Hôm nay,  

Có Nên Hợp Pháp Hóa Các Loại Ma Túy Đang Bị Cấm Hay Không?

03/09/200200:00:00(Xem: 5945)
Theo các nhà nghiên cứu chuyên môn thì việc dùng ma túy là chuyện thường xảy ra trong xã hội loài người. Người thì dùng ma túy để chữa bệnh, kẻ khác dùng nó để tìm cảm giác. Tuy nhiên, việc lạm dụng các độc dược này đã và đang là một vấn nạn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong các quốc gia phát triển.Việc lạm dụng ma túy vẫn đang tạo ra nhiều vấn đề về mặt xã hội, y tế và cả về mặt kinh tế cho nước Úc. Chính phủ Úc và các nước phát triển đã đổ hàng tỷ đô la vào cuộc chiến chống lại ma túy bất hợp pháp và giúp đỡ những nạn nhân của nó. Bài viết này sẽ bàn trong một phạm vi giới hạn về câu hỏi "Liệu việc hợp pháp hóa các loại ma túy đang bị cấm có làm cho vấn đề đơn giản hơn không""
Theo theo thống kê (Ministerial Council on Drug Strategy) vào năm 1998 thì cứ 5 trường hợp tử vong có một trường hợp liên quan đến ma túy. Trong số này có 737 người bị chết vì dùng bạch phiến quá liều. Theo dự đoán thì có khoảng 22,500 người Úc có thể sẽ chết, và khoảng 175,000 người dân Úc có thể sẽ bị vào bệnh viện do kết quả trực tiếp hay gián tiếp của việc lạm dụng ma túy. Một dữ kiện đáng cho mỗi người trong chúng ta lo ngại là có khoảng 22 phần trăm tổng dân số Úc trên tuổi 14 đã xử dụng các loại ma túy bất hợp pháp. Theo suy nghĩ chủ quan của tôi thì con số trên có lẽ cao hơn như vậy vì số người chịu nhận họ đang xử dụng ma túy thường thấp hơn con số thực tế.
Một nghịch lý đáng nói ở đây là những tác hại to lớn trên lại do những loại ma túy hợp pháp hiện nay như rượu, thuốc lá, tạo ra. Thuốc lá và rượu là những yếu tố nguy hiểm gây ra vô số bệnh tật, chẳng hạn như ung thư gan và phổi, bệnh tim, tai biến mạch máu não. Hơn nữa, sự liên hệ giữa rượu và các loại thương tật khác nhau như té, chết đuối, phỏng, tự tử, và tai nạn xe cộ đã trở thành hiển nhiên (Ministerial Council on Drug Strategy, 1998). Nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Tội Phạm của Úc (Australian Institute of Criminology, 1996) cho thấy rượu là yếu tố chính trong gây ra các vụ giết người. Bênh cạnh đó, những người lạm dụng ma túy (hợp pháp hay bất hợp pháp) thường có cơ hội bị truyền nhiễm các loại bệnh như Liệt Kháng, Viêm Gan C, bệnh âu lo và trầm cảm, và những khó khăn khác về mặt xã hội.
Thêm vào đó, gia đình là nơi phải bị gánh chịu nhiều hậu quả tai hại của ma túy, mà rõ ràng nhất là sự đổ vỡ trong gia đình. Các nghiên cứu mới đây cho thấy, con cái của những người nghiện ma túy có cơ hội rất cao theo gương cha mẹ chúng để rồi bị dính vào ma túy. Vì mặc cảm và thiếu hiểu biết về ma túy, nhiều vị phụ huynh đã hất hủi con mình vì sợ bị xấu hổ lây. Thay vì giúp các em vượt qua khó khăn lúc ban đầu thì nhiều người chọn cách phủ nhận vấn đề để rồi làm cho mọi việc thêm khó khăn hơn. Trên bình diện lớn hơn, xã hội cũng đang đối xử với những người nghiện ma túy như những con hủi của khoảng 2000 năm về trước.
Tác hại về mặt kinh tế, bao gồm việc phòng ngừa, chữa trị, thất thoát trong sản xuất, tội phạm, tai nạn và các hoạt động phòng chống buôn lậu ma túy, lên đến 18 tỷ Úc kim vào năm 1998 (Ministerial Council on Drug Strategy). Phần lớn của số tiền khổng lồ này được dùng vào các hoạt động tư pháp liên quan đến ma túy. Sự phân bố tài chánh được chia ra như sau: 80% cho các hoạt động pháp luật, 15% cho giáo dục và chữa trị, và 5% cho những hoạt động nhằm giảm thiểu tác hại của ma túy. Rõ ràng là sự phân bố như trên không được cân bằng vì vấn nạn ma túy ngày càng tăng trên mọi mặt. Sau gần một năm khan hiếm trên thị trường vì cuộc chiến tại A Phú Hãn, Bạch Phiến đã bắt đầu xuất hiện trở lại. Điều này chứng tỏ là sự khan hiếm Bạch Phiến không hoàn toàn là do công của bên tư pháp như họ hay tự nhận.
Chán chường với sự bất lực của chính phủ trong việc phòng ngừa ma túy và giải quyết những tác hại to lớn của chúng, đã có rất nhiều người muốn giải quyết một cách cấp tốc bằng đề nghị hợp pháp hóa một số lớn các loại ma túy. Họ lý luận rằng, nếu cần xa, bạch phiến và những loại ma túy độc hại khác được hợp pháp hóa, một số lợi ích sau đây CÓ TH" xảy ra: thứ nhất, giá ma túy sẽ giảm rất nhiều; thứ hai những người xử dụng ma túy có thể mua ma túy với giá thấp do chính phủ quy định, và do đó không cần phải phạm tội để kiếm tiền mua ma túy; thứ ba, mức độ tội phạm liên quan đến ma túy, đặc biệt là những vụ phạm pháp bạo động, sẽ giảm (tù sẽ bớt chật hơn); và cuối cùng, vấn đề buôn bán và phân phối ma túy không còn bị kiểm soát bởi các tổ chức xã hội đen.
