Hôm nay,  

Thời Sự Thế Giới: Bom Nguyên Tử Trong Vali Quân Khủng Bố

04/11/200100:00:00(Xem: 4659)
Trung tướng Nga Alexander Lebed từng là một võ sĩ quyền Anh bị dập mũi, bể xương gò má nhiều lần trước khi giữ chức tư lệnh quân đoàn 14. Vì thế, bản tính tướng Lebed ngang tàng, thích đấm đá, thích húc kể cả húc thượng cấp. Điển hình nhất là vào tháng 10 năm 1993, khi quốc hội Nga nổi loạn chống lại Yeltsin, tướng Lebed đã ngang nhiên tuyên bố, thà ra tòa án binh, nhất định không chịu tuân lệnh thượng cấp đàn áp cuộc nổi loạn. Là người có tham vọng làm chính trị, muốn dùng tài sức xoay đổi vận mệnh nước Nga, nhưng một khi mộng lớn không thành, tướng Lebed cũng rất thức thời, sẵn sàng chấp nhận chức vụ cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống Yeltsin. Đến khi bị tổng thống Yeltsin đẩy ra khỏi chiếc ghế cố vấn, tướng Lebed vẫn không nản trí, tiếp tục duy trì sự hiện diện của ông trên chính trường nước Nga và thường được báo chí quốc tế chú ý.

Cách đây không lâu, tướng Lebed đột nhiên làm rúng động thế giới khi ông tuyên bố, khoảng 100 trái bom nguyên tử xách tay, nhỏ cỡ va li do cơ quan tình báo KGB chế tạo cách đây hai thập niên, đã không cánh mà bay. Ông còn cho biết, những trái bom nguyên tử này được chế tạo thuần túy cho quân khủng bố, nên tuy có sức công phá khủng khiếp không kém gì một trái bom nguyên tử, khiến cả 100 ngàn người có thể bị thiệt mạng, những trái bom đó đều gọn nhẹ, một người có thể mang xách, sử dụng dễ dàng.

Sau khi tướng Lebed công bố chuyện động trời trên, tổng trưởng quốc phòng Nga là ông Igor Sergeyev vội vã trấn an dư luận bằng cách xác nhận, chính phủ Nga từ xưa đến nay đều không hề chế tạo bất cứ loại bom nguyên tử nào như vậy. Tuy nhiên, ông Alexei Yablokov, một khoa học gia nổi tiếng có uy tín tại Nga, từng làm cố vấn an toàn môi sinh cho tổng thống Yeltsin, đã lên tiếng xác nhận, trong thập niên 1970, quả thực cơ quan tình báo KGB có tiến hành nghiên cứu và chế tạo loại bom nguyên tử có kích thước như tướng Lebed tuyên bố.

Lúc đó, lo ngại trước nguồn tin động trời trên, quốc hội Mỹ vội vã đòi ông Louis Freeh, giám đốc cảnh sát liên bang FBI thời bấy giờ, đến quốc hội điều trần. Trong buổi điều trần, ông Louis Freeh đã trấn an quốc hội, FBI không có bằng cớ cụ thể nào chứng tỏ Nga hoặc quân khủng bố có trong tay loại bom nguyên tử xách tay. Tuy nhiên, ông Louis Freeh cũng thận trọng thú nhận, đó là một nguy cơ rất đáng lo ngại và rất có thể xảy ra. Đặc biệt, sau cuộc khủng bố chấn động thế giới vào ngày 11 tháng 9 vừa qua, nguy cơ quân khủng bố sử dụng bom nguyên tử xách tay tấn công nước Mỹ càng trở nên trầm trọng.

Để tìm hiểu về nguồn tin đáng lo ngại này, đài truyền hình CNN đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham gia, từ Hoa Thịnh Đốn, bà Jessica Stern, cựu cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, chuyên đảm trách việc phòng chống việc buôn lậu vũ khí nguyên tử; Paula Dobriansky, nguyên cố vấn an ninh của tổng thống Reagan và hiện là giám đốc Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế; Jane Wales, chủ tịch dự án an ninh toàn cầu cho tổ chức Rockefeller Brothers Fund; và từ San Francisco, bà Emily Ewell, chuyên viên nghiên cứu hạn chế vũ khí nguyên tử tại viện Monterey Institute.

