Hôm nay,  

Vũ Minh Ngọc, Trí Thức Quốc Nội Sử Dụng Quyền Công Dân

11/04/200200:00:00(Xem: 3662)
Đã đến lúc người dân Việt Nam phải chủ động tương lai của đất nước. Trong lần bầu cử quốc hội vào ngày 19/5 sắp tới, nhũng nhà dân chủ Việt Nam yêu nước sẽ mạnh dạn ra ứng cử, sử dụng quyền công dân của mình. Mặt khác họ sẽ phản đối công khai lên tiếng phản đối những người đã từng bị tố cáolà tham nhũng, hại dân hại nước. Sự việc Phạm Thế Duyệt được UBTUMTTQ đề cử lần này đã làm cho nhiều người b-át mãn. Ông Vũ minh Ngọc đã nhiều lần viết thư phản đối nhưng vẫn không được sự trả lời của các giới hữu trách.

Liên Minh Việt Nam Tự Do xin gửi đến quý vị tờ đơn và bài viết phản đối của ông Vũ Minh Ngọc.

*
Trách nhiệm của cử tri trong việc thông qua mỗi ứng cử viên

Vũ Minh Ngọc

Từ khi lập nước và giữ nước cho tới nay Nhà nước ta đã có tới mười một khoá Quốc Hội. Phải thừa nhận rằng Quốc Hội khoá I là tiêu biểu cho một Quốc Hội Dân Chủ, đúng luật định, được dân tín nhiệm nhất vì vậy ở miền Bắc dưới sự phá hoại điên cuồng của bọn Quốc Dân Đảng từ Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai rồi ngay tại Hà Nội, nhưng dân ta vẫn một lòng tin vào Chính phủ của cụ Hồ, thậm chí trong Nam nhân dân đi bầu dưới bom đạn của thực dân Pháp dưới sự giúp đỡ của bọn Anh nhân danh Đồng Minh vào tiếp nhận sự đầu hàng của đế quốc Nhật.

Còn từ khoá II trở đi cho đến khoá X thì danh nghĩa Quốc Hội là cơ quan có quyền lực cao nhất có phần giảm sút dần và càng về sau càng nghiêm trọng hơn. Có không ít đại biểu Quốc Hội đã nói thẳng rằng chúng ta không hơn gì cái máy giơ tay, vì chúng ta không có thời gian nghiên cứu trước những vấn đề mà Quốc Hội từng khoá đề ra. Các đại biểu Quốc Hội kêu nhất là cơ quan soạn thảo các văn kiện còn quá sơ sài, khi thảo luận thì không ít đại biểu thường sa vào các chấm phẩy. Tính giám sát của các đại biểu Quốc Hội chưa được chú ý một cách thích đáng. Trên đây là một vài nét nói lên muốn làm cho Quốc Hội trở thành cơ quan có quyền lực cao nhất thì Quốc Hội phải có sự tăng cường các đại biểu chuyên trách và điều quan trọng nhất là những đại biểu được cơ sở đưa vào danh sách ứng cử hay đề cử phải là những đại biểu có đủ tiêu chuẩn mà Quốc Hội đã quy định.

Vậy chọn ra được những ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn thuộc trách nhiệm về ai" Trước tiên vẫn là Đảng uỷ của từng cơ quan là các cấp lãnh đạo của Đảng, Đoàn và chính quyền, nhưng quan trọng nhất vẫn là các cử tri trong việc thông qua ứng cử viên ở cơ quan hay ở cụm dân cư.

