Hôm nay,  

10 Tu Sĩ Thiên An Ra Hà Nội Đòi Trả Đất, Rừng, Hồ

26/07/200200:00:00(Xem: 4981)
HUẾ - Bản tin dưới đây có nhan đề “Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo tại Giáo phận Huế” được gửi từ VN ra hải ngoại, nội dung như sau.

Bản tin ngày 24-07-2002
1- Các đan sĩ Thiên An khiếu kiện tại Hà Nội
Trong Bản tin ngày 03-07-2002, chúng tôi có thông báo một đoàn đan sĩ 8 người (chứ không phải 10), dưới sự hướng dẫn của đan viện phụ bề trên Huỳnh Quang Sanh và phó bề trên Nguyễn Phước Bửu Đào, đã lặn lội từ Huế ra Hà Nội hôm 01-07 với mục đích gặp Thủ tướng Phan Văn Khải để yêu cầu CSVN trả lại công lý cho đan viện. Trước đó, ngày 28-06, chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra lệnh cho đan viện phải vừa thi hành Quyết định 577/QĐ-XKT ngày 06-06-2002 của Tổng thanh tra Nhà nước vừa "được phép" khiếu nại. Nghĩa là đang khi lưỡi dao chém xuống thì được quyền xin xỏ van lạy! Ôi ưu việt thay lòng nhân đạo Cộng sản!

· Sáng ngày 02-07, trong tu phục Biển đức, phái đoàn đã đến phòng Tiếp dân của Văn phòng Chính phủ ở số 01 Mai Xuân Thưởng, Hà Nội. Sau khi nộp "Đơn khiếu nại khẩn cấp lần 2" (xin xem lại Bản tin 03-07-02), các đan sĩ nhẫn nại ngồi chờ. Mãi đến 2g15 chiều, họ mới được ông Long, phó ban Tiếp dân thông báo rằng đơn khiếu nại không được nhận, vì Quyết định 577 đã mang tính chung quyết rồi!"! Cung cách tiếp dân ở trung ương như thế đó!

Thế là cả thầy trò bèn kéo nhau qua phủ Thủ tướng lúc 2g30, xin gặp đích thân ông Phan Văn Khải. Không được vào, các cha các thầy đành phải đứng ngoài cổng, tay cầm tràng hạt cầu nguyện. Một nỗi ô nhục cho chế độ: các đan sĩ chốn thâm sơn cùng cốc mà nay phải đứng vòng tay tranh đấu trước trụ sở cao cấp nhất của cường quyền! Dù sao, công an nổi công an chìm cũng hoảng hốt lên, như đã bao lần hoảng hốt trước các đám dân bị cướp đất đến trung ương khiếu kiện. Thành thử chỉ lúc sau, một người tự xưng là chuyên viên Vụ 2 phủ Thủ tướng ra dàn xếp. Ông này hẹn chiều thứ năm 04-07, lãnh đạo các ban ngành sẽ tiếp các đan sĩ tại phòng Tiếp dân Mai Xuân Thưởng. Các đan sĩ đành phải lên xe về nơi tạm trú là tòa giám mục Hà Nội. Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đãi ăn ở và tỏ ra rất ủng hộ việc làm của đan viện.

Chiều ngày 04, tiếp phái đoàn đan sĩ gồm có Trưởng ban Tiếp dân (không rõ tên), Vụ trưởng Vụ 2 (ông Thanh), Phó Tổng thanh tra Nhà nước (ông Sơn), Đại diện ban Tôn giáo chính phủ (không rõ tên), Đại diện Tổng cục Địa chính (không rõ tên) và Trưởng đoàn Thanh tra Nhà nước (ông Thao, người đã từng vào Huế; xin xem lại Bản tin 26-06 và Đơn khiếu nại khẩn cấp lần 1). Như thường thấy, cuộc nói chuyện được nhân viên nhà nước quay vidéo từ đầu đến cuối (để chụp những "lời sơ hở" và điểm những "mặt phản động"!)

