Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả Số 294

17/02/200300:00:00(Xem: 4387)
Tôi khóc nhiều lần bạn biết không"!

"Hà Thủy Chung"" - Sàigòn VN

Thưa ông chủ nhiệm SGT, tôi quê quán ở miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954. Sau khi CS chiếm được Miền Nam, gia đình tôi vượt biên trước sau 6 lần, nhưng chỉ có một đứa đến được Úc. Còn hai đứa anh của nó thì mất tích đến nay coi như hai cháu đã chết, vì hơn hai chục năm rồi đâu có tin tức gì. Hai đứa tôi thì vẫn kẹt lại cho đến giờ. Mấy năm nay, cứ mỗi dịp tết, cháu lại gửi tiền về cho tôi sang thăm vì cháu nó nhất định không chịu về VN. Nó nói khi nào quê hương không còn CS thì nó sẽ về ở luôn, chứ không muốn về để bị CS hạch sách. Tôi thấy nó có lòng như vậy thì cũng an ủi nhiều lắm. Năm nay nhân sang Úc với cháu, tôi may mắn mua được cuốn tạp chí Xuân của SGT thấy có nhiều bài giá trị nhưng cảm động nhất đối với tôi là bài thơ Xuân của bà Ngô Minh Hằng. Đọc bài thơ của bà Ngô Minh Hằng, tôi lại nhớ tới bài Hành Phương Nam của Nguyễn Bính thuở xưa đã từng làm tôi xúc động bao nhiêu năm mỗi khi tết đến, tôi vẫn thường ngâm nga:

Hai ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay!

Bây giờ được đọc bài thơ của bà Ngô Minh Hằng, tôi vô cùng biết ơn bà. Một người phụ nữ Việt Nam sống nơi đất khách suốt mấy chục năm trời mà vẫn giữ được tấm lòng son với non sông nước Việt như bà, quả là qúy và đáng để cho những người như tôi ngưỡng mộ. Thưa ông, quả tình tôi đọc bài thơ nhiều lần và đã nhiều lần tôi khóc!... Khóc không thành tiếng, nhưng xót xa trong lòng thì vô cùng... Tôi cảm động nhất là 3 khổ thơ đầu:

Mẹ ơi lại một mùa xuân đến
Lại một mùa xuân cách núi sông
Mấy chục năm trời xa cách Mẹ
Con buồn ghê lắm. Mẹ buồn không"

Mẹ buồn, mắt tím màu thương nhớ
Những đứa con đời như nhánh sông
Như cánh lá rơi mùa lốc cuốn
Như chim mất tổ giữa muôn trùng

Nhớ con, Mẹ có thường hay khóc"
Nước mắt từ tim đỏ những dòng
Tiếng khóc hẳn buồn như tiếng thở
Của đời chìm đắm cảnh xiềng gông.

*

Tình sử Võ Tắc Thiên hay Ác Mộng Sử"

Vũ Trường Khanh - Auburn NSW

Trong khi chờ vợ đi chợ, tôi ngồi đọc một hơi hết truyện Tình sử Võ Tắc Thiên trong giai phẩm Xuân Qúy Mùi. Thật kinh hoàng ớn lạnh xương sống trước một người đàn bà chỉ vì giấc mộng quyền lực mà có thể táng tận lương tâm đến độ như vậy. Người đàn bà đẹp vì tự vệ mà phải giết kẻ thù, ta có thể tha thứ. Vì ghen tuông mà giết tình địch, ta cũng chấp nhận. Ngay cả khi vì quyền lợi mà giết chồng, ít ra cũng còn có thể châm chước phần nào. Đằng này chỉ vì quyền lực mà xuống tay giết chính con gái của mình khi còn đỏ hỏn thì thật tàn nhẫn không bút nào tả xiết và không thể tha thứ. Mà Võ Tắc Thiên đâu phải chỉ có xuống tay giết con có một lần"" Thế mới biết, đàn bà là một vưu vật nhưng cũng là một ác vật độc nhất vô nhị trên thế gian. Đọc xong câu chuyện, theo tôi không nên đặt tên là "Tình Sử" mà phải đổi là "Ác Mộng Sử Võ Tắc Thiên" mới đúng! Nếu 30 năm trước đọc truyện này, chắc tôi không dám nghĩ đến chuyện lấy đàn bà làm vợ...

*

Trí thức dấn thân hay trí vận thâm nhập"!

Người Tỵ Nạn - QLD

Khoảng 3 tháng trước, tôi có đóng góp một bài về cộng đồng người Việt tại QLD quanh chuyện hạ cờ quốc gia và được qúy báo đăng tải. Tôi xin có lời cảm ơn và hôm nay, sau khi đọc một số bài "nóng" như Mùa hè đỏ lửa của Phan Nhật Nam năm nào, tôi xin có một vài đóng góp thẳng thắn với ông Hữu Nguyên về bài viết nhan đề "Bội Trân, một trí thức dấn thân" của ông. Thưa ông HN, trong bài viết ông có nêu câu hỏi: "Trước việc bà Bội Trân, một giảng viên văn hóa nghệ thuật [của VC] hai lần [được CS cho đi] tu nghiệp tại Úc, viết bài liên tục gửi cho nhiều báo của người Việt tự do, trong đó có cả sách do CĐNVTD/NSW tài trợ xuất bản, ta nên hiểu đó là một hành động can đảm của một người phụ nữ dám chấp nhận mọi nguy hiểm do chế độ CS mang tới, hay còn có lý do nào khác"" Ông HN nêu câu hỏi này nhưng không chịu trả lời, có lẽ vì ông nể anh Cường nào đó làm việc cho CĐ, hay vì không muốn xuống một đường gươm với một người đàn bà chân yếu tay mềm như ông vẫn thường làm một cách không khoan nhượng trước đây"" Vì vậy, tôi xin trả lời câu hỏi trên dùm ông là theo tôi thì việc bà Bội Trân làm chẳng phải là hành động can đảm gì mà chẳng qua bà ta chỉ làm theo lệnh của CS mà thôi vì theo tôi, Bội Trân đâu có phải là trí thức dấn thân mà đúng cô ả là một nhân viên trí vận thâm nhập vô cộng đồng người Việt tự do với sự cố tình tiếp tay của một số người, rồi một số khác thì ngây thơ dễ tin và một số người khác tuy biết bộ mặt thật của ả nhưng nhắm mắt bịt tai vì ngại CS đụng đến mình hoặc thân nhân còn ở VN đó thôi. Tôi xin hỏi ông Hữu Nguyên, bà Bội Trân dấn thân ở chỗ nào" Bà viết một bài về vườn cảnh chẳng có một điểm nào chứng tỏ dụng ý đấu tranh của bà (nếu không nói là có những dụng ý tai hại). Cả bài viết bà chỉ tung hứng nhằm ru ngủ người đọc để biến người Việt ở hải ngoại từ một cộng đồng tỵ nạn, tinh hoa của đất nước sau biến cố 1975, động lực chính yếu hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh tự do dân chủ tại quê nhà.v.v. trở thành những kẻ mộng du tối ngày thờ thẫn "ôm đá tìm tri kỷ" rồi ngẩn ngơ "vạch bụi kiếm cố nhân". Như vậy có nguy hại hay không" Như vậy còn đâu là tinh thần của những người lính lúc nào cũng ôm mộng "Giang tay ôm trọn vòng quay đất / Bốn biển tung hoành mộng kiếm cung"" (Thơ Xuân 2003 - Ngô Minh Hằng - SGT Xuân Qúy Mùi trang 81).
Một người như bà Bội Trân, nghe nói sinh ra và lớn lên ở Miền Nam, thì ít ra bà cũng hiểu thế nào là sự thối nát phi nhân của chế độ CS. Vậy mà mấy chục năm qua, bà nín thở qua sông. Nay bà lại còn được ăn học đến mức ta tạm gọi là trí thức khoa bảng đi, lại được đi ra hải ngoại, chẳng gì cũng đã 2 lần, thì đáng lẽ bà phải có cơ hội nhìn thấy sự thối nát của CS hơn nữa. Nếu bà có ý định dấn thân thì phải viết những gì xứng đáng với thân phận trí thức của mình. Còn nếu như bà là người thuộc loại "nín thở qua sông" thì cứ tiếp tục "nín thở". Bầy đặt viết "lách" làm gì cho thêm tủi. Thiệt đúng là "Giấy rách chẳng giữ lấy lề / Lại còn viết lách làm hề thế gian". Tiện đây tôi cũng xin đóng góp với báo Sàigòn Times nói riêng vào báo chí của người Việt hải ngoại nói chung là với những người được mệnh danh là trí thức VN được CS cho xuất ngoại du học nếu có đóng góp bài vở về đấu tranh cho tự do dân chủ thì ta hãy đăng. Còn những bài lẩm cẩm khen hòn đá ngọn cỏ lá cây, hay ba bài về gánh hàng rong, thì xin miễn. Qúy vị làm báo chắc giỏi giang hơn tôi nhiều nên tôi có nói cũng chẳng qua là múa rìu trước cửa Lỗ Ban nhưng nhìn vào những gì báo chí đăng tải thấy vẫn phải nói. CS bây giờ chưa thâm nhập và đô hộ được cộng đồng người Việt hải ngoại thì chúng tối ngày kêu gào phụng sự nghệ thuật văn hóa thuần túy, hoặc mượn kinh hòa bình để tụng ca. Nhưng mai này khi chúng đã đô hộ được rồi thì chúng sẽ bắt văn nghệ sĩ phải "trong thơ có thép và nhà thơ cũng phải biết xung phong" (thơ của Hồ tặc đó bà con) cho qúy vị coi.

