Hôm nay,  

Lo Cải Tổ Để Kịp Vào Wto, Vẫn Bị Bảo Thủ Kéo Lui

06/10/200200:00:00(Xem: 3930)
HANOI - Theo bản tin của Uwe Schmidt, hội viên nghiên cứu lão thành tại đại học University of Duisburg tại Đức, cũng là cựu cố vấn kinh tế của Viện Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại của Hanoi.
Theo lời của Phó thủ tướng Vũ Khoan, Việt Nam gia nhập tổ chức mậu dịch thế giới WTO đã trở thành “Ưu tiên hàng đầu”.
Nhưng những gì Việt Nam thay đổi cho tới nay như vẫn còn thận trọng để tiến gần tới việc hội nhập kinh tế "
Mặc dầu nhà cầm quyền tại Hanoi đã nạp đơn xin để trở thành hội viên theo thỏa ước GATT về các thuế biểu và mậu dịch. GATT là tiền thân của tổ chức WTO, tiến trình gia nhập tổ chức này đã chuyển đổi từ nhiều năm nay.

Cuộc khủng hoảng tại Á châu cũng đã làm cho cuộc họp của WTO tại Seattle lui lại. Cuộc khủng hoảng này đủ để cho các lãnh tụ cộng sản Hanoi nhận thức được để mới đây bàn tính tới việc hội nhập WTO vào thời kỳ đang có xáo trộn. Các lãnh tụ này không làm gì được cho Việt Nam ngoài việc mở ra tự do từng bước một.
Sau biết bao nhiêu cuộc đàm phán kéo dài, Trung quốc mới vào đuợc tổ chức WTO. Việc Trung quốc gia nhập WTO đã làm cho đảng cộng sản cầm quyền tại Hanoi giật mình thức tỉnh. Việc này đã làm rúng động cái ảo giác mà Việt Nam nghĩ là có thể đơn giản gia nhập tổ chức WTO bất cứ lúc nào trong tương lai.
Thởi biểu dự trù gắt, buộc Bắc Kinh phải thi hành nghĩa vụ của hội viên WTO. Thời biểu này đã làm Việt Nam sáng mắt và phải cho chuẩn bị mau việc gia nhập WTO, trước khi Trung quốc đạt được những cam kết nòng cốt, hay sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ từ đội nón ra đi.
Chuẩn bị gia nhập WTO là phải cam kết để cải tổ. Vả lại Việt Nam mới đây đã phê chuẩn hiệp ước thương mại với Hoa kỳ, vòng đàm phán mới về mậu dịch tự do này đã tạo ra một áp lực nghiêm trọng khiến cho chính quyền Hanoi không còn có thời gian để bỏ phí nữa.
Nhưng bước gia nhập WTO sẽ không dễ dàng. Có ba yếu tố cản trở Việt Nam trong việc gia nhập này:
· Thứ nhất là hệ tư tưởng chính trị bị mâu thuẫn, bởi vì việc cam kết phải đi sâu vào toàn bộ thị trường. Việc đi sâu này sẽ ảnh hưởng dài dài tới nền kinh tế thị trường có cái đuôi xã hội chủ nghĩa của đảng CSVN.
· Một số nhân vật trong trung ương đảng vẫn còn ương ngạnh, cố bám vào tư tưởng cộng sản để nắm giữ quyền hành.
· Kế tiếp là con đường để đi tới việc hội nhập WTO, Việt Nam vẫn chưa tìm ra được.
Vì nhiễm tư tưởng Marx và Lenin qua lời răn dạy của Hồ Chí Minh đã lâu, các chú và các bác trong đảng CSVN thường hay nghi ngờ. Nay các chú và các bác trong đảng CSVN mới chịu công nhận sau bẩy năm chuẩn bị, vẫn chưa có kế hoạch để hội nhập WTO.
Cuối cùng khả năng để đi theo thể chế bị giới hạn, nó vượt trên cái quyền bướng bỉnh của chú bác trong trung ương đảng CSVN.
Vấn đề tại đây là mù mờ, không chịu thông tri với nhau (communicate) và thiếu sự hợp tác trong nội bộ của giới cầm quyền. Việc này không có gì lạ đối với Việt Nam, vì đảng CSVN cầm quyền tại Việt Nam có những vấn đề riêng: đảng này đã không chịu nhường bước, lại còn kèm theo sự ngu xuẩn cho chống lại việc ban hành luật pháp được phù hợp với các điều khoản của tổ chức WTO.
Tóm lại là Việt Nam vào bàn cờ WTO để chơi mà không biết luật ra quân.
Viễn ảnh là Trung quốc sẽ cho xuất khẩu ở thế lợi nhất để cạnh tranh gắt với việc xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa Việt Nam đang sợ hãi bị lạc hậu về kinh tế, vì thiếu vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Sự sợ hãi này đã khiến ngay trung ương đảng CSVN phải cho chuẩn bị gấp rút hơn nữa về việc gia nhập WTO.