Mở đầu, phái đoàn Nhà nước CS bảo lưu ý kiến: giữ nguyên Quyết định 577 của Tổng thanh tra, và như thế giữ nguyên quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi 495.929 m2 đất để triển khai dự án xây dựng Khu Vui chơi Giải trí đồi Thiên An - hồ Thủy Tiên. Đan phụ và các đan sĩ cũng quyết liệt không kém. Dựa trên Đơn khiếu nại khẩn cấp 2, các vị biện luận rằng Nhà nước hành động không có cơ sở pháp lý, trắng trợn chụp mũ đan viện, ngang nhiên phủ nhận giá trị các văn bản chứng từ. Thành thử quyết định thu hồi 102 ha đất đan viện là một hành vi cưỡng chiếm thô bạo!
Các đại diện Nhà nước ngồi im lặng. Lát sau có người lên tiếng:
- Các ông là nhà tu hành mà dùng ngôn ngữ quá nặng nề !
- Chính Nhà nước buộc chúng tôi phải nói như vậy. Quý ông có biết nghị định số 01/NĐ-75, quyết định số 31/QĐ-76 và quyết định số 188/CP-76 không"
- Chúng tôi không biết!
- Quý ông làm luật mà không biết à" Đây là những văn bản mà Quyết định 577 có trưng ra, nhằm xếp chúng tôi vào số "tập đoàn thống trị tay sai của đế quốc Mỹ, tư sản mại bản quan liêu quân phiệt phát xít, địa chủ phong kiến phản động, hình thức bóc lột thực dân mới" để nói rằng diện tích của đan viện chúng tôi phải bị điều chỉnh và đáng tịch thu. Đây là lối vu khống, chụp mũ, xuyên tạc hết sức trắng trợn.
Đại diện Nhà nước đánh trống lảng:
- Năm 1980 Đất nước có hiến pháp, cùng với Luật Đất đai 1983 quy định : đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
- Nhà nước quản lý chứ không phải Nhà nước sở hữu, sử dụng và muốn cho ai thì cho! Trước 75, chúng tôi đã có quyền sở hữu các đất đai của chúng tôi. Sau 75, quyền sở hữu này -theo các ông- trở thành quyền sử dụng. Rồi luật Đất đai điều 21 quy định : "Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó". Thế nhưng từ 1975 đến nay, chưa lần nào đan viện Thiên An chúng tôi nhận được văn bản thu hồi đất của Chính quyền cả! Chưa có quyết định thu hồi, sao các ông lại giao cho người khác"
Ông Sơn, Phó Tổng thanh tra Nhà nước nói:
- Sau 75, Nhà nước ta không cần có văn bản thu hồi! Đất nhà vô chủ thì Nhà nước giao cho người khác quản lý sử dụng, thế thôi!
- Đan viện chúng tôi đã sống tại Thiên An từ 1940, sau 75 vẫn tiếp tục sống đến ngày này. Có lần nào bỏ đi đâu để đất nhà của chúng tôi trở thành vô chủ"
- Quyết định 577 đã trở thành pháp lệnh, không thể đảo ngược!
- Quyết định này làm cho đan viện chúng tôi phải chết dần chết mòn: hết đất sinh sống và hết bầu khí tịnh tu. Thành thử chúng tôi tuyên bố với các ông hai điều: Một: chúng tôi là dòng quốc tế, nên chúng tôi sẽ báo cáo bề trên thượng cấp của chúng tôi ở hải ngoại về diễn tiến sự việc và tình trạng của đan viện chúng tôi. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn hy vọng vào sự giải quyết nội bộ. Nhưng các ông vẫn nhất định không nghe tiếng dân, chối bỏ lẽ phải, và khăng khăng giữ quyết định đó thì chúng tôi phải báo cáo. Nếu có chuyện gì thì các ông ráng chịu trách nhiệm. Hai: bị dồn ép đến cùng đường, tất cả chúng tôi sẽ kéo nhau ngoài này để chết trước mặt Thủ tướng! Còn trong Huế các ông ưa làm gì thì cứ làm!
Lúc đó các đại diện chính quyền CS mới giãy nảy lên:
- Nhà nước làm gì các ông mà các ông phải chết chứ" Chúng tôi có lấy đất đai của các ông đâu nào!
- Sao lại chẳng lấy" Chẳng lấy sao đất rừng thông của chúng tôi tự nhiên không cánh mà bay!"! Lương tâm các ông cho phép các ông nói vậy à"
Bấy giờ tất cả họ bật đứng dậy, xua tay chống chế: "Thôi thôi được rồi!", đoạn bực tức bỏ đi. Lúc ấy là 16g chiều. Một vị khả kính lên tiếng thóa mạ:
- Thằng Huỳnh Quang Sanh đó dám nói sẽ thông tin cho nhà mẹ nó ở Rôma. Nó thích lấy Vatican dọa chúng ta à"
Một vị khác thách thức:
- Còn thằng đại diện phát biểu dám hù dọa chúng ta là kéo cả đan viện ra chết trước phủ thủ tướng để tỉnh tự do làm khu giải trí... Cho chúng nó sống thêm 15 ngày rồi hãy chết!"!
Thấy phái đoàn chính quyền bỏ đi nên phái đoàn đan sĩ cũng ra về. Buổi "đối thoại" giữa nhân dân và các "đầy tớ nhân dân" kéo dài khoảng 1 tiếng. Thế là việc xin gặp đích thân thủ tướng CS Phan Văn Khải bất thành.