*

Nhịp cầu giao lưu

Phạm thanh Phương - NSW

Đọc Giai phẩm Xuân SGT, trong bài “Con Hươu” (trang 70) và bài “Một trí thức dấn thân!” của Hữu Nguyên (trang 42). Chúng tôi, một số độc giả đã tranh luận khá hấp dẫn vì trong hai bài có những điều “tưởng như” tương phản và mâu thuẫn... Trong bài “Chuyện Hươu” Con Hươu có viết: “Một cán bộ CS ra ngoại quốc du học, thường viết bài cho báo chí tại VN. Một ngày nọ bỗng dưng gởi bài cho vài tờ báo Việt ngữ ở Mỹ, Úc, cậy đăng thì ắt phải có vấn đề. Nếu bài viết có nội dung đấu tranh cho tự do dân chủ chống CS, thì dĩ nhiên, người gởi phải giấu tên tuổi của mình. Chuyện này ta không nói. Chuyện ta muốn nói là những bài viết của những người này chỉ chuyên thương mây khóc gió, kêu gọi nghệ thuật vị nghệ thuật, nay tán dương một tô phở, mai ca ngợi một tà áo dài, mốt khăng khăng bảo cộng đồng người Việt ở Úc là cộng đồng di dân không phải cộng đồng tỵ nạn CS, bài này thì hô hào phi chính trị, bài kia lại cổ vũ cho chủ trương xóa bỏ quá khứ, quên hết hận thù... thì các ngươi phải đặt câu hỏi vì sao. Ngươi dư biết, với CS, chuyện một người thường xuyên về VN, thường xuyên làm ăn với CS, hay một cán bộ CS ra ngoại quốc du học, mà lại gửi bài đăng trên những tờ báo chống cộng, với tên thật hay bút hiệu thật thì dù cho bài viết có thuần túy văn học nghệ thuật, CS cũng sẽ tìm cách làm khó dễ để trả thù. Và sống trong chế độ CS, ai ai cũng biết điều đó, thì chẳng một ai, khi làm ăn với CS, hay được CS cho ra ngoại quốc du học, tu nghiệp, lại dại dột phiêu lưu viết bài gửi cho những tờ báo chống cộng đăng tải mà lại ký tên thật hay bút hiệu thật bao giờ.” Với lý luận trên chúng tôi nhận thấy rất hữu lý và cũng rất lấy làm băn khoăn với hiện tượng “Bội Trân” mà anh Hữu Nguyên đề cập trong bài viết “ Một trí thức dấn thân” của anh. Thực sự chúng tôi không dám võ đoán để khẳng định một điều gì hay chụp mũø Bội Trân. Tuy nhiên, chúng tôi rất ưu tư trong hiện tượng này, vì bà là một cán bộ giáo dục cấp cao trong chế độ CS, đã được nhà nước đào tạo và cho đi tu nghiệp hai lần tại Úc và hình như còn một vài nước khác nữa. Điều này chứng tỏ bà là một nhân vật được nhà nước tin tưởng và ưu đãi, nhưng hôm nay lại thấy bài của bà được xuất hiện trên báo Xuân SGT kèm theo những dòng chữ HN viết về bà khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và đặt nhiều nghi vấn. Chúng tôi không đặt nghi vấn như những điều anh HN nêu ra đại khái như “ru ngủ đồng bào hải ngoại hay gây hoang mang cho người trong nước,v.v”. Chúng tôi chỉ e rằng đây là một bước đầu trong công việc xây dựng những nhịp cầu giao lưu văn hóa, tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa CSVN và Cộng đồng người Tỵ Nạn nơi hải ngoại để tiến hành chiêu bài “Hòa hợp, hòa giải” hầu có thể chiêu dụ đồng hương Tỵ nạn về nước đầu tư cho dễ bề thực hiện ý đồ khai thác và trấn lột tài chính cũng như trí tuệ của đồng hương tỵ nạn chúng ta... Sự việc sẽ diễn tiến theo lớp lang thứ tự như hôm nay một cán bộ viết về cây cảnh, trong tương lai sẽ có những cán bộ khác khác viết về nhạc, văn học, thơ phú hay triển lãm hội họa,v,v, rồi cứ như một vết dầu loang, lan rộng và trộn lẫn những sinh hoạt tư tưởng, văn học nghệ thuật trong và ngoài nước với nhau và sau đó sẽ tiến xa hơn nữa trong các chiêu bài “văn hóa vận” khác khiến mọi người hoang mang, lúng túng không phân được đâu làø thị phi, chân giả. Trong nước thì họ viết ca ngợi đảng và chính sách phi nhân bản của họ,v,v. Ra ngoài thì lại viết vị nghệ thuật, vị cây cảnh, hòn đá, món ăn.v,v. Rồi họ sẽ chuyển những bài viết ấy về trong nước như một sự hòa đồng và từ đó các ca sĩ trong nước sẽ dùng nhịp cầu này để hát hò nơi hải ngoại một cách danh chính và ngôn thuận giống như môt số ca sĩ hải ngoại xé rào về xin phép hát trong nước vậy.
Có nhiều ý kiến cho rằng sự việc này còn nghiêm trọng hơn nữa là sẽ gây ra một ngộ nhận tai hại là giữa văn học của đảng và văn học hải ngoại sẽ vô tình nhập chung một dòng để cộng đồng người Việt hải ngoại trở thành đúng nghĩa với danh xưng “Khúc ruột nối dài” của chế độ CS, như CS vẫn từng rêu rao. Tiếp đến, nhà cầm quyền CS có thể lợi dụng để tuyên truyền rằng nền văn hóa và văn học hải ngoại đang trên đà suy thoái mà nhà nước CS phải gởi cán bộ ra ngoài để làm công tác bảo tồn, khôi phục và phát triển,v,v. Lập luận của họ lúc bấy giờ sẽ là một sự thật hiển nhiên trên giấy trắng mực đen một cách rõ ràng, vì những cây viết của Cán bộ nhà nước CS đang tràn ngập trên diễn đàn văn hóa hải ngoại. Điều quan trọng là khi âm mưu này được thành tựu tất nhiên nhân dân cả trong và ngoài nước sẽ chán nản đánh rơi mất niềm tin nơi các mặt trận đấu tranh dân chủ và các cuộc đấu tranh đi vào con đường bế tắc. Như vậy quê hương, đất nước sẽ đi về đâu".. Bấy giờ, các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng phải im hơi lặng tiếng vì nhà cầm quyền CS đã chứng minh được sự đồng thuận giữa nhà nước CS và dân Tỵ nạn. Nếu không có sự đồng thuận thì tại sao cán bộ của họ lại đầy rẫy trên diễn đàn người Việt tại hải ngoại. Họ sẽ cho rằng những sự chống đối chỉ còn là những cá nhân hay phe nhóm bất mãn vì miếng đỉnh chung nào đó chứ không phải vì tự do và dân chủ của toàn dân Việt nam... Ôi! cái trò hề quá cũ mà vẫn còn nhiều người mắc phải một cách ngây thơ, ngớ ngẩn...
Nhưng nhiều người cũng cho rằng không thể nào có sự ngây thơ, ngớ ngẩn như vậy được mà phải có những lý do khác độc đáo hơn để một số nhân vật trong giới truyền thông hay những người móc nối cho Bội Trân tự nguyện nhẩy vào cái bẫy ngây ngô này....Theo HN Bội Trân là một “trí thức dấn thân” nhưng không nói rõ lắm là dấn thân cho ai, nhưng theo thiển ý của chúng tôi thì có lẽ Bội Trân đang dấn thân thật sự trong việc đặt những viên đá pha lê trong suốt “vị nghệ thuật” cho nền móng trong công cuộc xây dựng nhịp cầu giao lưu văn hóa hầu có thể nối liền và hòa nhập giữa đảng CS và đồng bào tỵ nạn nơi hải ngoại mà bấy lâu nay chưa thực hiện được. Một khi hoàn tất cây cầu, nó sẽ tự nhiên đổi mầu, thay sắc thành cây cầu hồng ngọc hay đỏ thắm thì lúc ấy đã qúa muộn màng... Giả sử, nếu Bội Trân viết những bài có tính cách xác định lập trường đấu tranh tự do, dân chủ cho quê hương hay tố cáo tội ác chế độ CS hoặc nói lên những sự thật có tính cách đóng góp sửa sai cho chế độ CS thì chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh và ủng hộ hết mình như những nhân vật đấu tranh Trần Khuê, Nguyễn thanh Giang, Lê chí Quang, Nguyễn khắc Toàn, Dương thu Hương v,v...
