Hôm nay,  

Thánh Đường Sàigòn Phúc Trình Cứu Trợ Đợt 15

24/12/200200:00:00(Xem: 4421)
PHOTO: Mục Sư Bảo đang phát gạo và xe lắc tay cho đồng bào phong cùi tại Trại Bình Minh, Long Thành.

December 1-13, 2002 --
December 23,2002
Kính thưa quí đồng hương,
Tôi vừa hoàn tất công tác cứu trợ đợt 15 cho đồng bào phong cùi Việt-Nam, như quí vị đã biết tôi rời Los Angeles ngày 01 tháng 12 năm 2002, đến Sàigòn trưa ngày 3 tháng 12, sau khi ra khỏi phi trường Quốc Tế, tôi liền chuyển qua phi trường quốc nội để tiếp tục bay đi Qui-Nhơn, đến Qui Nhơn 3 giờ 30 chiều, trên đường về Thành Phố Qui Nhơn, anh em chở tôi ghé thăm Bảo Tàng Viện của Vua Quang Trung, vì trời đã tối, nên không vào bên trong, nhưng chỉ thăm cây me cổ thụ do gia đình Quang Trung trồng, cũng như giếng nước do gia đình Quang Trung uống, vì đã hơn 30 tiếng đồng hồ trên phi cơ lẫn xe hơi, nên tôi yêu cầu anh em đưa tôi về khách sạn, dù vậy cũng không nghỉ ngơi được lai phải lo thảo luận việc phát gạo cho trại phong cùi Qui-Hòa vào sáng mai.
Sáng ngày 4 tháng 12 năm 2002, tôi thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng, lo mọi thủ tục xong, check out khách sạn và đúng 6 giờ 30 xe đến đón chúng tôi vào trại phong Qui-Hòa để phát gạo cho 344 gia đình, mổi gia đình nhận 2 bao gạo cho tháng 12,2002 và tháng 1, 2003, mổi bao 25kg, họ mừng lắm, có nhiều người đến nói: Tưởng cận Nô-ên Mục-Sư không về được, chúng tôi trông mục-sư như con trông mẹ đi chợ về vậy! thấy họ đơn sơ, mộc mạc thương tâm vô cùng, họ thỏ thẻ: Tết năm nay mục-sư về không" Mục-sư về nhớ cho bánh tét ăn tết, đã bao năm rồi gạo không đủ ăn, đâu bao giờ dám mơ đến bánh tét, các cháu nhỏ tội nghiệp! chúng sanh ra nhầm ngôi sao xấu! Sống với cha mẹ cùi từ nhỏ đến lớn có biết "Tết" là gì! ngày Tết cũng như mọi ngày đói triền miên, từ ngày mục-sư về thăm trại cùi nầy, chúng tôi mới có bửa ăn sáng bằng cháo trắng, nhờ gạo của đồng bào hải ngoại quyên góp, họ nói trong niềm vui, xin mục-sư cho gởi lời cảm ơn bà con hải ngoại, qủa tấm lòng của người Việt hải ngoại là tấm lòng đầy từ bi bác ái. Tôi nhìn lên ánh mắt của họ, giọng nói phì phào và nụ cười nở ra trên thân hình tàn phế của họ, tôi nghĩ người Việt hải ngoại nhất là những người được sống trên đất nước Hoa-Kỳ và Tây Phương không thể nào buồn,hay thất chí nản lòng được, vì mình so sánh với hoàn cảnh của đồng bào phong cùi, thì mình hạnh phúc gấp trăm ngàn lần hơn họ. Vì vậy chúng ta không thể làm thinh trước cảnh thống khổ tột cùng của họ, họ không mơ ước cao lương mỹ vị, giàu sang, nhưng chỉ một mơ ước tầm thường: Có gạo nấu mổi ngày, mơ ước chắn cháo trắng vào mổi buổi sáng, có được miếng bánh tét để gia đình họ ăn trong mấy ngày tết, họ không đòïi hỏi mức nọ mức kia, dưa món, củ hành củ kiệu, nhưng chỉ mơ ước khoanh bánh tét, nở nào chúng ta làm ngơ! Tôi nghĩ nếu mình làm ngơ trước nhu cầu đơn sơ của họ là chúng ta có tội trọng đối với Thiên Chúa. Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta ra đi là vì cớ họ, cho họ và sẳn sàng chia sẽ vật chất lẩn tinh thần cho những kẻ bất hạnh nầy (Les Miserable) tiếng vang xin của họ không phải qua loa được thì được, không được thì thôi, nhưng nó xuất phát từ đáy lòng với lòng tin qủa quyết là đồng bào hải ngoại không từ chối lời vang xin của họï. Chúng ta đã phát cho họ được 1 năm gạo rồi, tháng 2 nầy bước sang năm thứ 2, tôi mong bà con cô bác tiếp tục bảo trợ họ, mổi gia đình một năm gạo chỉ có $120.00, mà đem lại họ niềm hạnh phúc biết bao!
