Hôm nay,  

Người Tỵ Nạn Vn Tại Phi Luật Tân: Biết Rồi, Khổ Lắm, Nói Mãi! Trịnh Hội - 4/10/02

14/10/200200:00:00(Xem: 4474)
Lẽ ra tôi đã phải viết bài này lâu lắm rồi nhưng từ hôm bay từ Manila về đây, phải thú thật là tôi bận bù đầu. Bận lái xe xuống Canberra để gặp Ông Tổng Trưởng Bộ Di Trú Úc, Philip Ruddock, cùng với Linda Phillips vừa từ Philippines trở về sau 1 năm cùng tôi làm việc thiện nguyện vật lộn với công chuyện ty nạn. Bận đi lo tranh đấu tiếp cho những đồng bào vẫn kiên nhẫn chờ đợi sau 13 năm đi tìm tự do cho bản thân và gia đình. Bận đi họp liên miên: họp cộng đồng cùng với bác sĩ Tiến và các bạn trong Tổng Hội Sinh Viên cho buổi trình diễn văn nghệ gây quỹ sắp tới vào ngày 1/11 ở Sydney, họp với các nhân viên trong chính phủ về vấn đề làm hồ sơ cho nhóm 140 người vừa được Ông Philip Ruddock chấp thuận cho sang Úc đoàn tụ với gia đình, bận tổ chức và tham dự buổi trình diễn ra mắt phim cuốn phim tài liệu "In Limbo" nói về hiện trạng của đồng bào chúng ta bên Phi ở Sydney và Melbourne (phim sẽ được chiếu trên đài truyền hình SBS vào lúc 8:30 tối ngày Thứ Sáu 11/10 tới đây), bận xuống Wollongong tham dự bữa tiệc CĐ gây quỹ cho văn phòng giúp người tỵ nạn ở Manila.... Nói tóm lại là tôi bận thật. Bận như chưa bao giờ bận thế. Bận như không thể nào bận hơn được nữa. Thế mà tôi lại phải ngồi xuống "tĩnh tâm" đôi chút để viết đôi dòng về câu chuyện tỵ nạn. Một câu chuyện mà chỉ nghe nhắc đến, tôi nghĩ rằng có nhiều người sẽ thốt lên: "Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi"!
Nhưng phải viết. Để khỏi bị anh Tiến suốt ngày thúc dục buộc phải viết cho bằng được, cứ như là mình mắc nợ anh ấy tự thuở nào. Để những người có lòng hiểu được những việc cần làm trong thời gian sắp tới. Và nhất là để bạn đọc xa gần thấu hiểu đôi chút tâm tình của những người làm việc thiện nguyện cộng đồng mà mẹ tôi thường gọi là những người "ăn cơm nhà, vác ngà voi".
Kể từ khi tôi sang Hồng Kông làm việc tỵ nạn với cố luật sư Pam Baker đến nay, thấm thoắt đã 10 năm.
Chuyện buồn tuy có nhưng không thể nào so sánh được với nỗi vui mừng khôn cùng mỗi khi trông thấy kết quả cụ thể của công việc tranh đấu cho những gia đình anh em, cha mẹ, con cái được đoàn tụ. Thứ bảy tuần rồi tôi đi đón 2 gia đình vừa từ Phi sang đoàn tụ với thân nhân sau 13 năm chờ đợi. Đối với riêng tôi, đây là phần thưởng quý báu nhất mà những công việc tôi làm có thể mang lại.
Tốt nghiệp, ra khỏi trường Luật đã được 8 năm, tôi chỉ thích bôn ba làm chuyện tị nạn không lương, tranh đấu cho những người đang ở trong tình trạng tuyệt vọng. Đôi khi ba mẹ tôi cũng thắc mắc hỏi tại sao tôi không hành xử bình thường như những người khác, kiếm một cái job cho 'thơm', cho vững, rồi làm giàu, lấy vợ đẻ con như thiên hạ. Tôi trả lời rằng sở dĩ tôi không có nhà cao, xe “xịn”... là vì tôi chẳng có tham vọng hoặc ước muốn vật chất nào riêng cho mình. Đã lỡ sinh ra với cá tính thích “vác ngà voi” thì thú thật, “ăn cơm nhà” hay cơm ở bất cứ đâu thì "ngà voi" kia cũng sẽ cứ vác! Công bằng mà nói, câu trả lời của tôi đã làm cho ba mẹ tôi buồn không ít. Nhưng nếu đã thấy được những gì tôi chứng kiến: những khổ đau, những khó khăn, những tuyệt vọng của đồng bào mình ở Phi, tôi nghĩ khó có ai có thể ngoảnh mặt làm ngơ. Nếu ba mẹ có đọc được những dòng chữ này, con cũng mong ba mẹ hiểu dùm cho lòng con. Ngày xưa mẹ thường dạy: đói cho sạch, rách cho thơm. Con đã và đang cố gắng sống theo câu châm ngôn này.
Sau 3 năm đi tranh đấu thiện nguyện cho những người có bà con ruột thịt được chấp thuận sang Úc đoàn tụ gia đình, tôi đã học được nhiều điều. Điều thứ nhất là nếu mình cố gắng hết sức thì mình đã đi được nửa đoạn đường. Cho dù đó là việc giúp người tỵ nạn được sang Úc hay là thay đổi một hoàn cảnh khó khăn nào đó trong cuộc sống hoặc trong xã hội. Như lời bà Pam Baker thường bảo tôi trước khi bà qua đời, "Just do it and life will take care of the rest." Nếu thấy việc nào sai trái, cần phải tranh đấu chống lại thì cứ cố mà làm, rồi phần còn lại đâu cũng sẽ vào đó thôi.