Nói như thế có nghĩa là khi vui vẻ đón nhận Bội Trân vào văn đàn hải ngoại không khác nào chơi dao hai lưỡi. Vì có qúa nhiều kinh nghiệm đối với sự phản phúc của CS nên chúng tôi có ý nghĩ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hơn nữa, những bài viết với bút hiệu thật và tên thật mà anh HN đã có lòng lo xa rằng khi về nước Bội Trân sẽ bị nhà cầm quyền CS làm khó dễ hay trù dập chi đó,v,v. Nhưng chúng tôi lại nghĩ ngược lại, khi về nước, có thể bà sẽ được CS trao tặng huân chương gì đó về việc này dù là được trao tặng một cách bí mật không kèn , không trống... Còn nếu lý luận, vì những bài viết đó thuần túy nghệ thuật mà hoan hỉ đón nhận Bội Trân thì thử hỏi các nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại hát hò vì lý do thuần túy nghệ thuật với những bài hát hoặc những vở kịch mang mầu sắc thuần túy Quê hương thì tại sao chúng ta lại chống" Như vậy có mâu thuẫn lắm không" Hơn nữa những sự tranh đấu chống ca sĩ trong nước trình diễn tại hải ngoại có vô ích và khôi hài lắm hay không" Theo lời HN trong bài “Một trí thức dấn thân!” có đoạn viết: “Nhất là trong một thời gian ngắn, những bài viết của Bội Trân xuất hiện trên nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ, trong đó có những nơi bà gởi tới qua quen biết, có những nơi được người khác đứng ra móc nối, gửi gắm...” Chúng tôi thiết nghĩ trước một sự việc có liên quan và ảnh hưởng chung đến Cộng Đồng thì chúng ta nên suy xét kỹ lưỡng, dựa trên lý luận hơn thiệt chứ không vì cảm tính hay cảm tình trong việc móc nối, giới thiệu của một nhân vật nào, dù đó là một nhân vật có một qúa khứ đấu tranh hay hiện tại đang đứng trong BCH Cộng Đồng... Thực sự, ở đời mấy ai học được chữ “NGỜ” đâu. Vì vậy chúng ta cũng không nên tin vào thành tích của bất cứ một trung gian nào giới thiệu. Chúng tôi thực sự không thể tin được những trung gian ấy là những “đấng bậc” ngây thơ không nhìn ra tính chất nghiêm trọng của sự việc mà họ đã giúp Bội Trân. Vậy họ có mục đích gì khác nữa chăng, hay có “những niềm riêng” không thể công khai nên đành lợi dụng bốn chữ “Nghệ thuật thuần túy” đểå “lập lờ đánh lận con đen” hầu dễ dàng thực hiện mục đích"...
Chúng ta cứ nhìn lại những sự việc vừa qua để lấy kinh nghiệm như trường hợp bà Ngô thị Hiền là một nhân vật đã từng tích cực đấu tranh nhưng đột nhiên thay đổi tư duy một cách dễ dàng, hơn nữa còn lợi dụng sự đấu tranh cho nhân quyền của đồng hương tại hải ngoại bằng cách bào chế ra những viên “thuốc độc bọc đường” kêu gọi mọi người không nên mang quốc kỳ VNCH khi biểu tình như anh Kiên Trung đã nêu ra trong “Diễn đàn độc giả” cách đây ít lâu, hay một Nguyễn cao Kỳ có cả một thành tích chống cộng da dít nhưng nay lại “Cải chánh quy tà” trong chiêu bài “Hòa hợp, hòa giải” ...Trong bài “Con Hươu” cũng có đoạn viết về hiện tượng báo Việt Nam Thời Nay như sau: “Theo lời của Hữu Nguyên chưởng môn nhân thì hôm đó, Minh Nguyên chưởng môn nhân đã tuyên bố những lời tâm huyết, hứa sẽ luôn luôn lèo lái Việt Nam Thời Nay đi đúng ước mơ và nguyện vọng của Cộng Đồng NVTD, và sẵn sàng tẩy chay những quảng cáo làm lợi cho CS. Mọi người có mặt hôm đó đều vui mừng khi nghe Minh Nguyên nói như vậy.... Nếu chưởng môn Minh Nguyên đã có những lời hứa tâm huyết như vậy, thì tại sao Việt Nam Thời Nay còn đăng quảng cáo cho hàng không VC...” Chúng tôi cạn nghĩ , đây có lẽ không phải một sự vô tình, vì một nhà báo chắc chắn có dư sáng suốt và tin tức để nhận định và xác định chân giả của một sự việc. Nhưng tại sao hiện tượng thay đổi này lại xuất hiện, hay cũng lại “Có những niềm riêng”" ...Hơn nữa công ty hàng không VN không phải của tư nhân... Trong bài “Con Hươu” cũng có đoạn viết để chứng minh về việc này như : “ Cả 7 nhân vật trong hội đồng quản trị công ty đều do chính Thủ tướng CS bổ nhiệm... địa chỉ trên Internet của hàng không VN là www.vietnamair.com.vn, ngươi cứ vô đó coi là hiểu... Phần Anh ngữ, theo luật Quốc tế CS phải ghi đúng sự thật “ The Corporation is run by a seven seat management board whose members are appointed by the prime minister (Nghĩa là: Công ty Hàng không Việt Nam được điều hành bởi một hội đồng quản trị gồm 7 người do thủ tướng CS bổ nhiệm). Còn phần Việt Ngữ thì chính Đỗ Mười trước đây quyết định không được phép nói đến chuyện thủ tướng CS bổ nhiệm 7 người trong hội đồng quản trị...”
Ở đây cũng nên nói thêm một vấn đề có tính cách tế nhị mà nhà báo phải có, nó cũng quan trọng không kém. Việc báo Việt Nam Thời Nay cắc cớ đăng thư chúc tết của chủ tịch CĐNVTD Liên bang một phần tư trang với hình mầu đối diện với quảng cáo mầu rực rỡ nguyên trang của hàng không CSVN mới lạ chứ! Không biết ông chủ báo VNTN nghĩ sao, chứ chúng tôi thấy buồn và khôi hài lắm, nó chẳng khác nào đem hình ảnh một nhà chân tu được in màu trang trọng đặt bên cạnh hay đối diện với những quảng cáo “Trung tâm giải trí” mang hình ảnh những thiếu nữ hở hang khiêu dâm; hay để hình ảnh một ngôi thánh đường uy nghiêm bên cạnh một “lầu xanh” sặc mùi “ong bướm”... Với những dữ kiện nêu trên, chúng ta cần đề cao cảnh giác, đừng bao giờ để phải đối diện với những giây phút ngỡ ngàng hay bẽ bàng sau này, lúc ấy lại gây ra biết bao nhiêu xáo trộn và phân hóa trong chúng ta và điều quan trọng là có thể làm mất niềm tin nơi đồng hương Tỵ Nạn nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung với công cuộc đấu tranh chung cho dân tộc, cũng từ đó tình đoàn kết dân tộc bị rạn nứt và đi đến tan vỡ một cách đau thương.
Theo thiển ý của chúng tôi, nếu nói về bằng cấp hay văn chương nghệ thuật thì trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta có thừa chứ không bao giờ thiếu vì chúng ta đang sống trong tự do, dân chủ, chúng ta có thừa khả năng và phương tiện để tìm hiểu, khảo cứu trong mọi lãnh vực. Chúng ta nên nhớ, hiện tại đối với những người trong nước, cái chúng ta cần nơi họ là những con tim và khối óc biết tha thiết với tiền đồ của dân tộc để tích cực đoàn kết trong lập trường đấu tranh mà thôi... Trở lại hiện tượng “Bội Trân”, thực sự chúng tôi không dám tin “cõi lòng trong sáng” của bà thuần túy vì nghệ thuật mà ngược lại, bà có thể là một “Kỹ sư” tài ba đang cố gắng “dấn thân” thực hiện nhịp cầu giao lưu văn hóa cho CS. Chẳng vậy mà bà đã cố len lỏi bằng mọi cách để đi vào diễn đàn NVTD đó sao. Điều thành công nhất của bà trong công tác này là đã len lỏi đưa bài vở của bà vào được cả trong sách báo do CĐNVTD/NSW tài trợ với cái tên Bội Trân mập mờ không rõ lai lịch, không một lời giới thiệu rõ ràngï. Không biết chuyện này các vị liên hệ có trách nhiệm hay BCH Cộng đồng có biết không, mà sao lại để Bội Trân len lỏi vào một cách dễ dàng như thế" Chúng tôi cũng hy vọng Bác sỹ Tiến cùng những giới chức liên hệ trong BCH cộng đồng NVTD/NSW sẽ cho đồng hương một câu trả lời thỏa đáng... Câu chuyện xẩy ra cũng đã mấy tháng rồi mà mãi cho đến hôm nay nhờ giai phẩm xuân SGT chúng tôi mới được “hân hạnh” biết Bội Trân là ai qua bài viết của anh HN... Nói đến đây chúng tôi cũng không quên thành thật cảm ơn anh Hữu Nguyên đã cho chúng tôi biết lý lịch và hiện tượng “Bội Trân” một cách rõ ràng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không tránh khỏi sự bực bội và phiền trách SGT khi anh HN đã vì tin hay nể một nhân vật trung gian như Lê phú Cường để cho đăng tải bài của Bội Trân trên một tờ báo mà xưa nay được tin tưởng là “ Tờ báo của Cộng Đồng” và có một lập trường chống cộng vững chắc. Không những thế anh còn dùng bốn chữ cao qúy “Trí thức dấn thân” để tặng cho một nhân vật “mập mờ đánh lận con đen” như Bội Trân nữa. Như thế thử hỏi có đáng giận và đáng trách anh hay không"...
Tóm lại, theo thiển ý chúng tôi, để “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, báo chí nói riêng và truyền thông nói chung chỉ nên đón nhận những đóng góp từ những du học sinh từ VN hay người trong nước hoặc cán bộ CS với những hành động hay tin tức có tính cách đấu tranh tự do dân chủ hoặc những tác phẩm nói lên sự thật của đất nước một cách trung thực mà thôi. Ngoài ra, những mỹ từ “Vị nghệ thuật thuần túy” qua những bài văn, thơ hay những buổi trình diễn ca nhạc hoặc triển lãm hội họa từ trong nước đưa ra,v,v… chúng ta nên cám ơn và thẳng thắn từ chối là hơn. Điều này có thể tránh tất cả sự ngỡ ngàng hay bẽ bàng trong tương lai.
Sau cùng, nhân dịp xuân về chúng tôi thành thật chúc qúy báo và độc giả một năm mới an khang thịnh vượng và cầu mong chúng ta sẽ được gặp nhau trên bầu trời quê hương thực sự tự do, dân chủ và thanh bình trong một ngày rất gần...và để thay cho cho lời kết, chúng tôi xin phép được chia xẻ tâm tình cùng độc giả qua bài thơ “Cảnh Giác” sau đây.

