Hôm nay,  

Trịnh Công Sơn Và Sài Gòn

11/03/200200:00:00(Xem: 4638)
1. Những ngày Trịnh Công Sơn

Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếáng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.

Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.

Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy. Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.

Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.

Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu. Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.

Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá không quân Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!

Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.

Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.

Xin vĩnh biệt.


2. Một giấc mơ không được mơ bởi bất cứ một ai.

"Trong những đêm chập chờn mất ngủ hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi…", bao nhiêu năm, tôi cứ tự hỏi đi hỏi lại chính mình, liệu những ngày tháng đó có thực không, nếu thiếu tiếng huýt sáo bài "Tình Nhớ" của một anh chàøng nhớ quá nhớ quắt người yêu, một đêm xa thành phố, trên một chiếc giuờng sắt lạnh lẽo, tại một trung tâm tuyển mộ nhập ngũ…"

Và một Trịnh Công Sơn chưa từng trải qua một ngày "quân vụ", có cảm nhận ra nỗi đau này không" Và sau này, khi có dịp đi nước ngoài, Trịnh Công Sơn đã ở lại, một phần là do ông đã cảm thấy trong cuộc đời của mình, thiếu… một ngày "quân vụ""

Trước 1975, miền nam có chế độ đãi ngộ những người có học. Những học sinh giỏi, đậu bằng cấp cao được cho đi du học. Không hiểu khi Trịnh Công Sơn đậu tú tài Pháp, gia đình tính cho đi du học, là nhằm tránh cho Sơn khỏi tham gia vào cuộc chiến mà chắc chắn chẳng gia đình nào muốn cho con em mình tham gia" Và đây có lẽ là bước ngoặc vĩ đại trong cuộc đời của ông: được ở lại, cho dù như một người ngoại cuộc, bên cạnh một cuộc chiến"

Theo như tin tức báo chí, vào năm 2000, ông đã tuyên bố: Việt Nam chỉ là sân banh cho các siêu cường chơi nhau, bằng những xác chết hai lần, chẳng làm gì có cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền.

Giả dụ, nếu ông được sống thêm một lần đời, sống lại cuộc chiến, ông sẽ… tham dự"

Giả dụ, ông được đi du học, và chắc chắn, sẽ nhập vào đám du học sinh ưu tú của miền nam, lên tiếng chống đối chiến tranh Việt Nam… và như vậy, liệu ông có nhận ra sự thực, Việt Nam chỉ là sân banh…"

Bởi vì, cho tới nay, chưa hề có một người miền nam, được đi du học trong những ngày Trịnh Công Sơn đó, lên tiếng nói rằng, tôi đã lầm, như Trịnh Công Sơn, hay Jane Fonda… Tại sao sự lì lợm đó"

Bởi vì, những người thù ghét cay đắng chế độ miền nam, tức cười thay, lại trong số những người được chế độ đó đãi ngộ!

"Tôi đã phạm cái tội tồi tệ nhất mà một người đàn ông có thể phạm, trong mọi thứ tội: Tôi đã không hạnh phúc"
(I have committed the worst sin of all/That a man can commit. I have not been/happy…." Borges, "Remorse")

Cái tội tồi tệ nhất, hình như Trịnh Công Sơn đã phạm. Hãy nghe nhạc của ông: không hề có một cuộc tình nào đến nơi đến chốn, "từ lúc đưa em về là biết xa ngàn trùng… trời bên nhà chồng có xanh không em" Ngày bên ấy có vui không em (thi/nhạc sĩ không hỏi, đêm có vui hay không, vì như vậy…. thảm quá!).

Nhạc Trịnh Công Sơn và câu nói của Auden: Làm sao thi sĩ ngăn cấm thiên hạ lợi dụng thơ của mình làm trò phù thuỷ. Tính ma quái trong nhạc Trịnh Công Sơn đã được con quỉ chiến tranh lợi dụng"

He did not want to compose another Quixote - which is easy - but the Quixote itselt. Borges: Pierre Menard: Tác giả "The Quixote").

Trong nhạc Trịnh Công Sơn, có một điều gì thê thảm, và là đặc trưng của "cuộc chiến chính nó" (người chết hai lần, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe, ) Những ngày Trịnh Công Sơn, với riêng tôi, là những ngày ở Sài Gòn, thời kỳ Mậu Thân.

There was no one in him: behind his face (which even through the bad paintings of those times resembles no other) and his words, which were copious, fantastic and stormy, there was a bit of coldness, a dream dreamt by no one. (Borges, Everything and nothing).

A dream dreamt by no one: Giấc mơ chẳng ai mớ: Hiện thực Miền Nam những ngày sau 1975"

La seule personne qui ai encore une vie privée en Allemagne est celle qui dort. Steiner. L'historicité des rêves (Passions inpunies p.242)

(Người độc nhất còn có một đời sống riêng tại Đức là một người đang ngủ.)

Cá nhân độc nhất còn thức sau 1975 tại Việt Nam: Trịnh Công Sơn" Và để chống lại cơn mất ngủ, ông dùng rượu"


3.Nỗi chết không rời.

