Hôm nay,  

Thế Kỷ Của Chúng Ta Sẽ Là Thế Kỷ Toàn Cầu Dân Chủ

20/04/200300:00:00(Xem: 4167)
Thế kỷ vẫn trôi đi, thế kỷ này là một thế kỷ sửng sốt nhất: theo cảm nhận những khi kinh hãi thường có những cái quyến rũ.
Đúng như thế, thế kỷ thứ 15 thực là một thế kỷ hoang dại đã trổ hoa Phục hưng với Tòa dị giáo của Tây Ban Nha, Gutenberg lập ra nhà in, Copernicus khởi nguyên quan sát thái dương hệ và Columbus đem văn hóa Âu châu tới Mỹ châu.
Còn thế kỷ đầu tiên lẽ dĩ nhiên chỉ có sựï sống và chết của Jesus đã ảnh hưởng tới hầu hết mọi chuyện.
Thế kỷ thứ năm trước Thiên chúa Giáng sinh, hiền triết Socrate và Plato đã làm cho người ta chú ý hơn tất cả.
Nhưng chúng ta sống trong thế kỷ thứ 20, có lẽ chúng ta có thể nói là thế kỷ của chúng ta là một trong bốn hay năm thế kỷ hàng đầu theo lịch sử đã ghi chép.
Hãy lôi các dữ kiện ra trong chốc lát. Chỉ kể tên ra không theo thứ tự nào đó những chuyện mà chúng ta đã làm trong một trăm năm qua: Chúng ta tách được nguyên tử, phát sinh ra nhạc Jazz và Rock, phóng ra các loại máy bay và đáp xuống mặt trăng, lập ra được thuyết tương đối cho tổng thể, thiết kế transistor và nhận ra được cách như làm thế nào để khắc các transistor bằng a-cít gọn trong một vi mảnh bé tí hon (tiny microchip), khám phá ra chất trụ sinh penicillin và cấu trúc của di thể DNA (Deoxyribo-Nucleic-Acid), đánh bại Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Phát-Xít, cảm hứng về vụ Đức dội bom thành phố Guernica Picasso vẽ ra bức tranh nổi tiếng về cảnh thành phố bị bom làm hoang tàn, phát sinh ra cinéma và TV, lập các xa lộ và việc nối kết thế giới lại với nhau bằng Internet. Chưa kể tới các phụ vi đã sản sinh như là sitcoms (nghệ thuật trình diễn trên TV) và các kênh TV được truyền đi bằng dây cáp, các tiết mục Oprah và Imus để mua vui cho các khán thính giả. Các chữ tắt phổ thông thường thấy vẽ nguệch ngoạc trên tường như NATO, IBM, ABM, UN, WPA, NBA, NFL, CIA, CNN, PLO, IPO, IRA, IMF, TGIF. Chống lại tất cả những thứ quái đản này, chúng ta đã tránh việc tìm hiểu để khỏi bị điên khùng hay mê hoặc như bị thôi miên.
Tất cả chỉ sinh sản ra một số vai tuồng để nhớ lại. Hãy nhìn lại các vai tuồng: Hình ảnh Lenin tới nhà ga của Phần Lan, hình ảnh Gandhi đang ra biển để làm muối, hình ảnh Winston Churchill với điều xì-gà, hình ảnh nhạc sĩ Louis Armtrong với cây kèn, hình ảnh nghệ nhân hài hước Charlie Chaplin với cây ba-toong, hình ảnh Rosa Parks đang ngồi trên xe buýt, hình ảnh một thanh niên đang đứng chặn chiếc xe tăng tại công truờng Thiên An Môn, hình ảnh nhà bác học Einstein đang nghiên cứu và hình ảnh nhóm nhạc Beatles trong màn trình diễn The Ed Sullivan.
Tính ra có cả hàng trăm vai tuồng có ảnh hưởng nhiều nhất của thế kỷ này để có thể đem ra cống hiến cho các quí vị độc giả. Việc làm này xem ra không dễ để làm ra các đề mục vĩ đại đã xẩy ra trong thế kỷ này.
Năm 1900, Freud đã cho xuất bản cuốn "Các giải thích về những giấc ngủ chiêm bao" đúng lúc thời của nữ hoàng Victoria của Anh quốc bị chấm dứt. Nữ hoàng này đã ám ảnh dân chúng sau cái chết vào tháng giêng, sau 63 năm nữ hoàng này đã ngự trị Anh quốc. Đế quốc của nữ hoàng này đã chiếm một phần tư dân số của thế giới để làm thần dân.