Đang hí hửng hưởng xuân Mùi sắp đến
Ngỡ yên hàn hú hí chuyện tình “Dê”â
Đời ngờ đâu lại lắm việc ê chề
Cây muốn lặng gió cứ hoài bỡn cợt

Sao nhân thế lươn lẹo hoài chẳng ngớt
Lúc gập ghềnh, khúc khuỷu, lúc tào lao
Việc xây cầu giao hưởng ngỡ chiêm bao
Ấy lắm kẻ đưa tay luồn móc ngoặc

Ai còn thương mảnh sơn hà đã mất
Ai ngậm ngùi, xao xuyến chữ ấm no
Ai đấu tranh tìm dân chủ, tự do
Ai ước vọng vá mảnh dư đồ rách

Đừng lạm dụng, chữ “Văn chương, Nghệ Thuật”
Mà mắc lừa Cộng Sản với lời ru
Để sau này ôm mối hận thiên thu
Thân tất bại, liệt danh mang tủi nhục

Đành rằng nghĩa “ kim ngân” như thủ túc
Suy cho cùng, “ Tình đất nước” nặng hơn
Chớ vui say trên oán hận đau buồn
Bao thống khổ, miếng cơm vùi sỏi đá

Phải cảnh giác đòn giao lưu văn hóa
Đừng ơ hờ mắc hỡm lũ Cộng nô
Để đắng cay mang hận, kiếp tội đồ
Rồi ngã gục đớn đau, hồn u uất

Đừng chờ xem, cầu giao lưu hoàn tất
Sẽ đổi mầu thắm đỏ máu nhân dân
Cộng đồng ơi, đâu là mức định phân
Ai Cộng Sản, Ai đấu tranh dân chủ

Đã nương thân trong đoàn người lữ thứ
Có lẽ nào phản bội lại anh em
Tỉnh dậy thôi, những não trạng tối đen
Về chiến tuyến, sát vai cùng dân tộc.

