Hôm nay,  

Tình Trạng Lao Động Ơû Vn: Khơng Phải Chỉ Nike Mới Tồi Tệ

19/04/199900:00:00(Xem: 18928)
Tình Trạng Lao Động Ở 80 Xưởng Khác Vùng Biên Hòa Cũng Tương Tự

SAIGON (HTN).-Vào năm 1995 và 1996, đã có nhiều chống đối về tình trạng tệ hại xảy ra cho công nhân làm việc trong các xưởng giày Nike tại Việt Nam, hẳn một số bạn đọc còn nhớ. Đây là những xưởng làm khoán do người Nam Hàn và Trung hoa điều khiển. Chẳng hạn, những thợ thuyền người Việt khi phạm lỗi, đã bị bắt chạy ba vòng quanh một nhà kho, dưới ánh nắng trên 100% độ. Có người đã ngất xỉu. Chẳng hạn, một cai thợ người Đài loan đã bắt 125 nhân công phụ nữ Việt đứng xắp hàng, và dùng đế giầy cao su tát vào mặt những người này, một loạt. Chẳng hạn, ở một xưởng khác, có công nhân bị phạt thè lưỡi liếm sàn nhà. Đó là chuyện xảy ra trong một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, gọi là độc lập và thống nhất.
Trong số báo ra ngày chủ nhật 18.4, tờ Los Angeles Times có một bài dài, với hình ảnh, chú trọng vào công nhân Nike ở Việt Nam, với nhan đề: Cơ hội Việc làm hay Lợi dụng Lao động" Người viết là ký giả David Lamb.
Theo bài báo, với số lương 65 mỹ kim một tháng, đây là một cơ hội quá tốt, nếu người ta biết lương một bác sĩ trẻ mới ra trường còn dưới mức đó. Số lương đó cũng gấp đôi lương một nhà giáo. Nhiều người mới vào được trả 42 mỹ kim, song đó cũng là một phần thưởng rồi. Với tình trạng kinh tế khó khăn ở Á châu, với tình trạng các nhà đầu tư ngoại quốc rút ra khỏi Việt Nam ngày càng nhiều, sự hiện diện của Nike là một điều may mắn cho dân lao động Việt Nam không có nghề nghiệp chuyên môn.
Làm việc 6 ngày một tuần, đứng lắp ráp, dán, khâu theo dây chuyền, người nọ kế cận người kia, luôn tay, mắt không rời chiếc giầy, không phải là chuyện ngon cơm. Nhưng nhìn cao hơn khung cảnh cá nhân, ta thấy gì"


Các nhân công làm việc cho Nike không viết Mike Jordan là ai, không biết Tiger Woods là ai, họ chỉ biết người cai thợ Nam Hàn hay Đài Loan. Đó là ông bà chủ lớn. Lớn, bởi Nike mướn 43.000 nhân công Việt, là chủ nhân ông lớn nhất trong giới tư nhân ở Việt Nam, sản xuất một lượng sản phẩm xuất cảng chiếm tới 7% tổng số lượng xuất cảng của Việt Nam. Xưởng Tae Kwang Vina 18 dậm đông bắc Sài gòn chiếm gần 1% trong số vừa kể.
Năm 1997, tình trạng công nhân Nike ở Việt Nam ra sao" Theo điều tra của Dara O’Rourke thuộc viện Đại học UC Berkley thì tại xưởng Tae Kwang Vina nói trên, thợ thuyền quả có làm việc 6 ngày một tuần: song một tuần không phải 48 giờ, 8 giờ một ngày, mà 65 giờ, tức là hơn 10 giờ một ngày. Song theo ông Brian Quinn, nhân viên Phát triển Quốc tế của Viện Đại học Hardvard ở Việt Nam, thì tình trạng ở Nike không phải là duy nhất. Có thể nói ở các xưởng khác, của các hãng khác, cũng tệ hại không kém. Trong vùng Biên Hòa có khoảng 80 xưởng ngoại quốc, và nhiều xưởng cũng tương tự Nike mà thôi. Thế nhưng tại sao Nike lại bị chỉ đích danh là kẻ xấu xa, nơi nhân công bị coi như nô lệ" Theo ông Brian Quinn, lý do: Nike ở quá gần các nhà điều tra độc lập, và chẳng may bị báo chí nhòm ngó trước nhất. Nếu báo chí ngó vào chỗ khác, tình trạng cũng không khá gì hơn.
Hãy ghi nhận một sự việc: Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, lợi tức đồng nhật (một ngày, trung bình) của người dân là khoảng một (01) mỹ kim. Với tình trạng một quốc gia như thế, không phải chỉ có Nike dám khinh rẻ người Việt. Hãng nào cũng khinh rẻ được cả. Trong khi đó thì Nike đã tiến triển trong sự cải thiện tình trạng công nhân: trong năm 1998, số than phiền tụt xuống còn 18%, so với 86% của năm 1997.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.