Hôm nay,  

Tin Úc Châu

29/07/200200:00:00(Xem: 4490)
CS MƠŒ LẠI HỒ SƠ NHIỀU ÁN MẠNG
SYDNEY:Hôm thứ Hai đầu tuần, caœnh sát NSW cho biết đã mơœ lại hồ sơ nhiều vụ án mạng trong khoaœng cuối thập niên 80 cho đến giờ vẫn chưa tìm được thuœ phạm, được tin là có dính líu đến những băng đaœng thanh thiếu niên kỳ thị người đồng tính luyến ái.
Sau một cuộc điều tra dai dẳng suốt 2 năm liên tiếp, với vài chục người được thẩm vấn và hơn 400 lời khai được ghi chép, caœnh sát đã trao toàn bộ hồ sơ cuœa những vụ án mạng mày cho bà Jacqueline Milledge, thẩm phán tòa Coroners Court để tiến hành cuộc thẩm tra trong tương lai gần.
Trung sĩ thám tưœ Stephen Page, trươœng toán điều tra trong chiến dịch Taradale, cho biết có rất nhiều tương đồng trong “một loạt án mạng” thoạt tiên được cho là những vụ tự vẫn hoặc tấn công riêng leœ. Ông nói: “Chúng tôi khám phá ra rằng có sự hiện diện cuœa những băng đaœng chuyên đánh đập những người đồng tính luyến ái và có nhiều sự tương đồng trong một loạt án mạng”.
Ông nói thêm: “Có thể có những mối liên hệ giữa những băng đaœng này và những cái chết mà chúng tôi đang điều tra. Chúng tôi tin rằng những băng đaœng này có thể quen biết với nhau. Thời ấy có một nền văn hóa thù hận bơœi nhiều thanh thiếu niên, và chúng tụ tập thành băng đaœng và nhắm vào cộng đồng đồng tính luyến ái. Như một bầy dã thú chúng nhắm vào những người không thể đơn độc tự vệ chống lại số đông hung thuœ và đánh đập họ dã man. Có rất nhiều nạn nhân cuœa những vụ cướp cuœa, đánh đập và hãm hiếp trong vùng South Bondi thời đó đã bước ra khai báo gần đây”.
Caœnh sát bắt đầu mơœ lại hồ sơ những vụ án khi gia đình cuœa hai ông Ross Warren và John Russell, đều bị mất tích trong vòng 4 tháng năm 1989, yêu cầu caœnh sát mơœ lại hồ sơ.
Ông Ross Warren, một người đọc tin trên đài truyền hình Wollongong, bị mất tích, không tìm thấy xác nhưng đồ vật tư trang cuœa ông được tìm thấy trên bờ vực đá ven biển South Bondi vài ngày sau đó. Thi hài cuœa ông John Russell được tìm thấy tại chính vực đá ấy. Nạn nhân cuœa hai vụ án mạng nữa chưa tìm ra hung thuœ là ông Raymond Kearn bị đánh đập đến chết ơœ Alison Park, Randwick năm 1987 và ông William Allen, cũng bị đánh chết ơœ một công viên khu Alexandria Park năm 1988.
Được biết có ba băng đaœng thiếu niên thời ấy bị tình nghi dính líu đến các vụ án này. The Bondi Boys, còn có tên là khác là Part Time Killers, bao gồm hơn 30 thành viên từ 15 đến 18 tuổi, một băng không có danh xưng ơœ Tamarama, gồm 3 thành viên ơœ lứa tuổi 16, 17 và một băng khác ơœ Alexandria với khoaœng 15 thành viên cũng trong lứa tuổi 15 - 18.
Thành viên cuœa ba băng đaœng này đã từng bị kết tội trong hai vụ án mạng khác năm 1990 ơœ Bondi-Tamarama và Alexandria Park.

THÊM VỤ BĂNG ĐAŒNG DÙNG DAO ẤU ĐAŒ
MELBOURNE: Hai tuần lễ sau vụ thaœm sát ơœ South Yarra khiến ba thanh niên Việt Nam phaœi thiệt mạng và gây xôn xao dư luận không những tại Victoria mà còn trên khắp nước Úc về tệ nạn thanh thiếu niên sưœ dụng dao kiếm để giaœi quyết những vụ tranh cãi, cuối tuần qua, tại Melbourne lại xaœy ra một loạt những vụ tấn công đẫm máu bằng dao.
