tập từ NXB Tôn giáo với những điểm thêm, bớt, chữa dở khóc dở cười. Thậm chí đến một số thuật ngữ Phật học quen thuộc mà với một trình độ cơ bản về Phật giáo sẽ không bao giờ bị thêm, chẳng hạn ai cũng biết hành (trong 5 uẩn, 12 nhân duyên...) khác với hành động là thế nào, nhưng NXB không biết đã tham khảo ở đâu lại đi đồng hóa chúng với nhau! Nếu tham khảo ở các từ điển Anh ngữ thì cũng cần phải biết rằng, thuật ngữ / từ vựng Anh ngữ Phật giáo cũng có những đặc thù. Thêm một điều tế nhị khác, với những nhận thức máy móc về chính sách bình đẳng tôn giáo và đại đòan kết dân tộc đứng đắn của Đảng và Chính phủ, vô tình xem bình đẳng là đồng đẳng, do đó không ít những công trình nghiên cứu nghiêm túc của các học giả đã "bị" NXB biên tập, cắt xén làm mất giá trị khoa học, nếu không nói là chữa "lợn lành thành lợn què". Cũng chính những điểm này mà các tác giả / người thực hiện đành phải tìm cách tối ưu là... thối lui hoặc tìm đến một NXB khác! Đấy là chưa nói đến những yêu cầu tối thiểu về mặt chuyên môn. Cũng trong văn thư phúc đáp nói trên, trước câu hỏi "NXB Tôn giáo đã có sự liên kết nào với các ban, ngành chuyên môn trực thuộc HĐTS GHPHVN (như Viện Nghiên cứu Phật học, Ban Văn hóa...) hay không để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cần thiết", ông Giám đốc NXB Tôn giáo đã cho biết là vấn đề này "chưa đặt ra như là một quy định bắt buộc đối với biên tập viên trong quy trình xử lý bản thảo. Tuy vậy, với tinh thần cầu thị, học hỏi và dân chủ trong công việc, các biên tập viên, tổng biên tập thường trao đổi trực tiếp với quý vị đứng tên xin xuất bản hoặc là các tác giả và khi cần thiết với một số vị khác ở Hà Nội hoặc thành phố HCM (như TT Thích Trung Hậu - Phó ban Văn hóa GHPGVN - hiện ở thành phố HCM. TT Thích Thanh Duệ - Ủy viên Thư Ký HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội...)". Như vậy nói thẳng ra, NXB Tôn giáo là một đơn vị Nhà nước quản lý việc xuất bản các ấn phẩm tôn giáo đơn tuyến, và có thể nói, sự tồn tại của các ban ngành / Viện Nghiên cứu Phật học VN, những đơn vị có thẩm quyền đánh giá và định hướng tư tưởng Phật giáo theo Hiến chương GHPGVN lại vô hình chung bị coi như không có chức năng, ít ra là trong vai trò "liên kết" hay "tư vấn" trong lãnh vực của mình hay sao"" Qua những trường hợp mà chúng tôi biết được, với những hạn chế chuyên môn tối thiểu, đặc biệt là trong vấn đề thẩm định nội dung / tư tưởng của NXB Tôn giáo như hiện nay thì việc quyết định cấp giấy phép xuất bản chủ yếu căn cứ vào đâu" Liệu những xuất bản phẩm Phật giáo đến được tay người đọc có nội dung / tư tuởng thuần túy / chính thống Phật giáo như lời của ông Giám đốc NXB hay không""" Và nếu với cung cách quản lý như thế này thì sự lo lắng về một nền Phật giáo trong sáng, tích cực góp phần xây dựng đời sống văn hóa theo hướng phát triển chung của đất nước, là điều không thể bàng quan. Bởi qua số lượng ấn phẩm do NXB Tôn giáo cấp giấy phép cho thấy không ít điều đáng tiếc đã xảy ra, nếu nhìn từ các giá trị đó.

