Hôm nay,  

Tiểu Sử Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh “công Lý Và Hòa Bình”

23/09/200200:00:00(Xem: 5876)
LTS: Đức Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận, một vị chăn chiên từng sống kiên cường, bất khuất, luôn luôn giữ trọn vẹn khí tiết trong lao tù CS suốt 13 năm trời, đồng thời là biểu tượng tuyệt vời của người Công Giáo VN suốt nửa thế kỷ qua, đã vừa tạ thế lúc 6 giờ tối, giờ La Mã, ngày Thứ Hai, 16/9, tức 2 giờ sáng Thứ Ba,17/9, giờ Sydney, hưởng thọ 74 tuổi. Theo ghi nhận của hãng thông tấn Reuters, suốt thời gian sống trong lao tù của cộng sản, đức tin và lòng bất khuất của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã không những mang đến nguồn khích lệ lớn lao cho những người tù cùng cảnh ngộ, mà còn cảm hóa cả những người CS vô thần. Thậm chí, một số cán bộ cai ngục CS còn được Ngài dậy học thuộc lòng bài ca “Veni, Creator Spiritus”. Năm 1991, trước áp lực của quốc tế, cộng sản phải trả tự do cho Ngài. Nhận thấy uy tín vô cùng lớn lao của Ngài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lực của chế độ CS, nên năm 1991, nhân dịp Ngài xuất ngoại chữa bệnh tại Rome, CSVN đã vội vàng công bố lệnh trục xuất, không cho Ngài trở lại Việt Nam. Tháng 2 năm 2001, Ngài được Đức Giáo Hoàng tấn phong Hồng Y. Suốt thời gian nửa thế kỷ qua, Ngài từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội, trong đó có chức Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Công Lý và Hòa Bình. Trong thời gian hơn năm qua, kể từ khi Ngài được nhậm chức Hồng Y, nhiều vị có uy tín tại Tòa Thánh La Mã cũng như dư luận trên thế giới tin tưởng, Ngài có thể được kế vị Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị trong tương lai. Được tin Ngài tạ thế, Đức Giáo Hoàng vô cùng xúc động, và Đức Giám Mục Gianpaolo Crepaldi, tổng thư ký Bộ Công Lý và Hòa Bình, đã đau xót tâm sự với hãng thông tấn Zenit: “Đúng là một vị Thánh vừa về nước Chúa”. Thành kính tưởng niệm Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, sau đây SGT trân trọng giới thiệu bài viết, của Đức Ông Trần Văn Khả, tóm tắt tiểu sử của Ngài.