Trong thời hạn 12 tháng trước cuộc họp cấp bộ trưởng tại Doha, Trung quốc càng ngày càng chứng tỏ là một hội viên thực sự của WTO. Trung quốc đã lên tiếng viện trợ cho Cao Miên, sau đó là Phi Luật Tân để ưu tiên lấn vào thị trường của hai quốc gia này .
Hanoi mới bắt đầu nhận rõ sự thực và cảm thấy cần thiết phải mau mau đưa ra việc gia nhập WTO, vì nó đã quá trễ. Hanoi cho sáp gần một cách hợp lý hơn trong những đề xuất quan trọng để được hội nhập WTO.
Việt Nam có đường lối sản xuất hiện đại, có tài kinh doanh và quản trị đã được trau dồi khi miền Nam Việt Nam còn chiến tranh. Việt Nam không thể hiện được các đường lối sản xuất này cũng như tài kinh doanh quản trị nếu Việt Nam không thực sự cho cải tổ.
Trước khuynh hướng toàn cầu hóa, mậu dịch tự do và sự sống còn của Việt Nam, Việt Nam đành phải gia tăng chấp nhận các tiêu chuẩn và các qui luật quốc tế.
Các nhà cầm đầu tại Việt Nam đang chấp nhận để du nhập thêm nữa những nhận thức và kinh tế của Tây phương, những thứ không làm náo động các hoài niệm trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam và hiểu rõ thị trường nước ngoài quan trọng như thế nào cho việc chế xuất của Việt Nam. Công việc chế xuất sẽ cho giảm số dân thất nghiệp từ nông thôn đang đổ dồn về các thành phố, một lực luợng có tiềm thế có thể lật đổ đảng CSVN bất cứ lúc nào.
Vấn đề tiếp cận thị trường là con đường đi hai chiều, Việt Nam không có thể trở thành hội viên của tổ chức WTO nếu không cho thành lập các thể chế rõ ràng.
Có những đề xuất khó khăn tại đây, Việt Nam phải cho giải tỏa lãnh vực thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nhà nước phải kiềm chế việcï chi tiêu theo tư tuởng “Lao động tùy khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu” hay “Cơm nhà nước, đi hát, đi múa tối ngày”. Ngoài ra quyền sở hữu tài sản phải mau chuyển từ nhà nước sang bàn tay tư nhân.
Việc thành hình hệ thống luật định cũng đòi hỏi phải có tài năng và sự kiên quyết. Tại đây tòa án và quan tòa phải có qui chế độc lập và các tài liệu luật định phải cho phổ biến thường xuyên trước công chúng và các phán quyết của tòa phải được cải thiện, không được đi theo cung cách lộng quyền như kiểu “quan tha, công an bắt”.
Nhưng cái quan trọng nhất là các dự luật dành cho lãnh vực tư nhân mới đây như cho phép truy cứu hơn nữa về đất đai và giảm luật cuỡng chế khả năng ngân hàng cho các nhà kinh doanh vay tiền. Việc cho vay này sẽ tạo thêm tình trạng ủng hộ các tư nhân bỏ vốn ra để đầu tư. Tư nhân đầu tư sẽ thu dụng những công nhân dư thừa do lãnh vực nhà nước thải ra.
Việc Trung quốc gia nhập WTO là một bước ngoặt đối với Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia lân bang ở phía Nam nằm sát Trung quốc, có biên giới mới phân định và mậu dịch tại đây sẽ là “Laissez-faire”. Sau cả chục năm có những lúc theo kiểu cải tổ kinh tế nửa vời, tình hữu nghị của hai lân bang đã làm Hanoi bù đầu. Kiểu hữu nghị “Laissez-faire” của nước có ưu thế kinh tế đã làm cho Hanoi phải nghĩ tới cách đổi mới.
Mậu dịch và thịnh vượng trên thế giới tăng trưởng hàng lọat trong cả chục năm qua, khiến phồn vinh phát sinh cho nhiều quốc gia tại vùng Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam.
Cái quan trọng nhất đầu tiên là xuyên qua việc khai thác về các lợi điểm của những quốc gia theo sự phân chia lao động toàn cầu (Việc chế xuất được đẩy sang các quốc gia có lao động rẻ, cần cù và tỉ mỉ, còn dịch vụ phục vụ nhân sinh và việc phát sinh tri thức với kỹ thuật thì nằm tại các quốc gia tiền tiến có nhiều phương tiện nghiên cứu các đề xuất của thế giới).
Việt Nam thể hiện để thực sự khai thác lợi điểm này hiện nay như khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có đi theo với việc khai thác lao động thặng dư trong nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.