Nhưng cuộc chiến tranh 1899-1902 tại Boer, Nam Phi, đã làm quân đội Anh đại bại khi lấy thế tấn công để làm thế phòng thủ. Quân đội Anh đã lùa dân Boer vào trại tập trung ( Thực dân Pháp đã thay trại tập trung bằng làng tề trong chiến tranh tại Việt Nam), khủng bố, bắn giết và đốt nhà cửa của dân Boer. Để chống du kích, quân đội Anh đã xử dụng lính commando cho ruồng bố từng nhà dân.
Cuộc chiến tranh Boer đã chấm dứt thời đại thuộc địa theo tham vọng của Anh quốc. Tham vọng của quân đội Anh là chiếm toàn Phi châu để làm quà cho nữ hoàng Victoria sau khi nữ hoàng đã đăng quang với mũ miện Diamond Jubilee năm 1899. Diamond Jubilee là một vương miện đuợc làm bằng những hạt kim cương có xuất xứ từ các ham mỏ tại Nam Phi.
Nhưng nữ hoàng Anh quốc vẫn còn được các quốc gia nằm trong Khối Thịnh Vượng Chung Anh quốc trước đây lấy làm quyền tối cao tượng trưng (Symbolic Supremacy)
Tại Trung quốc, cuộc nổi loạn của các đấu thủ quyền Anh là hồi kèn đã làm thức tỉnh dân Trung quốc trước chế độ thuộc địa, nhưng Hong Kong vẫn thuộc về Anh quốc.
Tại Hoa kỳ, xe hơi thay thế những con ngựa, có 42 % dân số Hoa kỳ làm nghề nông (ngày nay chưa tới 2%) và người dân Hoa kỳ có thể sống tới 50 tuổi, tính theo trung bình (ngày nay có thể sống tới trên 75 tuổi).
Máy thâu băng xuất hiện năm 1900 trong cuộc triển lãm tại Paris, cuộc triển lãm này mở ra tại viện bảo tàng Rodin, các du khách đã gây sì căng đan cho viện bảo tàng này vì viện thiếu hình tượng nữ hoàng Victoria.
Tiếp theo cuộc triển lảm này, hãng Kodak cho giới thiệu máy chụp hình Brownie, một biểu tượng của thế kỷ có kỹ thuật thần kỳ đầu tiên, sau đó máy hình trở nên giản dị , có giá rẻ để dùng cho cá nhân.
Trắc nghiệm SAT (Scholastic Aptitude Test) sinh ra cùng năm đó, trác nghiệm này cho phép chuyển quyền để tuyển dụng nhân tài hơn là tuyển dụng theo lối phong gia thế tập như phong kiến, "con nhà vua thì lại làm vua, con nhà chùa thì đi quét lá đa" hay là kiểu của CSVN như "hồng hơn chuyên" .Theo CSVN, hồng có nghĩa là phải có cha chú gốc cộng sản hoặc tấm giấy lộn chữ viết ngồng ngoèo chứng minh thân nhân đã có công với cách mạng.
Anh em nhà họ Wrights đưa ra chiếc diều Kitty Hawk để làm ra chiếc máy bay lướt theo gió.
30 tuổi Lenin cho xuất bản tờ báo đầu tiên để kêu gọi làm cuộc cách mạng tại Nga.
25 tuổi Churchill được tuyển chọn để vào Hạ nghị viện của Anh quốc.
John Pierpont Morgan là một lão già khó tánh, vua kỳ thị, tổ sư của ngân hàng chuyên dùng quyền thế chấp bất động sản để cho mượn vốn. Lão Morgan đã bắt đầu dùng người trẻ nhà giám đốc điều như Charles Schwab, một thanh niên có bí quyết về kinh doanh để mua đứt công ty Carnegie và kết hợp các công ty thép của Hoa ky thành một khốiø.
Milken, gốc Do Thái, từng là dân chạy bàn của một quán ăn trước khi trở thành nhân viên của lão già bảo thủ Morgan. Milken là một người có năng khiếu về ngân hàng, anh đã dùng phương cách kế toán của ngân hàng để quan sát các hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh và các dự án mà Milken cho các công ty vay vốn, thay vì phải có tài sản để thế chấp. Sáng kiến của Milken đã dẫn tới việc cổ phần hóa và chứng khoán của các công ty mở ra tại Hoa kỳ sau này.