Sau khi phát gạo xong, chúng tôi đến thăm gia đình của những người trong trại, tôi muốn xem tận mắt cảnh sinh hoạt và nhu cầu của họ, thật không thể nào tả xiết, nhà họ trống trơn, ăn uống đều trên sàng nhà, ngũ cũng thế, trong bếp thì rất đơn sơ, chẳng có nhiều nồi niu son chảo chi cả, tôi hỏi chỉ bấy nhiêu sao" Họ trả lời có gì đâu để nấu mà cần nhiều son chảo, chỉ vỏn vẹn một nồi cơm, mấy cái chắn và ít mắm quẹt thế thôi, có khi kiếm được rau rát thì có thêm ít rau luột, ở đây là bải cát nên chẳng trồng trọt chi cả, nhưng tay chân đâu để mà trông! Mổi lời nói của họ như một lời than bay vào không gian vô định, vì xưa đến nay có mấy người vào thăm họ" Ngay cả đến cổng trại cùi họ còn không dám tới! mặc dù họ xưng là người thân của các trại cùi, chứ đừng nói chi đến vào nhà thăm viếng, nắm tay ân cần niềm nở với họ. Những người bệnh phong cùi, họ biết thân phận của họ: "bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh!" thân thể tàn phế, hôi hám, nên họ không dám đến gần những người bình thường, vì vậy mình phải đến với họ, đến với tấm lòng vị tha đầy bác aí, không phải để bố thí, nhưng để chia sẽ tình người, tình đồng loại, như một người thân xa phương trở về, để họ không tủi thân, không mặc cảm hay bị thương tổn. Sau đó tôi đến thăm các Seour đang phụ trách trại phong Qui-Hòa, hôm nay 4-12-2002 cũõng là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập trại phong Qui-Hòa,(1932-2002) các Seour cho biết sau khi thành lập chẳng bao lâu thì nhà thơ Hàn Mặc Tử vào điều trị nơi đây và cũng chết tại đây, trại nầy trước đây là vùng cô lập với thế giới bên ngoài, nay đã có đường, có bãi biển như một khu du lịch, nhưng có mấy ai vào đây du lịch hay tắm biển" Chỉ có những người làm từ thiện mà thôi; Có những Seour đã ở đây 4, 5 mươi năm, coi như cả cuộc đời gắn bó với những người phong cùi, và bây giờ chắc chắn cũng rời khỏi trần gian nầy trong trại cùi nầy, họ là những Mẹ Teresa thật sự, âm thầm, tận tụy, hy sinh mà nào ai biết đến!