Một vấn đề khác cũng gây ra nhiều bức xức không kém đối với tình hình sinh họat văn hóa Phật giáo (chủ yếu là họat động văn hóa đọc của Tăng, Ni, Phật tử, giới nghiên cứu) là nhu cầu tiếp thụ các ấn bản phẩm văn hóa Phật giáo tại TP HCM là rất lớn, thế mà từ khi thành lập cho đến nay NXB Tôn giáo vẫn chưa có một văn phòng đại diện tại địa phương này khiến cho việc xin cấp phép xuất bản, in ấn, phát hành xuất phát từ thành phố HCM gặp nhiều trở ngại. Chúng tôi cũng đã đặt vấn đề đó một cách cụ thể (thời gian, địa điểm...) với ông Giám đốc NXB Tôn giáo nhưng rồi cũng chỉ nhận được một thông tin chung chung, rằng "Việc có lập văn phòng đại diện của NXB tại thành phố HCM hay không, thuộc thẩm quyền Ban Tôn giáo của chính phủ quyết định". Kiến nghị về việc quản lý và nên nhanh chóng có văn phòng đại diện của NXB Tôn giáo tại thành phố HCM không phải là điều mới mẻ, mà đã được nêu ra trong các phiên họp định kỳ của HĐTS GHPGVN có đại diện của Ban Tôn giáo Chính phủ, tuy nhiên, căn cứ theo lời ông Giám đốc NXB Tôn giáo, mãi đến ngày 14-1-2002 cơ quan chủ quản của NXB Tôn giáo mới có quyết định chỉ đạo giải quyết, và NXB Tôn giáo đã "khẩn trương tìm địa điểm làm việc để sớm cử được 2 đại diện tại 2 thành phố..." Nhưng theo chúng tôi được biết từ lúc có quyết định đến nay đã gần 1 năm mà tình hình vẫn im lìm. Cũng căn cứ theo nhiệm vụ và quyền hành được quy định (chủ yếu là giao dịch) của văn phòng đại diện (trong tương lai) này, cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, Ủy viên Thư ký HĐTS, Tổng Thư Ký Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam kiêm Tổng Thư ký Học Viện PGVN tại TPHCM, một đối tác thường xuyên của NXB Tôn giáo, thì " Ngay cả khi mở được văn phòng đại diện của NXB Tôn giáo tại TPHCM đi nữa, tình hình xuất bản các xuất bản phẩm Phật giáo cũng sẽ chẳng có cải thiện gì, bởi - như trên đã quy định - nhiệm vụ của các đại diện chủ yếu là giao dịch, nói nôm na là tiếp nhận bản thảo chứ chưa có thay đổi trong quản lý". Về hướng đi hiệu quả hơn TT Thích Trung Hậu góp ý thêm: "Cái băn khoăn của những người làm công tác xuất bản Phật giáo cũng chính là băn khoăn của Ban Văn hóa Trung Ương GHPGVN hiện nay. Tiếng nói của Ban Văn hóa phản ứng trước những vấn đề văn hóa Phật giáo, trong đó có công tác xuất bản các xuất bản phẩm Phật giáo, ít được Ban Tôn giáo và NXB Tôn giáo lắng nghe. Theo tôi, để công tác thẩm định nội dung các thể lọai văn hóa phẩm Phật giáo đạt chất lượng, với tinh hình hiện nay, Ban Tôn giáo nên chuyển trách nhiệm đó cho Ban Văn hóa, sau khi thẩm định, bản thảo (có nội dung Phật giáo) sẽ được chuyển cho NXB thẩm định về mặt pháp lý, như vậy sẽ tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa NXB và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn để công tác xuất bản sách Phật giáo tốt hơn".
Thượng tọa cũng cho biết thêm, mức xuất bản phí (7%) của NXB Tôn giáo hiện là quá cao so với các NXB thông thường. Với mức xuất bản phí cao như vậy, cộng thêm các khỏan chi phí khác trong giao dịch từ xa, buộc giá thành của các ấn phẩm Phật giáo tăng lên, rất khó khăn trong phát hành, đặc biệt là cho đối tượng độc giả là Phật tử.
Trước thực trạng như trên, có một hướng đi nào là phù hợp và hiệu quả để công tác này đi vào nề nếp" Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn cho rằng có 3 phương án: Thứ nhất Ban Tôn giáo tham mưu cho Chính phủ cho phép GHPGVN thành lập một NXB; thứ hai, nếu điều đó chưa thực hiện được thì nên có một sự liên kết chặt chẽ giữa GHPGVN với NXB Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ; thứ ba trường hợp hai phương án trên chưa thực hiện được thì về phía Giáo Hội, Trung Ương GHPGVN nên cử ra một ban chuyên trách xuất bản để trực tiếp giúp NXB Tôn giáo trong vấn đề duyệt nội dung các ấn phẩm một cách mạnh dạn và hiệu quả, lại vừa giúp Giáo Hội quản lý chặt chẽ công tác xuất bản một cách thực tế phù hợp với đuờng hướng chung của Giáo hội và truyền thống dân tộc Việt Nam.
(Trích Nguyệt San Giác Ngộ số 80 ra tháng 11 -2002)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.