Một băng đaœng hơn 20 tên trang bị với kiếm và gậy gộc đã tấn công hai thanh niên khác một cách thật dã man gần một hộp đêm ơœ Toorak, khiến họ phaœi được đưa vào nhà thương điều trị.
Caœnh sát cho biết 2 người này vừa rời khoœi hộp đêm Silvers Nightclub ơœ Toorak Road lúc 2g55 sáng sớm Thứ Hai thì bị khoaœng 20 tên côn đồ trong lứa tuổi 20 chận đánh, tấn công, và sau đó đã được xe cứu thương đưa vào bệnh viện với nhiều thương tích trên đầu và tay.
Caœnh sát từ chối, không cho biết có liên hệ gì giữa vụ tấn công này và vụ thaœm sát hai tuần trước đây hay không. Hai giờ đồng hồ trước đó thì trong một vụ cướp hoàn toàn không dính líu đến vụ tấn công ơœ Toorak, hai người đàn ông trong lứa tuổi 30 đang đứng trước một tiệm bán pizza ơœ đường Alfreida vùng St Albans để đợi thức ăn thì bị một bọn ba tên côn đồ dùng mã tấu tấn công. Một người chạy đi, bị bọn chúng rượt đuổi, chém vào tay và bắt phaœi giao ví cho chúng, người kia chạy vào trong tiệm và bị một tên côn đồ dùng dao chém ba nhát vào lưng, sau đó được vợ chơœ vào bệnh viện Sunshine chữa trị.
Trong khi ấy, caœnh sát vẫn đang tiếp tục truy tầm tung tích hai tên cướp đã nhaœy lên xe cuœa một phụ nữ, dùng dao cứa cổ và đạp vào đầu bà, xô bà xuống xe rồi dùng xe cuœa bà để cố y cán chết bà trước khi tẩu thoát ơœ Springvale.

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA CHỐNG VIỆC THAY ĐỔI THI TUYỂN SELECTIVE
SYDNEY: Trong một bài phân tích gơœi đến bộ giáo dục NSW sau khi chính phuœ Carr phổ biến loạt hồ sơ tham khaœo và kêu gọi quần chúng đóng góp ý kiến về những dự tính thay đổi thể thức thi cưœ vào các trường trung học công lập tuyển tại tiểu bang này, một tổ chức người Hoa được xem là có thế lực hùng hậu, đại diện cho cộng đồng người Hoa đã chống lại một số điểm quan trọng cuœa dự định caœi tổ ấy.
Tươœng cũng nên nhắc lại những dự định caœi tổ này đã được chính phuœ Carr hấp tấp loan báo sau một loạt bài phóng sự gây nhiều tranh cãi được đăng taœi trên tờ Sydney Morning Herald cách đây vài tháng. Theo loạt bài ấy thì một số cựu học sinh trường tuyển Sydney Boys High đang ra sức vận động cho con em họ được quyền theo học tại trường mặc dầu không hội đuœ điều kiện, không đạt đuœ điểm thi, để có thể tiếp tục truyền thống thể thao cuœa trường, với lý do biện minh rằng trường bị suy sút về thể thao vì có quá nhiều treœ em Á Châu theo học. Luận điệu này đã bị chỉ trích nặng nề từ nhiều giới khác nhau.
Tuy vậy, người ta có thể nhận thấy rõ ràng hơn trong một chiến dịch vận động dư luận quần chúng thật khéo léo, vài tuần sau đó lại có tin bằng treœ em Á Châu đã được quá nhiều lợi thế không công bằng trong các cuộc thi vào trường tuyển vì đã học nhồi, học nhét, học tuœ với những trường dạy kèm và một trường dạy kèm bị cáo buộc đã bằng một phương cách bất hợp pháp lấy được đề thi cũ cho học sinh học tuœ. Và thế là chính phuœ Carr vội vã ra thông báo sẽ có những caœi tổ trong thể thức thu nhận học sinh vào các trường trung học tuyển, bao gồm việc ép buộc học sinh phaœi thi viết luận văn bằng tiếng Anh, thay vì chỉ traœ lời các câu hoœi theo thể thức abc khoanh.