Đã 9 giờ rồi, chúng tôi vội vả lên đường đi Cam Ranh, tôi nghĩ chỉ 4, 5 tiếng đồng hồ thôi, không ngờ vừa bị mưa bão, đường sá Quốc Lộ I từ Qui Nhơn vào Nha Trang bị bể hư, ổ gà, phải mất gần 7 tiếng đồng hồ mới tới Cam Ranh, dù trời mưa nhưng bà con cũng đã đợi sẳn, có cả đại diện chính quyền cũng đã có mặt, quí vị nhớ là nơi nào mình phát cũng có đại diện nhà cầm quyền địa phương như: Mặt Trận tỉnh, công an bảo vệ chính trị, Hồng Thập-Tự, trại lớn thì cấp tỉnh, trại nhỏ thì cấp Huyện, chứ không phải mình muốn làm gì thì làm, đất nước người ta, nhập gia tùy tục, đi đâu cũng phải xin phép đàng hoàng, rất nhiều nhiêu khê lắm! nhưng có chổ cho, có chổ không, chứ không phải trại cùi nào cũng vào được! Chẳng hạn như trại phong Hoà-Vân ở Đà Nẳng, Trại Phong Di-Linh xin vào thăm cũng không được, đừng nói chi đến phát qùa, Trại phong Sóc Trăng ban đầu cho phép, nhưng giờ chót nhà cầm quyền tỉnh không cho, đành chịu thôi, đối với tôi là mình đi làm từ thiện, nơi nào cho phát tận tay thì phát, nơi nào không cho thì thôi, nếu ở Việt-nam cấm thì mình sang Kampuchea, ở Kampuchea có trên 3 triệu người Việt-nam, họ cũng rất khốn khổ, cần được giúp đở, và hơn thế nữa trên thế giới biết bao nhiêu nước nghèo, chứ đâu phải một mình Việt-nam"
Sau khi phát gạo và xe lắc tay ở Trại Phong Cam Tân, chúng tôi ra Núi-Sạn Nha Trang, trời qúa tối, lại bị mưa nữa, nhưng cũng phải phát, đến nơi thấy bà con ngồi chờ thật tội nghiệp! chúng tôi phát gạo mổi gia đình nhận 2 bao cho tháng 12 năm 2002 và tháng 01 năm 2003, bên cạnh đó phát 5 xe lắc tay cho 5 bệnh nhân tàn phế đôi chân, thưa quí vị, tôi mệt nhừ cả người, nhưng thấy họ vui mình cũng khoẻ ra, ở đâyà bà con cũng xin cho bánh " tét" ăn Tết, tôi hứa sẽ trở lại trước Tết để phát gạo cho tháng 2 & 3 năm 2003 và sẽ phát bánh tét cho họ, không biết bà con bên Mỹ có ye¿m trợ không" nhưng tôi tin chắc chắn không ai từ chối giúp đở họ, vì chỉ một đòn bánh tét có $5.00 chúng ta vui xuân nở nào quên họ" chúng tôi cần 2500 đòn bánh tét, mổi đòn $5.00 kể cả chuyên chở đến nơi và phân phát. xin bà con cô bác yểm trợ xin gởi về Thánh Đường Sàigòn trước ngày 31 tháng 12 năm 2002, để có thể đủ thời gian đặt bánh.
