Hôm nay,  

Vận Động Nhân Dịp Phái Đoàn Quốc Hội Liên Aâu Đi Vn, Xin Aùp Lực Nhân Quyền

30/08/200200:00:00(Xem: 4006)
PARIS - Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã viết Thư Ngỏ gửi ông Hartmut Nassauer, Trưởng phái đoàn Quốc hội Âu châu viếng thăm Việt Nam, yêu cầu can thiệp chấm dứt việc đàn áp tôn giáo và trả tự do cho các nhà lãnh đạo tôn giáo. Dưới đây là bản tin của Ủy Ban.
Ngày 5.7.2001, Quốc hội Âu châu ra Quyết nghị tố cáo việc đàn áp tôn giáo nói chung tại Việt Nam và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng. Quyết nghị yêu sách trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý. Đặc biệt, Quyết Nghị này đề xuất gửi một Phái đoàn Quốc hội Âu châu về Việt Nam "để gặp gỡ các nhà lãnh đạo thuộc mọi khuynh hướng tôn giáo, nhất là những vị lãnh đạo đang bị cầm tù".
Thoạt đầu Phái đoàn dự tính lên đường vào cuối năm 2001. Thế nhưng đã trì hoãn đến 14 tháng sau Quyết nghị, nay mới được tin ông Hartmut Nassauer cầm đầu Phái đoàn Quốc hội Âu châu đi Việt Nam và Cam Bốt từ ngày 9 đến 14.9.2002.
Ý thức đến tính cách che giấu ma giáo của Nhà cầm quyền Hà Nội, như đã xẩy ra vào cuối năm 1998 đối với Giáo sư Abdelfattah Amor, Đại sứ Đặc nhiệm Bất bao dung tôn giáo của LHQ, đến điều tra đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Ông Võ Văn Ái, nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, viết bức Thư ngỏ gửi ông Hartmut Nassauer yêu cầu Phái đoàn cảnh giác và hoàn thành sứ mệnh đề ra qua Quyết Nghị tháng 7.2001. Nhất là tại Hiệp định hợp tác kinh tế ký kết giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu, dưới đề danh "Nền tảng hợp tác", điều 1 của Hiệp ước quy định rằng : "Tôn trọng Nhân quyền và những nguyên tắc Dân chủ là nền tảng hợp tác giữa đôi bên làm thành các quy định của hiệp ước, mà cũng là yếu tố chủ yếu của Hiệp định".
Tuyên bố với Hãng thông tấn Âu châu (Agence Europe) ngày hôm thứ tư, khi tung bức Thư ngỏ gửi Phái đoàn Quốc hội Âu châu, ông Võ Văn Ái nói rằng : "Dựa trên điều 1 của Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam và bản Quyết nghị của Quốc hội Âu châu ngày 5.7.2001, tự do tôn giáo và nhân quyền phải là mối quan tâm hàng đầu của Phái đoàn Quốc hội Âu châu khi đến Việt Nam. Nếu Hà Nội gây trở ngại cho phái đoàn thi hành công tác, như điều chúng tôi lo lắng, thì Liên hiệp Âu châu phải xem xét lại từ đầu chí cuối việc hợp tác với một chế độ không ngừng đàn áp tôn giáo và vi phạm quyền con người".
Vì thời gian eo hẹp trước khi Phái đoàn lên đường đi Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam xin kêu gọi các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ trong Cộng đồng người Việt trên thế giới khẩn cấp gửi điện văn, điện thư, thư điện tử nói lên bộ mặt thật của chế độ độc tài toàn trị và yêu sách Phái đoàn Quốc hội Âu châu hoàn thành công tác đề ra qua Quyết nghị của Quốc hội Âu châu ngày 5.7.2001. Địa chỉ của ông Hartmut Nassauer tại Quốc hội Âu châu ở thủ đô Bruxelles, Bỉ, là : Fax : (32 2) 284 93 61 ; ở Strasbourg trong tuần lễ 2 đến 6.9.02 là (33 3) 881 79 361 ; E.mail : hnassauer@europarl.eu.int
Sau đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn bức Thư ngỏ của ông Võ Văn Ái :
Tự do tôn giáo tại Việt Nam: Thư ngỏ gửi Ông Hartmut Nassauer, Trưởng Phái đoàn Quốc hội Âu châu, trước ngày lên đường sang Việt Nam
Paris, ngày 28.8.2002
Thưa Ông Chủ tịch,
Chúng tôi xúc động được tin ông sẽ lên đường đi Việt Nam trong những ngày sắp đến với Phái đoàn Quốc hội Âu châu. Tất cả mọi người Việt Nam trong toàn thế giới đã thao thức chờ đợi chuyến viếng thăm này từ ngày 5.7.2001, ngày mà Quốc hội Âu châu thông qua Quyết Nghị kêu gọi trả tự do cho những tù nhân tôn giáo và quyết định gửi một Phái đoàn "đến Việt Nam để gặp gỡ các nhà lãnh đạo thuộc mọi khuynh hướng tôn giáo, nhất là những vị lãnh đạo đang bị cầm tù".