*

Đài CNN: Bà Paula Dobriansky, trước đây giám đốc FBI không xác nhận là có loại bom nguyên tử xách tay gọn nhẹ như chiếc va li nhưng ông ta thừa nhận đó là khả năng có thể xảy ra và rất đáng lo ngại. Trong tư cách là một cố vấn an ninh quốc gia chuyên phòng chống việc buôn bán vũ khí nguyên tử bất hợp pháp, và đặc biệt trong bối cảnh khủng bố hiện nay, bà nghĩ thế nào"

P.Dobriansky: Như quý vị đã biết, trước đây, thế giới sống trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, mâu thuẫn đối kháng giữa Mỹ và Nga tuy đặt nhân loại trước nguy cơ một cuộc chiến tranh nguyên tử nhưng đó là nguy cơ có thể kiểm soát trên căn bản thăng bằng quyền lực, liên đới quyền lợi và cả hai quốc gia đều cùng ý thức được những khốc liệt sẽ xảy ra cho hai nước nếu xảy ra chiến tranh nguyên tử, nên cùng muốn né tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trái lại, trong tình thế hiện nay, tuy danh nghĩa, Chiến Tranh Lạnh đã cáo chung, mâu thuẫn Nga Mỹ không còn hiện hữu, nhưng nguy cơ về một cuộc chiến tranh nguyên tử lại dễ xảy ra hơn, hậu quả việc lan tràn vũ khí nguyên tử trên thế giới và tình trạng "bát sành đổi bát sứ" tại một số quốc gia nhược tiểu có đầu óc quốc gia cực đoan nếu những quốc gia đó thủ đắc vũ khí nguyên tử. Ngoài ra, một số tổ chức khủng bố trên thế giới cũng sẵn sàng trả bất cứ giá nào để mua vũ khí nguyên tử. Với những tổ chức đó, một khi họ đã có vũ khí nguyên tử, không sớm thì muộn họ sẽ sử dụng. Đó là những điều chúng ta phải lo ngại, và chúng ta càng phải lo ngại hơn trong bối cảnh khủng bố toàn cầu hiện nay.

Đài CNN: Sau khi tướng Lebed tuyên bố về chuyện vũ khí nguyên tử của Nga bị mất cắp thì thủ tướng Nga là ông Viktor Chernomyrdin lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố của tướng Lebed. Trong khi đó, một số nhà bình luận thời cuộc tại Mỹ cũng cho rằng tướng Lebed tuyên bố như vậy là nhằm gây sự chú ý của thế giới đối với tên tuổi của ông ta hơn là phơi bầy một sự thực cần phải lo ngại. Bà Jane Wales, theo bà, liệu chúng ta có nên tin lời tuyên bố của tướng Lebed hay không" Tại sao"

J.Wales: Nếu nhìn vào bối cảnh tướng Lebed bị tổng thống Boris Yeltsin đẩy khỏi chức cố vấn tổng thống, tôi đồng ý khi tuyên bố những lời như vậy, tướng Lebed cũng đã thêm mắm thêm muối chút đỉnh. Tuy nhiên, tôi nghĩ, cho đến khi nào chính phủ và cơ quan tình báo của Nga chưa đi đến những cam kết rõ ràng và cụ thể, xác nhận họ không hề sản xuất loại bom nguyên tử xách tay thì cho đến khi đó, sự lo ngại của chúng ta vẫn hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Tiện đây, tôi cũng lưu ý quý vị, là lời tuyên bố của tướng Lebed đã được khoa học gia Alexei Yablokov hậu thuẫn. Và chính ông này đã xác nhận là ông có nói chuyện với một số khoa học gia chuyên chế tạo loại bom nguyên tử đó. Vì thế, tôi nghĩ sự cam kết của chính phủ Nga cần phải được kiếm chứng cẩn thận trước khi chúng ta có thể tin tưởng.