Ngày 05 tháng 12 tôi bay trở về Sàigòn. Sáng ngày 6-12-02 thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị 6 giờ lên đường đi Long Thành để phát gạo và xe lắc tay cho trại Phong Cùi Bình Minh & Phước Tân, bên cạnh đó chúng tôi phát xe lắc-tay cho những người tàn phế, cho đến nay tổng số xe đã được phát là 50 chiếc, hiện công tác phát xe vẫn còn đang tiếp tục, chiếc xe chỉ có $200.00 mà nó thay đổi cả cuộc đời của người phong cùi tàn phế, từ một người bò lết trong sàn nhà, không ra khỏi nhà được, nay có xe lắc tay họ có thể đi cả 20 cây số để đi chợ, bán vé số.v.v... Mổi xe tôi đều khắt tên người bảo trợ sau lưng chiếc xe, họ rất trang trọng sự giúp đở của chúng ta, tuy nhiên không phải phát là xong, chúng tôi còn bảo trì giúp đở họ sửa chửa, vì mình muốn chiếc xe được sử dụng hàng ngày, tôi cũng dặn những người lãnh xe cố giử tấm bản tên của ân nhân thật kỷ để 5, 6 năm sau khi chiếc xe có hư không sử dụng được nữa, thì tôi sẽ chụp hình gởi về người ân nhân đó để xin họ giúp cho chiếc xe mới. Sau khi phát gạo và xe lắc tay tại trại Bình Minh, tôi cùng Bác-Sĩ Lê Văn Trước, nguyên là Thiếu Táø Quân Y VNCH, ở lại và hiện đang làm Giấm-Đốc 4 Trại Phong Cùi (Bình Minh, Phứớc Tân, Bến Sắn & Thanh Bình) đi xuống nhà của những người phong cùi bà Nguyễn Thị Mạnh 60 tuổi, xem đời sống của họ thật vô cùng đau lòng, nhà cửa trống trơn, chẳng có gì cả, chỉ 1 nồi nấu cơm củ mềm, tôi hỏi bà chỉ có vậy thôi sao" Bà nói: có gì đâu để nấu mà cần nhiều nồi, chỉ nồi cơm và ít khô quẹt, khi nào kiếm được rau thì lụt thế thôi, tôi thấy có 2 đứa bé trong nhà, tôi hỏi con của ai vậy" Bà nói cha nó vừa bị xe đụng chết rồi họ bỏ chạy mất, nó là cháu ngoại của bà, nên bà đem về nhà nuôi, bà phải nhường chiếc giứờng chúng ta cho trước đây đểû 2 đứa nhỏ ngủ, còn bà tiếp tục ngủ dưới đất, bà con cô bác ai muốn bảo trợ cho 2 cháu nhỏ nầy, xin gởi về Thánh Đường Sàigòn, hay có thể nhờ người nhà ở Sàigòn mang thẳng đến cho bà Nguyễn Thị Mạnh ở Trại Phong Cùi Bình Minh, Long Thành (vô đó hỏi bà Nguyễn Thị Mạnh bị cụt 2 chân, có 2 đứa cháu ngoại mà cha chúng vừa bị xe đụng chết, ai cũng biết), bên cạnh nhà bà Mạnh có 2 anh em Dương Văn Xế va Dương văn Chiều, cả 2 anh em ruột đều bị phong cùi cụt cả 2 chân, chúng tôi đã cấp xe lắc tay, họ cũng cần sự giúp đở đặc biệt của bà con cô bác.
Sau khi phát cho trại Bình Minh xong, chúng tôi tiếp tục đến trại Phứớc Tân, ở đây có Seour Kim Ngân phụ trách, chúng tôi tiếp tục phát gạo và phát xe lắc tay, trong đợt xe lắc tay kỳ nầy có 15 chiếc do vợä chồng 2 em Nguyễn Ngọc Thuận ở Garden Grove vận động mẹ bà Nguyễn Thị Huệ ở Chicago, cùng gia đình tặng, một số bà con cô bác gởi trể nên đặt xe không kịp, nên phải để đợt 16 trước Tết âm lịch, chúng tôi sẽ phát.
Sang trại phong Bến Sắn Bình Dương và Trại Thanh Bình ở Thủ Thiêm, nơi đâu cũng thấy cảnh đau lòng, họ nói: tưởng bận Giáng Sinh mục-sư không về, tôi nói tôi hứa là tôi về trừ phi nhà nước Việt-Nam không cho về thì tôi mới ngưng, họ cũng thỏ thẻ xin bánh " tét, bánh chưng" ăn "Tết", tôi đã hứa sẽ về trước "Tết", tôi dự trù phát 2500 đòn bánh tét, mổi đòn 1 kg giáø $5.00, mổi gia đình 2 đòn (1 đòn mặn và 1 đòn nhưng đậu) nếu có dư tiền thì mua thêm họp mức hay hủ dưa món, tùy nghi, tuy nhiên trước mắt xin bà con cô bác yểm trợ cho 2500 đòn bánh tét, mổi đòn $5.00 (nhưng thực ra mổi đòn bánh tét ở chợ Bến Thành là $5.00 nhưng mình đặt số nhiều thì số thành sẽ giảm đi, vì còn phải chi phí chuyên chở, cho người phân phát, chứ thân già nầy làm sao ôm nổi 2500 đòn bánh đi phát). Sau khi phát xong 2 trại cuối cùng, về đến Sàigòn trời đã tối.