Sau đó có ông Hùng, tự xưng là một vụ trưởng thuộc bộ Công an, đến gặp đan viện phụ để thuyết phục nên "tương nhượng" lẫn nhau! Ngài vẫn giữ lập trường: "Đan viện chúng tôi là dòng cầu nguyện và lao động. Chúng tôi đã khổ công trồng rừng thông từ năm 1940 với hai mục đích chính: giữ bầu khí để tịnh tu chiêm niệm và có kinh tế để sinh nhai sống còn. Ngoài ra, với hơn 100 ha rừng đó, chúng tôi góp phần tạo nên môi trường sinh thái cho tỉnh thị và tặng cho nhân dân thành phố một chốn du ngoạn, cắm trại, vãn cảnh miễn phí trong lành. Chúng tôi muốn gặp chính quyền trung ương để đối thoại, nhưng chính quyền cứ áp đặt chúng tôi, làm chúng tôi vô cùng bức xúc!". Ông Hùng nói: "Dù không có thẩm quyền giải quyết, nhưng vì chúng tôi cố vấn cho các ông lớn, nên chúng tôi sẽ chuyển lại lời của đan viện"!

Trong thời gian phái đoàn đan sĩ ở tại Hà Nội (khoảng một tuần), thì người ta cũng thấy nhiều công an mặc thường phục đóng chốt ngày đêm tại những quán nước và nhà dân rải rác quanh vùng Thiên An. Thậm chí có hôm cả một toán công an rằn ri (chuyên chống biểu tình bạo động) lên đồi Đức Mẹ để tập trận!"!