Lối lý luận trên làm cho nhiều người lo lắng và tự hỏi "những loại ma túy nào nên được hợp pháp hóa""; "liệu chúng ta có chuẩn bị đầy đủ để trang trải những phí tổn về mặt y tế mà rượu và thuốc lá là những ví dụ điển hình"; "và ai là người có quyền bán và xử dụng ma túy".
Có rất nhiều ưu tư về đề nghị hợp pháp hóa ma túy. Thứ nhất, việc hủy bỏ những hình phạt hình sự đối với việc oa trữ và buôn bán ma túy sẽ làm cho chúng hấp dẫn hơn, dễ tìm hơn và sẽ có nhiều người nghiện hơn như trong trường hợp của thuốc lá và rượu vậy. Mặc dù không thể dự toán một cách chính xác con số người xử dụng ma túy (sau khi đã hợp pháp hóa), nhưng chúng ta có thể mườn tượng con số cũng sẽ rất cao. Chẳng hạn như trong thời kỳ cấm rượu trên toàn Hoa Kỳ (1920 - 1933), số người nghiện rượu bị giảm từ 20-50%. Tuy nhiên, sau khi luật cấm được hủy bỏ, số người chết vì rượu lẫn người bị nghiện rượu đều tăng một cách nhanh chóng. Thứ hai, sự gia tăng việc xử dụng sẽ dẫn đến sự gia tăng về con số người nghiện và những hậu quả nghiêm trọng của nó. Thứ ba, sự gia tăng về con số người nghiện đồng nghĩa với sự gia tăng của tội phạm bạo động. Tóm lại, sự ủng hộ cho việc hợp pháp hóa ma túy được dựa trên một giả thuyết sai lầm rằng những người xử dụng ma túy biết tự chế, ma túy không bị ảnh hưởng về tâm thần và không gây ra bạo động.
Một ví dụ nữa chứng minh cho sự sai lầm cho việc hợp pháp hóa ma túy một cách vô tội vạ là trường hợp cung cấp Bạch Phiến ở Anh Quốc. Cho đến năm 1968, các bác sĩ gia đình ở Anh vẫn được quyền kê toa mua Bạch Phiến cho những người nghiện. Do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, kết quả là bác sĩ cung cấp ma túy cho người nghiện, và người nghiện sau đó bán lại cho những người không nghiện làm cho số người nghiện gia tăng nhanh chóng. Đây là hiện tượng mà người ta thường đề cập đến như là "đi chợ bác sĩ" (doctor shopping). Những ví dụ trên đã cho thấy thất bại của việc hợp pháp hóa ma túy tại nhiều quốc gia. Hợp thức hóa ma túy trong điều kiện thiếu chuẩn bị như hiện nay sẽ tạo ra nhiều hậu quả không lường cho nước Úc.
Đối với những cộng đồng sắc tộc, như cộng đồng Việt Nam chẳng hạn, hợp pháp hóa ma túy sẽ là một cơn ác mộng. Thay vì để tâm vào việc hợp pháp hóa ma túy, chúng ta nên tập trung nhiều nỗ lực hơn nữa như cải tiến trường học, gia tăng khả năng của giáo viên, giúp đỡ về nhà cửa, giảm thiểu nạn thất nghiệp, giúp đỡ nhiều hơn cho các gia đình bị thiệt thòi, và gia tăng việc huấn nghệ cho thanh thiếu niên. Hợp pháp hóa ma túy hoặc bắt giam những người nghiện chỉ là chính sách nửa vời. Hơn nữa, việc hợp pháp hóa này sẽ làm gia tăng con số người bị bệnh tật về thể chất lẫn ảnh hưởng về tâm thần cho người xử dụng và gia đình của họ. Do đó, hợp pháp hóa như thế không giải quyết được cái gốc của câu hỏi "tại sao người ta xử dụng ma túy".
Trong đáp án cho vấn nạn ma túy, hệ thống tư pháp luôn đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hình phạt nặng nề không hóa giải được cái gốc của vấn đề. Điển hình là luật lệ khắc khe ở California, Hoa Kỳ, đã không làm giảm được con số người nghiện và những tội phạm liên quan. Sau gần một thập niên áp dụng luật lệ một cách gắt gao, với con số người bị bắt giam lên đến mức kỷ lục, tiểu bang California giờ có số người chết vì ma túy cao nhất trong lịch sử của tiểu bang này. Ngược lại, ở một vài quận khác cũng trong California, khi mà luật được cân bằng với những giúp đỡ cần thiết và giảm thiểu việc bắt giam những người xử dụng một lượng nhỏ ma túy, lại làm giảm đi nhiều tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm bạo động.
Tóm lại, việc lạm dụng ma túy vẫn đang là một chứng ung thư xã hội mà phương thức cứu chữa vẫn chưa được tìm ra. Các loại ma túy, đặc biệt là các loại hợp pháp, là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tội phạm, đổ vỡ gia đình, đưa đến tử vong và bệnh tật cả về thể chất cũng như tinh thần. Những bằng chứng trên cho thấy việc hợp thức hóa ma túy hay việc áp dụng luật một cách khắc khe là hai thái cực của vấn đề từ cái nhìn "trắng hoặc đen" về ma túy. Việc hợp pháp hóa các loại ma túy đang bị cấm hiện nay chỉ làm cho vấn đề rối rắm thêm mà thôi. Hệ thống tư pháp vẫn phải được dùng để bảo đảm cho sự lành mạnh của xã hội, và vì vậy vấn đề cung cấp ma túy thiếu kiểm soát là điều không thể chấp nhận được. Tuy vậy các cơ quan chính quyền cần thay đổi phương cách phòng chống ma túy bằng cách thay đổi việc áp dụng luật để được công bằng hơn, tập trung vào những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, và gia tăng việc phòng chống và giáo dục về ma túy. Quan trọng nhất là những chính sách về ma túy phải được đưa ra dựa trên nhu cầu của toàn xã hội. chứ không phải là để làm vừa lòng những tổ chức hoặc các nhóm khác nhau cho nhu cầu chính trị và quyền lợi của họ.