Nhà vật lý học Đức Max Planck đã có một trong những khám phá để hình thành thế kỷ này : Các nguyên tử bức xạ năng lượng khi nổ ra mà ông goị là lượng tử (quanta).
Từ những hạt giống nói trên được sinh ra trong thế kỷ này, xin tạm vắn tắt và gói ghém theo danh đề thế kỷ như sau:
KỶ NGUYÊN CỦA QUYỀN TỰ DO
Nếu quí vị cho nói vắn gọn, đó là : Quyền tự do đã thắng. Quyền tư do chống lại hai thứ cực quyền toàn trị (totalirians) thay đổi nhau để thách thức quyền tự do này, hai cực quyền này chắc chắn là không xa lạ với tất cả các quí vị , đó là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát-xít.
Vào những năm 1990, các lý tưởng của các triết gia được triển khai, Plato đã khởi xướng những gì gọi là lý tuởng của con nguời, truyền thụ cho Locke, chuyển sang Mill, truyền tới Jefferson để nêu ra các quyền của con người: quyền cá thể (individual rights), quyền tự do cho người dân (civil liberties rights) ï, quyền tự do riêng của cá nhân (personal rights) và quyền dân chủ chung (democratic participation) đuợc dùng trong việc chọn lựa người lãnh đạo.
Cuối cùng quyền dân chủ ngày nay đang làm lung lạc hơn nửa dân số của thế giới.
KỶ NGUYÊN CỦA CHỦ TRƯƠNG TƯ BẢN
Dân chủ thể hiện thì chủ nghĩa tư bản không có, còn chủ nghĩa tư bản hiện hữu thì dân chủ không còn. Nhưng chuyện này cũng không lâu lắm đâu.
Tự do chính trị và tự do kinh tế thường đi đôi với nhau.
Đầu thế kỷ thứ 20, Theodore Roosevelt đã lập ra nền tảng cho thị truờng tự do, nền tảng này do chính quyền hướng dẫn. Nền tảng này có mục đích để khuyến khích cho phát sinh các sáng kiến cá nhân, bảo vệ người dân chống lại các tập đoàn hay các khối khai thác cho quyền lợi riêng và chống lại các bộ mặt lạnh như tiền của những nhà đại tư bản.
Người anh em cùng họ với Roosevelt là Franklin đã từng đối đầu với chủ nghĩa tư bản trong một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa ky. Franklin đã cho áp dụng nguyên tắc của Roosevelt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế này kéo dài bất, sử gia Hoa kỳ goị cuộc khủng hoảng này là Great Depression.
Great Depression đã làm thị trường chứng khoán suy sụp hoàn toàn năm 1929, dân chúng Bắc Mỹ mất hết tin tuởng, nguời giầu hay người nghèo có cái gì đáng giá đều đem bán đi ráo chọi. Nạn nghèo đói và các thảm cảnh đã xẩy ra chưa từng thấy, chúng đã ảnh hưởng tới xã hội thời đó.
Các nông dân và những người lao động không có tay nghề đều bị loại ra khỏi xã hội. Các nhà máy thì sản xuất dư thừa, hàng hóa không có người tiêu thụ. Thuế má và tiền trang trải nợ chiến tranh do chính quyền cộng hòa lập ra đã làm cho hàng hóa của Hoa kỳ không bán đuợc tại nước ngoài. Từng đoàn người thất nghiệp chịu đói, chịu khát đã lê thê lết chân bộ dọc theo đuờng rầy xe lửa, đi từ miền Bắc xuống miền Nam, lang thang trong các thị trấn để kiếm việc làm.
Lenin đã lập ra nền kinh tế chỉ huy cho một nửa thế giới, Stalin là người kế vị Lenin sau này đã xuống tay tàn nhẫn đàn áp dân chúng tại Nga.
Sau này Mao Trạch Đông đã dùng chính sách tố khổ và lập nông trường tập thể để đầy đoạ dân Trung quốc trong cảnh nghèo đói và lầm than.
Bên cạnh Trung quốc có Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dập khuôn theo đúng chính sách này để gây thù hận trong dân chúng cho tới nay chưa dứt.
Cuối cùng Việt Nam chỉ còn lại đống tro tàn vàï nghèo đói ngập đầy trong nước với cái khăn đỏ sơ mướp quàng vào cổ để chỉ thể hiện tinh thần của đảng ta với bác, không có tinh thần của nhân dân cả nước. Còn bác hiện lên nhập vào các đồng cô hay bóng cậu có sẵn máu cộng sản để nhẩy múa theo nhạc điệu của bọn cung văn cộng sản cho tấu lên trước khí thế dân chủ của toàn cầu.

