Hôm nay,  

Phỏng Vấn Nhất Luân - Tác Giả Cd Tình Trong Nỗi Nhớ

17/02/200300:00:00(Xem: 4362)
Nhất Luân là người có tâm hồn nghệ sĩ ngay từ khi còn nhỏ, và đã sớm nhận ra, âm nhạc là cách hay nhất có thể diễn tả được những xúc động sâu xa của tâm hồn. Vì vậy, ngay khi bước vào tình yêu, Nhất Luân đã tìm đến lời ca tiếng hát để nói lên tiếng nói của lòng mình. Nhờ ở tình yêu, tâm hồn nghệ sĩ và tài năng, năm 1997 Nhất Luân đã cho ra mắt CD “Dòng Tóc Yêu Thương” tạo lập được cho riêng mình một phong thái diễn xuất riêng... Tuy nhiên, khi ca những bài ca, bản nhạc được các nhạc sĩ khác sáng tác, Nhất Luân thấy chúng không thể chuyên chở được hết những suy tư, xúc động chân thành của anh dành cho tình yêu... Những bế tắc đó đã thôi thúc Nhất Luân tìm tòi, vừa tự học nhạc lý, vừa chịu khó hỏi han những người chung quanh, để tự sáng tác những bản nhạc cho chính mình... Sau thời gian hơn 5 năm miệt mài suy tư, học hỏi, cuối cùng, Nhất Luân đã hoàn thành xong CD Tình Trong Nỗi Nhớ, bao gồm 12 bài, trong đó hầu hết do chính Nhất Luân viết nhạc, viết lời và ca... Là một người có tâm hồn nghệ sĩ, hiểu rõ được giá trị diễn tả tuyệt vời của âm nhạc, đồng thời cũng nhận thức được những hạn chế của chính mình, nên Nhất Luân tuy rất trân trọng những đứa con tinh thần của mình, nhưng anh không hề cảm thấy thỏa mãn... Và như vậy, con đường nghệ thuật âm nhạc mà Nhất Luân đã chọn một cách gần như vô thức cách đây ngót 30 năm, xem ra vẫn tiếp tục mở rộng, với nhiều hứa hẹn thành công hơn trong mai hậu... Sau đây, kính mời qúy độc giả theo dõi một vài góc cạnh về cuộc đời cùng những suy tư của Nhất Luân trên con đường tìm đến với âm nhạc...
SGT: Đầu tiên, xin Nhất Luân cho độc giả Sàigòn Times biết chút ít về Nhất Luân"...
Nhất Luân: Cháu cảm ơn chú đã đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt âm nhạc của cháu và ưu ái dành cho cháu một cơ hội bộc bạch tâm sự với độc giả SGT. Thưa chú, cháu tên Lâm Hàng Nhất Luân, không phải là Lâm Hoàng Nhất Luân như trong Tuyển Tập Nghệ Sĩ 1996 do Trường Kỳ thực hiện, in nhầm. Cháu sinh ngày 17/3/64 tại Sóc Trăng, Ba Xuyên. Năm 1982, cháu cùng gia đình vượt biên và định cư tại Úc vào tháng 10/1983. Tính đến nay cũng gần 20 năm ở Úc...
SGT: Nhất Luân đam mê âm nhạc từ lúc tới Úc hay từ khi còn ở Việt Nam"
Nhất Luân: Thưa chú, hồi lúc học lớp 3 là cháu đã thích ca hát rồi. Có lần cháu dám đứng lên giữa lớp hát tặng cho cả lớp nghe bài “Thành Phố Buồn” nhân dịp tất niên. Mới có chừng ấy tuổi đầu mà cũng biết buồn cho tình yêu thì quỷ quái quá phải không chú" Nhớ lại cháu thấy quê quá, không đàn không trống tự độc diễn. Nhưng lúc đó đâu biết mắc cỡ thích hát thì hát chứ đâu có biết hay dở là gì. Đến năm lớp bảy thì Ba cháu tặng cho cháu một cây kèn tây (Harmonica), có lẽ nghe kèn dễ chịu hơn là nghe thằng con hát, và dạy cháu học nhạc lý và cách thổi kèn. Nhờ có năng khiếu nên cháu học khá nhanh. Tuy nhiên vừa ôm đàn vừa hát thì vẫn thích hơn. Đến lúc ở trong trại tỵ nạn cháu có tham gia “Chương Trình Tiếng Nói Thuyền Nhân” hát trên đài cho đồng bào nghe. Mãi đầu năm 1992 cháu mới thực thụ hát trên sân khấu.