*
ĐAŒNG DÂN CHUŒ CÓ NGUY CƠ TAN RÃ
TIN TỔNG HỢP: Trong nhiều ngày gần đây, kể từ lúc nữ TNS Natasha Stott Despoja bị “tứ nhân bang” phục kích trong buổi họp nội các đầu tiên cuœa đaœng Dân Chuœ sau khi ông nghị ù lì Andrew Murray chấm dứt trò hề “Dân Chuœ lưu vong”, dẫn đến chuyện cô quyết định từ chức lãnh tụ đaœng, những biến chuyển dồn dập trong nội bộ cùng với nguy cơ tan rã cuœa đaœng này đã là đề tài nóng boœng cho giới truyền thông khai thác. Nội vụ có thể được tóm lược như sau:
“Tứ nhân bang” bao gồm các TNS Andrew Murray, John Cherry, Lyn Allison và phó lãnh tụ Aden Ridgeway dùng đa số trong nội các với tyœ số 4 thuận 3 chống để thông qua baœn yêu sách 10 điều do TNS Cherry (vốn là nhân viên văn phòng cuœa bà Meg Lees và sau đó được đaœng đề cưœ điền khuyết vào ghế trống cuœa TNS John Woodley) soạn thaœo bằng những lời lẽ gây hấn và thách đố, buộc nội các cuœa đaœng phaœi tiết lộ mọi bí mật trong những cuộc họp tương lai cho TNS Lees và đồng thời phaœi mơœ một cuộc điều tra suy xét vai trò cuœa nhân viên văn phòng lãnh tụ Stott Despoja trong việc làm cho TNS Lees phaœi rời đaœng.
Nữ TNS Stott Despoja quyết định từ chức lãnh tụ vì thấy rõ đám “tứ nhân bang” sẽ tiếp tục huœy hoại uy tín cùng quyền lực cuœa chức vị lãnh tụ khi nào cô còn nắm chức vị này. Phó lãnh tụ Aden Ridgeway hí hưœng, ngỡ rằng sẽ được đi vào lịch sưœ với tư cách là người thổ dân đầu tiên được làm lãnh tụ một chính đaœng, vì sẽ được bổ nhiệm làm lãnh tụ lâm thời cuœa đaœng Dân Chuœ trong khi chờ đợi toàn thể đaœng viên bầu lãnh tụ mới vào tháng 10, chiếu theo nội quy cuœa đaœng. Và tuy không hề tuyên bố rằng ông sẽ ra tranh cưœ chức vụ lãnh tụ, TNS Ridgeway đã tuyên bố rằng ông là người có đuœ khaœ năng và kinh nghiệm để dẫn dắt đaœng Dân Chuœ.
Nào ngờ, Hội Đồng Chỉ Đạo Trung Ương (HĐCĐTƯ) cuœa đaœng lại quyết định bổ nhiệm TNS Brian Greig, một người trung thành với cựu lãnh tụ Stott Despoja, vào chức vụ lãnh tụ lâm thời. Đây là một gáo nước lạnh hắt vào mặt TNS Ridgeway và là một cách bày toœ thái độ với hành động cuœa “tứ nhân bang”. Bà Liz Oss Emer, chuœ tịch đaœng, cho biết lý do vì sao HĐCĐTƯ quyết định không chọn TNS Ridgeway, bà nói: “Chúng tôi không muốn gơœi đến đaœng viên một thông điệp là chúng tôi đồng ý và yểm trợ bất kỳ một lời tuyên bố nào cuœa Aden”.
Từ lúc ấy, TNS Murray và TNS Cherry không ngừng lên tiếng chỉ trích, tấn công HĐCĐTƯ và liên tục nhắc đến nguy cơ đaœng bị tách làm đôi. TNS Murray, trong cuộc phoœng vấn với chương trình Insiders trên đài truyền hình ABC vào sáng Chuœ Nhật 25/8, tuyên bố: “Nếu cánh Taœ và cánh Trung Hữu không thể nào làm việc ăn khớp nhịp nhàng với nhau, thì dĩ nhiên sẽ có sự tách đôi”. TNS Cherry, trong buổi họp với đaœng viên thuộc chi nhánh Queensland, sau khi bị đaœng viên tới tấp tấn công vai trò cuœa ông trong việc hạ bệ TNS Stott Despoja, đã từ chối, không khẳng định rằng ông không hề có ý định lìa đaœng. Phó lãnh tụ thời cơ Aden Ridgeway tuyên bố với giới truyền thông rằng ông không hề loại boœ bất cứ một giaœi pháp nào, kể caœ việc rời đaœng, để cùng với tứ nhân bang và bà Meg Lees lập nên một đaœng “Tân Dân Chuœ”, trong tình hình hiện tại.
Và chiều thứ Hai vừa qua, trong buổi họp nội các đầu tiên dưới sự lãnh đạo cuœa lãnh tụ lâm thời Brian Greig, Aden Ridgeway đã cố tình vắng mặt với cớ là đã có một buổi họp quan trọng khác đã được hẹn trước từ lâu. Cho đến khi báo lên khuôn, vẫn chưa có một TNS nào trong đaœng Dân Chuœ chính thức lên tiếng thông báo sẽ ra tranh cưœ chức vụ lãnh tụ, mặc dầu hạn chót để nộp đơn là chiều Thứ Tư 28/8.