*

Thắc mắc quanh vai trò của Bội Trân

Vũ Đức Tuấn - Bonnyrigg NSW

Tôi là người mê chơi cây cảnh nhưng cũng thường xuyên đóng góp vào việc chung của cộng đồng. Khi ông Nguyễn Hữu Luyện sang Úc nói chuyện để quyên góp tiền bạc cho vụ kiện một trường đại học Mỹ dám cả gan mướn mấy tên cán bộ CS viết về người tỵ nạn, cả hai cha con tôi đều cùng đi nghe ông nói và đóng góp tiền bạc dù là ít ỏi. Nói vậy để qúy báo thấy chúng tôi tuy sống ở Úc thích chơi non bộ, thích đi câu, nhưng không phải vậy mà quên mất tội ác CS vì chúng nên gia đình tôi phải bỏ lại tất cả để vượt biển tìm tự do. Nhân vừa rồi đọc bài viết trong Giai phẩm SGT thấy nói đến bà Bội Trân Huỳnh là cán bộ văn hóa nghệ thuật của CS sang Úc tu nghiệp lần 2, đã có bài viết trong cuốn Thế hệ một rưỡi của CĐNVTD, tôi mới ngạc nhiên nên viết bài viết này để trước là thưa chuyện sau là xin mạo muội có vài câu hỏi. Cách đây khoảng ba tháng, tôi có đến dự buổi triển lãm bảo là của Thế Hệ Một Rưỡi tại Casula Power House do Cộng Đồng NVTD tại NSW bảo trợ tổ chức. Tôi đi dự là do lòng yêu thích cây cảnh chứ quả thật thời gian đó ở hãng rất bận vì thư từ cuối năm dồn về nhiều nên phải làm thêm giờ tuần nào cũng thế. Tại buổi triển lãm hôm đó tôi được anh Thủy đưa cho một cuốn sách bìa màu cam có tên là In-Between 1.5 Generation Viet-Aust. Mở coi thì tôi biết đây là cuốn sách do nhiều cơ quan của Úc bảo trợ cùng với CĐNVTD tại NSW và đọc báo Sàigòn Times tôi cũng thấy nói buổi triển lãm là do sáng kiến của anh Lê Phú Cường, nhân viên nghệ thuật đa văn hóa của CĐ mình. Vì vậy, tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách màu cam có bài viết của cô Bội Trân Huỳnh nhan đề Giao Thoa Việt Úc, mà ở phía cuối lại thấy dòng chữ "Boi Tran Huynh has a BA in Arts History from the University of Ho Chi Minh City". Mà lạ là chỉ thấy đề như vậy trong phần tiếng Anh, còn phần tiếng Việt lại bỏ trống. Tôi tuy không phải là một thông dịch viên có bằng cấp, nhưng theo tôi hiểu thì trong một bài viết song ngữ, sự thiếu sót như vậy là không thể chấp nhận được. Mong qúy vị trong ban tổ chức lưu ý về sau. Chẳng lẽ qúy vị cũng có ý muốn che đậy lai lịch cô Bội Trân giống như hàng không của VC che đậy việc thủ tướng CS bổ nhiệm 7 vị giám đốc sao" Tiện đây tôi cũng xin nói thêm, là sau khi đọc bài Chuyện Hươu trong Giai phẩm SGT, tôi có lên Internet coi thì quả nhiên, website của hàng không Việt Nam ở phần Anh ngữ có ghi là 7 viên giám đốc của hàng không VN phải do thủ tướng CS bổ nhiệm, nhưng phần tiếng Việt thì lại không đả động đến chi tiết này. Xem ra lối CS phổ biến tin tức bằng song ngữ nhưng thiên lệch bên có bên không kiểu này cũng đã lan sang đến cả Úc rồi đó bà con...
Trở lại chuyện bài viết của Bội Trân Huỳnh trong cuốn sách màu cam, hôm đó đọc tôi đã thấy có vấn đề nhưng vẫn nghĩ tác giả thuộc thế hệ một rưỡi hiện đang sinh sống tại Úc. Sau hỏi ra, tôi mới biết cô ta là cán bộ văn hóa nghệ thuật được CS cho đi du học ở Úc. Như vậy thì quả là chuyện lạ lùng hết chỗ nói vì bảo cô ta là "trí thức dấn thân" như ông Hữu Nguyên đã viết thì thật vô lý vì nếu bảo cô ta đã chấp nhận nguy hiểm do CS trả thù để viết bài đăng trong sách có hình logo của CĐNVTD với quốc kỳ của VNCH thì cô ta đã viết những bài viết tranh đấu tích cực hơn như ông Hữu Nguyên đã nêu mấy câu hỏi: "Nếu cô Bội Trân đã có tấm lòng với dân với nước, tại sao bà không viết những bài có ý nghĩa hơn, xứng đáng với thân phận của một trí thức có lòng, trước thảm kịch do CS gây ra trên quê hương đất nước" Nếu đủ can đảm sẵn sàng hy sinh tất cả để dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người, giống như Dương Thu Hương, Trần Khuê, cô có thể dùng tên thật. Còn như sợ nguy hiểm, tại sao không dùng tên giả viết bài"" Qua những điểm vừa nêu trên, tôi thấy dù muốn dù không cô Bội Trân cũng đã được CS trao cho sứ mạng lọt vô các diễn đàn ngôn luận của người Việt hải ngoại bằng cách đội lốt văn hóa nghệ thuật và cô Bội Trân đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng đó với sự tiếp tay của anh Lê Phú Cường. Sự tiếp tay của anh Lê Phú Cường là vô tình hay cố ý hay do anh ngây thơ không hiểu hết mưu mô của CS" Tôi không biết là khi anh Cường cho đăng bài của cô Bội Trân trong cuốn sách màu cam do CĐNVTD tại NSW tài trợ anh đã thông qua các vị trong ban chấp hành CĐ chưa" Theo tôi thì chắc là chưa, vì xưa nay chủ trương lập trường của CĐNVTD tại Úc là chống mọi hình thức tuyên truyền của cộng sản kể cả cải lương, văn công thì không có lý gì lại chấp nhận cho anh Cường đăng bài của một giảng viên văn hóa của CS trong tài liệu văn hóa của CĐ. Vì vậy, tôi nghĩ anh Cường đã qua mặt cộng đồng trong vấn đề này và qua mặt một cách cố ý. Tôi rất mong qúy vị trong BCH và Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát cần làm sáng tỏ chuyện này. Đã từ lâu, tôi nghe nhiều người nói anh Lê Phú Cường là nhân viên văn hóa của CĐNV tự do tại Úc, nhưng anh đã không hậu thuẫn người Việt tự do làm văn hóa nghệ thuật. Anh Cường hãy nhớ rằng, chính phủ tài trợ một ngân khoản để trả lương cho anh là anh phải làm việc cho CĐNVTD tại NSW chứ không phải để anh núp dưới bóng dù CĐNVTD rồi múa máy móc nối chỗ này chỗ kia phổ biến bài viết của cán bộ văn hóa CS. Nếu anh Cường không đủ kinh nghiệm, kiến thức hay lập trường của một người Việt tự do, BCHCĐ cần phải cố vấn để anh Cường làm tròn trách nhiệm. Còn không, tôi nghĩ CĐ nên tuyển người khác. Tôi thấy thế hệ trẻ VN ở Úc hiện nay có thiếu gì em vừa có tài, có kiến thức, lại có tinh thần yêu nước. Chứ còn cứ chạy theo chiêu bài văn hóa nghệ thuật thuần túy kiểu Mr Cường thì vô hình chung chúng ta dọn bãi đưa banh cho CS nó đá.

*

Những sai lầm trong bài viết của bà phó tiến sĩ Bội Trân!