· Ngày 10-07, áp lễ thánh Biển Đức, bổn mạng toàn Dòng, nhiều người đã đến đan viện chúc mừng lễ. Người ta thấy có Đức Tổng Giám Mục Huế, đại diện các dòng tu giáo phận, dân chúng cả giáo lẫn lương. Đặc biệt có phái đoàn công an tỉnh gồm đại tá Bạch Hiền, trung tá Pha và thiếu tá Thuận. Họ đem theo hoa và quả đến "mừng lễ" và "phủ dụ". Đan viện phụ vẫn giữ lập trường: "Chúng tôi ước mong khu giải trí vui chơi dời đi chỗ khác, vì tu viện cần phải có một bầu khí trang nghiêm, thanh khiết, tĩnh lặng. Ngoài ra, giữa một khu lăng tẩm rộng lớn hài hòa (từ lăng Gia Long đến lăng Khải Định. Pv) mà chính quyền lại xây lên một khu du lịch bát nháo thì sẽ phá tan cả quần thể. Bao thế hệ đan sĩ chúng tôi đã trồng rừng và sử dụng nó từ trước đến giờ. Nay chúng tôi có quyền được giao rừng để quản lý, để sinh sống, để bảo vệ môi trường của một dòng tu và để giữ gìn bộ phổi của thành phố Huế".
· Ngày 11-07, chính lễ bổn mạng dòng, từ 5g30 sáng, khách tuốn về Thiên An đông hơn mọi năm, vì hiện tình nguy hiểm của đan viện đã thấu đến tai cộng đồng dân Chúa lẫn lương dân quanh vùng. Trong thánh lễ, các linh mục Giáo phận Huế cũng hiện diện nhiều hơn thường lệ. Điều đó nói lên tình hiệp thông của đại gia đình Giáo phận, luôn sát cánh bên đan viện, sẵn sàng dấn thân bảo vệ đan viện (xin xem lại thư Hiệp thông của 40 linh mục Huế ngày 29-04-2001).
Tuy nhiên, như Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng đã phát biểu với phái đoàn đan sĩ tại Hà Nội: "Chính Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cần phải lên tiếng và lên tiếng gấp về Thiên An!", như Viện phụ Tổng quyền dòng Biển Đức nói trong cuộc phỏng vấn trên đài Vatican (chương trình Việt ngữ) sáng ngày 19-07: "Thiên An cũng nằm trong trách nhiệm của các Giám mục Việt Nam và các ngài biết rõ cần phải làm gì!", nhiều người nghĩ rằng cần phải cấp bách hành động như Đức HY và giáo phận Hà Nội nhân vụ đất tòa Khâm sứ: vị bản quyền Huế ra văn thư phản kháng, toàn thể linh mục đoàn và tu sĩ đoàn ký vào, tiếp theo là chữ ký (càng nhiều càng tốt) của giáo dân. Quyết tâm và uy thế của giáo quyền cộng với hậu thuẫn của lực lượng quần chúng giáo dân mới có thể làm cho Cộng sản chùn tay lại!

2- Bản quyền Huế lên tiếng trước dân Chúa và cường quyền

a- Tân Thủy (Cồn Hến) là một giáo xứ nhỏ giữa lòng thành phố Huế, trên chính giòng sông Hương xinh đẹp. Ngày 29-06-2002 vừa qua, Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM Huế đã đến làm lễ khánh thành thánh hiến nhà thờ mới xây lại của giáo xứ. Trong bài giảng thánh lễ, sau khi nói về ý nghĩa ngôi nhà thờ giáo xứ (nơi thờ phượng Thiên Chúa, nơi tín hữu được nuôi dưỡng bằng Thánh Kinh và Thánh Thể, nơi đào tạo con người nên tốt lành, nơi thể hiện tình hiệp nhất bác ái, nơi đem lại sự an tâm cho tín hữu để sống đạo và phục vụ đời), vị chủ chăn đã tha thiết nhắc đến các cộng đoàn Công giáo ở những vùng kinh tế mới thuộc Giáo phận như Nam Đông, A Sao, A Lưới, Khe Sanh... Do chính sách bách hại tôn giáo, ngăn cấm đạo phát triển ở những vùng hẻo lánh xa xôi, giáo dân ở các vùng ấy rất đau khổ vì cho tới nay vẫn không xây dựng được nhà thờ, dù giáo quyền đã biết bao lần cực nhọc "xin phép".

Có thể nói Đức TGM đã lên tiếng đòi quyền tự do tôn giáo ngay giữa lòng thành phố, một hành động đầy tính biểu tượng. Hiện giờ tại giáo phận Huế, việc xây dựng nhà thờ gặp vẫn rất nhiều trở ngại, bằng chứng là câu chuyện dưới đây.

b- Mỹ Lộc, nằm gần Cửa Việt, là một giáo họ thuộc giáo xứ Bố Liêu, giáo hạt Quảng Trị, dưới quyền cai quản của cha Augustinô Hồ Văn Quý.