Nếu đaœng Dân Chuœ bị tách làm đôi, cục diện chính trường Úc sẽ thay đổi hoàn toàn.
Tổng trưởng L.ANTHONY bị BẼ MẶT
CANBERRA: Tổng trươœng Thiếu Nhi và Thanh Thiếu Niên Sự Vụ, Larry Anthony, chiều thứ Hai 26/8 vừa qua đã phaœi bẽ bàng rút lại lời đề nghị gây nhiều phẫn nộ trong dư luận quần chúng, mặc dù vừa mạnh mẽ khẳng định trước đó chưa đầy 12 giờ đồng hồ.
Báo chí Úc vào sáng sớm thứ Hai đăng taœi baœn tin rằng ông Anthony sẽ đệ trình lên nội các Howard một kế hoạch, đề nghị cắt boœ phụ cấp gia đình (family payments) cho những phụ huynh nào từ chối không chịu theo học những khóa hướng dẫn về phương pháp nuôi dạy con cái.
Ông nói: “Một trong những việc quan trọng nhất trên đời này là việc nuôi nấng treœ thơ, và rất nhiều phụ huynh hoàn toàn không có đuœ kiến thức để làm việc này”. Ông Anthony cho rằng vì những lợi ích kinh tế và xã hội trong tương lai, chính phuœ phaœi có biện pháp thích ứng nhằm buộc những cha mẹ treœ tuổi, hoặc mới có con, phaœi theo học các khóa huấn luyện nghệ thuật làm phụ huynh, và sưœ dụng việc chuœng ngừa treœ em làm thí dụ điển hình. Ông nói: “Chúng tôi nối trực tiếp (việc chuœng ngừa) với trợ cấp gia đình, và hiện nay, chúng ta thấy gì, bùm một cái, tyœ lệ chuœng ngừa tăng vọt từ 60% lên 90%. Chúng ta cần phaœi xem xét điều kiện ấy, nghĩa vụ song phương (mutual obligations), và giới phụ huynh”.
Thêm vào đó, ông còn đề nghị chính phuœ liên bang tổ chức cuộc giaœo nghiệm thường niên cho các treœ em ơœ vườn treœ về mức độ sức khoœe, giáo dục và hạnh kiểm như những cuộc thi về trình độ đọc viết và khaœ năng làm toán cuœa học sinh tiểu học hiện nay.
Khi được các phóng viên truyền hình và truyền thanh đổ xô đến phoœng vấn vì lời đề nghị dùng điều kiện nghĩa vụ song phương để ép buộc phụ huynh theo học các khóa huấn luyện, ông Anthony đã mạnh mẽ xác định rằng đấy là một đề nghị chính đáng và ông chắc chắn rằng nội các Howard sẽ thông qua nhanh chóng dự án cuœa ông.
Tuy vậy, lời đề nghị này đã gây phẫn nộ trong nhiều giới quần chúng. Chuœ tịch Hội Đồng Các Dịch Vụ Xã Hội Toàn Quốc ACOSS (Australian Council of Social Services), ông Andrew McCallum lên tiếng chỉ trích ông Anthony, cho rằng một chương trình nhiệm ý vẫn tốt hơn là một chương trình mang tính cưỡng bách. Ông nói rằng chính các em thiếu nhi sẽ bị aœnh hươœng xấu nếu các trợ cấp gia đình bị cắt giaœm vì phụ huynh không chịu theo học các khóa học này. Được biết hiện nay 90% phụ huynh tại Úc đều có nhận tiền trợ cấp gia đình.
Phát ngôn viên đối lập về Thiếu Nhi và Thanh Thiếu Niên Sự Vụ, bà Nicola Roxon cũng mạnh mẽ tấn công đề nghị này. Bà cho rằng việc khơœi đầu cuộc thaœo luận bằng cách vạch ra hình phạt tài chính cho những người không tuân thuœ là một hành vi bất nhân, không thích hợp. Bà nói: “Trước hết, chúng ta phaœi thaœo luận xem chính phuœ có thể cung cấp được gì và xã hội có thể cung cấp được gì, và rồi sau đó mới bắt đầu nghiên cứu về bất cứ một chương trình nào khác”. Bà nói thêm rằng các em thiếu nhi sẽ bị đau khổ hơn nữa nếu gia đình cuœa các em bị thêm những khó khăn tài chính từ việc cắt giaœm trợ cấp gia đình.
Đồng thời, ngay trong quốc hội liên bang, dân biểu Lao Động Wayne Swan cũng lên tiếng tấn công TT Anthony về vấn đề này, và nhấn mạnh rằng chính phuœ Howard đã cắt giaœm $16 triệu Úc kim trong tài khóa này từ kinh phí cuœa chương trình hướng dẫn phụ huynh. Ông đặt câu hoœi trực tiếp với ông Anthony: “Làm sao ông tổng trươœng lại có thể lên tiếng đề nghị cưỡng bức phụ huynh theo học các khóa huấn luyện trong khi chính ông đang cắt giaœm kinh phí cuœa những chương trình ấy”.
Sau khi thấy phaœn ứng mạnh mẽ từ công chúng, nội các Howard đã lên tiếng từ chối không cứu xét đề nghị cuœa TT Anthony khiến cho ông phaœi vội vã rút lại lời tuyên bố mạnh mẽ trước đó. Ông nói: “Đây không phaœi nhằm mục đích cắt trợ cấp xã hội, hoàn toàn không có lời đề nghị ấy”.
HAI THANH NIÊN VIỆT LÃNH ÁN


SYDNEY: Chiều thứ Hai 26/8 vừa qua, chánh án tòa thượng thẩm NSW, ông Barry O’Keefe, vừa tuyên án hai thanh niên Việt Nam về một vụ sát nhân tại một tiệm bi-da ơœ Campsie vào tháng 11/1997.