Trong cuộc bầu cử khoá XI này, chúng ta phải khẳng định một điều là nhân dân ta rất hồ hởi phấn khởi và chờ đón sẽ có một Quốc Hội có ý nghĩa lịch sử của thế kỷ thứ 21, một Quốc Hội mang được một phần nào, tính chất trọng đại như Quốc Hội khoá I năm 1946. Lòng tin đó rất có cơ sở vì luật định có nhiều điều thay đổi hợp với lòng dân, biện pháp tổ chức từng bước có tính dân chủ thực sự. Nhưng phải nói thẳng đó chỉ mới là ý của Đảng và lòng dân còn thực tế việc thực hiện có được như vậy hay không lại là một chuyện, mà chuyện đó lại là việc quyết định ở hai phía. Phía lãnh đạo phải thực sự vì dân, rất vô tư và sáng suốt, còn phía không kém phần quan trọng đó là sự bỏ phiếu quyết định của quần chúng. Cho đến nay thì theo các phương tiện thông tin đại chúng nói chung các địa phương qua sự kiểm tra của các Hội đồng bầu cử cấp trên thì sự đánh giá nói chung là tốt. Song có điều mà chúng ta cần quan tâm là ở ngay hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh vừa xảy ra một vụ mà tác giả là Lê Tiến Dũng nêu lên ở báo Đại Đoàn Kết, số 23, ra ngày 20/3/2002: trong Biên bản hội nghị cử tri ngày 11/3/2002, khi giới thiệu ông Viện trưởng ra ứng cử đã được tuyệt đại đa số giơ tay tín nhiệm, nhưng thực ra Biên bản đã bị sửa chữa lại do chính ông Viện trưởng chỉ đạo. Qua việc này ta thấy việc lãnh đạo của Đảng, Đoàn trước khi giới thiệu ông Viện trưởng chưa đánh giá kỹ về tư cách, năng lực và uy tín trước quần chúng, còn về đảng viên, cán bộ, quần chúng trong cơ quan chưa có trách nhiệm đầy đủ nghĩa vụ và quyền dân chủ của minh trước khi quyết định một vấn đề có tính chất quyết định đến vận mệnh không chỉ riêng cho cơ quan mình mà cho cả nước nhà.

Đấy là việc ở thành phố Hồ Chí Minh, còn ở Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất có sự chỉ đạo trực tiếp, lại là nơi Hội đồng bầu cử Trung Ương giám sát chặt chẽ nhất, mà lại có hiện tượng Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Trung ương đã giới thiệu ông Phạm Thế Duyệt ra ứng cử Quốc Hội kỳ này. Khi báo Đại Đoàn Kết vừa đưa tin sáng 9/3/2002 thì chiều 9/3/2002 đã có đại biểu cử tri của Hà Nội gửi ngay thư tố giác đến cho ông Nguyễn Văn An, cho Trưởng Ban Kiểm tra khiếu nại tố cáo tư cách đại biểu Quốc Hội là: ông Phạm Thế Duyệt hiện nay có 15 tội trạng rất lớn đã bị nhiều người tố cáo qua nhiều năm, kể từ khi ông là Bí thư Thành uỷ Thành Phố Hà Nội. Trong đó có mấy vụ điển hình nhất như để cho các con ông cháu cha lấn đê Yên Phụ nếu không có sự tố cáo kịp thời thì Hà Nội sẽ là một thành phố chìm ngập trong nước sông Hồng, rồi đến vụ cháy chợ Đồng Xuân, vụ Thuỷ Cung Thăng Long mà cố vấn Lê Đức Anh phải 4 lần đưa ra hội nghị Bộ Chính Trị, vụ bao che cho con cái buôn lậu 89 ôtô, vụ chiếm nhà cửa cho bản thân mình và cho con cái v.v... Tất cả những vụ việc này đến nay chưa có cơ quan nào kết luận là ông Phạm Thế Duyệt vô tội và không ít lần đã có đại biểu cử tri yêu cầu Quốc hội phải để ông Phạm Thế Duyệt giải trình trước Quốc Hội, nhưng không kỳ nào được chấp nhận. Vậy mà theo thông tin vừa loan báo trên báo đài thì ông Phạm Thế Duyệt đã được cơ quan chủ quản và cụm dân cư tín nhiệm đưa vào Quốc Hội kỳ này với số phiếu cao nhất.

Ngay ngày hôm nay, 4/3/2002, đại diện cử tri của Hà Nội đã phải gửi lá thư thứ hai cho Ban Kiểm tra khiếu nại của Hội đồng bầu cử Trung ương là theo luật định khi nhận được đơn khiếu nại tố cáo của cử tri mà có địa chỉ rõ ràng thì phải có sự hồi âm cho cử tri biết việc đánh giá của ứng cử viên đó ở cơ quan hay ở cụm dân cư đã diễn ra như thế nào và căn cứ vào đâu mà các cử tri nhất trí cao trong việc giới thiệu ông Phạm Thế Duyệt đủ tiêu chuẩn ứng cử vào Quốc Hội kỳ này.