SGT: Từ một người thích ca hát, điều gì đã thúc đẩy Nhất Luân bước qua lãnh vực sáng tác và thủy chung chọn ca nhạc làm niềm vui của mình"
Nhất Luân: Trong thời gian đi hát vì nhu cầu của khán giả, cháu phải hát nhiều bài nhiều thể điệu khác nhau, thường gọi là nhạc tour để bà con khiêu vũ. Những lúc đó cháu thấy lòng không thoải mái lắm vì có những bài không hợp với nhu cầu tâm hồn mà cứ phải hát. Nhưng nếu không thì mất chỗ đứng trên sân khấu. Thôi! đành mượn tâm sự của người khác để gởi gắm lòng mình nhưng trong cháu vẫn còn nhiều điều khắc khoải, ưu tư muốn trang trải qua lời nhạc và âm điệu của riêng mình hơn. Điều đó đã thúc đẩy cháu tự học hỏi thêm về phần nhạc lý và sáng tác. Dần dần cháu thấy những điều ấp ủ trong lòng có thể giải bày qua dòng nhạc và đó là niềm vui khi tìm thấy ngõ thoát tâm hồn.
SGT: Như vậy thì bản nhạc đầu tay của Nhất Luân là bản gì" Nhất Luân sáng tác bản đó trong hoàn cảnh nào"
Nhất Luân: Dạ thưa bài “Muộn Màng Lời Yêu” khởi đầu viết năm 1993, nguyên thủy là “Muộn Màng” nhưng vì trùng tên với tựa đề của một vài nhạc sĩ khác nên thêm hai chữ Lời Yêu. Bài nầy viết bằng sự đa sầu đa cảm nhất thời, rồi bỏ dở vì gặp nhiều trở ngại trong bước đầu sáng tác. Lúc đó không biết hỏi ai khi gặp khó khăn. Cứ loay hoay mãi vẫn không xong. Mãi đến năm 1997 sau khi cho ra mắt CD “Dòng Tóc Yêu Thương” thì may mắn cháu quen được nhạc sĩ Hoàng Thanh. Chú Hoàng Thanh gợi cho cháu vài ý tưởng và cách viết nhạc, sau đó bản nhạc được hoàn tất năm 1998. Đến 1999 thì thay đổi một vài ca từ cho hoàn chỉnh hơn.
SGT: Trong số những nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam, ai là người ảnh hưởng đến Nhất Luân nhiều nhất"
Nhất Luân: Nói về ảnh hưởng thì cháu không có sự nhất định vì cháu thích hầu hết các nhạc sĩ trước 1975 và nhiều ca sĩ hải ngoại. Gần đây nghe thêm nhạc đang thịnh hành trong nước. Cháu nghe rất nhiều thể loại nhạc khác nhau từ ta lẫn tây, nhưng lại rất mau quên. Đó là thói quen cháu tập lấy, mỗi khi bị một bản nhạc nào in vào trong đầu, muốn quên bản nhạc đó bằng cách nghe nhiều bản nhạc khác trong tâm trạng thật vô tư. Để lúc sáng tác giòng nhạc tuôn trào ra bằng sự rung cảm của chính mình.
