Hôm nay,  

Hải Ngoại Chưa Đủ Khả Năng Trả Tác Quyền Nhạc?

20/09/200000:00:00(Xem: 3758)
Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp mạn đàm với Kicon.com về vấn đề tác quyền của các nhạc sĩ tại Việt Nam.

Chiều Chủ Nhật hôm 17 tháng Chín, Kicon rất hân hạnh được tiếp đón nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp, một người viết kỳ cựu trong làng báo, cũng như trong lãnh vực phát thanh của Việt Nam trước năm 1975 ở Miền Nam. Nhân dịp này, nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp đã dành cho Kicon cuộc mạn đàm, liên quan đến một vấn đề được nhiều người lưu ý trong thời gian gần đây. Đó là việc một số nghệ sĩ tại Việt Nam muốn bảo vệ các sản phẩm trí tuệ của họ đang được phổ biến tại hải ngoại.

Lê Thanh: Xin chào anh Nguyễn Thượng Hiệp. Hôm 13 tháng 7 vừa qua, hai chính phủ Washington và Hà Nội đã ký hiệp ước thương mại Mỹ-Việt. Bản hiệp định có nhiều điều khoản liên quan đến việc bảo vệ tác quyền. Dù rằng, bản hiệp định sẽ phải được quốc hội hai nước phê chuẩn mới có hiệu lực, một số nghệ sĩ tại Việt Nam, trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức nêu vấn đề bảo vệ tác quyền các bài nhạc của Trịnh Công Sơn đã và đang được phổ biến tại hải ngoại. Anh nghĩ gì về việc này"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Cho tới giờ phút này, chúng ta chưa biết có những ai hiện ở Việt Nam đã nhờ bảo vệ tác quyền, chúng ta chỉ biết có Trịnh Công Sơn nhờ luật sư bên Mỹ bảo vệ tác quyền. Vì vậy, tôi sẽ chỉ nói về trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà thôi. Theo tôi, vấn đề tác quyền là vấn đề cơ bản của một nền kinh tế tri thức tức là một nền kinh tế mà sản phẩm không phải là cái bàn cái ghế mà sản phẩm là sự sáng tạo. Tức là sáng kiến vẽ ra cái bàn, cái ghế, cái xe hơi, viết ra thảo chương điện toán, v.v...

Trở lại trường hợp Trịnh Công Sơn. Theo tôi, vấn đề nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đòi tác quyền các ca khúc của anh là một hành động không thực tế. Vì Hiệp định thương mại Mỹ-Việt chưa có hiệu lực. Mặc dù chương 2 của bản Hiệp định có tới 30 trang nói về vấn đề bảo vệ tác quyền, đủ loại tác quyền, nhưng các quy định này chưa có hiệu lực. Chúng ta phải chờ cho nó có hiệu lực đã, lúc đó, các tác giả tại Việt Nam mới đòi hỏi bên này tôn trọng tác quyền của họ được và ngược lại.

Lê Thanh: Theo anh thì một khi Hiệp ước có hiệu lực, những tác giả tại Việt Nam phải làm gì để bảo vệ tác quyền của họ tại hải ngoại"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Như người đứng ra đại diện để bảo vệ tác quyền cho Trịnh Công Sơn là luật sư Trương Phú Hòa đã nói rất rõ trong cuộc phỏng vấn của Kicon, là những tác giả tại Việt Nam phải đăng ký tác quyền của họ trước, để từ đó họ có cơ sở pháp lý để chứng minh bài nhạc này, họa phẩm kia là do họ sáng tác. Hiện nay, như lời luật sư Trương Phú Hòa, thủ tục đăng ký của Việt Nam chưa rõ ràng lắm. Một điều tôi tin chắc là Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ, anh ấy cũng không để ý việc đăng ký tác quyền các ca khúc của anh ấy đâu. Từ mấy chục năm nay rồi, Trịnh Công Sơn không hề để ý đến chuyện đó.

Lê Thanh: Theo sự tìm hiểu của anh thì nếu một người tại Việt Nam muốn bảo vệ tác quyền các sản phẩm trí tuệ của họ được tại Mỹ, họ cần phải làm những thủ tục gì và mất thời gian là bao lâu"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Trước hết, họ phải nhờ luật sư đại diện cho họ tại Hoa Kỳ công bố là họ có ý bảo vệ tác quyền các sản phẩm trí tuệ của họ. Từ đó, luật sư của họ mới có cơ sở pháp lý để tiến hành việc bảo vệ tác quyền cho họ, và những người sử dụng sản phẩm trí tuệ của họ mới biết là phải trả tiền tác quyền cho họ. Điển hình là trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhờ luật sư Trương Phú Hòa làm đại diện. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, là nguyên tắc. Còn việc áp dụng vào thực tế thì rất là khó. Lấy thí dụ trường hợp Trịnh Công Sơn. Một mình luật sư Trương Phú Hòa thì làm sao có thể quán xuyến hết được việc bảo vệ tác quyền của Trịnh Công Sơn ở nước Mỹ. Hoa Kỳ rộng mênh mông, không thể một người mà lo xuể.