Sáng ngày 7 tháng 12 năm 2002, tôi thức dậy lúc 4 giờ, 5 giờ ra phi trường lấy chuyến bay 6 giờ đi Đà-Nẳng, tôi cố gắn xin phép vào trại phong Hòa-Vân, nhưng đây là lần thứ 3, họ không cho vào, họ bảo nếu có viện trợ cứ giao cho họ, chứ không được vào, ngay cả thăm viếng cũng không được, tôi đã làm hết mình, vì tình thương đồng loại nhưng không được đành chịu thôi. chỉ tội nghiệp cho những người phong cùi tàn phế bất hạnh!
Ngày 8 tháng 12 tôi tôi từ Đà Nẳng trở về Sàigòn lúc 8 giời tối, sáng ngày 9 tháng 12,2002 5 giờ sáng thức dậy đi Miền Tây để xin phép khoan thêm giếng nước cho đồng bào những nơi nước uống khó khăn, chúng tôi được phép khoan thêm 200 giếng nước nữa tại Huyện Trà-Ôn, thuộc Vĩnh Long.
Gần đây có một số bà con về quê thăm, thấy những giếng nước chúng tôi khoan, khắc tên và đặt logo rỏ ràng, có nêu ra câu hỏi: Liệu nhà cầm quyền Việt-Nam có khi nào ra lịnh tháo gở hay đập pháø những giếng nước đó chăng" Tôi xin trả lời : Khi đi khoan giếng nơi nào chúng tôi cũng xin phép cả, việc khoan giếng đã thực hiện trên 3 năm rồi , khi đi khoan giếng, điều phải làm trước tiên là phải đi khảo sát địaØ điểm, trước khi đi khảo sát phải trình Mặt Trận Huyện và đại diện Mặt Trận Huyện và Công an huyện cùng công an xã đi theo, sau đó mới kêu giàn khoan vào khoan, xây nền, sau khi làm nền xong lại phải trình với huyện và huyện phái đại diện và công an theo đểå gắn Logo và tên người tài trợ, cuối cùng tôi về lại phải đến huyện xin phép đi thăm các giếng nước và chụp hình, lẽ dĩ nhiên họ phái công an theo, không chổ nào mà mình có thể đi một mình hay tự động đem giàn khoan đến khoan được. Lý do tôi phải gắn Logo có hình Thánh Giá vì tôi là Mục-Sư thuộc Hội Thánh Tin-Lành Trưởng lão và Thánh Đường Sàigòn đứng ra đảm trách việc nầy, tôi không muốn vay mượn hình ảnh của ai, và ngược lại; ai làm cũng phải có phù hiệu cả, ngay cả một ổ bánh mì, một áo thun, một quần lót cũng phải có hiệu, có lần họ nêu lên cây Thánh Giá, tôi nói: Tôi là mục-sư của Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão (Presbyterian Church) đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện chương trình, không để thánh giá, chẳng lẽ tôi để búa liềm lên đó" Thánh giáø đã có 2,000 năm rồi, trên các nhà thờ, Bệnh Viện, Hội Hồng Thập-Tự đều dùng Thánh giá màu đỏ để biểu tượng cho tình yêu thương, tình yêu thương của Chúa Giê-Xu Ki-Tô đã chết trên Thánh Giá đó, đã đổ huyết (màu đỏ tượng trưng cho huyết) cứu chuộc con người, và tất cả giấy tờ hành chánh, lịch treo tường, và khai sinh, chứng minh nhân dân, giấy tờ nhà đất, bằng lái xe v.v...ngay cả khai tử cũng đều mang niên lịch của Chúa Giê-Xu Kitô cả, và nhân loại giử tuần lễ 7 ngày cũng do Thiên Chúa lập nên, ( Thánh Kinh Sáng Thế Ký đoạn 1 đã chép), có