Song chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục ra mặt thách thức trong và ngoài nước.
Ngày nay nó đã trở thành khung sườn kinh tế đối với bất cứ xã hội nào trên thế giới .ø Trung quốc đang trên đà đi theo kiến trúc này, vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngoài hiện đang chuyển từ các quốc gia trong vùng Đông Nam Á để đổ vào Trung quốc.
KỶ NGUYÊN CỦA ĐIỆN TỬ
Biến cố này đã xẩy ra ba năm truớc khi kỷ nguyên này bắt đầu: vật lý gia, gốc Anh, J.J. Thomson khám phá ra điện tử (electron). Đi theo thuyết vật lý lượng tử của Planck năm 1990, sự khám phá này đã dần tới vũ khí hủy diệt hàng loạt đầu tiên. Vũ khí hủy diệt hàng loạt này là bom nguyên tử được thả trên đất Nhật và cho chấm dứt thế chiến thứ hai để thực thụ bước sang cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa kỳ và Liên Sô.
Alan Turing là người đã dùng kỹ thuật điện tử để thiết kế ra những computer kỹ thuật số đầu tiên. Năm năm truớc đây, máy in của Gutenberg đã cắt giảm giá phí cho việc thông tin gấp ngàn lần. Máy in này đã mở đường Canh cải để cho phép các con chiên có cuốn kinh riêng của mình theo tiền trình tự do cá thể.
Một việc không thể nào tránh được khi các tin tức và các ý tưởng đã luân lưu tự do. Transistor và microchip đã làm giảm giá phí việc truyền thông xuống gấp triệu lần. Kết quả này dẫn ra công cuộc chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại tin học. Nền công nghiệp dùng nhiều lao động được chuyển sang cho những quốc gia đang phát triển tại Á châu như Trung quốc và các quốc gia nằm trong khối ASEAN.
KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU
Xã hội loài người từ hàng thiên niên kỷ đã biến hình đổi dạng từ đời sống hang hốc sang bộ lạc, từ bộ lạc sang làng mạc, từ làng mạc sang một nước có kinh đô, từ kinh đô lập thành đế quốc, sau đó trở thành quốc gia có nhiều bang. Trong thế kỷ này, mọi việc trở thành thuộc về toàn cầu. Các cơn động kinh về trật tự quốc tế trong 400 năm qua là cơ sở để Âu châu chuyển mình thành Liên Âu, nhưng trong thời kỳ này những cuộc chiến tranh thành tựu chính đã đẻ ra các cuộc chiến tranh thế giới. Không phải chỉ có những đề xuất quân sự toàn cầu, chúng còn là những đề xuất kinh tế và văn hóa. Người ta dù bất cứ ở đâu cũng đều bị vũ khí xuất hiện ra bất kỳ nơi nào đe dọa. Con người tất cả đều sản xuất và tiêu dùng cùng nằm trong một nền kinh tế đã lập thành một mạng độc nhất, mạng kinh tế này càng ngày càng rộng ra và tiến tới độ mọi nguời đều xem chung những chuyện phim, nghe chung những bản nhạc và có chung một ý nghĩ .
KỶ NGUYÊN CỦA THỊ TRUỜNG HÀNG HÓA HÀNG LOẠT
Nhưng biến cố trong thế kỷ này đã từng xầy ra năm 1913, thời Henry Ford đã cho mở ra dây truyền lắp ráp. Ngày nay chỉ người dân thường thôi cũng có được chiếc xe hơi kiểu chữ T (mầu đen). Sản phẩm cho làm ra hàng loạt và tiếp thị cũng cả loạt, theo lối tập trung và dập khuôn theo mẫu mã có sẵn. Máy TV với kem đánh răng, các tạp chí với các chuyện phim, các màn trình diễn với những đôi giầy kiểu đều được phân phối hay cho truyền thanh và truyền hình tất cả đều giống như nhau, từ cơ sở trung ương cho tới tay cả hàng triệu người . Nói về phản ứng trước sự xuất hiện hàng loạt, giới hỗn tạp chủû trương hiện đại, loại vô chính phủ, giới sống cuồng loạn với giới hiện sinh thất chí, tất cả các giới này đều chống lại sự đồng loạt (conformity) bằng nghệ thuật, bằng âm nhạc, bằng văn chương và bằng thái độ để phản kháng. Những việc phản kháng này thấy xuất hiện nhiều nhất trong thế kỷ này.