Từ Hải Ng. - St Albans VIC

Trước đây tôi có viết bài vạch mặt bọn đón gió trở cờ vì miếng nhục là cục thịt dám bầy đặt đưa văn công CS sang Úc trình diễn rồi bảo gây qũy giúp thương phế binh VNCH... Hôm nay tôi "hân hạnh" được đọc bài viết của bà phó tiến sĩ Bội Trân thấy bà có quá nhiều sai lầm nên phải bỏ ăn bỏ chơi mấy ngày giáp tết khi ông Táo về trời để viết bài này. Thưa bà, đọc bài viết của bà, tôi không nghĩ bà có trình độ của một "ứng viên tiến sĩ" về mỹ thuật một chút nào. Cả bài viết của bà chỉ là trò tung hê chữ nghĩa, nhào nặn câu cú để đáp ứng nhu cầu của loại văn chương thù tạc, áo thụng vái nhau, hay nói trắng ra, đó là loại văn chương quảng cáo một cách rẻ tiền cho một người (mà bà quen biết") làm vườn cảnh tại nhà một người bạn của bà (mà sao tôi không thấy bà nói rõ người bạn đó là ai hỉ"). Nhưng thôi, sống ở đời, ai mà tránh được cái éo le, vì bạn quẳng cho mình miếng chả thì mình phải ném trả lại miếng nem, dù là miếng nem được bọc trong cái vỏ văn hóa nghệ thuật, phải không bà BT" Dù bà là một "trí thức ứng viên tiến sĩ" nhưng đã được CS cho ra hải ngoại du học thì cũng phải là người biết "thức ngủ" đúng lúc đúng thời thì CS nó mới cho bà đi. Tôi rất thông cảm với bà chuyện đó nên xin chỉ đi vào những điểm sai về nội dung bài viết của bà mà thôi.
Điểm đầu tiên tôi không đồng ý với bà khi ngay đầu bài, bà viết: "Từ khi nào dân Việt Nam định cư tại Úc trở thành dân Úc" Có thể nói, đó là khi người Úc-gốc-Việt-Nam đó sở hữu một căn nhà và bắt đầu chăm chút cho mảnh vườn của mình." Thưa bà BT, bà viết như vậy là bà chẳng hiểu gì cái bản chất tinh túy của người Úc. Chẳng lẽ muốn trở thành một người Úc lại đơn giản chỉ cần có một căn nhà và một mảnh vườn thôi sao, thưa bà" Và nếu vậy thì biết bao nhiêu người Úc chánh hiệu 100% vẫn không có nhà, không có vườn thì họ là ai, thưa bà phó tiến sĩ" Có lẽ bà là người có được mảnh bằng BA thời CS nên tuy sang Úc tu nghiệp tới 2 lần, bà vẫn không hiểu được, bản sắc tinh túy của người Úc là yêu tự do, chuộng công bằng, thích sống phóng khoáng, không thích bon chen, không chuộng hình thức và có tinh thần dân chủ, trên từ ông thủ tướng, đến anh lái xe taxi đều có thể vỗ vai xưng hô mày tao một cách thân mật. Còn cái chuyện sở hữu một căn nhà, một mảnh vườn chẳng qua chỉ là cái vật chất, cái ngoại hình, chứ đâu có phải là cái tinh túy của một dân tộc, thưa bà BT. Tôi đồng ý, vì bài viết của bà là để ca ngợi một vườn cảnh của một người bạn do một người bạn của bà làm thì bà phải cố gắng gò ép để căn nhà và vườn cảnh là những sở hữu quan trọng. Nhưng sự gò ép cho được việc của bà vô hình chung đã vo tròn, bóp méo bản sắc và nhân dáng của dân tộc Úc, như vậy điều đó có nên hay không, thưa bà phó tiến sĩ" Vả lại, cứ theo lối viết của bà thì ở trên thế giới này, hễ ai có một căn nhà và một mảnh vườn thì cũng trở thành dân Úc được hay sao"" Chả lẽ bà phó tiến sĩ không nhận ra sự khác biệt to lớn giữa những sở hữu vật chất có tính phổ quát của loài người với những bản sắc tinh thần riêng biệt được hun đúc từ cuộc sống của mỗi dân tộc hay sao""
Kế đến, tôi cũng không đồng ý với từ "thư giãn" khi bà viết "mật độ dân số Úc nói chung vẫn rất thư giãn so với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới". Thưa bà, theo sự hiểu thô thiển của tôi, một người mới có mảnh bằng trung học đệ nhất cấp (nhưng trước 1975 à nghe), thì từ "thư giãn" thường dùng để chỉ một trạng thái của cảm xúc có tính cách vô hình như tinh thần, tình cảm. Còn mật độ dân số thì ta nên dùng từ thưa thớt nghe giản dị và dễ hiểu hơn. Vả lại, bà phó tiến sĩ cũng nên hiểu, đối tượng đọc bài viết của bà là người Việt hải ngoại, những người không quen dùng từ "thư giãn" như sau 1975 báo chí CS vẫn dùng mỗi khi nhắc đến dịch vụ "đấm bóp" hay "nhà tắm hơi"... Bà là người đi nhiều hiểu rộng, lại là cán bộ văn hóa nghệ thuật cao cấp thì phải hiểu nên chọn lọc những từ ngữ thích hợp phù hợp đối tượng độc giả. Có vậy mới lọt tai người đọc. Chứ còn bà cứ khư khư dùng những từ chỉ thích hợp trong xã hội CS thì người đọc ở Úc dễ khùng không thèm đọc bài của bà.
Điểm tiếp theo tôi không đồng ý là sự hời hợt nông cản, nặng phần cảm tính một chiều trong bài viết của bà Bội Trân. Nhận xét về điểm này, bà xã tôi cho là bà Bội Trân đã theo chỉ thị của CS, dùng cái lốt văn hóa nghệ thuật và mảnh bằng BA với PhD của mình để viết ru ngủ người đọc. Tôi không biết điều đó đúng hay sai, nhưng cho dù có đúng đi nữa thì quả thực, bà và những viên cai văn nghệ CS đã đi một nước cờ thấp như "snake's ass" vậy. Bà BT viết "Một mảnh vườn trong khuôn viên nhà mình thậm chí còn quan trọng hơn nữa đứng về mặt tâm lý và văn hoá đối với dân Việt Nam ở Úc. Một miếng đất nhỏ xíu có thể để trồng vài ngọn rau răm, rau quế, hay một cây ổi; ăn thì chẳng bao nhiêu, có khi là chỉ để làm kiểng, hoặc để có cái thú hái một hai trái tặng bạn bè đến thăm. Nhưng điều chính yếu nằm đàng sau những ngọn rau, cây trái này là cái để tưởng về quê cũ, để cảm thấy mình có một không gian thân thuộc của chính mình." Đọc đoạn trên, người đọc bình thường như tôi cũng nhìn thấy rõ sự nông cạn hời hợt theo cái lỗi cưỡi ngựa xem hoa của bà. Chắc bà dư biết, hầu hết người Việt hải ngoại đều là những người trước đây có nhà cao cửa rộng, có vườn tược đàng hoàng ở VN. Thậm chí nhiều người còn có cả những ruộng đồng thẳng cánh cò bay, những vườn cây ăn trái xum xuê... Chẳng nói đâu xa, chính gia đình ông bà nhạc tôi cũng có mấy vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu. Vậy thì vì đâu và vì ai mà họ phải vứt bỏ tất cả để đến Úc mua một miếng đất nhỏ xíu "trồng vài ngọn rau răm, rau quế, hay một cây ổi", thưa bà BT" Câu trả lời chắc chắn là vì CSVN tàn ác! Chắc bà dư biết, có nhiều người Việt cũng vì CSVN mà phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ở Miền Bắc chạy vô miền Nam cách đây nửa thế kỷ, để rồi 25 năm sau, cũng vì CSVN mà họ phải chạy sang Úc. Bà viết là những người Việt ở Úc có mảnh vườn trồng rau trái là để tưởng nhớ quê cũ, nhưng bà chỉ nói tưởng nhớ chung chung mà quên mất, trong niềm tưởng nhớ quê cũ của người Việt hải ngoại, còn niềm thương xót cho đất nước đang sống tang thương dưới sự đô hộ của CS, còn niềm căm giận CS khôn nguôi nữa thưa bà.
Trong bài viết, bà Bội Trân có nói đến chuyện "mảnh vườn rau sẽ biến thành một vườn cảnh" làm tôi lại nhớ đến quê nhà, sau khi CS Bắc việt chiếm Miền Nam năm 1975, biết bao vườn cảnh tươi đẹp trên đất nước đã bị phá đi để trồng rau, trồng khoai mì... Trong những năm tháng sau khi CS chiếm Miền Nam, bao nhiêu trẻ thơ vô tội Việt Nam đã phải rưng rưng nước mắt khi chứng kiến cảnh phá hoa trồng khoai mì... Tất cả những chuyện trên không biết bà BT có biết hay không, hay biết mà bà vẫn nhắm mắt bịt tai cố tình không biết để tự đánh lừa mình khi viết bài tuyên truyền cho CS" Ngay cả những từ như động Thiên thai, vườn Lưu Nguyễn, nghêu ngao vui thú yên hà... bình thường nó chỉ nói lên tâm trạng thoát tục, thích gần gũi với thiên nhiên của con người nói chung, nhưng trong bài viết của một cán bộ văn hóa nghệ thuật như bà Bội Trân, nó đều được dùng với dụng ý ru ngủ đặc biệt. Bảo bà là một trí thức VN dấn thân để viết về cây cỏ hoa lá cành thì tôi không tin vì nó thật hài hước. Còn bảo bà viết theo chỉ thị của CS thì lẽ tất nhiên, với kiến thức của một cán bộ văn hóa nghệ thuật, bài viết của bà ắt phải đầy những dụng ý. Gần cuối bài, bà BT viết: "Và nếu có một cách nào tế nhị, thâm thuý để "show off" Việt Nam tính thì vườn cảnh có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Bộ ghế salon bằng da thứ thiệt trong phòng khách có thể nói được cái chiều sâu của túi tiền chủ nhân, nhưng không nói được cái phần tinh tuý trong con người đó." Xin hỏi bà BT, bà căn cứ vào đâu để có thể kết luận vườn cảnh là sự lựa chọn hàng đầu để "show off" Việt Nam tính một cách tế nhị và thâm thúy" Vậy mấy chục ngàn gia đình Việt ở Úc không có vườn cảnh thì không có cách nào thể hiện Việt Nam tính tinh túy của mình hay sao" Lạ lùng hơn nữa là ở một, hai đoạn trên, bà BT còn tỏ ra nghi ngờ khi đặt câu hỏi "Liệu có một kiểu vườn cảnh VN"" Rồi bà trả lời: "Chúng tôi đoán chắc là có, và thời gian, chiến tranh đã làm thất thoát cái đẹp này". Là một giảng viên văn hóa nghệ thuật, chứ không phải là một chuyên viên về vườn cảnh, lại chỉ đoán chắc là có một kiểu vườn cảnh Việt Nam, nhưng chiến tranh và thời gian đã làm thất thoát cái đẹp này, vậy mà bà BT có thể kết luận: "Nếu có một cách nào tế nhị, thâm thuý để "show off" Việt Nam tính thì vườn cảnh có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu!” Quả là một kết luận hàm hồ vội vã, cưỡng từ đoạt lý, nói lấy được của một cán bộ văn hóa CS đang làm luận án tiến sĩ!!