Đức Hồng Y Phanxicô Xa -viê Nguyễn Văn Thuận sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 tại Phú Cam, thuộc Tổng Giáo phận Huế, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam. Gia đình Ngài có 8 anh chị em, 3 trai và 5 gái, mà Ngài là con cả. Ông Bà Cụ Cố thân sinh của Ngài là Cụ Nguyễn Văn Ấm, qua đời ngày 3 tháng 7 năm 1993 tại Sydney, Australia, và Cụ Bà Elisabeth Ngô Đình Thị Hiệp. Bà là con gái của Cụ Ngô Đình Khả. Bà Cụ Cố hiện đang sống tại Sydney, với người con gái Anna Hàm Tiếu và thọ trên 100 tuổi.
Đức Hồng Y Thuận thuộc một gia đình có truyền thống công giáo lâu đời và tổ tiên Ngài từng bị bách hại vì đạo từ năm 1698. Từ khi còn nhỏ, Ngài đã được giáo dục trong một gia đình đạo đức và do bà mẹ Elisabeth gương mẫu thánh thiện. Bà lo giáo dục Ngài khi còn nhỏ, mỗi tối bà dạy Ngài những truỵện Kinh thánh, kể cho Ngài nghe lịch sử các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhất là về tổ tiên của dòng tộc, giới thiệu cho Ngài gương Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu; dạy Ngài biết yêu thương và tha thứ cho mọi người; bà cũng dạy Ngài hết lòng yêu mến Tổ Quốc Việt Nam.
Khi lớn lên Ngài nhập Tiểu chủng viện Anh Ninh và sau đó theo học triết học và thần học tại Đại chủng viện Kim Long, Huế. Ngài lãnh chức linh mục ngày 11 tháng 6 năm 1953. Sau khi chịu chức linh mục cha mới, Ngài được cử đi làm Phó xứ Họ Thánh Phanxicô Xaviê, Huế, lúc đó Cha sở là Cha Darbon, quen gọi là Cố Triết. Năm 1956 Ngài được gửi sang theo học Phân khoa Giáo luật thuộc Đại học Giáo hoàng Urbaniana, tại Rôma của Bộ Truyền giáo từ năm 1956-59, và Ngài đã đậu tiến sĩ Giáo luật năm 1959. Khi học tại Rôma, Ngài đã được cùng Đức Cha Phêrô Maria Ngô Đình Thục (Giám mục Vĩnh Long và là Cậu ruột của Ngài) vào triều yết Đức Thánh Cha Piô XII.
Khi về nước, Ngài được cử làm giáo sứ, rồi năm 1962 được cử làm giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện từ năm 1959 đến năm 1967 và làm Tổng Đại Diện Tổng Giáo phận Huế từ năm 1964-1967.
Ngày 13 tháng 4 năm 1967, Ngài được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm giám mục Việt Nam tiên khởi Giáo phận Nha Trang thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet Lợi M.E.P. (Đức Cha Lợi, làm giám mục Nha Trang từ 1957-1967). Lễ truyền chức Giám Mục được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam Lào va Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân giám mục là Vui Mừng và Hy vọng, tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II.
Ngày 10 tháng 7 năm 1967, Đức Cha Thuận đã về nhận Giáo phận Nha Trang. Trong 8 năm làm giám mục, Đức Cha đã làm hết sức để phát triển Giáo phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khó xẩy đến.
Trọng tâm hoạt động của Ngài là huấn luyện nhân sự, gia tăng đại chủng sinh từ 42 đến 147; số tiểu chủng sinh từ 200 đến 500 trong 4 chủngviện; tổ chức các khóa tu nghiệp cho các linh mục trong 6 giáo phận nằm trong 6 tỉnh Miền Trung Việt Nam; phát triển và huấn luyện các phong trào thanh niên, giáo dân, các hội đoàn giáo xứ, mục vụ, qua các khóa như Phong trào Công lý và Hòa bình, Cursillos và Focolare, Hướng đạo; thành lập Cộng đoàn La vang, Tu hội Hy Vọng.
Trong khuôn khổ Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam, Ngài là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, rồi Chủ tịch Ủy Ban Truyền thông xã hội; Chủ tịch Ủy Ban phát Triển Việt Nam; đảm trách hoạt động của cơ quan lo cho các người di tản từ các vùng chiến tranh về vùng an toàn. Ngài là một trong những Giám mục thành lập Đài Phát Thanh Công Giáo Chân Lý Á Châu (Veritas Asia, Manila). Ngài đã nhiều lần tham dự các khóa họp của Liên Hội Đồng Giám mục Á Châu (F.A.B.C.). Ngài được chọn làm cố vấn Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo dân từ năm 1971-1975. Và trong những lần đi họp Hội Đồng này, Ngài đã có dịp gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, lúc đó là Tổng Giám mục của Giáo phận Cracovia (Ba Lan), để học hỏi các kinh nghiệm mục vụ trong những giai đoạn khó khăn dưới chế độ cộng sản ở Ba Lan. Ngài cũng được bổ nhiệm làm cố vấn, rồi thành viên của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các Dân tộc; thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.


Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sàigon, và thăng chức Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản VN không chấp nhận cho Ngài về Sàigon và đã dùng bạo lực đưa Ngài ra lại Nha Trang.
Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Lễ Đức Mẹ Linh hồn và xác lên trời Ngài đã bị CS bắt giải ra Nha Trang, giam ở Cây Vông, sau đó là Nhà tù Nha Trang, Phú Khánh; nhà tù Thủ Đức; rồi Ngài bị CS đưa ra Bắc Việt. Ngài sống trong lao tù của CS suốt 13 năm, trong đó 9 năm biệt giam, trong các trại giam Vĩnh quảng (núi Vĩnh phú), nhà giam của Công an CS thành phố Hà Nội, rồi bị quản thúc tại Giang xá. Trong năm tù thứ nhất 1976, Ngài đã viết cuốn Đường Hy Vọng. Cuốn sách này được Ngài coi là di chúc tinh thần của Ngài gửi tới mọi người công giáo Việt Nam trong và ngoài nước.
Sau này, khi nghe những bài giảng trong đó có những chứng tá về những năm tù ngục của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều Rôma năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có cảm nghĩ như sau trong thư gửi cho Đức Hồng Y, ngày 18-3-2000: “Tôi đã ước mong rằng trong năm Đại toàn xá này, có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người đã chịu đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo hội, hoặc chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại”.
Ngày 21 tháng 11 năm 1988, lễ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thánh, CS phải trả tự do cho Ngài, nhưng Ngài bị đưa về cư trú tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, và bị CS cấm không cho Ngài thi hành chức năng của một vị linh mục. Sau đó Ngài đi thăm Ông Bà Cố tại Sydney, Australia, đi Rôma triều yết Đức Thánh Cha, rồi trở về Hà Nội. Năm 1991 Ngài bị cộng sản trục xuất không cho ngài trở lại VN. Từ đó, Ngài phải sống cuộc đời lưu vong, nhưng Ngài luôn hiện diện với Giáo hội tại VN và quê hương Việt Nam.
Trong thời gian ở ngoại quốc, Ngài đã được mời đi giảng và thuyết trình ở nhiều nơi và cho nhiều giới khác nhau, như tại nhà thờ chính tòa Paris trong một Mùa Chay, hoặc nói truyện tại các Đại học công giáo trên thế giới; ị Trang 62
Tại Mễ tây cơ vào tháng 5 năm 1998 Ngài nói chuyện cho hơn 50.000 giới trẻ. Ngày 11 tháng 5 năm 1996, Ngài lãnh bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Dòng Tên ở New Orleans, LA, Hoa Kỳ. Bộ Truyền giáo cũng ủy thác cho Ngài thi hành các cuộc thăm viếng và kiểm tra các chủng viện tại một số nước ở Phi Châu.
Ngài cũng nhận được những huy chương để đề cao cuộc sống chứng tá, hoạt động kiến tạo hòa bình của Ngài. Ngày 9 tháng 6 năm 1999, Chính Phủ Pháp đã trao tặng Ngài huy chương Commandeur de l’Ordre National du Mérite. Ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Tòa Thị Chính Rôma, Hội “Cùng nhau xây dựng hòa bình” đã trao tặng huy chương cho Ngài. Tại Torino, ngày 20 tháng 10 năm 2001, Ngài lãnh giải hòa bình do tổ chức SERMIG, hiệp hội truyền giáo của giới trẻ trao tặng. Sau cùng, ngày 9 tháng 12 năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu G. Donati đã trao tặng Ngài giải thưởng hòa bình năm 2001.
Ngày 24 tháng 11 năm 1994 Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Ngài làm Phó Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình và sau đó vào ngày 24 tháng 6 năm 1998, Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng này, thay thế Đức Hồng Y Roger Etchegaray, nghỉ hưu. Ngài giữ chức vụ Chủ tịch cho tới ngày Ngài tạ thế.
Sau thời gian bị CSVN cầm tù, Ngài đã bị giải phẫu 7 lần, trong đó có ba lần suýt nguy hiểm đến tính mạng vì nhiễm trùng. Lần giải phẫu áp chót vào ngày 17 tháng 4 năm 2001 tại một bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ và cuộc giải phẫu cuối cùng vào ngày 8 tháng 5 năm 2002 tại Trung tâm nghiên cứu về ung thư, Milano (Bắc Italia). Ngài trở bệnh nặng từ đầu tháng 6 năm 2002 và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh Viện Agostino Gemelli thuộc Đại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma. Sau đó được đưa về Bệnh viện Piô XI để tiếp tục điều trị.
Đặc biệt Mùa Chay năm 2000, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời giảng cấm phòng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo triều Rôma, bắt đầu thiên niên kỷ thứ III. Đức Thánh Cha nói với Đức Hồng Y Thuận: “Năm đầu tiên của Đệ Tam Thiên Niên Kỷ, một người Việt Nam sẽ giảng tuần Tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma. Ngài hãy kể lại cho chúng tôi những chứng tá của Đức Cha.” Trong dịp này, sau khi được Đức Thánh Cha tiếp riêng và tặng một chén lễ, Đức Hồng Y Thuận đã xúc động nói: “Cách đây 24 năm, khi cử hành Thánh lễ với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi không bao giờ tưởng tượng, ngày hôm nay Đức Thánh Cha tặng tôi một chén lễ mạ vàng. Quả thật Thiên Chúa thật cao cả và Tình thương của Ngài cũng cao cả” (Chứng nhân hy vọng, tr. 12.13).
Ngày 21 tháng 2 năm 2001 trong cuộc họp mật viện các Hồng Y, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trao mũ Hồng Y cho Ngài và đặt Ngài làm Hồng Y Phó tế, hiệu tòa Nhà thờ Santa Maria della Scala (Đức Mẹ tại các bậc thang). Nhà thờ này do các Cha dòng Đức Mẹ Núi Carmelo coi sóc, nằm tại vùng Trastevere, Rôma. Ngài qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rôma, hưởng thọ 74 tuổi.

Rôma, ngày 16-09-2002
Đức Ông Trần Văn Khả

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.