Hôm nay,  

Cha Dominici: Từ Tro Bụi Lại Về Với Bụi Tro

06/03/200300:00:00(Xem: 4441)
PHOTO: BNS Tự Do phát hành trong trại Galang từ năm 1980 đến 1986. Sách “Việt Nam Quê Hương Tôi” của Đỗ Minh Trí, bản quay rô-nê-ô xuất bản năm 1987 ở trại Bataan, Phi-Luật-Tân (tài liệu Bùi văn Phú)

Linh mục Gildo Dominici, có tên Việt là Đỗ Minh Trí, thuộc Dòng Tên, một ân nhân của người vượt biển tị nạn Việt Nam, vừa qua đời. Những ai từng sống qua các trại tị nạn vùng Đông Nam Á, nhất là trại Galang, In-đô-nê-sia đều biết đến cha.
Cuối thập niên 70, làn sóng người vượt biển gia tăng với hàng chục nghìn người bỏ nước ra đi mỗi tháng. Nhiều người không bao giờ đến đuợc bến bờ. Ai may mắn sống sót thì được đưa vào các trại tị nạn ở Thái Lan, Ma-lây-xia hay In-đô-nê-sia.
Galang là một hòn đảo nhỏ trong số 13 nghìn đảo của In-đô-nê-sia đã được dùng làm nơi tiếp nhận thuyền nhân. Lúc làn sóng vượt biển lên cao vào những năm 79-82, Galang đã có đến 15 nghìn người sống một lúc trong trại để chờ được đi định cư ở một nước thứ ba.
Cuối năm 1979 cha Dominici đến Galang để lo việc mục vụ cho những người công giáo trong trại. Nhưng trước những thiếu thốn, trước nỗi đau khổ của người vượt biển nói chung, ngài đã không chỉ giúp những người con Chúa, mà còn vận động, tranh đấu cho những nhu cầu về xã hội, văn hóa, giáo dục cho mọi người sống trong trại. Những trung tâm sinh hoạt trong trại dành cho trẻ em, thanh niên, phụ nữ được thành hình một phần là nhờ những vận động của cha với Cao Ủy Tị Nạn và chính quyền địa phương. Ngài sáng lập ra bán nguyệt san Tự Do, món ăn tinh thần cung cấp cho người tị nạn những hiểu biết hơn về sinh hoạt trại, về thế giới bên ngoài, đời sống tại những quốc gia mà họ sẽ đến định cư. Tháng 4 năm 1980 bán nguyệt san Tự Do ra số đầu tiên và liên tục trong sáu năm kế tiếp, Tự Do những năm đầu ra đều đặn mỗi hai tuần, sau thưa dần, mỗi số dày từ 50 đến 80 trang, mỗi lần quay rô-nê-ô 500 số. Tờ báo đã được sự đóng góp của nhiều người, trong đó có nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi từng dừng chân ở Galang như Hoàng Minh Thúy, Đỗ Thái Nhiên, họa sĩ Vị Ý, Phan Tấn Hải, Việt Tỉnh.
Cuối năm 1986, khi số người đến trại Galang giảm đi, cùng với việc chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt việc sử dụng Galang làm trung tâm dạy Anh ngữ và hướng dẫn về đời sống, văn hóa cho người tị nạn trước khi đi Mỹ định cư, bán nguyệt san Tự Do cũng đình bản, sau số 116.
Cha Dominici thường viết trong mỗi số báo, không chuyên về rao giảng Tin Mừng nhưng nói nhiều về văn hóa, lịch sử, truyền thống Việt Nam; nói về đạo lý Âu Mỹ, so sánh giữa những cái hay, cái dở của văn hóa Đông và Tây để người tị nạn chuẩn bị tinh thần và chấp nhận những lựa chọn. Những bài viết của cha sau đã được người tị nạn in thành sách "Việt Nam Quê Hương Tôi" xuất bản đầu tiên ở trại tị nạn vào năm 1984, tái bản năm 1987 ở trại Bataan, Phi-Luật-Tân và được nhà xuất bản Diễn Đàn Chúa Nhật tái bản ở Hoa Kỳ năm 1990. Trong lời giới thiệu của ông Trần Đại Độ, một thuyền nhân ở Galang, sau khi nhìn nhận người Việt đã sống qua 40 năm chiến tranh, tiếp theo là một chế độ phi nhân, với nhiều hận thù, bạo lực và nghèo đói, ông Độ viết: "Linh mục Dominici nhận thấy một việc làm khẩn cấp là phải xây dựng lại tâm hồn người tị nạn sau những đổ vỡ, mất mát đó, dựa trên những tư tưởng cao đẹp và vĩnh cửu của nhân loại: Tình Yêu Thương, Tình Nhân Loại, Tự Do, Công Bình, Dân Chủ ... và những giá trị đích thực của văn hóa, đạo lý và truyền thống Việt Nam."