SGT: Có một số nhạc sĩ tình cờ đọc được một bài thơ hay rồi phổ nhạc. Có người viết nhạc trước, viết lời sau. Ngược lại, có người sáng tác lời trước nhạc. Riêng Nhất Luân thì thế nào"
Nhất Luân: Thưa chú, cháu viết nhạc và lời cùng một lúc, nó có sự uyển chuyển hơn không bị gò bó vì lời chọn sẵn hoặc nhạc đã hình thành. Điều cần nhất là ý tưởng và cảm xúc chân thành phải được ấp ủ thôi thúc trong lòng, cộng thêm nội dung và âm điệu thích hợp, vui hay buồn do tâm trạng nội tâm.
Phổ thơ thì có cái dễ vì lời đã có sẵn nhưng đôi khi bị gò bó do một số từ ngữ hoặc do ảnh hưởng của các dấu trong tiếng Việt gây khó khăn trong phần âm điệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là nắm bắt được cảm xúc của tác giả bài thơ và thả hồn theo bài thơ như chính mình là tác giả của bài thơ vậy, nhờ vậy thì mới dễ tìm âm thanh, tình cảm cho thích hợp với hồn của bài thơ.
SGT: Nếu nói đến một bản sắc riêng của Nhất Luân trong ca nhạc, theo cháu đó là bản sắc gì"
Nhất Luân: Thưa chú điều này phải để cho người nghe nhận xét thì hay nhất. Ở đây cháu xin trình bày những gì cháu hiểu và áp dụng khi sáng tác. Nhạc của cháu gần gũi với dòng nhạc trước 75, giản dị, dễ nghe, lời lẽ khá trao truốt, tình ý cởi mở thẳng thắn chứ không quanh co. Diễn tả qua nhiều thể điệu và cung bậc khác nhau. Rung cảm do cảm xúc nội tâm chứ không cầu kỳ gượng ép. Mỗi một bản nhạc được viết bằng những nỗi buồn, đau ấp ủ trong lòng, bằng suy tư, trăn trở cho tình yêu và cuộc sống. Nhạc của cháu tập trung quanh quẩn về tình yêu, những góc cạnh nhỏ trong tâm tư cô đơn trống vắng của cá nhân hơn là của tha nhân. Điều này người nghe sẽ tìm thấy trong đĩa nhạc “Tình Trong Nỗi Nhớ” cháu sắp cho trình làng vào ngày 15 tháng 2 năm 2003 tại Greyhound Social Club.
SGT: Trong 3 lĩnh vực, sáng tác, ca hát và chơi nhạc, Nhất Luân thấy đâu là sở trường" Với Nhất Luân, 3 lĩnh vực này bổ sung cho nhau như thế nào"
Nhất Luân: Từng đi ca hát cháu rất thông cảm với người ca sĩ trình diễn gặp phải một vài khó khăn khi trình bài một nhạc phẩm mới, có những âm vực quá rộng chẳng hạn, hoặc những âm đóng ở cuối câu khó ngân giọng. Cháu cố gắng tránh những điểm đó bằng cách tự mình hát lấy xem có nốt nhạc nào gây trở ngại không, có tự nhiên mượt mà hay gượng ép, chữ nào có thể thay thế để người hát cảm thấy thoải mái mà vẫn giữ được cái ý muốn diễn tả.
Ngay cả khi bước vào phòng thâu người ca sĩ không thể hát một chữ hoặc nốt nhạc nào đó thì mình cần chủ động ngay tìm cách thay đổi mà không bị ảnh hưởng đến phần hòa âm. Thí dụ trong bài “Nắng Khơi Niềm Nhớ” ở đoạn cuối dòng nhạc có câu “Lệ tình nào rơi trên cát, xót xa nên cát rã rời” có âm điệu rất trầm buồn nhưng cô Khánh Ninh không hát được chữ rã rời ở âm vực quá thấp do đó phải đổi nguyên câu thành “Chiều vàng chiều khơi nhung nhớ, xót xa cuộc tình mong manh” ở một bát độ cao hơn. Đó cũng là lợi điểm có thể bổ xung cho nhau.