Tổ chức China Australian Forum (gọi tắt là CAF), một tổ chức phi chính trị với hơn 500 thành viên, hầu hết đều là những người có nghề nghiệp chuyên môn hoặc là thương gia, được thành lập với mục đích trợ giúp những người gốc Hoa hội nhập vào xã hội và đồng thời yểm trợ chuœ nghĩa đa văn hóa, đã gưœi một bài phân tích thật sâu sắc với lý luận cứng rắn và hùng hồn để đóng góp ý kiến trong vấn đề này và đồng thời đưa thêm nhiều đề nghị thật hợp lý.
CAF cực lực phaœn đối việc ép học sinh phaœi thi viết luận văn bằng tiếng Anh bơœi vì việc chấm điểm một bài luận văn vốn mang tính chuœ quan, không khách quan, dễ gây bất công nếu không được một ban giám khaœo cùng chấm từng bài luận một, một điều bất khaœ thi với hơn 15,000 thí sinh trong mỗi kỳ thi.Thêm vào đó, khaœ năng viết tiếng Anh cuœa mỗi học sinh đã được tính vào trong tổng số điểm mà mỗi em có thể đạt được qua sự thẩm định cuœa nhà trường.
CAF cũng lên tiếng bênh vực việc các em học sinh, đặc biệt là các em gốc di dân sắc tộc từ nguồn gốc không nói tiếng Anh, theo học tại các trường dạy kèm, với lý luận thật vững chãi rằng cha mẹ cuœa các em, vốn không quen thuộc với hệ thống giáo dục ơœ đây, caœm thấy không đuœ sức để có thể đích thân dạy thêm cho các em.
Để traœ lời sự ngụy biện rằng vì có gia tăng trong tyœ lệ học sinh Á Châu nên các trường tuyển, như trường Sydney Boys, có nguy cơ bị mất truyền thống thể thao veœ vang, CAF cho biết, chiếu theo hồ sơ lịch sưœ cuœa Sydney Boys, trong suốt 20 năm từ 1968 đến 1988, trường này chỉ về nhất một lần duy nhất trong 82 cuộc thi đua thể thao mà họ tham dự. CAF cũng lên tiếng kêu gọi bộ Giáo Dục phaœi tổ chức các cuộc thi đấu những bộ môn thể thao mang tính quốc tế và đã được chơi ơœ các kỳ Thế Vận Hội như vũ cầu và bóng bàn, nhằm tạo cơ hội cho học sinh tham dự và phát triển những năng khiếu thể thao này như đã tổ chức các cuộc thi đấu rugby hoặc chèo thuyền thành những môn thể thao chính thức trong giờ học.
Ngoài ra, CAF còn đề nghị rằng để baœo đaœm cho sự công bằng cuœa thuœ tục chấm bài và xét đơn xin vào trường tuyển không bị aœnh hươœng xấu từ những thành kiến về văn hóa, chuœng tộc hoặc giới tính, tên tuổi và nơi sanh cuœa thí sinh không nên được ghi chép trên giấy thi.
Được biết CAF cũng sẽ tổ chức một diễn đàn công cộng về vấn đề thi vào trường tuyển vào đầu tháng Tám tới đây.
Sau khi đọc được baœn tin trên, một số anh chị em người Việt làm việc trong ngành xã hội đã thắc mắc không hiểu các vị dân cưœ gốc Việt và CĐNVTD/NSW, với nguồn tài trợ phong phú cuœa chính phuœ các cấp để giúp đỡ cho việc định cư và hội nhập cuœa người Việt tại tiểu bang này, đã có lên tiếng về vấn đề giáo dục vốn mang nhiều aœnh hươœng quan trọng đến tương lai cuœa không ít thanh thiếu niên Việt Nam hay không.
Thứ Năm 25/7 là hạn chót mà các bài phân tích đóng góp trong vấn đề này được chấp nhận. Và, theo một phát ngôn nhân cuœa văn phòng bộ trươœng giáo dục John Watkins, cho đến nay, ngoài bài phân tích cuœa CAF đã có 37 bài đóng góp khác được nhận, 20 bài trong số ấy từ cá nhân, và những bài còn lại từ các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể.

HỘP ĐÊM CẤM CƯŒA DÂN Á CHÂU
MELBOURNE: Một chuœ nhân các hộp đêm lớn tại Melbourne đã tiết lộ trong một cuộc phoœng vấn trên đài truyền thanh ABC chiều thứ Hai 22/07/02 vừa qua rằng rất nhiều hộp đêm ơœ thành phố này đã cấm cưœa không cho người Á Châu vào vì sợ nạn bạo hành, ẩu đaœ.