Thực vậy, cha Dominic từ ngày đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1967 đã chọn nơi đó làm quê hương của mình. Ngài viết: "Việt Nam là quê hương của tôi, dù rằng tôi không được sinh ra trên đất nước Việt Nam. Tôi chỉ ở đó có bảy năm... Quê hương ấy không phải là những dãy núi với hình dáng khác biệt và phủ đầy rừng xanh. Không phải là những dòng sông chi chít và tuyệt đẹp như dòng Cửu Long. Không phải là những khu rừng hoặc những cánh đồng thảo mộc lúc nào cũng xanh tươi và trù phú... Nhưng có một nước Việt Nam khác rộng lớn hơn, rộng như một đại lục. Đó là Văn Hóa Việt Nam, Tâm Hồn Việt Nam, đó là Truyền Thống Tinh Thần của Việt Nam. Và chính đó mới thực sự là quê hương Việt Nam của tôi."
Vì yêu văn hóa, truyền thống Việt Nam như thế nên cuộc đời của cha Dominici đã gắn bó với con người Việt Nam trong suốt hơn ba chục năm. Những bài giảng của cha nơi thánh đường, những chia xẻ với thanh niên, thiếu nữ trong những buổi tĩnh tâm, những trại họp mặt, những bài viết trên Tự Do đã là những nâng đỡ, ủi an, cùng là gợi lên những thử thách tương lai cho đoàn người tị nạn để họ chuẩn bị tinh thần khi bước vào cuộc đời mới. Ai từng nghe, đọc qua những bài viết của cha trong hoàn cảnh tị nạn giờ cũng còn ít nhiều kỷ niệm về vị chiên lành này.
Sinh năm 1935 tại Assisi, miền trung nước Ý, cha Dominici được thụ phong linh mục năm 1960. Năm 1964 ngài gia nhập Dòng Tên vì muốn đi truyền giáo ở nước ngoài. Năm 1967 cha sang Việt Nam, học tiếng Việt tại trung tâm Đắc Lộ Sài gòn. Sau ngài lên tiểu chủng viện Simon-Hòa ở Đà Lạt vừa dạy La ngữ cho chủng sinh vừa học Việt ngữ. Năm 1970 trình luận án tiến sĩ giáo luật tại Rô-ma rồi cha trở lại Việt Nam dạy tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Năm 1977 cha Dominici trở lại vùng Đông Nam Á, làm việc cho nhà dòng ở thủ đô Jakarta, In-đô-nê-sia. Từ tháng 8, 1979 ngài đuợc cử đến trại Galang. Năm 1985 cha qua trại Bataan, Phi Luật Tân rồi Thái Lan, cũng làm việc cho người tị nạn cho đến năm 1990.
Chúa Nhật ngày 2 tháng 3 Chúa đã gọi cha về. Hôm nay Thứ Tư Lễ Tro, người công giáo tin rằng xác thân con người từ tro bụi rồi lại trở về với bụi tro, chỉ có phần hồn là vĩnh cửu. Nguyện xin cho linh hồn của cha được an nghỉ trong Chúa đời đời.
(Ghi chú: Gs. Bùi Văn Phú làm việc trong các trại tị nạn ở Đông Nam Á vào cuối thập niên 1980.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.