Lê Thanh: Trường hợp các nhạc sĩ người Mỹ thì sao, thưa anh Hiệp, họ làm cách nào để bảo vệ tác quyền những bài nhạc của họ"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Nghệ sĩ Mỹ họ có nghiệp đoàn nghệ sĩ. Điều đầu tiên là họ tham gia nghiệp đoàn nghệ sĩ. Thứ hai là nước Mỹ có thủ tục đăng ký rất rõ ràng. Người nghệ sĩ chỉ việc gởi sáng tác của mình lên thư viện quốc hội và lấy cái số tác quyền, thế là xong phần thủ tục đăng ký tác phẩm của mình. Phần còn lại là nhiệm vụ của nghiệp đoàn nghệ sĩ. Nghiệp đoàn sẽ theo dõi mọi cuộc trình diễn, mọi sinh hoạt liên quan đến tác phẩm của người nghệ sĩ có chân trong nghiệp đoàn, để rồi thay mặt người nghệ sĩ mà thâu tiền tác quyền. Những ai xử dụng sản phẩm của nghệ sĩ mà không trả tiền sẽ bị kiện và những vụ như vậy số tiền phạt lớn lắm. Do đó, việc bảo vệ tác quyền các sản phẩm trí tuệ được thực thi đúng đắn tại Hoa Kỳ.

Lê Thanh: Còn trường hợp những nghệ sĩ tại Mỹ muốn tác quyền của họ được bảo vệ tại Việt Nam thì họ phải làm gì"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Một khi Hiệp ước thương mại có hiệu lực, nghĩa là sau khi được quốc hội hai nước phê chuẩn, thì những nghệ sĩ đã đăng ký tác quyền của họ tại quốc hội Mỹ, tác quyền của họ sẽ được bảo vệ tại Việt Nam. Họ không cần phải đăng ký sáng tác của họ tại Việt Nam.

Lê Thanh: Việc bảo vệ tác quyền các sản phẩm trí tuệ có lợi hơn cho người tiêu thụ hay không, so với tình trạng trước kia"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Theo tôi thì chưa chắc là có lợi. Vì với sinh hoạt thương mại hiện nay của người Việt hải ngoại, giới tiêu thụ của mình chưa có khả năng trả tác quyền cho các tác giả, tỷ dụ như cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thành ra nếu Trịnh Công Sơn đòi tác quyền thì giới tiêu thụ sẽ hành động đơn giản là tránh nhạc của Trịnh Công Sơn, không trình diễn, không hát nhạc Trịnh Công Sơn nữa. Như vậy là thiệt thòi cho người tiêu thụ và cho chính tác giả các bài nhạc. Vì vậy, Trịnh Công Sơn đòi tác quyền là chính anh ta giết anh ta chứ sinh hoạt âm nhạc không chết.

Lê Thanh: Nói như anh, vậy thì làm sao giải quyết tình trạng tác quyền các sản phẩm trí tuệ không được tôn trọng. Người nghệ sĩ cũng phải sống nữa chứ"

Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp: Vấn đề đầu tiên là chính quyền Việt Nam phải có ý định bảo vệ tác quyền. Từ đó, Việt Nam phải có những luật lệ và thủ tục rõ ràng về vấn đề tác quyền. Rồi để thi hành nghiêm chỉnh các luật lệ đó một cách hữu hiệu, các nghệ sĩ trong nưóc phải có nghiệp đoàn riêng, thực sự bảo vệ quyền lợi của giới nghệ sĩ, chứ không phải nghiệp đoàn quốc doanh.

Lúc đó, tất cả các nghệ sĩ đều đưọc hưởng tác quyền, chứ không riêng Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn đòi tác quyền cho riêng anh, mà chỉ riêng ở hải ngoại thôi, là một việc ngông nghênh không hợp tình và cũng không hợp lý. Hành động của Trịnh Công Sơn có vẻ kỳ thị ngươì Việt hải ngoại, cho rằng người Việt hải ngoại là dân có tiền và không xứng đáng chơi nhạc và nghe nhạc Trịnh Công Sơn.

Trở lại vấn đề tất cả các nghệ sĩ, trong cũng như ngoài nước được hưởng tác quyền. Điều đó chỉ có thể thành hình khi nền kinh tế và giới tiêu thụ người Việt đủ sức cung ứng việc trả tác quyền mà thôi. Đối với trong nưóc, nó còn tùy thuộc chế độ chính trị.

(Copyright by Kicon.com.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.