Điển hình đồng loạt là quân đội, tóc tai phải cho gọn, quần áo và giầy dép phải đồng mầu và may mặc giống như nhau, lệnh là lệnh - không có quyền cãi lệnh. Còn các sản phẩm và hàng hóa đuợc làm ra phải theo khuôn mẫu cái nào cũng giống như cái nào, khi mua về muốn biến thành vật riêng tư thì cứ tự tiện vẽ tên hay trang trí tuỳ theo ý thích để bộc lộ những gì riêng của mình.
Chính vì thế, giới sống theo hiện sinh và hiện đại cảm thấy cuộc sống đơn điệu, chán ngắt, họ nổi loạn và chống chiến tranh
KỶ NGUYÊN VỀ DIỆT CHỦNG
Thế kỷ có mặt hắc ám. Giữa những hào quang của thế kỷ này ẩn hiện một số việc kinh hãi ghê tởm trong lịch sử loài người : tập trung cải tạo theo kiểu Stalin; lò thiêu sống người theo kiểu Hitler tại Đức ; cuộc cách mạng điên khùng tại Trung quốc do Mao Trạch Đông , con người trở thành cám hấp sau khi hành nghề thủ thư; cánh đồng giết người tại Cao Miên do Pol Pot, con người đã bị huyền hoặc vì chủ nghĩa cộng sản qua những văn bản bằng tiếng Pháp; cuộc bạo động man rợ tại Uganda do Idi Amin, nguyên là trung sĩ trong đội quân thuộc địa của Anh được phong làm sĩ quan cấp tướng.
Chúng ta thử tìm ra cá tính của những nhân vật này để tìm ra mhững lầm lỗi của số người có khuyết tật như những người mất bình thuờng. Nhưng sự thực tất cả họ đều là người do hoàn cảnh xã hội đã tạo ra, ngay trong xã hội của Đức, một nước tiền tiến cũng đã ôm trầm lấy hoặc dung dữỡng hành động điên khùng này. Theo thói thuờng tình, những nhân vật này chỉ nhìn thấy giải pháp toàn trị hơn là nhìn thấy quyền tự do. Các nhà thần học cho đáp án vớiø lý do tại sao Đức Chúa Trời lại cho quỷ sa-tăng được phép hành động như thế.
Còn các lý luận gia đều có chung một cái khó khăn: Tại sao các nền văn minh không có tiến trình để làm cho được văn minh hơn nữa.
Nhưng ông Samuel P. Huntington đã cho xuất bản cuốn "The Clash of Civilizations" để nói lên việc mâu thuẫn về các nền văn minh hiện nay, chính cái mâu thuẫn này hiện đang diễn tiến theo trình tự riêng của nó.
KỶ NGUYÊN HOA KỲ
Henry Luce là nhà sáng lập ra tạp chí TIME đã đưa ra thế kỷ này trong luận đề năm 1941. Ông này đã dùng cấu tứ của ngôn từ để cổ động nhân dân Hoa kỳ phải chuẩn bị chiến tranh, tham gia vào việc tranh đấu cho quyền tự do. Nhân dân Hoa kỳ đã làm, còn làm nữa. Quí vị độc giả đã nhìn thấy Hoa kỳ đang thắng thế,ø có thể dẫn tới bá quyền.
Một số quốc gia căn cứ vào chính sách đối ngoại theo chủ trương thực thể, loại realpolitik: Bình tĩnh và tính toán kỹ càng về quyền lợi chiến lược của những quốc gia này.
Hoa kỳ là một nước độc nhất cũng lấy lý tưởng làm động lực. Như Hoa kỳ chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa cộng sản, kể cả có nhận thức lầm để can thiệp vào những cuộc chiến như tại Việt Nam sau khi Pháp đã rút ra.
Xa hơn nữa ,sứ mạng của Hoa kỳ không những chỉ vì quyền lợi của Hoa kỳ mà còn vì những giá trị riêng của Hoa ky.
Hoa kỳ đã làm ngơ những việc khoa trương của CSVN như "Đánh Mỹ cút, đánh ngụy nhào", nhưng vẫn cho bình thường hóa về ngoại giao và đặt cấp đại sứ Hoa kỳ ngay tại thủ đô của Hanoi.
Vết lằn của Hoa kỳ là nguồn ảnh hưởng theo xu thế toàn cầu hơn là những chiếc chiến hạm hay chiếc tiềm thủy đĩnh đang trải ra khắp các đại dương.
