Hôm nay,  

Diệt Chủng Nghĩa Là Gì? (2)

11/05/200200:00:00(Xem: 3858)
Từ "chỉ tên" - tức chấp nhận từ "diệt chủng" (genocide) - tới "chỉ người" - đây là kẻ thứ nhất phạm tội diệt chủng - trong khoảng "giao thời" đó, Khờ Me Đỏ nắm quyền kiểm soát Cambodia, khởi sự tra tấn và sát hại một cách có hệ thống những cựu viên chức, lính tráng, trí thức - luôn cả gia đình của họ - những sắc dân Việt, Hồi, Hoa, và tu sĩ Phật giáo. Trong vòng chưa dầy 3 năm, Khờ Me Đỏ làm thịt, bỏ đói 2, trong số 7 triệu dân Cam Bốt. Một chuyện khủng khiếp như thế - làm thịt chính nhân dân của "chúng mình" - thật khó tin, lúc thoạt đầu, nhưng mãi sau đó, cũng chẳng có thế lực quốc tế nào lên tiếng, can thiệp, nhằm chấm dứt, kể cả Liên Hiệp Quốc và Mỹ. Trớ trêu là, sau cùng, chính quyền Cộng Sản Việt Nam, vì những lý do, và quyền lợi của riêng họ - lẽ tất nhiên - đã xâm lăng Cam Bốt và chấm dứt những trò dã man trên. Nước Cờ Hoa, khi đó được dẫn dắt bởi Jimmy Carter, ông này lúc nào cũng giương cao ngọn cờ dân quyền, đây làø trọng tâm chính sách ngoại giao, nhưng lại coi ưu tiên hàng đầu: phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; đã hùa theo (follow) nhà nước Cộng Sản này, khi hỗ trợ Khờ Me Đỏ chống lại chính quyền Hà Nội. Cả hai nước Mỹ và Trung đều coi Việt Nam là chư hầu của Xô Viết. Phải tới năm 1990, khi Cuộc Chiến Lạnh sắp sửa trở nên lạnh hẳn, Washington mới ngưng hỗ trợ Khờ Me Đỏ.
Thập niên 1980, Iraq lâm chiến chống lại Iran của Khomeini, ông giáo chủ này tố cáo Mỹ Quốc là Quỉ Bự (Great Satan), hễ có dịp là hành hạ tới chỉ người Mỹ; nước Mỹ đã hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến trên, và làm ngơ chuyện Saddam Hussein sử dụng võ khí hóa học chống lại dân chúng Iran. Trước khi thập niên 80 chấm dứt, Hussein quyết định sử dụng cùng những thứ hơi độc này chống lại sắc dân Kurds vốn chiếm chừng 1/4 dân số trong nước của ông ta. Vào năm 1987 và 1988, ông đã làm thịt gần 100 ngàn người Kurds, phá hủy làng mạc, và toan tính nhổ sạch tận gốc cái gọi là văn hóa của sắc dân này. Chính quyền Reagan vờ đi, coi như không biết, và vẫn chấp nhận chế độ Baghdad như là đồng minh của họ. Hoa kỳ chỉ ra ray nghĩa hiệp đối với người Kurds vào năm 1991, tức là sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh, khi người Mỹ dấn vào cuộc chiến nhằm xua đuồi quân đội Iraq ra khỏi Kuwait.

Power, tác giả cuốn sách chúng ta đang bàn tới, đã nhấn mạnh hai lý do đưa đến thất bại của thế giới, và đặc biệt, của Hoa Kỳ trong việc không can thiệp để làm ngưng những tội ác diệt chủng kể trên. Lý do thứ nhất: cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại, vốn được gọi bằng cái tên hoa mỹ là: không muốn xâm phạm vào chủ quyền của một đất nước khác, vì đây là những công chuyện nội bộ của họ. Hậu quả của nó, là, một khi bạn làm cỏ một vài sắc dân thiểu số, ở bên trong xứ sở của bạn, đó là quyền của bạn, tôi không dám xía vô. Cũng là quốc gia như nhau, cường quốc hay không cường quốc, đất nước nào cũng có quyền tự do làm điều mà họ muốn làm, đối với chính nhân dân của họ. Và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915; Hitler, thập niên 1930 và 40; Pol Pot, Saddam Hussein, Slobodan Milosevic, và cả một tập đoàn sát nhân Hutu đã lợi dụng, và khuếch đại quyền "tự do" nêu trên.
Lý do thứ nhì thực sự không liên hệ tới lý do thứ nhất. Những ông, những bà vốn có quyền quyết định đường lối ngoại giao tại nước Cờ Hoa - và hầu hết phần còn lại của thế giới - họ đã cảm nhận về chính họ: như là những con người "thực tế" (realists); nghĩa là hành động vì lợi ích của chính quốc gia họ, và ít quan tâm tới những công chuyện có tính nội bộ (domestic affairs) của những nước khác. Viên bộ trưởng ngoại giao Mỹ, James Baker, đã diễn tả thật là tuyệt vời, cái tính "thực tế" của chính sách trên, qua câu nói, khi xẩy ra những vụ nhổ cỏ thì phải nhổ cả gốc, làm sạch những sắc dân khác (ethnic cleaning) ở Bosnia: "Chẳng có một con chó Mỹ nào bị kẹt ở đó." (We don't have a dog in this fight: Chúng ta không có một con chó nào ở trong trận đánh này).
(còn tiếp)
Jennifer Tran (http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/index.html )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.