Chuyến viếng thăm của ông quá đúng lúc. Vì cuộc đàn áp các cộng đồng tôn giáo ngày càng gia tăng trầm trọng. Chỉ mới năm ngoái đến nay, mà hàng giáo phẩm cao cấp Phật giáo như Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và hàng trăm Tăng, Ni, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Giáo hội bị cấm đoán) bị sách nhiễu, quản chế sau một cuộc bố ráp quy mô ; Linh mục Nguyễn Văn Lý thuộc Giáo hội Công giáo bị kết án 15 năm tù trong một phiên xử giả trá ; những cuộc biểu tình bất bạo động của đồng bào sắc tộc, người Thượng Tây nguyên theo đạo Tin Lành đã bị công an và bộ đội đàn áp dã man chưa từng thấy.
Gần đây, Thượng tọa Thích Trí Lực, thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị bắt cóc vào đêm 25.7.02 tại Nam Vang sau khi lánh nạn sang Cam Bốt, và đã được Cao ủy Tị nạn LHQ chính thức cấp thẻ tị nạn. Chúng tôi e ngại cho số phận nguy biến của Thượng tọa Thích Trí Lực qua việc công an mật vụ Việt Nam bắt cóc Thượng tọa đưa về Việt Nam.
Điều cốt tử là Phái đoàn Quốc hội Âu châu phải gặp cho được hàng giáo phẩm các tôn giáo và các nhà ly khai trong chuyến viếng thăm này. Chúng tôi xin đề xuất Phái đoàn gặêp gỡ Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đang được thế giới đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình. Cả hai vị đều lâm cảnh tù tội, quản chế trên 20 năm vì đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, 84 tuổi, hiện đang lâm nhiều bệnh nặng và cần được khẩn cấp đưa về thành phố Hồ Chí Minh để chữa trị.
Chúng tôi dám đoan quyết rằng, nếu Phái đoàn chẳng mang một quyết tâm không dời đổi, Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ dùng đủ thứ cớ để ngăn cản các cuộc gặp gỡ nói trên. Năm 1998, họ đã gây đủ thứ chướng ngại quy mô để ngăn chận ông Abdelfattah Amor, Đại sứ đặc nhiệm Bất bao dung tôn giáo của LHQ, gặp gỡ hàng giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo.
Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Phái đoàn phải yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận trước khi lên đường những buổi gặp gỡ với các nhà tôn giáo bị áp bức còn bị quản chế hay bị tù giam. Phái đoàn phải thật cứng rắn trong yêu sách với giới lãnh đạo Việt Nam để đòi hỏi trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, và các vị Chức sắc cùng tín đồ các Giáo hội Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành. Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo và công nhận quyền hiện hữu sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như những Giáo hội khác chưa được thừa nhận.
Vi phạm tự do tôn giáo và quyền con người tại Việt Nam đang bị cộng đồng thế giới mạnh mẽ lên án. Tại cuộc họp thường niên của Ủy hội Nhân quyền LHQ tháng tư vừa qua ở Genève, Liên hiệp Âu châu đã tố cáo : "sự khinh thường của Nhà cầm quyền Việt Nam đối với các quyền dân sự và chính trị của người công dân Việt Nam, cũng như vi phạm các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tôn giáo". Gần đây, vào trung tuần tháng 7.2002, Ủy ban Nhân quyền LHQ công bố một danh sách những khuyến cáo quan ngại đến các vi phạm của Việt Nam đối với Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị. Ủy ban Nhân quyền LHQ cũng ta thán về những sách nhiễu và giam cầm hàng giáo phẩm tôn giáo và kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam triệt tiêu "mọi cấm đoán các nhà quan sát ngoại quốc đến điều tra tình hình Việt Nam".
Chiếu theo những nghĩa vụ quốc tế, chiếu theo điều 1 tại Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam trong vấn đề tôn trọng nhân quyền và những nguyên tắc dân chủ, Việt Nam phải bảo đảm để cho Phái đoàn Quốc hội Âu châu có toàn bộ tự do gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo đang bị cầm tù hay quản chế và tự do thu thập thông tin mà Phái đoàn cần thiết.
Tin tưởng vào ý chí chân thành của Phái đoàn muốn gặp gỡ hàng giáo phẩm tôn giáo đang bị cấm cố, cũng như đương đầu quyết liệt trước hoàn cảnh trầm trọng vi phạm nhân quyền tại quê hương chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng đến gặp ông trong tuần họp tới ở Strasbourg để thảo luận các điều nêu trong thư này.
Trân trọng kính chào ông Chủ tịch.
Võ Văn Ái,
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
Phó chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.