Điều thứ hai mà tôi nhận thức được là nếu như tất cả mọi người cùng nắm tay nhau gióng lên tiếng nói cho những kẻ khốn cùng thì cuối cùng mình sẽ đạt được ý nguyện. Kết quả của 3 năm vận động: 250 người được sang đoàn tụ với cha mẹ, con cái, anh em ở Úc mà nếu cứ theo như luật di trú hiện tại thì họ không thể nào sang được, cho ta thấy rằng nếu cộng đồng chúng ta đoàn kết cùng tranh đấu thì không có việc gì là không thể làm được. Nếu không có những buổi tiệc gây quỹ, nếu không có những vận động bền bỉ với chính giới Úc, nếu không có những anh em, bạn bè, Anh Trung, Anh Tiến, Vỹ, Giang, Vũ, Uyên, Trang, Diễm, Alison, Khoa, Chị Thủy, ... ăn thì "ăn cơm nhà" nhưng lại cứ đi "vác ngà voi", thì mãi mãi mẹ sẽ không gặp được con, anh không được sum họp với em, và cuối cùng số phận của những thuyền nhân Việt Nam sẽ đành phải để Ông Trời định đoạt!
Đối với riêng bản thân tôi, kết quả hôm nay không của riêng một ai mà là một sự an ủi, một món quà tinh thần chung cho tất cả những người đã và đang làm việc thiện nguyện giúp cộng đồng. Trong quan niệm sống, tôi tin tưởng mãnh liệt vào nhân cách và hoài bão. Mỗi người trong chúng ta sẽ phải tự định đoạt riêng cho mình về trách nhiệm không những đối với cá nhân, gia đình mà hơn thế nữa, cho đồng bào và xã hội. Nếu không có những người Úc có lòng, những người Việt hảo tâm vào những thập niên 70, 80, thì ngay cả gia đình tôi không biết bây giờ sẽ ra sao. Đôi khi tôi thầm nghĩ, có thể tôi và gia đình cũng sẽ bị ly tán và biết đâu lại chẳng là một trong những gia đình đến nay vẫn còn kẹt lại tại Phi Luật Tân"
Có người hỏi tôi: đến khi nào thì Hội sẽ ngưng làm việc tỵ nạn" Câu trả lời tương đối dễ: khi nào giúp giải quyết xong số 2000 đồng bào kẹt bên Phi. Khi nào thì xong" Thú thật, chính tôi cũng không có câu trả lời thoả đáng. Nhưng nếu như tất cả mọi người trong cộng đồng đều giúp chúng tôi một tay, đóng góp công sức tiền bạc vào cuộc tranh đấu, thì tôi biết chắc là trong một ngày gần đây câu hỏi sẽ trở thành thừa thãi. Bởi vì, nếu quyết tâm và đoàn kết trong nỗ lực vận động, câu chuyện tỵ nạn của 2000 người Việt Nam không được ai thừa nhận sẽ được chấm dứt trong nay mai.
Từ thuở nhỏ tôi đã bị cho là người hay có những hy vọng hão huyền. Nhưng mà tôi vẫn luôn luôn hy vọng. Cũng có thể đây là lần cuối mà cộng đồng chúng ta xin được cho đồng bào tỵ nạn sang Úc định cư. Cũng có thể tôi sẽ bỏ cuộc và quay về lại Úc xây dựng một cuộc sống cho riêng mình để những người khác tiếp tục tranh đấu. Nhưng tất cả chúng ta đều cần phải nuôi hy vọng vào. Và hão huyền hay không, điều này sẽ do mỗi người trong cộng đồng chúng ta tự trả lời.
Vào ngày Thứ Bảy 12/10 tới đây sẽ có một buổi họp mặt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tại Bonnyrigg cho tất cả những ai có bà con ở Phi và những ai muốn tìm hiểu thêm mình có thể làm gì cho số đồng bào đang lâm nạn. Tôi hy vọng hôm ấy sẽ có dịp nói thêm về câu chuyện tỵ nạn, về cảnh người Việt phải ngồi tù vì không có một tấm giấy tùy thân, về những hoàn cảnh thương tâm mà mặc dù tôi biết là có người sẽ thốt lên “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, tôi vẫn cứ phải nói. Nói vì đó là trách nhiệm mà sau bao năm làm việc thiện nguyện, tôi đã tự coi là trách nhiệm của cá nhân tôi.
Và xin mời tất cả hãy đón xem bộ phim tài liệu "In Limbo" (Số Phận Bấp Bênh) chiếu trên đài truyền Hình SBS toàn quốc vào 8 giờ 30 tối Thứ Sáu tuần này (11/10) để biết thêm về hiện trạng của đồng bào tại Phi, và tình hình hoạt động của Văn Phòng Giúp Người Tỵ Nạn của CĐ chúng ta tại Manila. Cũng xin mời đồng hương mua vé tham dự buổi Đại Nhạc Hội "Vòng Tay Hy Vọng 2" do các anh chị em sinh viên và các nhóm trẻ trong CĐ tổ chức vào ngày Thứ Sáu 01/11 sắp tới để gây quỹ duy trì hoạt động của Văn Phòng Manila cho đến khi chúng ta hoàn tất công việc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.