Hôm nay,  

Tuổi Trẻ Thấy Sự Thâät: Đảng Đôäc Quyêàn Là Hỏng

30/04/200000:00:00(Xem: 4794)
Dưới đây là phóng sự của hãng tin CNN về tuổi trẻ Miền Bắc, nội dung cho thấy các lãnh tụ CSVN thảm bại trong việc nhồi sọ: Tuổi trẻ nhìn về Hoa Kỳ như một thiên đường trần gian, nơi mà thứ gì cũng tốt.

Cô Lan Nguyễn tâm sự (với phóng viên CNN): cha mẹ cô lớn lên với những chuyện kể của cha mẹ về những trận ném bom của phi cơ Mỹ ở miền Bắc VN. “Hai người nói rằng kinh khủng lắm - có lúc tự hỏi rằng liệu có còn sống qua ngày hôm sau hay không”. Còn những người tù binh Mỹ cha mẹ cô được giáp mặt là những phi công bị trói vào cây cầu (trên đường nối Hà Nội với một tỉnh khác) để cây cầu khỏi bị ném bom.

Lan Nguyễn sinh tại Hà Nội năm 1974, một năm trươc ngày chiến thắng của người CS kết thúc chiến tranh VN - năm nay 26 tuổi, cô là một cây cầu khác, nối Mỹ và VN. Lan đang học để lấy cấp bằng master khoa tài chánh tại trường kinh doanh quốc tế Fisher ở thành phố Monterey (California). Mục đích của cô là sau này trở về Hà Nội làm việc trong một công ty Mỹ. Cô nói “Đa số công ty VN là quốc doanh, làm việc không kết quả lắm - tôi thích hợp với tác phong làm việc Mỹ. Bạn có thể nói chuyện với cấp trên về những điều mình suy nghĩ. Bạn có thể đưa đề nghị hơn là chỉ làm theo những gì được yêu cầu”.

Lan Nguyễn là một trong những người làm chuyển dịch và lắc trộn (movers and shakers) trong thế hệ hậu chiến năng động của VN, nơi trên nửa dân số ra đời sau năm 1975. Sau nhiều thập kỷ đánh lại sự can thiệp của ngoại bang, bước vào thời kỳ bài ngoại, tự cắt đứt các giao thiệp với thế giới, hàng ngũ lãnh đạo CS cố xóa bỏ những dấu vết của chủ nghĩa tư bản khỏi nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa mới thành lập.

Lan kể “Đó là một trong những thời kỳ khó khăn nhất”. Cha mẹ Lan, cùng là nhà giáo, đều phải làm đồng thời hai việc để sống. Lan và chị, sau giờ học, phải nhận gia công hàng cho một công ty dệt may - cô nhớ lại “Lương thực thì khan thiếu và phẩm chất kém. Cảnh nghèo không tránh đâu cho khỏi”. Nghèo là điều tự nhiên đối với cô cũng như các bạn cùng lứa, cô kể “Chúng tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng người CS là phải nghèo. Chúng tôi hãnh diện về cái nghèo. Nếu có ai nói gia đình tôi nghèo, người khác sẵn sàng nói tiếp ngay là gia đình mình nghèo hơn thế.”

Nhưng, khi học lên bậc trung học, Lan bắt đầu nghe nói về một nếp sống khác “Chúng tôi nghe nhiều đồn đãi về nước Mỹ, là một nước rất giàu, khác hẳn VN”. Cô kể “Sách vở của chúng tôi dạy rằng Mỹ là xấu xa về mọi mặt, trong khi tin đồn nói là tất cả đều tốt đẹp. Chúng tôi tò mò lắm, ai cũng muốn tới Mỹ, xem nước Mỹ thật là thế nào”.

Thế hệ cha ông đã sống hết đời trong tình trạng chiến tranh. Đối với thế hệ trẻ, chiến tranh chỉ là những truyện kể, và hình ảnh - một phần của lịch sử. Nay họ nhìn người ngoại quốc như là những doanh nhân, không còn là kẻ xâm lược. Họ muốn một vị trí đúng chỗ trong nền kinh tế toàn cầu, và coi Hoa Kỳ là chìa khóa.

Dung Pham, sinh năm 1971 tại một thôn làng cách Hà Nội khoảng 160 cây số, nói “Ai cũng biết tầm quan trọng của nước Mỹ. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới khác - một thế giới toàn cầu. Nếu không là một bộ phận trong đó, sẽ chết”. Là thông ngôn cho chính phủ ở Hà Nội, có lúc đã dự phần vào các cuộc điều đình ban sơ về hiệp ước mậu dịch Việt Mỹ mà nay vẫn còn “treo” sau bốn năm thương lượng, Dung đang học ban master khoa tài chánh tại trường John Hopkins ở thủ đô Hoa Kỳ. Xuất thân từ một gia đình nông dân trồng lúa, và là người con duy nhất trong 10 người con của gia đình học xong bậc trung học, Dung tự nhận là may mắn, và cho biết “Tôi hi vọng Hoa Kỳ và VN sẽ sớm thành tựu thương ước để có nhiều cơ hội. Tôi muốn gia đình và xã hội có cơ hội thuận lợi để thành công”.