SGT: Nói đến những kỷ niệm vui buồn trong sáng tác và ca hát, Nhất Luân có kỷ niệm nào được coi là đáng nhớ nhất"
Nhất Luân: Nói về buồn thì có khá nhiều nhưng cháu rất chóng quên. Còn vui thì có lần trên sân khấu ban nhạc đã dạo nhạc xong đến lúc vào thì cháu không nhớ câu đầu là gì đành xin lỗi khán giả. Lại có lần bảo ban nhạc đệm Rumba nhưng khi vào thì hát Slow, nhạc đánh một đường mình ca một nẻo. Còn chuyện vui này nữa, vào một buổi sáng nọ đang lái xe đi làm chợt nguồn cảm hứng đến cháu vội lấy máy ghi âm lại, cùng lúc đó xe police chạy qua tưởng là cháu đang xài mobile phone nên chận lại định phạt, cháu giải thích và mở cho mấy ông nghe, vừa mở lên ổng bảo nghe ghê quá thôi cho mày đi.
SGT: Thường khi sáng tác, Nhất Luân dùng nhạc cụ gì"
Nhất Luân: Dạ, guitar.
SGT: Tự học, tự sáng tác, đồng thời trực tiếp ca hát những bản nhạc của mình, Nhất Luân thấy đó là một thuận lợi hay trở ngại"
Nhất Luân: Tự học thường gặp nhiều khó khăn lắm, vì mất rất nhiều thời gian, cần nhất là có nhẫn nại và đam mê thì mới tiếp tục được. Khi có cơ hội trình bày những bản nhạc của mình cùng với thính giả bạn bè thân hữu thì cháu thích lắm. Mình có thể diễn tả tình cảm, cái ý mình gởi gắm trong tác phẩm trung thực hơn. Bên cạnh đó có những bản nhạc chính tác giả trình bày không hay bằng những ca sĩ khác. Cháu có lợi điểm là cháu biết hát trước khi chuyển qua sáng tác nên biết được bản nhạc nào hợp với chất giọng. Không phải là nhạc mình viết ra là mình hát hay. Tuy nhiên lỡ không có ai thích hát nhạc của mình thì cháu phải cố gắng tự hát lấy. Nghe nhiều thì không còn chứa chan nữa mà thành “chán chưa”, phải không chú" Trong trường hợp đó thì cháu rất mạnh dạn hát những nhạc phẩm của cháu, dù hay hoặc dở thì những tác phẩm đó cũng là một phần nào trong cuộc đời của chính mình.

SGT: Nhất Luân coi âm nhạc và ca hát là nghệ thuật dùng để giải trí, hay coi đó là một đam mê để giãi bày lòng mình với bằng hữu"
Nhất Luân: Thưa chú, ca hát là nỗi đam mê, sáng tác nhạc là phương cách để bày tỏ nỗi lòng.
SGT: Sự hiện diện của dòng nhạc Việt từ trong nước khoảng thời gian gần đây có ảnh hưởng gì đến khả năng cảm nhận của Nhất Luân"
Nhất Luân: Cháu được sinh ra và lớn lên dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tuổi thơ của cháu đã nghe và quen với những cảm xúc rung động của những nhạc sĩ đương thời, nhịp thở của vận nước, những dòng nhạc và cung cách viết nhạc thời đó cũng đã in sâu vào tiềm thức của cháu. Sau 75 có nhiều dòng nhạc lạ quá làm cảm xúc nghe nhạc của cháu bị trở ngại. Gần đây nghe nhạc trong nước thấy có vài nét lạ trong tiết điệu, tiết tấu diễn tả tình cảm. Điều này cũng dễ thông cảm vì ai cũng cố gắng khai phá đường lối sáng tác mới, dù sao vẫn không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nhiều dòng nhạc chung quanh chẳng hạn như nhạc Hoa hay Mỹ. Có một số bài lúc đầu nghe không quen tai nhưng dần dần cũng OK. Mỗi người một nét. Sự cảm nhận phải trung thực với chính tâm hồn của mình mới là điều đáng quí.
