Hôm nay,  

Cuộc Chiến Tuyên Truyền

20/04/200300:00:00(Xem: 4184)
Chiến tranh mà không có tuyên truyền thì kể như hỏng. Mặt trận loa kèn hai bên lúc nào cũng được trang bị loại đạn dược riêng của họ. Ở một hình thức nào, vũ khí tuyên truyền cũng có thể trở thành loại vũ khí sát hại tập thể. Thí dụ như việc Nguyễn Trãi cho lính viết mật lên lá rừng câu, "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" (Lê Lợi là vua, Nguyễn Trãi là bề tôi) để cho kiến cắn vào lá, rơi theo suối về đồng bằng, làm dân chúng nức lòng, tin là ý trời đã định như thế. Vấn đề chỉ là, tuyên truyền như thế nào cho tinh vi dễ nghe một chút.
Trong tuần cuối cuộc chiến Iraq, cả thế giới đều thấy trên màn hình TV cảnh ông Bộ Trưởng Thông Tin Iraq nói chuyện với phóng viên quốc tế, lúc nào cũng "Dân tộc Iraq đã đánh bại liên quân Anh-Mỹ... Họ đã bị đẩy lùi ra khỏi Baghdad... Không co' li'nh Mỹ nào ở Baghdad... chúng tôi thảm sát họ hết rồi... chúng tôi sẽ quay rô-ti bọn tà giáo Anh-Mỹ..." trong lúc xe tăng Mỹ đang liên tục nhả đạn chỉ cách nơi khách sạn Palestine, nơi ông Bộ Trưởng này cùng ký giả quốc tế đang đứng gần 1 cây số.
Nhưng có thật là Mỹ không tuyên truyền" Hay là đã tuyên truyền tinh vi hơn, không lộ liễu như phe Iraq" Các báo Mỹ cũng đã ghi nhận vài khía cạnh về tình hình này.
Trung tâm guồng máy tuyên truyền của Mỹ là Office of Global Communications (Sở Truyền Thông Toàn Cầu; viết tắt OGC). Theo lời phóng viên Bob Kemper, Sở OGC được TT Bush cho thành lập hồi tháng giêng, và đã trở thành một công ty sản xuất khổng lồ, "mỗi ngày đưa ra các bản văn về cuộc chiến Iraq cho các phát ngôn nhân Hoa Kỳ khắp thế giới, hướng dẫn các tướng Hoa Kỳ về nội dung họp báo trong ngày, và tìm cách thu xếp đưa các nhân vật lớn trong chính phủ lên các chương trình phỏng vấn của các hãng tin thế giới."
Báo Chicago Tribune, số ngày 7-4-2003, nói rằng Sở OGC đã hướng dẫn hoạt động từng chi tiết cho cuộc chiến truyền thông, kể cả từng ngôn ngữ sử dụng, bảo đảm rằng tất cả các viên chức quân sự và dân sự Hoa Kỳ phải nói rằng cuộc tấn chiếm Iraq là "cuộc chiến giải phóng," và phải gọi lực lượng bán quân sự Iraq là "biệt đội tử thần."
Thậm chí tới từng mẩu chuyện kể về sự tàn bạo của Saddam Hussein cũng thường kể y hệt nhau, dù là lời ông Bush hay lời các tướng. Bởi vì dàn bài đã do Sở OGC soạn sẵn rồi.
Báo này ghi nhận, "nhưng Bạch Oác đôi khi không có thể cung cấp chi tiết hay dẫn tài liệu để chứng minh các mẩu chuyện đó, và vài nhà hoạt động nhân quyền đã bày tỏ ngờ vực về chúng... Thí dụ, một mẩu chuyện thường được lập lại, về một phụ nữ Iraq đưa tay vẫy một toán lính Hoa Kỳ. Chuyện này kể, khi toán lính này trở lại khu này, thì thấy phụ nữ đó đã bị treo cổ trên cây cột đèn. Nhưng các viên chức Mỹ không bao giờ chỉ rõ nơi nào chuyện này xảy ra, hay là kể thêm chi tiết, và họ từ chối nói là làm cách nào họ biết về chuyện này chỉ trừ dẫn ra câu 'từ các bản tường trình tình báo.'"
Tờ Chicago Tribune kể thêm, câu chuyện thứ nhì là về một người đàn ông Iraq, vì chỉ trích chế độ Saddam nên bị trói vào một cây cột ở một quảng trường Baghdad sau khi lưỡi bị cắt và để cho chảy máu tới chết. Chính TT Bush nói như thế hôm 27-3 tại Camp David, "Đó là cách Saddam nắm quyền lực."
Câu chuyện này được kể lại bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, rồi Thứ Trưởng QP Paul Wolfowitz và rồi người họp báo tại Pentagon vài ngày sau đó. Nhưng các viên chức từ chối nói là chuyện này xảy ra khi nào, và ai thấy chuyện đó.
Thực sự, các câu chuyện như thế nghe rất phù hợp với bản chất tàn bạo của hung thần Saddam, tương tự các tội ác từng biết của hắn, nhưng các chuyện mới này thì không hề được xác minh bởi Hội Quan Sát Nhân Quyền (HRW), Hội Aân Xá Quốc Tế, các nhà báo trong khu vực hay là các nguồn tin tình báo Mỹ.
Phát ngôn nhân Alistair Hodgett của Aân Xá Quốc Tế nói là chuyện cắt lưỡi nghe giống một sự kiện đã xảy ra 2 năm trước đó, từ lâu trước khi cuộc chiến Iraq bùng nổ.
Hodgett bày tỏ lời than phiền rằng các viên chức Mỹ lại đem chuyện cũ ra mà nói kiểu làm như chuyện đang xảy ra trong cuộc chiến.