thể nói dù theo Ki-Tô Giáøo hay không thì tất cả nhân loại sống trên trái đất nầy, kể cả những nước vô thần cũng đã và đang mang biểu tượng của Ki-tô Giáo trong đời sống mổi ngày, ngay khi chết cũng phải lấy niên lịch của Chúa Giê-Xu Kitô làm khai tử kia mà. Vì vậy nếu ai đó hay chính quyền nào đập phá những Thánh Giá trên những giếng nước, trên các bệnh viện, trên các nóc nhà thờ thì không khác gì bọn khủng bố Taliban ở Afganistan giựt sụp các tượng phật vậy, nếu như vậy chế độ đó đã đến ngày mạt vận như chế độ Taliban vậy. Vì lịch sử nhân loại đã chứng minh được điều đó, đụng đến tôn giáo khó chế độ hay đế quốc nào có thể tồn tại, nhất là Kitô giáo, đế Quốc La-Mã đã một thời tìm cách xóa bỏ Thánh Giáø, Liên Xô & Đông Âu trước đây 12 năm còïn sờ sờ đó; năm 1970 khi tôi đi tu học ở Hán Thành, Đại Hàn, chính quyền Park Chung Hee ngày đêm cho cảnh sát bao vây nhà thờ Công Giáo Myung-dong (giống như nhà thờ Đức Bà ở Sàigòn vậy), tôi nói ngay: chế độ Park Chung Hee trước sau gì cũng sụp đổ, qủa thật sụp đổ cách thê thảm, cả 2 vợ chồng đều bị ám sát hết và cả triều đại ông bị sụp đổ.
Thưa quí vị ân nhân, quí vị có tấm lòng với đồng bào nghèo khổ tại quê nhà, quí vị cứ an tâm, tôi không tin bất cứ nhà cầm quyền ở bất cứ cấp nào từ ấp, xã, huyện, tỉnh hay trung ương của Việt-Nam dám đứng ra đập pháø Logo Thánh Giá & tên nhà tài trợ trên các giếng nước đó, nhà nước Việt-nam không ngu dại như bọn khủng bố Taliban đâu, nếu làm như vậy dân chúng còïn coi họ ra gì" Ai cho công an theo khảo sát" Ai cho phép khoan giếng" Rồi lại đứng ra đập phá" Nhưng thưa quí vị trên 2682 căn nhà đã được cấp tole, mổi căn 20 tấm tức 53,640 tấm tole đã được cấp phát, mổi tấm tole đều được in logo Thánh Giá trên đó, chẳng lẽ nhà nước Việt-nam ra lịnh đập phá giếng rồi đi dở tất cả nóc nhà của dân để thâu hồi tole hay sao" Bên cạnh đó 881 tấn gạo đã được phát ra (tức 35,240 bao gạo mổi bao 25kg) đã được phát ra, trên mổi bao gạo đều có Logo Thánh Giá và hàng chữ do đồng bào Việt-nam Hải ngoại quyên tặng. Chẳng nhẻ nhà nước ra lịnh nạo bao tử của dân nghèo để trục phân do gạo Việt-kiều tặng sao" hay là ra lịnh trục xuất Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế vì Cơ quan nầy mang phù hiệu Thánh Giá Màu Đỏ" Nhưng thử hỏi ai có thể xoá được bộ nhớ của dân chúng khi họ đến lấy nước từ một giếng nước do đồng bào hải ngoại tặng và Thánh Đường Sàigòn thuộc Hội Thánh Tin-Lành Trưởng Lão thực hiện, tôi chỉ cần bản tên để lên một vài ngày rồi đố ai xóa được trong trí của người ta; giếng nước không có tên người tài trợ chẳng nhẻ tự nhiên có sao" hay người hành tinh nào đến khoan cho họ" người Việt nam dù ngu dốt, thất học đến đâu cũng đều học thuộc lòng câu "uống nước nhớ nguồn" kia mà. Điều tôi nghĩ có