Trước năm 1975, Mỹ Lộc có đủ nhà thờ, nhà xứ, nhà nữ tu, trường tiểu học. Khuôn viên nhà thờ gồm 6 sào đất. Vì chiến tranh, cả quần thể đều bị đổ nát, chỉ còn lại nền móng. Từ 1994, giáo dân làm đơn xin phép xây lại nhà thờ. Chính quyền không cho! Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ mà! Mặc kệ! Giáo dân vẫn kiên trì, "lì lợm", liên tiếp gởi đơn. Cuối cùng, đầu năm 2001, giấy phép mới được chấp thuận.

Khổ thay, chính quyền "vì dân, của dân" chỉ "cho" 400m2 trên 6 sào đất (3000m2) vẫn để cỏ mọc, rồi còn tự tiện ấn định địa điểm xây dựng: tiếp giáp lề đường, kẹt giữa căn nhà bỏ phế của hợp tác xã và vườn nhà tư nhân. Đành tạm chấp nhận vậy! Do đó nhà thờ được cấu trúc không có tiền đường lẫn mặt hậu. Hai cửa ra vào nằm ở hai bên hông. Một nhà thờ lạ chưa từng có trên thế giới. Cũng nhờ chính sách... đàn áp tự do tôn giáo của Nhà nước CS!

Ngày 16-07-2002 vừa qua, Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM Huế, đã đến làm lễ khánh thành nhà thờ. Trong bài giảng Thánh lễ, ĐC khẳng định: "Nhà thờ giáo xứ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người tín hữu. Nó khiến giáo dân an tâm phấn khởi trong việc đạo lẫn việc đời. Nhà thờ (và các nơi thờ tự nói chung) cũng có vai trò quan trong đời sống xã hội. Sau lũy tre xanh của bao vùng quê đất Việt, bao giờ cũng có am miếu, đình chùa, nhà thờ, từ đường họ tộc... Người Việt luôn có ý thức tôn giáo, luôn tin Thần Phật và nhất là Thượng Đế Tối Cao. Chính các nơi thờ tự làm nên bản sắc văn hóa và giáo dục tâm hồn dân Việt".

Thành thử khi tàn phá am miếu, đình chùa, nhà thờ, từ đường họ tộc... sau 1954 rồi sau 1975, chủ nghĩa và chế độ CS đã tàn phá chính tâm linh và nền tảng văn hóa của dân tộc, mà bao hậu quả thê thảm trên mặt tinh thần, xã hội, kinh tế hiện giờ là những bằng chứng. Mãi tới gần đây chính quyền CS mới cho xây lại dễ dàng các nơi thờ tự này, chẳng phải vì cảm thức tôn giáo nhưng chỉ vì ý đồ kinh tế, du lịch, tuyên truyền... Vẫn là một kiểu duy vật hóa tôn giáo thôi!
Cuối lễ, Đức Cha Têphanô cám ơn giáo dân Mỹ Lộc đã nêu gương tốt cho giám mục, cho các linh mục, các tu sĩ và toàn thể giáo phận, vì họ đã kiên vững đức tin suốt thời gian 27 năm đầy thử thách, gian khổ. Được biết giáo dân trong vùng lâu nay chỉ có thể dự lễ tại tư gia!

Đức Cha kết luận: "Thánh Kinh dạy rằng người ta sống không nguyên bởi cơm bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. Ai đó cũng ví von rằng người ta sống không nguyên bởi cơm bánh, nhưng còn bởi hoa hồng. Hoa hồng là những giá trị tinh thần, những giá trị tôn giáo... Thành thử giáo xứ cần có nhà thờ, giáo dân cần có cha sở, xã hội cần có tôn giáo và tôn giáo cần phải được tự do hoạt động!"

Lần sau: Chính quyền tịch thu đất của giáo xứ và của nhân dân để làm công trình, nhưng chỉ bồi thường cho một mình bí thư xã. Giáo dân Loan Lý (vùng Lăng Cô) đã đấu tranh với bọn mafia đỏ như thế nào"
Phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.