"Trong những đêm chập chờn mất ngủ hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi…", bao nhiêu năm, tôi cứ hỏi đi hỏi lại chính mình, liệu những ngày tháng đó có thực không nếu thiếu tiếng huýt sáo bài "Tình Nhớ", của một anh chàøng nhớ quay quắt người yêu, một đêm xa thành phố, trên một chiếc giuờng sắt lạnh lẽo, tại một trung tâm tuyển mộ nhập ngũ…"

Hay đó chính là nỗi cô đơn của tôi, phát ra thành âm điệu"

Kẻ nào tìm cách mầy mò quá khứ "như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa", của chính mình, phải xử sự như một tay đào huyệt. Kỷ niệm, giọng điệu của chúng, đích thực, là nhờ vậy. Đừng sợ cứ đào bới mãi một chỗ…

(Mô phỏng Walter Benjamin: Qui cherche à s'approcher de son propre passé enseveli doit se comporter comme un homme qui creuse. Cela détermine le ton, l'allure des souvernirs authentiques. Ils ne doivent pas craindre de revenir tourjours à un seul et même état de fait; le pelleter comme de la terre, le retourner comme le Royaume terrestre. Écrits autobiographiques)

Mãi một chỗ, Sài Gòn. Mãi những ngày, Mậu Thân. Trung Tâm Ba Quang Trung. Cái giuờng sắt lạnh lẽo những ngày cận Tết. Mãi một Vương Quốc Trên Trái Đất: Miền Nam. Mãi một không khí: "đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe". Nhạc Trịnh Công Sơn được những người thành phố, những thành phần ít ra có những ngày từng cắp sách tới trường, đón nhận, là vì vậy. Khác họ Trịnh, những thính giả nghe nhạc anh, trước, trong, vàø sau những ngày ở quân trường, những ngày thoát chết sau một trận đánh, trở lại với thành phố, với quá khứ những ngày còn đi học, những ngày người tình chưa bỏ đi, hoặc đã bỏ đi rồi, chưa có hoặc sẽ có, hoặc chẳng bao giờ có, hoặc phải chờ cho xong cuộc chiến: đừng yêu sớm quá nếu muốn chết trẻ… Cái không khí phản chiến của nhạc Trịnh Công Sơn mang tính gián tiếp. Muốn tìm tính trực tiếp của nó, phải lần tới những bản nhạc vàng, nhạc sến.

Điều này giải thích, sau 1975, ở trong trại cải tạo, nhạc được hát âm thầm giữa những người tù, là những "khi tôi về, mẹ già run run đón…"

Và một Trịnh Công Sơn chưa từng trải qua một ngày "quân vụ", có đau nỗi đau nỗi nhớ, như vậy không"

Sau này, khi có dịp đi nước ngoài, Trịnh Công Sơn ở lại, liệu do ông đã cảm nhận, cuộc đời của ông thiếu… một ngày "quân vụ""

(Độc giả/khán giả chắc còn nhớ, cảnh trong phim/truyện "Cuốn Theo Chiều Gió": Clark Gable/Rhett Butler bỏ mặc Vivien Leigh/Scarlett O'Hara ở giữa đường, trong "cơn tháo chạy tán loạn", để chạy theo cuộc chiến, khi biết nó sắp tàn, và miền nam sắp thất thủ"… Đây là cuộc nội chiến Mỹ, the American Civil War, 1861-1865. Nhân vật Kiệt, trong cuốn tiểu thuyết "Một Chủ Nhật Khác" của Thanh Tâm Tuyền, sinh viên du học, trở về nước, không phải vì tiếng gọi của quê hương, mà vì vợ con, đã "chọn" cái chết lãng nhách, vì bị lính tuần tiễu lầm là cộng quân, trong một đêm về sáng, tại một thành phố cao nguyên… đã từng tự hỏi chính mình: phải chăng loài voi, khi biết mình sắp chết, là lặng lẽ đi tìm một chốn "ngả lưng"")

Người viết có một anh bạn, thời gian trước 30 tháng Tư 1975 được học bổng tu nghiệp tại Pháp (Paris). Mặc dù những đồng nghiệp mới quen biết tại nước người khuyên nhủ, hãy chờ đợi vài ngày coi tình hình như thế nào, "chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận anh…", nhưng anh đã trở về, chỉ sợ không kịp "cùng chết" với gia đình.

Và sau đó, đi trình diện cải tạo.

"… Benjamin sử dụng… từ 'nàng', để chỉ cái chết".

["Benjamin emploie plus loin ce même mot de 'Fraulein' (demoiselle) pour désigner la mort." Tiểu chú, bản dịch tiếng Pháp "Ký sự Berlin", của Walter Benjamin, in trong "Tự thuật", ("Écrits autobiographiques," nhà xb Christian Bourgois, ấn bản 1994].

"Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu…"

"Có vết thương của tôi, rồi, mới có tôi. Tôi sinh ra để nhập vào nó."
"My wound existed before me. I was born to embody it."

(Joe Bousquet, một thi sĩ bị bắn chết trong Cuộc Chiến Lớn I. Gilles Deleuze trích dẫn, trong "Critique et Clinique")

Liệu chúng ta có thể đọc ra, điều này: những cuộc tình dang dở, "từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng", những cánh vạc gầy, những "trời bên ấy có xanh không em""…. như nỗi chết không rời"

Và Trịnh Công Sơn đã chọn một "fraulein", thay cho một cuộc chiến"

Trong bất cứ một người Việt Nam nào, đều có giấc mộng vòng tay lớn. Nó được biểu hiện qua những hình ảnh, thí dụ như cảnh người lính miền nam cởi bỏ bộ đồ trận, trong ngày 30 tháng Tư; cảnh Dương văn Minh, khi nói với những người tới bắt ông: Tôi chờ các ông để bàn giao…

Những người trẻ tuổi, gạt bỏ chất phản chiến, chỉ nhìn Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ của tình yêu, và vượt qua nó, một thi sĩ. Ông sẽ sống mãi như vậy: nhạc sĩ của những cuộc tình dang dở: đây là một điều may khi giấc mộng lớn biến thành ác mộng, hay là một bất hạnh đối với ông:

Người ta không hiểu tôi.
(Trịnh Công Sơn)

Convaincre est infécond.
(Thuyết phục là cằn cỗi).

(Walter Benjamin. "Đường một chiều")

Nguyễn Quốc Trụ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.