Nạn nhân Tremaine Watene bị đâm chết sau khi Nguyễn Minh Trung, bây giờ 22 tuổi, và Hoàng Văn Chiến, bây giờ 20 tuổi, thành viên cuœa một băng du đãng tấn công anh ta và một người bạn để traœ thù cho một thành viên khác cuœa băng đã bị một băng đaœng đối nghịch hành hung.
Bằng chứng trước tòa cho thấy, mặc dù nạn nhân và Gilmour Ford, người bạn may mắn sống sót, cố lên tiếng caœi chính rằng họ không phaœi là thành viên cuœa băng đối nghịch và hoàn toàn không dự phần vào cuộc hành hung, họ vẫn bị 5 thành viên cuœa băng du đãng nhào vào tấn công và đâm túi bụi. Gilmore bị đâm nhưng tẩu thoát được, còn Watene bị Trung đánh đập túi bụi rồi đâm thuœng tim, tắt thơœ.
Chánh án O’Keefe tuyên án Trung 17 năm tù ơœ với tội sát nhân và thời gian trước khi được phép xin traœ tự do có điều kiện là 12 năm. Chiến bị tuyên án ngộ sát, lãnh 10 năm tù ơœ và chỉ được quyền xin thaœ tự do có điều kiện sau 6 năm.

THƯ VIỆN úc sưu TẦM các WEB DÂM Ô
CANBERRA: Thư viện liên bang Úc sẽ bắt đầu sưu tầm địa chỉ các trang web có nội dung khiêu dâm để làm tăng thêm chất lượng cho bộ sưu tập sách báo tạp chí khiêu dâm rất lớn cuœa thư viện.
Nhân viên phụ trách National Collection of Electronic Publications, ông Edgar Crook cho biết, việc sưu tập các trang web khiêu dâm sẽ “đưa ra một hình aœnh tiêu biểu về những sáng tác kích dâm cuœa Úc trên mạng Internet”. Ông cũng cho biết thêm thư viện đã có nhiều “bộ sưu tập tầm cỡ” như Big’n’Bouncy, Bra Busters.v.v...
Ông Crook cũng cho biết thêm rằng bộ sưu tập dâm thư này là một phần quan trọng cuœa thư viện. Ông nói: “Việc nghiên cứu về tình hình xã hội cũng như văn hóa cuœa một thời đại nhất định cần phaœi có luôn việc nghiên cứu về đời sống tình dục cuœa thời đại ấy. Thí dụ điển hình là những dâm thư được sáng tác trong thời Victoria hiện là một nguồn tài liệu lý thú cho sưœ gia bây giờ. Những quyển nhật ký tình dục và các tiểu thuyết khiêu dâm cuœa thời đại ấy cho người ta một cái nhìn tinh xác hơn về cuộc sống hàng ngày, và do đó, không kém phần quan trọng như những quyển trường thiên tiểu thuyết xã hội đến bây giờ được liệt vào hàng danh tác thế giới”.
Ông Crook nhấn mạnh rằng thư viện không sưu tầm những tài liệu mang tính khiêu dâm chỉ thuần túy “để độc giaœ đương có thể hươœng thụ khoái lạc” nhưng vì chúng là “một biểu đồ về luân lý xã hội, về thái độ cuœa quần chúng về những vấn đề liên quan đến tình dục”. Chuyện chính vẫn là để giúp cho những nhà nghiên cứu gia trong tương lai có thể có được một hình aœnh trung thực hơn, đầy đuœ hơn về xã hội thời nay.
Nữ dân biểu DeAnne Kelly thuộc đaœng Quốc Gia đã lớn tiếng chỉ trích việc này. Bà nói: “Các trang web khiêu dâm là các trang web khiêu dâm. Chúng không phaœi là tác phẩm nghệ thuật, và thư viện quốc gia nên chú tâm đến những việc khác”.
VIC YỂM TRỢ ĐIỀU TRA C THAM NHŨNG
MELBOURNE: Hôm thứ Ba 27/8 vừa qua, chính phuœ tiểu bang Victoria đã lên tiếng bày toœ sự yểm trợ cho cuộc điều tra các thám tưœ caœnh sát thuộc biệt đội bài trừ ma túy (Drug Squad), sau khi thành viên cuœa biệt đội này chính thức gơœi đơn than phiền lên văn phòng Ombudsman, yêu cầu mơœ một cuộc điều tra về những thành viên trong toán điều tra.
Bộ trươœng caœnh sát Andre Haermeyer tuyên bố trong một cuộc họp báo: “Tôi hoàn toàn tin tươœng rằng cuộc điều tra sẽ đào bới được sự thực. Điều quan trọng là nó phaœi được phép tiến hành cho đến khi thật sự chấm dứt. Tươœng cũng nên nhắc lại, một biệt đội chống tham nhũng, với danh xưng Ceja, đã được thành lập vào cuối năm 2001 để điều tra hơn 80 lời tố cáo về các hành vi tham nhũng cuœa hơn 20 thám tưœ caœnh sát là thành viên, cũ cũng như đương nhiệm, cuœa biệt đội bài trừ ma túy.
Hai cựu thành viên cuœa biệt đội này, trung sĩ thám tưœ Malcolm Rosenes và cựu hạ sĩ thám tưœ Stephen Paton đã bị truy tố về tội buôn lậu nha phiến. Tuy vậy, hôm thứ Hai vừa qua, nhật báo The Age tiết lộ rằng các thám tưœ thuộc biệt đội bài trừ nha phiến đã đâm đơn lên văn phòng Ombudsman và tố cáo rằng cuộc điều tra nội bộ do Ceja đaœm trách có nhiều sai sót, quá khích và đầy thành kiến. Họ than phiền rằng Ceja đã khuyến dụ những tay buôn bạch phiến đã lãnh án trong việc đưa lên những lời cáo buộc hoang đường về tham nhũng, rằng Ceja không tuân thuœ theo các phương pháp điều tra cuœa caœnh sát và Ceja làm khó dễ các thám tưœ thuộc biệt đội bài trừ ma túy.