Đài CNN: Bà Jessica Stern, trước đây, từng làm việc với tổng thống Clinton trong tư cách cố vấn an ninh quốc gia, bà thấy chính phủ Clinton đã quan tâm đến vấn đề lan tràn vũ khí nguyên tử như thế nào"

J.Stern: Tôi nhận thấy cá nhân tổng thống Clinton cũng như chính phủ của ông tỏ ra rất lo ngại trước tình trạng vũ khí nguyên tử có thể rơi vào tay những tổ chức khủng bố hoặc các quốc gia có tinh thần quốc gia, hoặc tôn giáo cực đoan. Một điều chắc chắn chúng ta phải thừa nhận là, một khi những tổ chức khủng bố, những quốc gia có tư tưởng tôn giáo hoặc tinh thần quốc gia cực đoan có được vũ khí nguyên tử, đối tượng họ sử dụng vũ khí nguyên tử đó sẽ là Hoa Kỳ. Ngoài ra, nếu họ sử dụng vũ khí nguyên tử đó ở bất cứ đâu trên thế giới, tôi nghĩ quyền lợi của Hoa Kỳ vẫn bị thiệt hại. Ở đây tôi xin trình bầy thêm về nguy cơ nguyên tử hiện nay so với quá khứ. Theo tôi nghĩ, tình hình thế giới trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trước đây khiến nguy cơ về một cuộc chiến tranh nguyên tử khó xảy ra hơn nhưng một khi xảy ra sẽ khốc liệt hơn, hủy diệt thế giới nhiều hơn. Trái lại, hiện nay viễn ảnh về một cuộc chiến tranh nguyên tử khốc liệt như vậy sẽ rất khó xảy ra. Tuy nhiên, nguy cơ về một cuộc chiến tranh nguyên tử có giới hạn, hoặc một vụ nổ nguyên tử có tính cách khủng bố thì lại dễ xảy ra hơn so với trước đây.

Đài CNN: Bây giờ xin hỏi bà Emily Ewell, chuyên viên nguyên tử Viện Monterey từ San Francisco. Bà Ewell, bà nghĩ sao về lời tuyên bố của tướng Lebed và lời phủ nhận của chính phủ Nga"

E.Ewell: Tôi nghĩ lời tuyên bố của tướng Lebed không phải là không đáng tin. Lý do là từ tháng Giêng năm 1966, viện nghiên cứu của chúng tôi đã nhận được những nguồn tin rất đáng tin cậy từ một vị cố vấn khác của tổng thống Yeltsin cho biết, chính phủ Nga quả thực đã chế tạo một số bom nguyên tử trọng lượng khoảng trên dưới 30 kí lô có sức công phá tương đương từ 3000 đến 50,000 tấn thuốc nổ. Tuy nhiên, loại bom nguyên tử này do chính cơ quan tình báo KGB chế tạo trong giai đoạn từ cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980. Vì việc chế tạo được giữ bí mật tuyệt đối nên giới tướng lãnh quân sự cũng như nhiều nhân viên cao cấp trong đảng cộng sản Nga không hề hay biết.

Đài CNN: Bà có thể cho biết tên của vị cố vấn đó được không"

E.Ewell: Ở thời điểm hiện tại, tôi e là chưa thể được.

Đài CNN: Như vậy bà có nghĩ, lời tuyên bố của tướng Lebed ít nhiều bắt nguồn từ vị cố vấn đó"

E.Ewell: Tôi nghĩ điều này cũng có thể. Nhưng bất kể việc bom nguyên tử được chế tạo nhỏ bằng chiếc va li có thật hay không, lời tuyên bố của tướng Lebed cũng có giá trị giúp chúng ta nhận thức được nguy cơ này có thể xảy ra trong tương lai và có thể đã xảy ra chứ không phải không. Chúng ta nên nhớ là hiện tại, nhiều tướng lãnh hữu trách trong quân đội Nga có trách nhiệm trong việc kiểm soát vũ khí nguyên tử đã có những chuyển hướng nguy hiểm trong tư tưởng và sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì miễn sao có tiền. Tình trạng này dễ dẫn đến hành động đem vũ khí nguyên tử hoặc những bí mật về chế tạo nguyên tử bán cho các tổ chức khủng bố tại ngoại quốc.