Peter Iwaniuk, tổng thư ký hiệp hội chuœ nhân hộp đêm Nightclub Owners’ Association, và đồng thời là chuœ nhân cuœa những hộp đêm như Men’s Gallery, Bubble Nighclub và Spy Lounge, cho biết tất caœ các cơ sơœ này đều cấm cưœa thanh thiếu niên Á Châu vì lo ngại đến sự an toàn cuœa những khách hàng khác. Iwaniuk nói: “Thông thường, nếu có một nhóm Á Châu đến cưœa, khoaœng 6, 7 thanh thiếu niên là chúng tôi sẽ nói “xin lỗi, chúng tôi không thể cho quý vị vào được. Trung tâm thành phố không phaœi là thị trường tiếp đãi khách Á Châu. Nếu là một nhóm nhoœ hoặc từng cặp thì chúng tôi còn có thể cho vào”.
Tiết lộ này đã khiến cho bà Margaret Noall, quyền giám đốc UŒy Ban bình đẳng cơ Hội (Equal Opportunity Commission) phaœi sững sờ ngạc nhiên. Bà nói: “Tôi rất lấy làm kinh ngạc khi thấy ngay tại Victoria vẫn còn những người nghĩ rằng họ có thể kỳ thị người khác vì màu da hoặc chuœng tộc”.

BẦU CƯŒ TASMANIA: TỰ DO THAŒM BẠI
HOBART: Cuối tuần qua, trong kỳ tổng tuyển cưœ cuœa tiểu bang Tasmania, chính phuœ Lao động dưới sự lãnh đạo cuœa thuœ hiến Jim Bacon đã tạo nên lịch sưœ khi trơœ thành chính phuœ Lao động duy nhất trong 20 năm qua ơœ tiểu bang này đã thắng cưœ trong nhiệm kỳ 2 với sĩ số dân biểu gia tăng hơn trước.
Nhưng đáng kể hơn sự việc đaœng Lao động giành thêm được một ghế để nâng tổng số lên 15 trong số 25 dân biểu là việc đaœng Tự Do, dưới sự lãnh đạo cuœa lãnh tụ đối lập Bob Cheek đã bị cưœ tri ruồng boœ, đưa đến thaœm bại não nề từ 10 ghế còn 6 ghế để đaœng Xanh chiến thắng vinh quang với bốn ghế còn lại.
Thuœ hiến Bacon tuyên bố cuộc tổng tuyển cưœ vừa qua đã thay đổi hẳn cục diện chính trị tại Tasmania với đaœng Xanh trơœ hành một chính đaœng hùng hậu tại tiểu bang này.
Lãnh tụ đaœng Lao động đối lập liên bang, Simon Crean, đã lên tiếng chúc mừng chiến thắng cuœa thuœ hiến Bacon và đồng thời nói rằng kết quaœ bầu cưœ này không những chỉ phaœn aœnh sự tín nhiệm mà cưœ tri Tasmania dành cho chính phuœ Bacon, mà còn là một bằng chứng rõ ràng rằng đaœng Tự Do sẽ tiếp tục bị cưœ tri ruồng boœ nếu vẫn còn tiếp tục với những chính sách “mang tính chia rẽ, quá khích và hạn hẹp”.
Thuœ tướng Howard kêu gọi đaœng Tự Do Tasmania phaœi nghiên cứu kỹ lưỡng lý do cuœa sự thaœm bại này. Ông nói: “Tôi hy vọng phân bộ Tasmania cuœa đaœng Tự Do sẽ tổ chức một cuộc khám nghiệm thật kỹ lưỡng về những nguyên nhân cuœa sự giaœm sút trong số phiếu dành cho đaœng”.
TNS Bob Brown, lãnh tụ đaœng Xanh tại Thượng Viện liên bang cho biết đaœng Xanh đã làm nên lịch sưœ với tyœ số phiếu 18.4% mà đaœng này nhận được trong kỳ tổng tuyển cưœ này, vì đây là tyœ số cao nhất mà đaœng nhận được trong bất kỳ một cuộc bầu cưœ nào trên khắp thế giới. Ông nói: “Đây là một sự khích lệ lớn lao cho đaœng Xanh ơœ Tân Tây Lan trong kỳ tổng tuyển cưœ vào tuần tới đây. Tại Victoria và NSW, nơi sẽ có tổng tuyển cưœ trong tương lai gần, đaœng Xanh cũng sẽ giành được nhiều thắng lợi lớn”.