SGT: Một người Việt ở hải ngoại, tha thiết với nhạc Việt như Nhất Luân, thường gặp những khó khăn gì"
Nhất Luân: Cháu xin trình bày với khả năng hiểu biết của riêng cháu, có thể đúng với cháu nhưng sai với người khác. Áp lực cuộc sống thường nhật ít nhiều chi phối tình cảm và nguồn cảm hứng. Tranh đua với thời gian đã làm cho lòng người khá mệt mỏi. Ít có thời giờ thư thả để ru hồn theo một nhạc phẩm hoặc chú tâm để lắng nghe nỗi niềm mà tác giả muốn gởi gắm trong ca khúc. Tiếp xúc với nhiều dòng nhạc trong xã hội đa văn hóa, tự do ngôn luận đã giúp cho người thưởng ngoạn có một trình độ nhận xét cao hơn, đòi hỏi một tác phẩm phải hoàn chỉnh toàn diện từ âm điệu lẫn lời ca và hơn hết là tâm tư tình cảm của tác giả phải có tâm và hồn, có chủ đề nội dung. Với những yếu tố trên là sự thử thách cho người sáng tác phải có sự khéo léo biết phối hợp nhạc và lời, không nên dùng lời lẽ quá cầu kỳ khó hiểu, âm điệu phải lôi cuốn gợi cảm. Với cuộc sống kỹ thuật hiện đại hoá, chỉ cần bấm nhẹ nút trên remote control là bản nhạc chưa dạo xong phần đầu đã bị cho vào quên lãng. Nếu không thì cái phần ruột của bản nhạc chỉ chờ vào cơ may mới được biết đến.
SGT: Qua giao tiếp với một số nhạc sĩ thuộc thế hệ đàn anh, Nhất Luân thấy sáng tác nhạc ở ngoại quốc khác với sáng tác nhạc ở VN như thế nào".
Nhất Luân: Môi trường hoạt động văn nghệ ở ngoài nước thoải mái hơn. Hầu hết những tác phẩm sáng tác ngoài nước luôn mang âm hưởng gần gũi với tình người. Hoài vọng cố hương, dám yêu, dám ghét, dám hận, dám căm thù, dám nói thật với nhau. Dù có hoàn cảnh và môi trường thuận tiện để hội nhập với dòng nhạc của nước ngoài, nhưng dòng nhạc của người Việt Nam ở hải ngoại vẫn giữ được nét nhẹ nhàng Việt tính, không gượng ép làm dáng bắt trước nhạc Mỹ hoặc nhạc Hoa. Khi nghe một nhạc phẩm mới do nhạc sĩ hải ngoại sáng tác, ta thấy ẩn hiện đâu đó tấm lòng khoan dung độ lượng, tha thiết với tình yêu và cuộc sống. Nói tóm lại người nghe sẽ dễ dàng cảm nhận được đó là bản nhạc do một nhạc sĩ ở ngoài nước sáng tác.
SGT: Được biết Nhất Luân sắp cho trình làng đĩa nhạc do tự mình sáng tác và thực hiện. Trong đó có một vài tiếng hát tên tuổi còn rất mới lạ, luôn cả nhạc sĩ soạn hoà âm. Đây là một sự thử thách lớn cho tác phẩm này, Nhất Luân có thể cho biết thêm những khó khăn khi thực hiện CD này được không"
Nhất Luân: Thưa chú, khi có ý định làm đĩa nhạc này cháu đã gặp khá nhiều gian nan khi mời một số ca sĩ quen thuộc để cộng tác. Ai cũng bận rộn với cuộc sống, thời giờ thì hạn hẹp, muốn tập một bài nhạc mới mất khá nhiều thời gian. Nên ngay vòng đầu cháu đã gặp nhiều rắc rối. Vả lại nhạc của cháu còn quá xa lạ, chưa tạo được niềm tin cho người hát. Do đó cháu phải tìm những người có thành tâm nhiệt tình cùng cộng tác. Cháu đã tìm được Huy Hiếu từng hát chung trong CD Dạ Tình Khúc của nhạc sĩ Nguyên Sơn. Anh Huy do nhạc sĩ Quách Nam Dung giới thiệu. Diêu Linh cô cựu sinh viên từng hoạt động tích cực trong văn nghệ. Khánh Ninh là cô bạn bị mời bất đắc dĩ, và Trần Quốc Thanh là người bạn thân gần 20 năm qua, khả năng hòa âm được biết qua trong CD Dòng Tóc Yêu Thương cháu thực hiện 6 năm trước đây. Các anh chị em cộng tác trong CD đã cố gắng làm hết khả năng và đều ý thức được nếu không thành công như ý muốn thì không có gì hối tiếc cả, và ngược lại thì đây là niềm vinh dự chung chứ không riêng cá nhân cháu.