Bộ trươœng Haemeyer tuyên bố rằng những người bị điều tra có quyền đặt vấn đề như trên. Tuy nhiên, theo ông thì cuộc điều tra được thi hành một cách chính xác và nghiêm chỉnh bơœi văn phòng thẩm định hạnh kiểm caœnh sát (police ethical standards department), một cơ quan có đạo đức chuyên nghiệp tối cao.
Được biết những lời tố cáo hành vi tham nhũng bao gồm: baœo vệ một tên buôn lậu ma túy để hắn cung cấp tin tức tình báo, trộm $40,000 tiền dùng để gài bẫy keœ gian trong một vụ mua bán bạch phiến ơœ vùng quê, buôn lậu lại những hóa chất do caœnh sát mua để sưœ dụng trong các vụ gài bẫy, và gài bằng chứng giaœ để ghép tội.

CAŒNH SÁT TỰ KHEN LÁO LẾU
SYDNEY: Hôm thứ Hai 26/8 vừa qua, tư lệnh caœnh sát khu St George, ông Paul Carey tuyên bố với giới truyền thông là ông sẽ đề nghị lên TTL caœnh sát Ken Moroney trao tặng huy chương anh dũng cho 3 caœnh sát viên, trong đó có một caœnh sát viên tập sự, vì những hành động xaœ thân cứu nguy cuœa họ trong vụ hoœa hoạn tại Rockdale vào 1g30 sáng Chuœ Nhật trước đó.
Vụ hoœa hoạn xaœy ra do tài xế một chiếc xe bồn chơœ đầy ắp xăng, bị mất tay lái khiến cho xe đâm nhào vào một dãy tiệm rồi chạm điện bùng nổ gây thiệt hại thật lớn. Hơn 120 nhân viên cứu hoœa phaœi mất nhiều giờ đồng hồ mới dập tắt được ngọn lưœa.
Ba caœnh sát viên Martin Brooks, Luke Cameron và Charmaine Kelly được ngợi khen đã không hề nghĩ đến an nguy baœn thân, nhào vào giữa đám cháy, dùng thang leo lên từng trên cuœa dãy tiệm đang bừng lưœa để cứu sống được một gia đình 12 người, sinh sống trong những căn phòng ơœ đấy. Baœn báo cáo cuœa caœnh sát do thanh tra Tony Unicomb viết, có đoạn nói rằng: “Những caœnh sát viên này mượn thang và leo lên mái hiên... sau đó, giúp đỡ 11 cư dân từ cưœa sổ và mái hiên xuống đất an toàn”.
Tuy nhiên, vào ngày thứ Ba, 27/8, nhật báo Sydney Morning Herald đăng taœi một baœn tin, trong đó, một thành viên cuœa gia đình này cho biết, chính anh ta, không phaœi caœnh sát, là người cứu sống toàn thể gia đình anh. Anh Joe Nooreden, 25 tuổi cho biết, chỉ trong khoaœnh khắc sau khi dãy phố bốc lưœa, anh đã thẩy một cái thang ra khoœi cưœa sổ phòng trên tầng 2 và nhào ra khoœi phòng, rồi sau đó lần lượt mang chín người trong số 11 người cuœa gia đình anh thoát hiểm trước khi caœnh sát đến nơi. Anh nói: “Theo như chuyện xaœy ra (trong ngày thứ Hai) thì mấy thầy caœnh sát chỉ quan tâm đến các giaœi thươœng can đaœm mà thôi, nhưng thật tình mà nói thì, ngoài anh Lucas lúc gần chót, họ chẳng làm gì caœ. Tôi không cần biết họ tuyên bố gì, bơœi vì những người bàng quan và tất caœ gia đình tôi biết được chuyện gì thật sự xaœy ra. Tôi không cần những bằng khen tặng can đaœm. Caœnh sát viên Lucas đến nơi khi tôi chỉ còn có cha tôi và em gái tôi để cứu, thế thôi”.
Anh Nooreden cũng cho biết anh không nhớ có nhìn thấy bóng dáng cuœa hai caœnh sát viên kia. Ông Paul Carey tuy thú nhận rằng cái thang có thể không phaœi do ba caœnh sát viên này mang đến, nhưng ông vẫn khư khư khẳng định rằng chính họ là những người đã cứu mạng cho gia đình Nooreden.
CAŒNH SÁT TRỘM TIỀN tang chứng"
BRISBANE: Cuối tuần qua, một số tiền lên đến $114,000, được giữ trong một két sắt tại đồn caœnh sát ơœ Sunshine Coast vì là tang vật cuœa một vụ án, đã không cánh mà bay. Tối thứ Hai vừa qua, TTL caœnh sát Queensland, ông Bob Atkinson, thừa nhận rằng có thể thuœ phạm cuœa vụ trộm là một hoặc nhiều caœnh sát viên tại chức.
Ông Atkinson cho biết không có một dấu hiệu gì cho thấy két sắt, được giữ trong văn phòng cuœa một caœnh sát viên cao cấp ơœ đồn Maroochydore, bị cạy mơœ caœ. Ông nói: “Trong khi tôi hoàn toàn đồng ý là chuyện nhân viên cuœa lực lượng caœnh sát có thể là keœ có trách nhiệm trong vụ trộm các tài saœn đang nằm dưới quyền kiểm soát cuœa lực lượng là một điều không thể nào chấp nhận được, tôi không thể nào gạt boœ nghi vấn rằng trong trường hợp này, đấy là một việc có thể xaœy ra”.