GÓA PHỤ HĂM DỌA TRAŒ THÙ
MELBOURNE: Góa phụ cuœa Victor Peirce, một dân chơi sừng soœ ơœ Victoria bị ám sát hồi tháng 5/02 vừa qua, đã lên tiếng hăm dọa những keœ sát hại chồng bà rằng chúng sẽ nhận lãnh số phận tương tự nếu không ra đầu thú với caœnh sát. Trong một cuộc họp báo do caœnh sát tổ chức cuối tuần qua, Wendy Peirce, ngồi cạnh con gái và ôm chặt bức aœnh cuœa Peirce, nói rằng những tên sát thuœ đã giết hại chồng bà “nên lo sợ” cho tính mạng cuœa chúng. Bà nói: “Nếu chúng đang xem tin tức ngay bây giờ, tôi có một đại gia đình rất rộng lớn. Nếu chúng không bị caœnh sát bắt... thì chúng có thể gặp nhiều khó khăn hơn... Ngay caœ ơœ trong tù chúng cũng sẽ không được an toàn”.
Bà nói thêm: “Ngoài đó, chúng có thể bị bắn chết. Chúng có thể bị bắt cóc và không bao giờ được tìm thấy nữa. Tôi không biết”.
Thanh tra thám tưœ Brian Rix thuộc biệt đội điều tra án mạng, người đứng ra tổ chức cuộc họp báo cho biết những vụ traœ thù báo oán trong giới giang hồ sẽ không được caœnh sát nhân nhượng.
Tươœng cũng nên nhắc lại Victor Peirce là một trong bốn tay giang hồ đã được bồi thẩm đoàn tuyên bố vô tội sau một phiên xưœ về vụ giết hại 2 caœnh sát viên ơœ South Yarra năm 1988. Y bị kề súng sát gần và bắn chết ngay trong chiếc xe cuœa y tại một bãi đậu xe ơœ đường Bay, Port Melbour -ne vào khoaœng 9g15 tối ngày 1/5/02. Caœnh sát cũng như gia đình y cho rằng y bị một người quen biết thân cận ám toán.

THẨM PHÁN THIẾU CÔNG MINH
SYDNEY: Một thẩm phán tại tòa án địa phương Burwood, vốn là công tố cuœa caœnh sát, và trong khoaœng cuối thập niên 90 đã cùng gia đình được đưa vào chương trình baœo vệ nhân chứng vì đã khai báo với UŒy Ban Điều Tra Hạnh Kiểm Caœnh Sát PIC về những vụ tham ô nhũng lại cuœa caœnh sát, đã bị đưa ra trước UŒy Ban Điều Tra Hạnh Kiểm Giới Tư Pháp (Judicial Commission) vì những lời cáo buộc có hành vi thiếu công minh (judicial misconduct).
Theo lời tố cáo cuœa trung sĩ caœnh sát Anthony Robinson, công tố cuœa caœnh sát, thì vào ngày 13/9/01, thẩm phán Roland Day, từng là công tố caœnh sát trong suốt 15 năm và vừa được bổ nhiệm vào ghế thẩm phán được 6 tuần, đã gọi ông vào gặp riêng về một phiên xưœ mà Day chuœ tọa và ông là công tố.
Tươœng cũng nên nhắc lại, chiếu theo luật, thì chánh án hoặc thẩm phán chuœ trì một vụ án không có quyền gặp riêng leœ luật sư cuœa một bên để bàn luận về chính vụ án ấy, nhất là không được quyền gặp luật sư công tố. Nếu có bất cứ một mối quan ngại nào về vụ án, phaœi nêu lên ngay giữa tòa.
Theo lời cáo buộc cuœa Robinson thì Day gọi ông vào văn phòng và baœo ông rằng bị cáo đang bị xét xưœ về tội danh giaœ mạo caœnh sát, thực ra là “một thằng l... chuyên hãm treœ thơ” và Day “cực kỳ căm ghét mỗi khi nhìn thấy y”. Robinson cũng cáo buộc thêm là Day đã baœo ông hãy về tham khaœo lại với Viện Công Tố để có thể truy tố bị cáo về một tội danh khác, tội dụ dỗ treœ thơ, với một baœn án nặng nề hơn là 20 năm, thay vì 6 tháng với tội danh giaœ mạo caœnh sát. Robinson cho biết, khi ông rời phòng thì Day nói vói theo rằng “buổi nói chuyện này đ... có xaœy ra”.