SGT: Gần đây được biết Khánh Ninh đoạt giải nhất với bài Trách Hờn Giọt Mưa do Nhất Luân sáng tác, trong kỳ thi tuyển lựa ca sĩ do đài Việt Nam Sydney Radio tổ chức, và Huy Hiếu đoạt giải nhì trong đợt trung kết. Vậy có phải bài Trách Hờn Giọt Mưa là bài ưng ý nhất trong CD Tình Trong Nỗi Nhớ không"
Nhất Luân: Khánh Ninh đoạt giải nhất là nhờ vào khả năng của cô ấy nhiều hơn là nhờ bản nhạc này. Nhân dịp này mà nhiều người biết đến bài Trách Hờn Giọt Mưa. Trong khi đó Huy Hiếu cũng rất xuất sắc với bài Niềm Đau Thổn Thức. Anh Huy với bài Vì Em Mà Tôi Hiểu phổ thơ Cao Xuân Lý. Diêu Linh qua bài Lời Tình Cho Mây. Bốn người đều được vào trung kết. Diêu Linh bỏ cuộc khi vào vòng cuối.
Cháu chọn ra 12 nhạc phẩm để đưa vào CD Tình Trong Nỗi Nhớ vì có sự liên hệ mật thiết trong tình cảm của từng bản nhạc cháu muốn gởi gắm. Mỗi một nhạc phẩm vừa đủ nói lên một phần nào ý tưởng tâm trạng của từng giai đoạn. Và 12 bản nhạc đã nói lên cái ý trong chủ đề Tình Trong Nỗi Nhớ. Thương yêu và trân quý những tác phẩm này thì cháu không phủ nhận, nhưng thật tình thì cháu chưa toại nguyện.
SGT: Kể từ khi ra mắt CD Dòng Tóc Yêu Thương cách đây 6 năm, đến lần ra mắt CD này, theo Nhất Luân đâu là những khác biệt cần tâm sự" Có thể coi CD này là một bước ngoặt hay là bước kế tục"
Nhất Luân: Lần ra mắt CD 6 năm trước đây cháu muốn lưu lại một chút kỷ niệm của thời đam mê ca hát, và tự nhủ với lòng sẽ rời xa ánh đèn sân khấu, sống kiếp sống bình lặng để làm vui lòng người trong gia đình. 6 năm qua bao sự việc đổi thay, những cái u ẩn trong lòng ngày càng nung đúc cô đọng, kết tụ thành những nỗi buồn, những cái nổi loạn trong tâm hồn, những niềm nhớ nhung ray rứt và để rồi cũng phải trở về với âm nhạc, tiếng hát lời ca. Chú thấy cái cám dỗ huyền bí của âm nhạc chưa" Đây là cái nghiệp chú ạ, nó cứ đeo đuổi mình hoài trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đến với nó để biết rằng mình vẫn còn là chính mình, vẫn còn biết rung động với hiện thực chung quanh cuộc đời và kiếp nhân sinh và để được an ủi.
Với lần ra mắt CD kỳ này cháu chưa có dự tính gì khác trong tương lai. Chỉ cầu mong được nhiều, thật nhiều người hưởng ứng đến tham dự, ủng hộ và được nhiều sự đón nhận cho những nhạc phẩm đầu tay này. Cháu hy vọng CD này không làm phụ lòng người nghe.