Việc làm này là đúng pháp luật tại sao cơ quan đại diện cho việc kiểm tra việc thi hành luật pháp của Quốc Hội đề ra lại không làm, vậy thì Ban này được tổ chức ra để làm gì" Dân chúng tôi có thể tin các vị tới mức nào" Quốc Hội đã đề ra luật thì các vị phải thực hiện cho đúng luật! Cơ sở là các cử tri đã có thiếu sót là không thực hiện đầy đủ chức năng nghĩa vụ và quyền hạn dân chủ của mình, thì các vị phải căn cứ vào đơn tố cáo đúng luật định, mời cử tri, mời người tố cáo đến kiểm tra giám sát xem sự việc đúng sai đến mức nào để có kết luận giúp cho Hội đồng bầu cử các cấp lập danh sách cho chính xác và điều quan trọng bậc nhất là đại biểu đó phải xứng đáng là đại biểu cho dân, vì dân không thể để lọt lưới một đại biểu là trùm tham nhũng và chuyên bao che bọn tham nhũng. Bước đầu mới qua hai thành phố lớn mà đã có hai vụ việc như vậy mong rằng các nơi khác đã làm và chưa làm phải xem lại một cách thận trọng hơn thì Quốc Hội kỳ này mới thực sự là Quốc Hội lịch sử của thế kỷ 21 và mới thực sự là Quốc Hội của Dân.

Trách nhiệm của cử tri trong việc thông qua các ứng cử viên của cơ quan mình của cụm dân cư mình là rất quan trọng. Nó đóng góp cho việc làm cho Quốc Hội kỳ này có được những đại biểu tiêu biểu xứng đáng với lòng mong mỏi của dân, có như vậy thì những thiếu sót phần đầu chúng tôi nêu lên mới sớm khắc phục và Quốc Hội mới thực sự là một tổ chức có quyền lực cao nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cử tri Vũ Minh Ngọc
CCB khu TT Nam Đồng
Phòng 49 nhà AI
khu TT Nam Đồng - Hà Nội
ĐT: 8572497

*
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2002

Kính gửi:
- Đ/c Nguyễn Văn An
- Chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCNVN
- Chủ tịch Hội Đồng bầu cử Trung ương Quốc Hội khoá XI
- Đồng kính gửi đ/c Trưởng ban Khiếu nại, Tố giác của cử tri về ứng cử viên không đủ tư cách.

Ngày 9/3/2002, báo Đại Đoàn Kết đưa tin ông Phạm Thế Duyệt được Uy Ban TƯ MTTQ VN giới thiệu ra ứng cử Quốc Hội khóa XI này thì ngay chiều 9/3/2002, tôi đã có thư khiếu nại, tố giác về những hành vi không đủ tư cách là một ứng cử viên của ông Phạm Thế Duyệt qua 15 tội trạng.

Trong thư tôi có đề nghị cụ thể là phải tổ chức một cuộc họp để ông Phạm Thế Duyệt trình bày lý giải những tội trạng mà cử tri đã tố giác để đi đến kết luận là ông Phạm Thế Duyệt có xứng đáng được đưa ra ứng cử vào khóa Quốc Hội lịch sử này không" Ngoài ra tôi có đề nghị việc thông qua lý lịch và thành tích của ông Phạm Thế Duyệt cần có thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cử tri biết, nhất là những cử tri đã có thư tố giác ông Phạm Thế Duyệt hàng chục năm nay, để sự có mặt của các cử tri đó làm rõ tư cách đại biểu của ông Phạm Thế Duyệt một cách công khai rõ ràng, minh bạch. Hơn nữa sau khi nhận được thư khiếu nại tố cáo của cử tri thì Hội đồng bầu cử Trung ương và Ban Tổ chức khiếu nại, tố giác phải có văn bản trả lời cho cử tri có thư tố giác biết. Nhưng từ ngày 9/3/2002 cho đến nay là gần một tháng mà việc thông báo cho cử tri có đơn tố giác chưa hề nhận được một ý kiến gì của các tổ chức trên, có nghĩa là các vị nói một đằng làm một nẻo, trên tinh thần không tôn trọng Dân.

Ngày 5/4/2002, tôi được Ban tổ chức Trung ương Đảng mời đến phòng 309 để làm việc về vụ ông Phạm Thế Duyệt không phải với tinh thần là đánh giá tư cách đại biểu của ông Phạm Thế Duyệt để đi đến kết luận là có nên giới thiệu ông Duyệt ứng cử Quốc Hội khoá này hay không, mà chỉ với tinh thần là chuyển cho Ban tổ chức Trung ương Đảng qua đ/c Linh những văn bản của 15 tội trạng mà tôi đã đề cập trong thư khiếu nại tố giác ngày 9/3/2002, còn Ban lãnh đạo của Tổ chức Trung ương Đảng sẽ làm gì tiếp thì tôi chưa được thông báo.