Robinson cho biết ông cố quên chuyện ấy và đã bị căng thẳng quá mức nên đã phaœi xin nghỉ bệnh cho đến bây giờ. Ông nói ông có ghi chép lại cuộc đối thoại trên phía sau một bài thi luật cuœa ông nhưng đã đánh mất nó khi dọn nhà.
Day thú nhận đã có gặp riêng Robinson nhưng phuœ nhận đã có những hành vi sai trái, thiếu công minh. Y cũng phuœ nhận đã sưœ dụng những lời lẽ bị cáo buộc đã sưœ dụng và phuœ nhận luôn lời cáo buộc rằng y cố hăm dọa đàn áp Robinson.
Trạng sư biện hộ cho Day, bà Joan Baptie nói rằng từ những vụ việc xaœy ra trong tòa: “Tôi nghi ngờ rằng có mùi thum thuœm từ đâu bay đến, nhưng không biết là từ đâu”.

THANH LÂU BÁN CỔ PHẦN
MELBOURNE: Trong một việc tạo tiền lệ trên toàn thế giới, công ty Daily Planet Ltd. tuyên bố sẽ bán cổ phần cho công chúng với hy vọng gây được một ngân khoaœn là $12 triệu Úc Kim từ cổ đông viên trong nỗ lực phát triển công ty trên toàn thế giới.
Daily Planet là một thanh lâu hợp pháp hạng sang nổi tiếng ơœ Melbourne từ nhiều năm qua, bắt đầu hoạt động từ năm 1975 ơœ Elsternwick. Công ty cho biết họ hoàn toàn không dính líu đến việc mãi dâm mà chỉ cung cấp một môi trường sạch sẽ, an toàn, như một khách sạn hạng sang với đầy đuœ tiện nghi cho khách mua hoa và những cô gái làng chơi. Còn về giá caœ cuœa tất caœ mọi dịch vụ cá nhân hoặc tình dục đều được khách hàng và những phụ nữ này tự động thương lượng với nhau.
Công ty cho biết họ sẽ tung ra thị trường khoaœng 12,000 cổ phần trị giá $1,000. Cổ đông viên sẽ nhận được mức lời thường niên trung bình là 5.9% trong 10 năm liên tục.
Giám đốc cuœa Daily Planet, ông Andrew Harris cho biết ông vững tin rằng kỹ nghệ giaœi trí dành cho người lớn sẽ là một kỹ nghệ bền vững và luôn có cơ hội phát triển, khuếch trương trong tương lai. Ông nói: “Kỹ nghệ người lớn rất được ưa chuộng và có mức lợi nhuận rất cao, và chúng tôi tin rằng cơ hội phát triển thật vô cùng tận. Nơi này (“hội quán dành cho quý ông” Daily Planet) có lợi nhuận ơœ mức 60%, và điều này có nghĩa là cổ đông sẽ nhận được tiền lời cao”.
Ông cũng cho biết thêm hàng năm, tiền lời cuœa Daily Planet lên đến $2 triệu Úc Kim.

KERNOT: TÔI BỊ LAO ĐỘNG TRAŒ THÙ
GOLD COAST: Sau nhiều tuần lễ im hơi lặng tiếng từ sau khi ký giaœ Laurie Oakes cuœa đài số 9 tiết lộ bí mật về cuộc tình vụng trộm giữa bà và cựu ngoại trươœng Gareth Evans, cuối tuần qua, trong một cuộc phoœng vấn với nữ ký giaœ Monica Attard cuœa đài phát thanh ABC trên chương trình Inside Story, bà Cheryl Kernot đã chính thức lên tiếng về vụ việc này.
Bà cho biết cuộc tình ấy bắt đầu từ năm 1996, khi bà đang có nhiều vấn đề trong cuộc hôn nhân giữa bà và chồng cũ là ông Gavin Kernot. Thêm vào đó, cuộc sống cuœa một chính trị gia ơœ Canberra quá cô đơn, và cuộc tình giữa bà và ông Evans đã bắt đầu như “một mối tình trí tuệ” (intellectual companionship) và sau đó “biến thành một việc khác sâu đậm hơn”.
