Hôm nay,  

Cả Ngàn Tượng Mồ Tây Nguyên Bị Aên Cắp Bán Cho Du Khách

21/07/200200:00:00(Xem: 3594)
Hà Nội - Nó có một vết nứt ở dưới đáy, nhưng bức tượng gỗ này, với chân dung của một phụ nữ với hai bàn tay đang chống cằm, đã bắt mắt một du khách trong một tiệm bán đồ kỷ niệm tại thủ đô Việt Nam.

Người bán hàng cho biết tuy nó đã hơn trăm tuổi, nhưng bức tượng cao 4 tấc này đang được bán với giá rẻ mạt 800,000 đồng VN, tương đương với 53 đô la. Anh ta cho biết nó là một trong những món rẻ nhất trong tiệm của anh.

Nhưng đối với những đồng bào thiểu số miền cao nguyên Việt Nam, những thứ này vô giá. Người bán hàng có thể không chấp nhận, nhưng hầu như những bức tượng này đã bị đánh cắp từ những ngôi mộ thuộc miền cao nguyên Trung phần.

"Hằng ngày, dân chúng báo cáo những pho tượng của họ đã bị đánh cắp", Y Sieu Djoai, một người thiểu số chuyên sống về nghề tạc tượng tại tỉnh Daklak, đã nói vậy.

Một viên chức thuộc bộ Văn Hoá tỉnh Daklak cho biết " Hơn 100 tượng đã bị đánh cắp từ đầu năm nay. Nhiều hơn bị mất trong những năm trước". Vậy là cả ngàn tượng gỗ của người Thượng đã bị lấy cắp.

Các viên chức chính quyền dư biết những bức tượng này đi đâu. Chúng được bày bán trong những tiệm bán đồ kỷ niệm tại những thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Huế và Đà Nẵng, nơi mà các du khách tranh nhau mua, vì chúng được bán với giá quá rẻ.

Hai người thanh niên đã bị bắt về tội ăn cắp tại tỉnh Gia Lai đã khai rằng họ đã ăn cắp những bức tượng này tại các ngôi mộ vì "chúng rất được ưa chuộng bởi du khách ngoại quốc." Họ dò la để biết những địa điểm của những nghĩa địa và khi đêm xuống, họ ra tay hành động.

Nhưng càng ngày càng nhiều tượng bị mất cắp, đã làm cho những người dân ở miền cao nguyên nổi giận.

Y Sieu Djoai giải thích "Những bức tượng rất quý đối với những gia đình của người quá cố. Nếu một bức tượng bị ăn cắp, gia đình của người quá cố phải làm lễ để xin được tha tội. Nếu không, họ tin rằng người chết sẽ trù ếm và mang đến sự xui xẻo cho họ."

Những đồng bào miền cao nguyên tin rằng khi người ta qua đời, linh hồn họ sẽ đến một nơi nào đó để chờ ngày tái sanh. Những bức tượng gỗ được coi như là những thứ quan phòng và ủi an linh hồn của họ.

Những bức tượng này, với nhiều hình dáng khác nhau, từ người, thú vật, cho đến xe hơi, máy bay đã được gọt đẽo từ những lâm sản địa phương với những dụng cụ như dao, hoặc dùi đục.

Nhưng những vị bô lão và các viên chức chính quyền cho biết dân ăn cắp và du khách không chỉ là những quan ngại của họ. Họ cho biết nghề làm tượng cũng từ từ biến mất, mặc dầu nghề này được coi như là một trong những nghề chính của đồng bào thiểu số.

Việc những bức tượng bị đánh cắp đã đem lại những nỗi đau cho họ, và họ sợ rằng chẳng bao lâu, họ sẽ không còn gỗ để tạc tượng nữa.

Một lý do là sự khan hiếm của gỗ quý. Một đồng bào thiểu số cho biết "Những bức tượng này thường được tạc bằng một loại gỗ rất tốt, có thể chịu đựng được nắng mưa, nhưng loại gỗ này rất khan hiếm." Do đó, những bức tượng tạc sau này thường hay bị mối, mọt và hư hại.

Buồn hơn nữa, những đứa trẻ ngày nay không ưa thích nghề tạc tượng, đừng nói chi đến nghề tạc tượng cho người chết.
Y Sieu Djoai có một người con trai, Y Kyun, nhưng anh lại không theo nghề tạc tượng của cha.

Y Kyun nói "Tại sao chúng ta phải trang trí những ngôi mộ. Chết là hết".

Chẳng có gì là ngạc nhiên khi Y Kyun hiện nay là một hướng dẫn viên du lịch.
(Dịch theo bài của Tran Dinh Thanh Lam)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.