Cái nhìn thấy rõ nhất là sau khi bức màn sắt bị sụp xuống năm 1989, ảnh huởng của Hoa kỳ trên thế giới không phải chỉ là lực lượng quân sự khổng lồ mà do uy thế và tiếng gọi của những giá trị Hoa kỳ kể từ ngày lập ra Hợp chủng quốc. Thực tế, chính những giá trị này đang tạo ra Kỷ nguyên của Hoa kỳ, biến cố 11/9 lại còn thúc đẩy Hoa kỳ để làm sáng tỏ những giá trị này đối với thế giới.
KỶ NGUYÊN TỚI
Kỷ nguyên tới của chúng ta là gì " Có cả hàng tập tài liệu để đoán ra trong hai năm tới.
Trong địa hạt kỹ thuật số, có sự tiến bộ lớn sẽ là computer nhận ra tiếng người đang nói. Microchip sẽ dính liền vào cuộc sống của chúng ta như xe hơi có hệ thống định vị tìm hành trình nơi chúng ta muốn tới, máy di động điện thoại hiện hình người đang nói chuyện với chúng ta hoặc cho biết chúng ta đang đứng ở đâu. Trong nhà chúng ta làm chủ tất cả mọi thứ để ra lệnh cho từ cái điều chỉnh nhiệt độ trong phòng, chiếc VCR, lò microwave và bất cứ những gia dụng nào.
Trong giai đoạn tới của thời đại kỹ thuật số là thông minh nhân tạo (artificial intelligence), nó sẽ góp ý với chúng ta sau khi đã thu thập đầy đủ các dự kiện chung quanh.
Tiến bộ mới đây của kỹ thuật số bước sang sợi thủy tinh quang (optic fibers) đạt tới kỹ thuật số ngắt mạch thần tốc và cho phép có bộ phận lưu trữ khổng lồ. Bộ lưu trữ khổng lồ này sẽ chứa nào là các chuyện phim ảnh, nào là các loại nhạc và những lời ca của các ca sĩ, nào là các màn trình diễn, nào là các sách học và các tiểu thuyết văn chương đủ loại, nào là các dự kiện, nào là các tạp chí đủ loại, nào là các baó chí, kể cả những bí quyết nấu ăn của bà cô nào đó mà chúng ta có thể lôi ra bất kỳ chúng ta ở đâu và bất cứ lúc nào.
Cuộc cách mạng của kỹ thuật số bừng sáng đang mờ dần trước kỹ thuật sinh học.
Di thể DNA trong 10 ngàn năm qua không thay đổi mấy, nhưng trong khoảng trăm năm tới con người có thể thay đổi chuỗi mã của di thể DNA để trị bịnh hay tạo thành những con người như ma cà rồng (Frankenstein) hay siêu nhân (superman). Vấn đề này hiện đang còn thực hiện và nằm trong những vấn đề về đạo đức loài người để bàn cãi.
Trên điạ hạt chính trị, tư bản dân chủ đã đánh bại hai kẻ thù sinh đôi là cộng sản và phát-xít, nhưng tư bản dân chủ đang đối mặt với ba loại kẻ thù khác.
Kẻ thù thứ nhất là chủ trường bộ tộc xẩy ra như tại Bosnia. Dân chủ thương vụng về trong việc đối xử với ân thiểu số thuờng nhìn vào người đang cầm quyền.
Kẻ thù thứ hai là chính thống giáo (fundamentalism) thường lạnh nhạt với chủ nghĩa tư bản, không ưa những cái gì mới do khoa học phát sinh, coi thường giá trị vật chất, sống hoàn toàn vì tinh thần như đạo Hồi giáo.
Kẻ thù thứ ba là chủ trương sinh thái cấp tiến (radical environmentalism) của phong trào lá cây xanh. Chủ nghĩa tư bản liện đới kinh tế, nếu chủ nghĩa này tiếp tục đi lên sẽ đe dọa tới sự sinh sống trên trái đất này. Nhu cầu của con người thì vô tận, lòng tham cũng vô đáy trong khi nguồn lực của trái đất chỉ có giới hạn.
Nhưng có những điều chắc chắn trong thế kỷ tới là toàn thế giới đều được nối kết chung trong một mạng lưới để sinh sống với nhau. Biên giới không còn là vấn đề để ngăn cản việc cởi mở, hàng hóa, dịch vụ và các sáng kiến sẽ lưu thông vượt qua mọi biên giới.
(Phóng tác theo Our Century… của tác giả Walter Isaacson - Kim Lai)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.