thể xảy ra: Những người lãnh đạo địa phương ít học, nông cạn có thể ra lịnh tháo gở các tấm Logo và bản tên trên các giếng nước, để dể bề lấy các giếng nước đó đi bán cho các tổ chức từ thiện khác để kiếm tiền, họ có thể lập luận: Tiền quí vị cho, chúng tôi thực hiện được mấy trăm giếng nước đây nè, không tên không tuổi thì dùng rêu bán mấy ngàn hội đoàn từ thiện ngoại quốc không được! cho nên Cơ Quan Xã Hội CARE do Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu cho xây một hệ thống lọc nước, họ vẽ lá cờ Âu Châu tổ tướng và chữ CARE thật to trên đường đi từ Hồng Ngự vào Tân Hồng, tôi có chỉ cho chính quyền Tỉnh Đồng Thừp và Huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, đó nếu không để cờ, để tên thì không ai cho cả, đó là nguyên tắc sơ đẳng của xã hội văn minh. còïn tên người tài trợ, là đương nhiên tiền của họ bỏ ra, phải khắc tên họ chứ, bất cứ công tác từ thiện nào do tôi thực hiện đều làm cách minh bạØch: Giếng nước khắc tên trên giếng nước, Xe Lắc tay khắc tên trên xe lắc tay, gạo phát ra cũng in bao rỏ ràng; loài người khác với loài chim, loài chim ăn xong quặt mỏ, còn loài người luôn nhớ đến những người đã làm ơn cho mình, kẻ không nhớ ơn người mình thọ ơn, người ta thường gọi là "phứờng" hay "đồ" vong ơn bội nghĩa, dù người đó học đến đâu hay mang cấp bực nào cũng vậy, nên việc khắc tên trên các giếng nước là việc đương nhiên., quí vị đừng bận tâm lo nghỉ, bên đất Campuchea họ đang xin tôi cả trăm giếng nước, nhất là cộng đồng người Việt ở Campuchea, nhưng tôi ưu tiên cho đất tổ, khi nào đất tổ không welcome thì tôi lên Campuchea làm, thế thôi.
Ngày 10 tháng 12 năm 2002, tôi lên đường đi Campuchea, đường bay có 30 phút, vừa cất cánh lên là chuẩn bị hạ xuống rồi, còïn đi đường bộ thì 4, 5 giờ xe bus. Có điều trong chuyến nầy tôi thấy Campuchea thay đổi rất nhanh, chỉ có 1 tháng rưởi mà họ đã khánh thành Phi Trường mới, vào đến phi trường có bản lớn để: Người Campuchea ở hải ngoại về hoàn toàn miễn phí visa, kỳ nầy tôi đến ở một khách sạn ngay trung tâm nhưng giáø rất rẻ chỉ có US$18.00 có ăn sáng, an toàn lịch sự, họ chẳng hỏi giấy tờ chi cả, có một mục-sư bạn tôi cùng đi, anh ta cũng ngạc nhiên sao khách sạn chẳng hỏi chi cả dzậy" Chúng tôi đến thăm Luancangan, nơi đây rất cần giếng nước, nên tôi đã cho khoan 2 cái thí nghiệm, và cấp tent lợp nhà cho 27 căn nhà, và làm 1 căn nhà cho người không nhà, lẽ dĩ nhiên là người Việt-nam, đồng bào Việt-nam ở Campuchea rất khổ, có nhiều người ở nhiều đời, tổ tông họ di cư qua thời kỳ bắt bớ đạo dưới triều Vua Tự-Đức, đa số con cái của họ thất học, không có trường trại chi cả, nhất là những người sống trên các bè ở Biển-Hồ. Takamau, Boding những nơi bị cháy nhà, họ chẳng biết nương tựa vào đâu, đối với nhà nước