SGT: Qua lời tâm sự, Nhất Luân có thể chia sẻ kinh nghiệm để một thanh niên Việt tuy sống ở hải ngoại vẫn có thời gian và tâm hồn dành cho nhạc Việt"
Nhất Luân: Tạo thời gian cho việc sáng tác thì tương đối dễ thực hiện. Trước tiên là phải có sự đam mê và tâm quyết. Một khi đam mê thì ngay trong lúc ngủ, ăn, tắm, lái xe, làm việc mình phải âm thầm tận dụng trí tưởng để tìm dòng nhạc và ý nhạc. Dù không trọn vẹn nhưng nhờ vào nhiều lần trong ngày sẽ tích lũy được con số thời gian đáng kể và giúp cho tâm tư tình cảm dạt dào phóng khoáng hơn.
Còn về tâm hồn thì lại là góc cạnh khác. Một người am tường nhạc lý, chơi giỏi một vài nhạc cụ chưa hẳn sẽ sáng tác được nếu không có cái tâm, cái lòng, cái can đảm lột trần cái tôi và bản ngã. Một khi nắm bắt được ý niệm và cảm hứng nên tận dụng khai thác tâm hồn mình ở góc cạnh của thế giới nội tâm dù thật đơn sơ. Đừng cố đem cả vũ trụ hay xúc cảm của nhiều người khác làm tình cảm riêng mình. Hãy viết ra những điều chân thật, cái điều lòng mình muốn chia sẻ. Một khi có ý tưởng được thành hình thì nhạc lý và năng khiếu chơi nhạc sẽ là cái sườn kiến tạo cho dòng cảm hứng. Đó là ý kiến riêng của cháu.
SGT: Được biết thân phụ của Nhất Luân là nhà thơ đa tài với ba bút hiệu, Nam Man, Lâm Nam Triều và Đan Thanh. Như vậy, bên cạnh âm nhạc, Nhất Luân có bao giờ làm thơ"
Nhất Luân: Thưa chú, làm thơ thì cháu dốt đặc cán mai. Không nắm được chút nào về luật thơ cả. Khi còn nhỏ cháu có hỏi Ba cách làm thơ thì Ba chỉ lắc đầu rồi nói “õBiết để làm chi con. Không thấy má mày đã khổ vì tao như thế nào sao"” từ đó cháu không tìm hiểu thêm nữa. Hiểu con không ai bằng cha mẹ. Ba cháu đã nhìn thấy cái bản tính sôi nổi, đam mê, lăn xả trong lãnh vực nghệ thuật của con mình, dù ít nhiều thì nó đã ảnh hưởng cái nghiệp dĩ, cần phải khiêm khắc và triệt tiêu trước khi tư tưởng nảy mầm. Trong mấy anh chị em, cháu là đứa khó bảo, khó dạy nhất chú ạ. Do đó Ba cháu khá nghiêm khắc và đặt nhiều kỳ vọng nơi cháu thành công ở lãnh vực khác hơn là làm nghệ thuật. Để tránh cái vòng lẩn quẩn phiền toái cuộc đời Ba đã đặt tên cháu là Nhất Luân. Dù không biết làm thơ nhưng cháu đã hấp thụ được phần nào năng khiếu sáng tác của ông.
SGT: Xin được hỏi câu cuối cùng, nếu có ai bảo tôi tả Nhất Luân bằng 3 câu, hôm qua, hôm nay và ngày mai, thì tôi nên tả Nhất Luân như thế nào.
Nhất Luân: Câu này khó trả lời quá. Cháu vẫn là Nhất Luân với tâm hồn trần trụi. Hiện tại có nhiều tâm trạng buồn, chững chạc hơn hôm qua, vẫn luôn phấn đấu tìm sự thăng hoa của những ngày kế tiếp trong cuộc sống.

* Dạ Vũ Phát hành CD Tình Trong Nỗi Nhớ của Nhất Luân sẽ được tổ chức tại Greyhound Social Club, 140 Rookwood Rd. Yagoona, vào Thứ Bảy 15/2/03, từ 7:30pm đến 1:00am.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.