Đài CNN: Cựu giám đốc FBI Louis Freeh cũng cho biết là hiện tại ở Nga các tổ chức tội phạm đã lan tràn cả về phạm vi lẫn mức độ không kém gì những tổ chức khủng bố Mafia tại Mỹ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ, giới tội phạm tại Nga sẽ nhúng tay vô những cuộc buôn bán vũ khí nguyên tử. Bà Wales, theo bà viễn ảnh này có thể xảy ra và có khiến chúng ta lo ngại hay không"

E.Ewell: Tôi thấy đó là viễn ảnh rất có thể xảy ra vì ba lý do. Thứ nhất, trên thế giới hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia đều muốn mua vũ khí nguyên tử bằng bất cứ giá nào. Thứ hai, tại Nga hiện số lượng vũ khí nguyên tử hoặc nguyên liệu, kỹ thuật dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử lại không thiếu. Thứ ba, những tổ chức tội phạm tại Nga luôn luôn cần tiền và vì tiền, chúng sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì. Chính vì ba yếu tố đó nên tôi nghĩ không sớm thì muộn, vũ khí nguyên tử tại Nga cũng sẽ lọt khỏi biên giới nước Nga rơi vào tay những thành phần bất hảo trên thế giới.

Đài CNN: Bà Emily Ewell, chắc bà cũng đồng ý, việc buôn lậu một hỏa tiễn nguyên tử xuyên lục địa nặng hàng chục tấn sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc buôn lậu một trái bom nguyên tử nhỏ cỡ chiếc va li"

E.Ewell: Đó là chuyện hoàn toàn hiển nhiên. Buôn bán một trái bom nguyên tử nhỏ bằng chiếc va li không những dễ dàng hơn, bớt nguy hiểm mà còn thu được nhiều tiền hơn. Lý do là việc sử dụng một trái bom nguyên tử như vậy sẽ dễ dàng giữ bí mật hơn so với việc bắn một trái hỏa tiễn nguyên tử xuyên lục địa. Vì thế, quân khủng bố sẵn sàng trả tiền nhiều hơn.

Đài CNN: Theo bà thì một trái bom nguyên tử bằng chiếc va li sẽ có mức độ sát hại khoảng bao nhiêu"

E.Ewell: Theo sự hiểu biết của tôi thì một trái bom nguyên tử được chế tạo ở kích thước như tướng Lebed đã tuyên bố, sẽ có khả năng gây tử thương cho khoảng 100 ngàn người.

Đài CNN: Được biết, có một bộ phim tên là "The Peacemaker" trong đó có trình bầy về những nguy hiểm khi vũ khí nguyên tử rơi vào tay quân khủng bố. Nhân vật chính trong phim do nữ tài tử Nicole Kidman đóng, và tôi được biết vai trò của nhân vật này tương tự như vai trò của bà Stern. Vậy bà Stern, theo bà thì giá trị sự thực trong bộ phim này tới mức độ nào"

J.Stern: Đó là một bộ phim truyện, không phải là phim tài liệu nên phần nhiều là hư cấu. Tuy nhiên, điểm quan trọng có giá trị nhất của bộ phim là mô tả những thiếu sót của Nga trong việc bảo vệ các vũ khí nguyên tử mà họ đang có. Đây là điểm rất đúng với sự thực. Điểm quan trọng nữa được bộ phim đề cập là có nhiều người Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận phiêu lưu mạng sống để ngăn chặn không cho bom nguyên tử nổ. Thực tế, những hành động anh hùng này chắc chắn sẽ xảy ra một khi hoàn cảnh đòi hỏi. Nói tóm lại, bộ phim đã thành công trong việc báo động cho dư luận biết rõ, tuy cuộc Chiến Tranh Lạnh được coi là kết thúc, nguy cơ về bom nguyên tử không hề giảm đi. Trái lại, nguy cơ đó lại gia tăng mạnh hơn trước.