Ông cho biết Crime & Misconduct Commission sẽ tổ chức một cuộc điều tra thật “đầy đuœ và kỹ càng” về vụ việc này, với sự giúp đỡ cuœa Biệt Đội Điều Tra Hạnh Kiểm thuộc lực lượng caœnh sát (Police Service’s Ethical Standards Commands).
Tươœng cũng nên nhắc lại số tiền $114,000 này và 115 viên ecstasy là tang vật tịch thu được trong một cuộc bố ráp ơœ Outrigger International Beach Resort. Hiện nghi phạm đang bị câu lưu chờ ngày xét xưœ.
ĐƯỢC tòa THA BỔNG, BỊ CÁOquay ra đệ đơn KIỆN CAŒNH SÁT
SYDNEY: Hôm thứ Hai, 26/8 vừa qua, một vụ kiện khá lý thú đã bắt đầu được xưœ tại tòa Thượng Thẩm tiểu bang NSW dưới sự chuœ tọa cuœa chánh án Barry O’Keefe. Nguyên đơn là Garry Nye, một người đã bị cáo buộc giết hại một tay anh chị lẫy lừng tên Roy Thurgar vào năm 1991, và sau 16 tháng tù tội, đã được bồi thẩm đoàn tuyên bố vô tội.
Garry Nye đâm đơn kiện tiểu bang NSW, văn phòng công tố DPP và bốn caœnh sát viên liên quan đến vụ án; Wayne Popplewell, Wayne Gordon, Peter Hawley và David Barnett, đòi bồi thường thiệt hại vì ông đã là nạn nhân cuœa một vụ truy tố đầy ác ý (victim of malicious prosecution). Đồng thời, ông Nye cũng tuyên bố là ông đã bị câu lưu không hợp lệ và giam giữ trái phép (wrongfully arrested & falsely imprisoned).
Được biết vào 20/5/91, Roy Thurgar, một tay anh chị sừng soœ trong xã hội đen bị kê súng sát vào người và bắn khi hắn đang ngồi trong xe hơi ngay trước nhà cuœa hắn ơœ đường Avoca, Randwick. Hắn chết trong bệnh viện ngày hôm sau. Thoạt tiên, cuộc điều tra cuœa caœnh sát, dưới sự lãnh đạo cuœa Wayne Gordon, lúc ấy là trung sĩ thám tưœ, nhắm vào một người đàn ông tên Bert Kidd. Thế nhưng, đến ngày 28/5/91, sau khi một tên điềm chỉ viên cuœa caœnh sát, tên Danny Shakespeare bị bắt giữ với hơn 40 tội danh lường gạt thì y vội vã nói với caœnh sát rằng y có tin tức về vụ án Thurgar, và sau đó, chỉ chứng ông Nye và một người đàn ông khác là John Harlum, hành nghề bán xe.
Shakespeare tuyên bố rằng y và Thurgar đánh trộm một số ma túy cuœa hai người này, và vì thế mà Thurgar bị xưœ tưœ. Mặc dù cho đến lúc bị bắt, caœ hai ông Nye và Harlum không hề quen biết nhau, và mặc dầu Shakespeare đưa ra nhiều lời khai trái ngược, mâu thuẫn, lẫn nhau, và là một tên gian chuyên lường gạt với nhiều bí danh, biệt danh, với một hồ sơ tội phạm khá dài, và caœnh sát biết rõ điều này, họ vẫn câu lưu và truy tố hai ông vào ngày 24/7/91.
Hơn thế nữa, ông Nye cũng tuyên bố rằng trong phiên tòa xin tại ngoại hầu tra cuœa ông, hai caœnh sát viên Popplewell và Gordon đã “đưa ra trước tòa những tài liệu, hồ sơ và bằng chứng không trung thực” để chống đối lại đơn xin cuœa ông. Phiên tòa vẫn còn tiếp diễn.
dũng cảm cứu người khi hoạn nạn
MELBOURNE: Một người đàn ông nhào vào đám cháy để cứu giúp cho một gia đình 5 người và vì thế bị phoœng nặng nơi tay đã được nhân viên cứu thương khen ngợi hết lời như một nguời anh hùng. Vào lúc 6g15 tối Chuœ Nhật, người đàn ông 40 tuổi này đang lái xe trên đường Hamilton Drive ơœ Cranbourne North thì mục kích được caœnh một chiếc xe phát nổ và đâm đầu vào sân cuœa một căn nhà gần đó. Ông ta ngừng xe lại và xông vào đám cháy để lần lượt lôi caœ gia đình, gồm một người cha và bốn đứa con thơ, ra khoœi hiểm nguy.
Người cha bị phoœng 30% thân thể và được đưa về bệnh viện Dandenong. Hai đứa con trai lớn 7 tuổi và 8 tuổi bị phoœng 60% và 75% thân thể và được đưa vào bệnh viện nhi đồng để cứu chữa, hiện vẫn còn trong tình trạng nguy kịch. đứa con gái 10 tuổi và cậu con út 4 tuổi bị phoœng 13% và 25% thân thể đang được điều trị tại Trung Tâm Y Tế Monash. Còn người đàn ông anh dũng được đưa vào bệnh viện Frankton điều trị.
Phát ngôn nhân xe cứu thương, cô Liz Tunnel cliffe nói: “Ông ta quaœ thật là người dũng caœm. Tay ông bị phoœng nặng vì ông kéo họ ra khoœi đám cháy. Hành động cuœa ông thật khác thường. Tai nạn ấy tự nó đã là một tai nạn khuœng khiếp, nhưng nếu ông ta không có mặt ơœ đó thì có lẽ hậu quaœ còn thaœm khốc hơn nữa”. Theo nhân viên điều tra hoœa hoạn thì bình nhiên liệu LPG cuœa xe phát nổ đẩy tung chiếc xe vào sân nhà.