Những phát biểu của hai thanh niên VN kể trên là ghi nhận của báo chí ngoại quốc. Người ngoài nhìn VN từ lăng kính khác, nhưng nhận xét không ngược lại. Đó là VN cần thay đổi, theo hướng dân chủ hóa và toàn cầu hóa. Một đại diện công ty Mỹ tại VN nói về các nhà lãnh đạo Hà Nội, “Họ muốn đi theo những ý kiến của Hoa Kỳ, nhưng đồng thời vẫn muốn kiểm soát mọi việc bằng chính quyền độc đảng. Hoài nghi là một yếu tố khiến họ miễn cưỡng không ký thương ước. Họ nghĩ rằng khi người ngoại quốc bước ra (từ phòng họp) với nụ cười tươi có nghĩa rằng họ (VN) đã nhận phần thiệt qua cuộc thương lượng (bad deal). Ở họ, không có sự tin cậy, đặt căn bản trên tâm lý của thời chiến tranh, và thiếu hiểu biết về kinh doanh.”

Đại sứ Douglas Pete Peterson, đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại VN, cũng là một cựu chiến binh, nhận xết “Họ coi kinh tế như bãi chiến trường. Chiến trận thì khác, có người chết - còn với hiệp ước mậu dịch, đó là tình trạng từ-thắng-tới-thắng”.

Hồi đầu tháng này, một chuyên gia về VN cũng đưa ra nhận xét là tập đoàn Bắc Bôää Phủ vẫn còn tâm lý đa nghi của thời kỳ chiến tranh, chỉ sợ bị lừa, và vì không hiểu con người kinh doanh của người Mỹ, ở thời đại mà kinh tế chi phối mọi lãnh vực khác của xã hội loài người.

Nền kinh tế đó được đẩy tới bằng kỹ thuật ngày càng tiến bộ. Những chiến thuật tiêu thổ kháng chiến, tiền pháo hậu xung, hay công đồn đả viện không còn chỗ dùng. Phân phối hàng hóa bằng xe đạp thồ, dù là 4 tạ một xe, như dân công Trường Sơn, ngày nay không thể đáp ứng được thị trường toàn cầu.

Lý thuyết Cộng Sản không thể làm đòn bẩy như những “đòn” lãi suất của Thống Đốc Ngân Hàng Liên Bang Alan Greenspan được. Hẳn là đa số trong hơn 2 triệu đảng viên CSVN đều tự hiểu như thế, khi thấy rằng đàn anh Nga khánh kiệt vì dành mọi tài nguyên cho quốc phòng, và người anh em Bắc Hàn đói 2, 3 năm liền đang điều đình với Nhật và Mỹ, dù còn làm cao.
Điều may mắn của đảng CSVN là dân VN không đến nỗi chết đói sau ngày chấm dứt chiến tranh, vì hàng triệu hecta bị bỏ hoang vì bom đạn đã được canh tác, sản lượng lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long chẳng những đủ nuôi cả Miền Bắc, mà còn dư ra hàng triệu tấn để xuất cảng. May mắn vì nếu đói chết hàng triệu người như ở Somalia, Ethiopie, nhân dân đã bất chấp mọi hậu quả mà vùng lên. Và đừng quên : Hột gạo xuất cảng không có giọt mồ hôi nào của các đồng chí (ngồi ngất ngưởng trong các văn phòng hợp tác xã) và những phát triển về công kỹ nghệ của VN ngày nay liệu có được mấy mảnh chất xám nào những người CS chỉ biết thủ tiêu lẫn nhau, đàn áp và boc lột nhân dân ngoài xã hội.

Hãy thật với mình và thành thật với nhau, sau khi nhận chân những thực tế kể trên. Tam đoạn luận của cán bộ CS là “Đã đánh thắng được các đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ - Đảng ta làm gì cũng thành công - làm kinh tế cũng thành công” là một lập luận sai hoàn toàn, một sự hiếp dâm tam đoạn luận. Một võ sĩ đấm chết cọp không thể diệt được con vi trùng mà mắt thường không nhìn thấy.

Thực tế rõ ràng là thế hệ trẻû tại VN rất năng động, lạc quan, muốn xây dựng một tương lai tiến bộ và thịnh vượng - các nhà báo ngoại quốc đều có cùng nhận xét đó. Nhưng, sức phát triển của kinh tế không khỏi bị trì kéo lại khi xã hội không có đầy đủ tự do, dân chủ - nghĩa là không có công bằng.

Xây dựng đất nước bằng điện khí hóa toàn quốc theo sách Lênin là không đủ ở thế kỉ 21, mà phải là điện toán hóa (computerized). 25 đã qua kể từ ngày hết chiến tranh, không còn lý do để nại ra hậu quả của chiến tranh, nhất là khi mức sống của đảng viên có quyền cao gấp hàng trăm lần người công dân trung bình, khi mà các công ty cấp huyện (toàn quốc mấy trăm huyện ") bị đục khoét hàng tỉ đồng, hết triều Giám Đốc này sang tay Giám Đốc khác.. Càng không có lý do gì để bào chữa cho tội để dân tộc trở thành lạc hậu vàø nghèo gần hạng nhất hành tinh.

Đảng CS vờ thả lỏng cho báo chí châm biếm cán bộ, tố cáo tham nhũng những “con chốt thí” là điều không còn đánh lừa được ai. Đảng CS còn giữ độc quyền chính trị thì quyền được phát triển để có cuộc sống hạnh phúc của trên 70 triệu dân phải bị hãm lại. Giới trẻ đã nhận ra chân lý, và nói thật lòng mình. Thế hệ đi trước không nên lừa dối, và tự dối lòng nữa. Xấu vô cùng. Và hại vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.