*

Cô Bội Trâm là ai"

Trần Đ.L. - Sydney NSW

Đọc bài viết của ông HN nói Cô Bội Trâm là một trí thức dấn thân, tôi thấy ông có lẽ có dụng ý đưa vấn đề cô Bội Trâm ra trước công luận chứ chẳng lẽ ông lại có thể ngây thơ tin trong số cả vạn du học sinh và cán bộ tu nghiệp CS đến Úc chỉ có mỗi cô Bội Trân là trí thức dấn thân sao" Hơn thế nữa, qua những gì ông HN đã phân tích trong bài viết và bài của Con Hươu thì tôi thấy đó là những màn tung hứng khá ý nghĩa, giúp mọi người nhìn ra những trò múa máy thâm độc của CS và vai trò nguy hiểm của những người đứng ra móc nối để phổ biến bài viết của Bội Trân. Vì vậy tôi xin được đóng góp thêm những gì tôi biết về Bội Trân để thêm rộng đường dư luận. Cô Bội Trân chắc không biết tôi, nhưng tôi biết cô Bội Trân khá rõ. Ngoài tôi ra, ở Úc này còn nhiều người nữa cũng biết rõ cô là ai. Có một số người trước cũng ở đường Trịnh Hoài Đức, Biên Hòa, cách tiệm sách gia đình cô không bao xa. Có một số người trước cùng học với cô. Và có cả một số cán bộ CS từng quen biết anh T. chồng của cô Bội Trân (người cũng đã từng được CS cho sang Úc với vợ là Bội Trân). Nói vậy có nghĩa, dưới ánh sáng mặt trời không có gì có thể che giấu. Tốt nhất đừng làm chuyện gì trái với lương tâm là không việc gì phải giấu. Theo tôi biết một cách chính xác, chồng của cô Bội Trân là một nhân vật quan trọng trong guồng máy tuyên truyền của CS, là hiệu phó trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Biên Hòa Đồng Nai. Cô Bội Trân cũng là giảng viên về văn hóa nghệ thuật tại trường này. Tôi là một nghệ sĩ trước 75, khi cộng sản vô, trong thời gian khoảng 7 năm phải sống với CS trước khi vượt biên, nên tôi hiểu rõ, những người như vợ chồng cô Bội Trân nếu không thuộc loại tích cực đóng góp cho chế độ CS thì cũng thuộc loại gọi là dạ bảo là vâng. Bằng không thì không cách chi có thể leo lên đến chức tước như vậy, lại còn được xuất ngoại du học hai, ba lần nữa chứ. Tôi cũng xin mở ngoặc ở đây là bản thân cô Bội Trân không phải chỉ xuất ngoại sang Úc, mà cô còn được CS cho xuất ngoại sang nhiều nước khác trong đó có Pháp, Đức, Mỹ... Chúng ta cũng nên nhớ là trong chế độ CS, văn hóa nghệ thuật quan trọng không khác gì ban tuyên huấn của đảng CS.
Tôi nhớ là trong một lớp "cải tạo" văn nghệ sĩ Miền Nam sau 1975 mà sau này nhà văn Hồ Trường An đã viết, CS đã bắt mọi người phải học đi học lại nhiều tài liệu tuyên truyền của CS trong đó có câu nói của Hồ tặc, "Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ đảng và nhà nước; phải thật sự hoà mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, rồi mới trau dồi nghề nghiệp để mọi người đồng lòng chung sức xây dựng văn nghệ của ta ngày càng phong phú về tư tưởng cộng sản và nghệ thuật cách mạng". Tôi tin là vợ chồng cô Bội Trân đã được CS ưu đãi, lại được đóng vai trò giảng dậy văn hóa nghệ thuật, thì không thể không thuộc nằm lòng lời nói trên. Vì vậy ai ngây thơ bảo cô Bội Trân là trí thức dấn thân chứ tôi thì không tin. Thêm điểm nữa là cô viết bài rồi móc nối người này người nọ gửi bài đi tùm lum, ắt phải nhằm mục đích gì, chứ trí thức dấn thân thì phải viết bài như Cha Lý, như LS Lê Chí Quang mới phải chứ. Nhưng chuyện cán bộ văn hóa của CS tìm cách thâm nhập các diễn đàn ngôn luận của người Việt hải ngoại là chuyện của họ. Chuyện của mình là phải cảnh giác đề phòng và ngăn chặn kịp thời. Vì lẽ đó, tôi rất bất mãn khi thấy anh Lê Phú Cường, người ăn lương của CĐ mà lại đi tiếp tay cho cô Bội Trân. Tôi cũng rất bất mãn khi thấy Sàigòn Times đăng bài của cô Bội Trân. Đồng ý, khi đăng bài của Bội Trân, báo SGT đã có bài phân tích, đưa ra các giả thuyết, các nghi ngờ để cảnh giác độc giả và lại có thêm bài Con Hươu để vạch trần âm mưu văn hóa vận của CS, nhưng theo tôi, chúng ta không cần đăng những bài văn nghệ văn gừng của cán bộ VH CS làm gì. Trí thức hay trí ngủ, tiến sĩ hay thạc sĩ gì được CSVN cho ra hải ngoại tuyên truyền cũng vậy thôi. Xin đi chỗ khác chơi, chớ "mượn vườn văn nghệ đọc kinh hòa bình". Bất mãn hơn là có một số cơ quan truyền thông lại liên tục phổ biến những bài viết của Bội Trân mà không hề có một bài viết giải thích hay phân tích nào đi kèm""!! Nhưng bất mãn nhất vẫn là việc anh Lê Phú Cường đăng bài của cô Bội Trân trong cuốn sách do CĐNVTD-NSW chính thức tài trợ và xuất bản. Xin hỏi anh Lê Phú Cường lấy tư cách gì để đăng bài của một cán bộ VHCS trong sách của CĐ như vậy" Anh làm cán bộ văn hóa nghệ thuật cho CĐNVTD hay cho chính phủ CSVN" Khi anh làm việc này, anh có xin phép BCHCĐ hay không" Tại sao khi đăng, anh không có lời giải thích cho minh bạch việc anh làm" Tôi và một số anh em quen biết cũng đã bàn bạc rất kỹ về vấn đề này và xin nhắc để anh Cường hiểu, trong cuộc đấu tranh với CS để giành lại tự do dân chủ cho quê nhà, trong khi CS tìm mọi cách chính trị hóa văn hóa nghệ thuật, bất cứ ai đòi văn hóa nghệ thuật phải phi chính trị, vô hình chung người đó đã tự trói tay cộng đồng, và tiếp tay cho CS. Tiện đây tôi cũng xin mạnh dạn hỏi thẳng anh Lê Phú Cường cũng như qúy vị hữu trách trong CĐNVTD-NSW: Trước khi anh Lê Phú Cường làm việc cho CĐNVTD, anh có về VN làm việc một thời gian dài. Vậy xin anh Cường và qúy vị công khai cho biết, anh Cường đã về VN làm việc gì" Làm cho công ty nào" Và làm bao lâu" Anh đã quen biết cô Bội Trân trong dịp nào" Quen ở Úc hay quen khi còn ở VN" Việc đem bài của cô Bội Trân phổ biến trong cuốn sách của CĐNVTD và các cơ quan ngôn luận của người Việt tại Úc là ý của anh hay ý của cô Bội Trân, hay ý của ai"
Tôi nghĩ là cây ngay anh không sợ chết đứng. Anh là người làm việc cho CĐNVTD nên tôi là một người Việt yêu tự do có quyền yêu cầu qúy báo đăng những câu hỏi trên của tôi và yêu cầu anh Cường trả lời thẳng thắn trên mặt báo những câu hỏi đó để mọi người khỏi dị nghị, bàn ra tán vô không biết anh có tiếp tay cho CS hay không"

*

Xin tặng lại bài thơ cho bà ứng cử viên tiến sĩ Bội Trân!