VỢ CHỒNG GIÀ BUÔN LẬU CẦN SA"
ADELAIDE: Một cặp vợ chồng già trong lứa tuổi 60 đã bị câu lưu và truy tố về tội buôn lậu cần sa sau khi bị bắt quaœ tang với số lượng cần sa trị giá $225,000. Được biết hai vợ chồng này, người chồng 67 tuổi và bà vợ 65 tuổi, bị caœnh sát thuộc biệt đội bài trừ ma túy chận xe khám xét tại Murray Bridge trên xa lộ South Eastern Freeway. Trong cốp xe chứ đựng 65 bọc cần sa đã được hút hết hơi, hàn kín, giấu kín trong hai vali và hai xách tay che quần áo lên trên.
Sau đó, caœnh sát lục soát tư gia cuœa họ ơœ khu ngoại ô phía Bắc Adelaide và tịch thu thêm một số tang vật khác. Thanh tra caœnh sát Peter Giles thuộc Drugs & Organised Crime Investi gation Branch cho biết, số lượng cần sa tịch thu được là một trong những số lượng lớn nhất tại Nam Úc từ trước đến nay. Ông nói: “Số cần sa này đã được giấu kín trong những bao như được hàn kín để giaœm thiểu mùi hơi cuœa nó. Và thật là hiếm có khi bị cáo ơœ lứa tuổi này, vốn chưa từng có hồ sơ tội ác, lại bị bắt về tội danh như thế. Chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục điều tra, và tin sẽ có thêm nhiều bằng chứng khác nữa”. Caœnh sát cho rằng họ đang hướng về Sydney với số cần sa ấy.
HIẾP CON NUÔI, CHA GHEŒ CHỜ ÁN
TOWNSVILLE: Một người đàn ông 56 tuổi đã bị bồi thẩm đoàn kết tội hiếp dâm con gái nuôi cuœa y trong suốt 13 năm trời liên tiếp, và đang chờ đợi cho chánh án tuyên án, có thể là chung thân.
Bằng chứng trước tòa cho thấy, nạn nhân bây giờ 20 tuổi, đã bị cha nuôi cưỡng dâm từ khi mới lên 3 tuổi rưỡi, trong suốt 13 năm trời ròng rã, từ 1985 đến 1998, khiến cô phaœi mang thai với một đứa con khi cô lên 14.
Bị cáo trước tòa phuœ nhận tất caœ mọi tội hiếp dâm, và tuyên bố rằng nạn nhân đã bày vẽ, đặt chuyện về tất caœ những sự việc ấy. Y cho biết rằng y có ăn nằm cùng cô khi cô lên 14 tuổi, nhưng đấy là do cô tự nguyện hiến dâng. Và vì thế, cô đã mang thai với một đứa bé, mà bằng chứng di truyền thể DNA cho thấy là con cuœa y.
Nạn nhân khai trước tòa rằng từ khi cô lên 3,5 tuổi thì bị cáo thường vào phòng cô, khoe cuœa cho cô xem, rồi sau đó thuœ dâm trước mặt cô, xuất tinh lên người cô. Khi cô lên 11 tuổi thì y cố cưỡng dâm cô, và sau đó buộc cô phaœi ăn nằm cùng y. Cô thú thật rằng sau khi sanh đứa con thì cô có tự ý ăn nằm cùng y, cô nói: “Tôi bắt đầu quen với việc ấy sau một thời gian dài”.
Bồi thẩm đoàn đi đến phán quyết sau 11 giờ tranh cãi. Chánh án Clive Wall yêu cầu giới thẩm quyền làm baœn báo cáo về những aœnh hươœng tâm sinh lý đối với nạn nhân sau khi liên tục bị hành hạ cưỡng dâm suốt 13 năm trời, trước khi định ngày tuyên án tên cha nuôi dâm dục.
MÊ HÀNG XÓM, LÃNH ÁN
BRISBANE: Một người đàn ông vì quá si mê cô hàng xóm xinh đẹp cho nên đã có nhiều aœo tươœng, và từ đó, naœy ra ý định thuê sát thuœ hạ sát người tình cũ cuœa cô ta. Shane Bradley Alvin, 32 tuổi, cư dân Ipswich bị chánh án Brian Ambrose tuyên án 5 năm tù treo sau khi thú nhận tội danh cố tìm người mưu sát (procuring an attempted muder) trong khoaœng thời gian từ 2/11 - 9/11 năm ngoái.
Chánh án Ambrose tuyên bố rằng Alvin đã có quá nhiều aœo tươœng, và đã tự tạo dựng nên một aœo tươœng tình caœm (romantic fantasy) với người hàng xóm cuœa y trong khi cô này hoàn toàn không biết gì về caœm tình mà y dành cho cô. Vì tình yêu aœo tươœng này, khi hay tin cô đang kiện tụng giành con với người tình cũ, Alvin đã tự động quyết định tìm sát thuœ để giết hại người đàn ông ấy, một người mà y chỉ gặp thoáng qua có một lần thôi.
Chánh án Ambrose nói: “Y đang mang nhiều aœo tươœng về tình caœm dành cho người phụ nữ nhà bên cạnh và nghĩ rằng mọi việc sẽ trơœ nên tốt đẹp cho y nếu y tìm được người ám sát người nhân tình cũ cuœa cô ta”. Chánh án Ambrose nói thêm rằng Alvin là một người thất học, có tí ti bệnh tâm thần cho nên không phân biệt được giữa aœo tươœng và thực tại. Y nhờ một người quen tìm giùm sát thuœ. Người này quá kinh hãi nên đã báo caœnh sát. Một caœnh sát viên đội lốt sát thuœ đến gặp Alvin và treo giá $10,000. Alvin baœo không có số tiền lớn lao như thế, nhưng y có thể chạy đi mượn $250 để đặt cọc.
Y đã bị nhốt 260 ngày trong khi chờ xét xưœ. ¦

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.