Dĩ nhiên, trên nguyên tắc thì Hoa Kỳ không nói chệch đi bao nhiêu sự thật. Nếu so với ông Bộ Trưởng Thông Tin Iraq thì thật một trời một vực về khoa tuyên truyền: lính Iraq đang rã ngũ hàng loạt, mà ông vẫn tỉnh bơ, nói là đang đánh thắng Mỹ.
Khi báo chí chất vấn Bạch Oác về các mẩu chuyện kể như đang xảy ra, thì phát ngôn nhân Scott McClellan của Bạch Oác chỉ nói, "Sự tàn bạo của chế độ Iraq đã khét tiếng nhiều năm, và được lập hồ sơ bởi các hội nhân quyền." Nghĩa là nói lảng sang chuyện khác.
Chiến lược tuyên truyền của Bush thực sự thành hình từ một trong các cố vấn thân nhất của ông, là bà Karen Hughes. Chiến lược này khai sinh từ kinh nghiệm vận động chính trị của nhóm ông Bush, và rồi được mài giũa qua cuộc chiến ở A Phú Hãn, và mục tiêu chính là đáp ứng gần như tức khắc các lời chỉ trích về cuộc chiến khởi lên từ thế giới Ả Rập trong suốt chu kỳ 24 giờ/ngày.
Khi TT Bush ký sắc lệnh ngày 21-1 để thành lập OGC, mục tiêu chính là điều hợp các nỗ lực chiến tranh tâm lý. Bản tường trình đầu tiên của Sở OGC, phát hành gần như tức khắc, có nhan đề "Apparatus of Lies: Saddam' Disinformation and Propaganda 1990-2003." (Khí Cụ của Dối Trá: Tuyên Truyền và Bóp Méo Thông Tin của Saddam 1990-2003)
Sở OGC điều hành bởi Tucker Eskew, người chỉ huy chiến dịch vận động cho ông Bush tranh cử tổng thống sơ bộ tại South Carolina.
Nếu chúng ta nhớ lại một bản tin phân tích của AFP hai tuần trước (cần nhớ: AFP là hãng tin Pháp, trên nguyên tắc có lập trường gần với chính phủ Pháp, nghĩa là cũng khá bực bội với Mỹ về cuộc chiến này), thì kế hoạch của Mỹ đưa phóng viên đi kèm đoàn quân ra chiến trường có nhiều mục tiêu, nhưng tác dụng đầu tiên, là phóng viên tự động xem đơn vị như người phe ta, chứ không còn là người độc lập, đứng giữa hai phe để tường thuật tin; và rồi chuyện do phóng viên kể tự động trở thành chuyện về chiến công của đơn vị mà phóng viên này đi theo, những hình ảnh vụn vặt từ đơn vị này, không nhìn được từ phía người dân, chứ cũng đừng mong gì nhìn từ phía nhà nước Iraq. Tự động, phóng viên đi kèm trở thành loa kèn một cách tinh vi cho Bạch Oác. Dĩ nhiên, Sở OGC không bao giờ giải thích các chuyện phức tạp như thế. Phần cũng vì, công việc OGC làm dồn dập, hơi đâu mà đi cãi với báo chí quốc tế.
Cứ mỗi buổi sáng vào lúc 9:30 giờ sáng giờ Washington, thì buổi hội thảo qua phone giữa các văn phòng OGC tại Qatar và London và các sở Hoa Kỳ khác sẽ định ra "thông điệp cho ngày hôm nay." Văn phòng ở Washington cũng sẽ phát hành "Global Messenger," một email mỗi ngày gửi cho các tòa đại sứ Mỹ để đưa ra thông điệp cuả chính phủ.
Còn những chuyện khác nữa chớ. Thí dụ như với ông Tướng Tommy Franks, các viên chức OGC đã tập dợt cho ông tướng rất mực công phu cho buổi họp báo đầu tiên của ông ở bản doanh Central Command. Dĩ nhiên, buổi đầu tiên lúc nào cũng cực.
Rồi khi TT Bush đọc Thông Điệp Liên Bang (đầu năm nay), thì sở này thu xếp cho Thứ Trưởng Quốc Phòng Wolfowitz nhìn theo cùng với khoảng 20 phóng viên từ Ai Cập, Trung Quốc, Nga và các nước khác. Sau đó, thì Wolfowits cho phỏng vấn riêng, để thuyết phục người xem truyền hình toàn cầu.
Sở OGC được thành lập một năm sau khi Pentagon bị hố vì một chiến dịch tương tự. Cơ quan Office of Strategic Influence (Sở Aûnh Hưởng Chiến Lược) của Pentagon bị báo giới lên án là "tung tin bóp méo." Lúc đó, Pentagon bác bỏ các cáo buộc này, nhưng rồi cũng cho dẹp sở này.
Ba ngày sau khi văn phòng ở Bạch Oác của Sở OGC mở cửa, Eskew bước vào Trung Tâm Báo Chí Ngoại Quốc ở Washington để tự giới thiệu với các phóng viên quốc tế. Câu hỏi đầu tiên, từ 1 nhà báo Đức, rằng có phải ông đang dựng lên "Sở Bóp Méo Thông Tin" kiểu như Pentagon từng lập.
Eskew trả lời, "Sắc lệnh tổng thống cho thành lập viết rằng, chúng tôi phải làm việc với sự thật."
Nhưng, thử trả lời câu hỏi này đi: có chính phủ nào mà không bóp méo thông tin, nhất là khi xảy ra chiến tranh" May ra, chỉ có chính phủ Vatican và chính phủ lưu vong của Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Có lẽ. Hãy tin như thế. Vì họ không chỉ sống cho cõi trần gian này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.