Bà Kernot cũng thố lộ rằng bà đã có hội ý với người thân trong gia đình, bạn bè thân hữu, bác sĩ gia đình và ông Evans trước khi đi đến quyết định không tiết lộ về cuộc tình này trong cuốn hồi ký nhan đề Speaking for Myself Again cuœa bà. Bà cho biết, mọi người khi được hỏi, đều đồng ý rằng “chuyện ấy không mắc mớ gì đến ai khác caœ”.
Theo bà Kernot thì việc những bức điện thư cá nhân giữa bà và ông Evans bị tiết lộ đến tay ký giaœ Laurie Oakes là kết quaœ cuœa sự traœ thù “từ một vài tên đàn ông trong đaœng Lao Động”. Bà cũng cho biết thêm bà đã có liên lạc với ông Evans từ sau khi cuộc tình cuœa họ bị tiết lộ, và một trong những bức điện thư là giaœ mạo. Bà cho biết bà có dự định yêu cầu caœnh sát liên bang điều tra về việc đánh cắp điện thư cá nhân cuœa bà, vì chiếu theo luật lệ hiện hành, thì việc đánh cắp thư từ cuœa một người khác dù là điện thư cũng đều là hành vi phạm pháp.

VỊ THANH NIÊN VIỆT TỐNG TIỀN
PERTH: Sau một cuộc tranh cãi về điện thoại lưu động tại một quán karaoke ơœ Northbridge, một nhóm thanh thiếu niên đã dùng vũ khí hăm dọa và cướp cuœa từ 2 du khách Nhật Baœn.
Một thanh niên, không được nêu danh tánh vì phạm tội khi còn ơœ tuổi vị thành niên, đã nhận án tù ơœ 18 tháng sau khi thú nhận tội danh cướp bạo hành, giam người bất hợp pháp và tống tiền.
Bằng chứng trước Tòa Thiếu Nhi ơœ Perth cho thấy vào tháng 1/02 vừa qua, sau khi một thanh niên bị tố cáo đã ăn trộm điện thoại lưu động từ một người khách hàng khác ơœ Seoul Karaoke Bar, thì một vụ ấu đaœ xaœy ra. Một nhóm thanh thiếu niên rượt theo, chưœi mắng và đá đạp 2 du khách Nhật Baœn, Daisuke Ito và Katsuaki Hirobi, thách thức họ ngừng lại để đấu tay đôi. Nhóm thiếu niên này taœn mát đi nơi khác khi caœnh sát đến hiện trường.
Thế rồi, sau khi caœnh sát boœ đi, thiếu niên nói trên đã cùng với anh ruột cuœa y tóm cổ Ito, tống anh lên xe cuœa họ và chơœ anh về căn chung cư cuœa anh tại West End. Tại đây, thiếu niên này chụp một cây dao từ nhà bếp, kề vào cổ anh buộc anh phaœi quỳ sụp xuống và đòi anh giao traœ điện thoại lưu động cho y. Sau đó, chúng buộc anh phaœi gọi điện thoại cho Hirobi dụ anh ta đến đấy.
Trong thời gian chờ đợi, chúng cướp đi một máy DVD, một máy video, một máy PlayStation và những dĩa trò chơi tổng cộng trị giá $3,500.
Khi Hirobi đến nơi, chúng cũng dùng dao đòi anh này phaœi hoàn traœ cái điện thoại lưu động mà chúng cho là trị giá $2,000. Chỉ đến khi caœ hai nạn nhân đồng ý ký vào giấy nợ, hứa hẹn sẽ traœ $2,000 vào trưa hôm sau chúng mới traœ tự do cho họ. Họ đên thông báo với caœnh sát và sau đó, dàn xếp để bắt bọn hung phạm.
Thanh niên gốc Việt tên Nguyễn Ngọc Tuấn, 19 tuổi, cư dân Ballajura, bị tòa District Court tuyên phạt 18 tháng làm việc công ích sau khi thú nhận tội danh hăm dọa để thuœ lợi trong cùng vụ án. Được biết Tuấn không hề có can dự đến vụ ẩu đaœ ơœ Seoul Karaoke Bar, nhưng y biết rõ về vụ hăm dọa tống tiền cuœa hai hung phạm vốn là bạn y, và đồng ý làm người môi giới, canh gác và dò đường dẫn Ito đến gặp họ khi caœ ba bị caœnh sát tóm bắt.

BẮT NGHI PHẠM VỤ ÁN SOUTH YARRA
MELBOURNE: Cuối tuần qua caœnh sát điều tra vụ thaœm sát ơœ South Yarra đã câu lưu và truy tố hai thanh niên Việt Nam về tội cố sát 3 thanh niên Việt Nam khác trong vụ án làm sôi động Victoria trong hai tuần qua.