Đài CNN: Bà Emily Ewell, được biết trước đây bà cho rằng, nguy cơ thất thoát vũ khí và nhiên liệu nguyên tử tại một số quốc gia cộng sản thuộc cộng hòa liên bang Nga thường là thấp hơn so với chính cộng hòa Nga. Tại sao lại như vậy"

E.Ewell: Có nhiều lý do, nhưng lý do then chốt nhất vẫn là số lượng vũ khí và nhiêu liệu dùng để chế tạo bom nguyên tử tại Nga nhiều gấp hàng trăm lần so với các quốc gia cộng hòa khác. Thực tế, tại nhiều quốc gia cộng hòa thuộc liên bang Nga trước đây, tuy cũng có những lò nguyên tử lực thải ra những phế liệu dùng để chế bom nguyên tử nhưng những lò nguyên tử lực đó chỉ tạo nên một số lượng khoảng bảy, tám chục kí lô nguyên liệu là nhiều. Trái lại, tại cộng hòa Nga, số lượng nguyên liệu dùng trong kỹ nghệ vũ khí nguyên tử được tạo ra hàng tấn tại nhiều lò nguyên tử lực trên nước Nga. Dĩ nhiên, trong tình trạng đó, việc kiểm soát bảy, tám chục kí lô nguyên liệu nguyên tử sẽ dễ dàng hơn so với việc kiểm soát cả ngàn kí lô. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn một điểm quan trọng chúng ta cần phải quan tâm là tình trạng thiếu hụt ngân sách của nhiều chính phủ trong khối liên bang Nga. Vì thiếu hụt tiền bạc nên chính phủ không thể nào thuê mướn đủ nhân viên canh gác các lò nguyên tử lực một cách chu đáo. Chúng tôi được biết, có một số lò nguyên tử lực tại một số quốc gia cộng hòa, mỗi khi về đêm chỉ được đóng cửa và được khóa, mà không hề có lính canh gác. Đây là điều rất nguy hiểm.

Đài CNN: Trước tình trạng như vậy, bà nghĩ Hoa Kỳ chúng ta phải làm gì"

E.Ewell: Tôi nghĩ, chính phủ chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm để giúp các quốc gia đó canh gác, kiểm soát và bảo trì những nguyên liệu có thể dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử. Vì nền kinh tế của họ hiện quá nghèo nên chính phủ những quốc gia đó để dành tiền chi vào những việc quan trọng trước mắt, không quan tâm đến những nguy hiểm về lâu về dài hoặc những nguy hiểm không trực tiếp ảnh hưởng đến quốc gia của họ. Tuy nhiên, nếu họ không lo nổi thì chúng ta phải có bổn phận lo ngại cho chính sự thịnh vượng của chúng ta bằng cách giúp họ làm những việc chúng ta cần họ phải làm. Thực trạng này cũng giống như một gia đình giầu có, thịnh vượng sống cạnh một gia đình nghèo không đủ tiền làm hàng rào, khiến trộm cướp có thể chui qua nhà nghèo mà cướp nhà giầu. Vì vậy nhà giầu phải sẵn sàng bỏ tiền của để giúp nhà nghèo. Nhưng nên nhớ, nếu chúng ta có giúp những quốc gia đó, phải giúp với những điều kiện rõ ràng. Có vậy, tiền bạc và kỹ thuật chúng ta giúp mới được họ sử dụng vào đúng mục tiêu chúng ta mong muốn. Bằng không, tiền ta giúp đáng lẽ phải dùng để xây hàng rào thì họ không làm, họ lại lấy tiền của mua bánh mì và thịt thì cũng vô ích.

Riêng đối với vũ khí nguyên tử chính phủ Nga hiện có, chính phủ Hoa Kỳ phải giúp họ để điện toán hóa toàn bộ việc kiểm soát, theo dõi và bảo trì để có thể cập nhật hóa từng ngày. Đây là công việc không có khó khăn gì đối với chúng ta và chúng ta phải làm vì sự quan tâm của chính phủ Nga đối với việc thất lạc vũ khí nguyên tử không thể nào bằng chúng ta.

Phạm Thái Lai

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.