Sau buổi làm việc tôi có nói, thư gửi ngày 9/3/2002, tôi không có ý định kiện ông Phạm Thế Duyệt thay cho ai lên Trung ương Đảng mà chỉ thực hiện lời kêu gọi của Ban bầu cử Trung ương và Ban tổ chức khiếu nại tố cáo phát hiện ứng cử viên nào không đủ tiêu chuẩn, để hai tổ chức trên đưa ra xem xét tại cơ quan chủ quản và nơi ứng cử viên đó đang cư trú.

Cho đến nay việc tổ chức đã bước sang vòng hai, theo thông báo thì ông Phạm Thế Duyệt đều được cơ quan chủ quản và tổ dân cư nhất trí giới thiệu ông ra ứng cử kỳ này.

Là một thành viên trong việc khiếu nại tố cáo với 15 tội trạng tầy trời, tôi không hiểu nổi hai cơ quan trên dựa vào đâu để nhất trí tán thành tư cách đại biểu của ông Phạm Thế Duyệt. Nên ngày 31/3/2002, tôi đã có thư tố giác thứ hai gửi Hội Đồng bầu cử và Ban tổ chức khiếu nại tố cáo để yêu cầu trả lời cho tôi biết ông Phạm Thế Duyệt được cử ra là đại biểu Quốc Hội kỳ này với tiêu chuẩn như thế nào" Hôm nay cũng đã gần được một tuần mà cũng không được các tổ chức trên hồi âm gì cả. Vậy các vị tôn trọng ý kiến của người dân chúng tôi ở chỗ nào" Dân biết, dân tố giác mà các vị không cho dân bàn, không cho dân kiểm tra, vậy ý kiến chỉ đạo này của Đảng đề ra để làm gì" Xin các vị cho chúng tôi biết.

Thư tố giác của tôi gồm 15 tội, nhưng để kịp thời cho các vị có tài liệu để xem xét tư cách đại biểu của ông Phạm Thế Duyệt vào đợt 3 sắp tới, tôi xin gửi ngay đến cho Ban bầu cử Trung ương và Ban khiếu nại tố giác một số văn bản tố cáo tội trạng của ông Phạm Thế Duyệt nằm trong 15 tội trạng mà tôi đã nêu. Chỉ cần một số tội trạng này mà ông Phạm Thế Duyệt không lý giải được thì danh sách đề cử ông Phạm Thế Duyệt cần xóa bỏ, đừng để một con sâu bỏ rầu nồi canh. Tôi nghĩ rằng Đảng và Nhà Nước cố tình đưa ông Phạm Thế Duyệt vào Quốc Hội kỳ này thì ông Phạm Thế Duyệt cũng chưa chắc đã làm nên công trạng gì mà cái trước mắt là sự chỉ đạo này chỉ làm tổn hại đến uy tín của Đảng mà tôi cho rằng sẽ không lường trước được nó sẽ diễn ra đến mức nào.

Các văn bản tôi cần gửi lần thư ba này gồm:
1/ Thư gửi Bộ Chính trị ngày 3/5/2001.
2/ Thư gửi Bộ Chính trị ngày 8/5/2001.
3/ Thư khiếu nại tố giác ngày 9/3/2002.
4/ Thư khiếu nại tố giác lần thư hai gửi Hội đồng bầu cử Quốc Hội ngày 31/3/2002.
5/ Thư của lão thành cách mạng Nguyễn Văn Đào tố giác ông Duyệt, ngày 6/1/1999.
6/ Thư của lão thành cách mạng Đoàn Nhân Đạo ở 48 Hàng Buồm tố giác ông Duyệt.

Rất mong các đ/c xem xét và đưa ra hội nghị vòng ba này để làm rõ vấn đề xem xét ông Duyệt có đủ tư cách làm đại biểu không"

Cử tri Vũ Minh Ngọc
CCB khu TT Nam Đồng
Phòng 49 nhà AI
khu TT Nam Đồng - Hà Nội
ĐT: 857249

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.