Sau một loạt bố ráp nhiều căn nhà ơœ Sunshine, Vermont và Springvale, caœnh sát đến nhà cuœa Lâm Quốc Cường, 23 tuổi, sinh viên đại học, ơœ Sunshine North và thẩm vấn cậu trong suốt nhiều giờ liên tiếp trước khi giaœi về bót caœnh sát ơœ St. Kilda Road.
Sau đó, Cường và một thanh niên khác Văn Tưœ Hưng, 25 tuổi, cư ngụ tại Footscray, đã bị truy tố ra tòa về ba tội danh cố sát. Công tố caœnh sát Mark Regan trình tòa rằng caœnh sát đã thẩm vấn 60 nhân chứng và sẽ còn tiếp tục thẩm vấn thêm ít nhất 120 người nữa để lấy khẩu cung. Thám tưœ Kevin Gale, thuộc đội điều tra án mạng cho biết caœnh sát đã tạm giữ 5 chiếc xe cùng nhiều quần áo để thưœ nghiệm DNA. thám tưœ Gale cho biết những chiếc xe này bị tình nghi đã chơœ các hung phạm đào thoát khoœi hiện trường.
Caœnh sát cũng cho biết sẽ có thêm nhiều người khác bị truy tố về vụ thaœm sát này. Caœnh sát cũng xác nhận rằng có 2 thanh niên khác đã bị thẩm vấn nhưng đã được traœ tự do, và có nhiều người đã được thẩm vấn trước đây sẽ bị tái thẩm vấn.
Luật sư đại diện cho Lâm Quốc Cường tuyên bố rằng Cường phuœ nhận mọi lời cáo buộc và sẽ làm đơn xin tại ngoại hầu tra trong thời gian tới đây.
Ông Huỳnh Văn Quang, cha cuœa hai anh em Việt và Nam, trong đám tang cuœa con và cháu đã kêu gọi mọi người bình tĩnh giữ sự hòa thuận hơn là tìm cách traœ thù báo oán (pleaded at the funeral for calm and harmony rather than revenge).

BÁO ĐỘNG VỀ HAI QUÁI LÃO NỮ TẶC
SYDNEY: Caœnh sát tại đồn Campsie, đã lên tiếng báo động về hành vi cuœa hai mụ nữ tặc chuyên lường gạt và cướp bóc những người già. Theo lời cuœa cảnh sát Armstrong thì hai yêu phụ trong lứa tuổi 60 này đã dính líu trong ba vụ cướp hoặc mưu cướp trong vòng một tuần lễ.
Chúng chuyên đội lốt nhân viên xã hội thiện nguyện hoặc từ thiện để tìm cách đột nhập vào nhà nạn nhân và sau đó, cướp trộm tiền bạc, cuœa caœi.
Trong vụ thứ nhất, nạn nhân là một bà lão 84 tuổi sống đơn độc trong căn nhà ơœ đường Victory. Cụ cho biết có hai lão phụ ăn mặc gọn ghẽ, baœnh bao, tự xưng là nhân viên bộ Xã Hội, có đeo một loại căn cước có hình trên áo, đến hoœi thăm xem cụ có được chăm sóc tại gia và có phaœi là khách hàng cuœa dịch vụ meals on wheels (mang đồ ăn đến tận nhà) hay không. Sau đó chúng hoœi cụ có đuœ quần áo ấm không, và yêu cầu được xem theœ medicare cuœa cụ, rồi theo sát chân cụ vào nhà. Sau hơn một giờ đồng hồ lục soát tuœ giường trong nhà “để xem có đuœ áo ấm và mền không” thì chúng phát hiện cái bóp đựng đầy tiền dưới nệm. Thế là một tên giaœ vờ xin nước uống và tên kia cuỗm trọn số tiền. Sau đó, chúng sang đường Nelson tính dơœ trò lừa lọc cũ với một lão bà khác, nhưng không thành công vì bà lão này đã cảnh giác không cho chúng vào nhà. ¦
Nạn nhân thứ ba cuœa hai tên yêu phụ này là một cụ bà 83 tuổi ơœ đường Anderson, Belmore. Chúng lục soát nhà bà nhưng sau đó boœ đi tay không vì không tìm được gì caœ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.