Vũ Hoàng Khải - WA

Tôi rất thích bài viết về Bội Trân của ông Hữu Nguyên. Ông đã dùng chiêu "cách sơn đã ngưu" thật tuyệt vời. Đánh mà tưởng như không đánh. Không đánh mà hóa đánh. Đúng là vô chiêu thắng hữu chiêu. Mà cái màn đánh kiểu này thì đúng là "mãn hoa thiên vũ", hoa bay đầy trời, miểng văng tứ tung, ai có tà ý, nằm vùng làm tay sai muốn mượn vườn văn nghệ để đọc kinh hòa bình cho CS là ăn miểng bằng hết. CS phen này cũng học được bài học, báo chí hải ngoại đâu có phải tờ nào cũng ngu chỉ biết cắm đầu đăng bài của cán bộ CS đâu. Đưa mà không đăng thì chúng bảo là mình sợ. Còn đăng mà không viết được một bài ra hồn thì chúng lại bảo mình ngu. Vì vậy, đăng mà có bài phân tích kèm theo như vậy để vạch trần những kẻ làm tay sai cho chúng là rất đúng. Tôi cũng rất khoái 3 bài thơ của Ý Nga ở ngay bên trái bài của Hữu Nguyên. Ba bài thơ thật là đầy đủ ý nghĩa và là cái tát trái nảy lửa vào mặt những kẻ "giấy rách chẳng giữ lấy lề, lại còn viết lách làm hề thế gian". Tôi nghĩ những trí thức, khoa bảng thân cộng nên mở mắt phen này để hiểu rằng chúng như những viên sỏi, nên về VN bám chân CS, đừng có bầy trò lân la, thâm nhập CĐ mình ở đây rồi mang nhục. Nhân có bà 'chuẩn tiến sĩ' Bội Trân mượn vườn văn nghệ đọc kinh hòa bình, tôi xin gửi tặng bà bài thơ của Đan Hà (trước đã gửi đăng trên SGT nay thấy hợp hơn nên xin gửi lại lần hai):

Nhắn Người Khoa Bảng

Cử nhân
Tiến sĩ ơi!
Uổng công cha mẹ nuôi
Thành tài theo Việt Cộng
Hại dân lành
Thương ôi!

Cử nhân Tiến sĩ ơi!
Đeo bằng cấp đầy người
Lẻo mép lừa thiên hạ
Liêm sỉ ngươi đâu rồi

Cử nhân
Tiến sĩ ơi!
Nỡ nào lại điếc, đui
Bán mình cho giặc Cộng
Vì chút lợi tanh hôi

Cử nhân
Tiến sĩ ơi!
Việt Cộng đã dùng ngươi
Để bịp lừa, khoác lác
Khoe chiến công giết người

Cử nhân
Tiến sĩ ơi!
Mau tỉnh ngộ đi thôi
Tiêu diệt loài qủy đỏ
Để cứu lấy giống nòi.

*

Xin bỏ ngay lối chống cộng cực đoan!

Vũ Thảnh - Footscray VIC

Đọc Giai Phẩm Xuân của Sàigòn Times năm nay tôi thấy thật bực mình. Qúy vị muốn chống cộng sản thì ít nhất mấy ngày tết nhất cũng nên dĩ hòa vi qúy, lấy tình dân tộc làm nền tảng cho hòa hợp hòa giải, cùng vui chung cái tết truyền thống để nhớ đến ông cha. Người CS đã hòa hợp hòa giải thay đổi rất nhiều. Tôi lấy tỉ dụ như ngày xưa CS họ cướp nhà cửa của chúng ta, bây giờ họ đồng ý cho chúng ta mang đô la về VN mua lại nhà cửa đất đai. Ngày xưa họ chửi chúng ta là đĩ điếm ma cô phản động theo gót đế quốc, bây giờ họ bảo chúng ta là khúc ruột ngàn dặm đó. Ngày xưa họ dùng trại cải tạo để hành hạ tra tấn chúng ta, bây giờ ai chịu khó hay dại dột tin tưởng vào lời dụ của CS đem tiền bạc về đầu tư là đều được trực tiếp thủ tướng CS Phan Văn Khải hôn tay và tặng huy chương. Trong khi CS họ thay đổi như vậy thì qúy vị vẫn chống là chống ở chỗ nào" Bà Bội Trân chẳng gì cũng là một bà phó tiến sĩ sắp trình luận án tiến sĩ tại một đại học danh tiếng nhất ở Úc. Thử hỏi từ xưa đến nay ở Úc này có người phụ nữ nào đã trình luận án tiến sĩ nghệ thuật sử hay chưa" Chắc hẳn là chưa và bà Bội Trân là người thứ nhất và là người duy nhất trên thế giới được. Như vậy là một vinh dự cho qúy báo khi được bà gửi bài đăng và qúy vị phải lấy đó làm ơn và phải biết ơn anh Lê Phú Cường mới phải, chớ sao lại viết bài chỉ trích, chụp mũ bà ta là cán bộ CS. Bà ta đi dậy về nghệ thuật văn hóa thì đâu có gì là chính trị mà qúy vị phải né tránh. Các đài, báo khác vẫn đăng bài của bà mà đâu có thấy ai nói gì đâu. Ngay cả ông Lê Phú Cường còn trịnh trọng cho đăng ngay trong cuốn sách bìa màu giấy láng đắt tiền nhất ở Úc do cộng đồng người Việt bỏ tiền ra in mà cũng đâu có thấy ai bàn tán dị nghị gì. Chỉ có báo Sàigòn Times là lắm chuyện viết bài chỉ trích, trêu ong chọc rắn. Có giỏi về VN viết vậy thử coi!! Tôi là tôi nói thiệt đó. Báo chí gì chỉ toàn đăng tin nhảm nhí, gây mất đoàn kết hòa hợp hòa giải dân tộc rồi chống cộng một chiều thôi à. Tôi còn nghe nói trước đây bà Bội Trân phàn nàn là có viết bài cho tờ báo [...] mà họ trả tiền nhuận bút mạt rệp, không đủ tiền cho bà ăn bữa cơm trưa (cái này là tôi nghe người khác nói là bà Bội Trân nói chứ không phải bà ta nói trực tiếp với tôi đâu). Bà Bội Trân còn bảo, ở Việt Nam, báo Tuổi Trẻ trả bà bằng tiền Mỹ còn gấp 3 lần số tiền báo [...] trả. Báo SGT đã chẳng chịu trả tiền nhuận bút cho bà thì chớ lại còn bầy đặt viết bài chê lên chê xuống. Chê thì đừng đăng có hơn không. Vậy thì ai nói làm chi. Có giỏi thì cứ đăng bài viết này của tôi lên cho mọi người biết, rồi có mấy vị giỏi cãi giỏi la xưa nay trên báo SGT cói giỏi cứ lên tiếng trên báo SGT đi tôi không có ngán đâu. Ông Lê Phú Cường là người sáng suốt biết bay cao như con chim đại bàng nên ông dám chịu chơi, mang bài của Bội Trân đi phổ biến khắp nơi mà đâu có ai dám ngăn dám cản. Tất cả cứ êm re bà rù đó thôi. Người khôn ngoan như ông rồi sau này sẽ làm lớn, không làm lớn ở Úc thì cũng làm lớn ở VN cho coi. Nhiều người Việt ở đây bây giờ khôn ngoan biết sợ là đúng, sống trong cảnh xôi đậu, mà xôi đậu cùng màu thì đâu có biết ai là đậu, ai là xôi, nên sợ không dám nói đến chữ chống cộng, ngay cả mấy chữ tỵ nạn CS cũng tìm cách né bằng được là tôi đủ hiểu. Đã vậy SGT lại còn đòi chống cả hàng không VN nữa chớ. Bộ ông HN không thấy hàng không VN bây giờ lấy hình bông sen theo đúng truyền thống nhị vàng bông trắng lá sen gần bùn CS mà chẳng hôi tanh mùi bùn rồi sao. Như vậy thì chống ở chỗ nào"...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.