Việt-nam họ là người không hộ khẩu, không lý lịch, đối với Campuchea họ là người Việt chứ không phải Miên, tôi nhìn thấy cảnh khổ của họ, thấy mình có bổn phận, vì họ cùng nòi giống con rồng cháu tiên, vì sao họ phải ra nông nổi nầy, nếu mình trong hoàn cảnh của họ thì giúp được ai" Họ uống nước dơ bẩn, và trong những túp lều tồi tàn trông rất bẩn thiẻu thê thảm, Campuchea không cần xin Visa trước, muốn cất nhà, khoan giếng, cứu trợ thì hoàn toàn tự do, chẳng cần phép tắt chi cả, tuy nhiên tình hình an ninh thì hơi nguy hiểm vì còïn rất nhiều súng đạn của Khmer đỏ để lại, những vùng như Luancangan, cách Nam Vang 15 km nhưng nếu qúa 3 giờ chiều thì phải ngủ lại, không ai dám đi về nam Vang cả, vì khoản đường ngắn đó biết bao nhiêu băng cứơp, ngay tại Nam Vang cũng không dám đi xe Honda tốt, có thể bị cướp giữa ban ngày, ngay trong thành phố.
Ngày thứ Sáu 13-12-2002 tôi lên đường trở lại Hoa Kỳ, Tôi chân thành cảm ơn quí đồng hương đã tích cực hổ trợ cho 15 đợt cứu trợ vừa qua, từ bão lụt đến lợp nhà, từ lợp nhà đến khoan giếng, từ khoan giếng đến phong cùi; xin quí vị tiếp tục hổ trợ cho những đợt sắp đến, qủa thật một miếng khi đói bằng một gói khi no, chỉ còïn hơn 3 tuần lễ nữa, công tác cứu trợ đợt 16 sẽ bắt đầu trước " Tết" (19-01-2003) xin bà con cô bác hổ trợ khẩn cấp cho:
1. Hiện có 604 gia đình đồng bào phong cùi cần bảo trợ mổi gia đình 1 năm gạo $120.00 hay mổi tháng $10.00, ngày 33 cents.
2. 2500 đòn bánh tét, mổi đòn 1 kg giáø $5.00, chúng tôi phát cho mổi gia đình đồng bào phong cùi 2 đòn (1 đòn mặn & 1 đòn nhưng đậu).
3. 200 giếng nước, mổi giếng nước $500.00.
4. 100 xe lắc tay cho những người tàn phế 2 chân, mổi chiếc $200.00.
Quí vị sẳn lòng đóng góp, tôi sẽ sẳn sàng tiếp tục ra đi, để mang tặng phẩm của bà con cô bác về đến tận nơi và trao tận tay cho đồng bào, không phân biệt tôn giáøo, màu da hay chủng tộc, trong Mùa Giáng Sinh & Năm Mới, đây là cơ hội làm pháớc cuối năm, tất cả tiền đóng góp của quí vị đều được khấu trừ thuế, Mùa Khai thuế sắp đến, xin quí vị gởi trước ngày 31 tháng 12 năm 2002 để kịp nhận Receipt khai thuế, nếu trể thì sẽ khai thuế cho năm 2003 vậy.
Trên check cá nhân hay Money Order xin đề: Thánh Đường Sàigòn hay Saigon Reformed Presbyterian Church và gởi về:
Thánh Đường Sàigòn
P.ỌBox. 813
Garden Grove, CA 92842.
Tel. (714) 775-8852.
Xin quí vị xem hình ảnh cứu trợ đợt 15 trên mạØng lưới website: www.thanhduongsaigon.com hay www.saigonchurch.com
Thay cho đồng bào phong cùi bất hạnh đang đói khổ quằn quại tại quê nhà, xin chân thành cảm ơn tấm lòng vàng và đầy bác ái của quí vị,
Kính Chúc quí vị Một Mùa Giáng Sinh & Năm Mới tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa.
Trân trọng
Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.