Hôm nay,  

Wb: Viện Trợ Vn Có Thể Ít Hơn Năm Ngoái

15/12/200000:00:00(Xem: 4285)
HÀ NỘI (Reuters) - CSVN tham dự cuộc hội nghị cuối năm ngày thứ năm 14-12 với các nước và tổ chức cấp viện với hy vọng sẽ có được sự cam kết viện trợ đến 2.1 tỷ đô-la như năm ngoai.

Những cuộc tranh luận ở Nhật Bản, nước cấp viện nhiều nhất cho Việt Nam về mức độ tương lai của chương trình ODA (Viện trợ chính thức Phát triển cho toàn cầu) đã khiến mục tiêu đó không chắc đạt được.

Lúc bắt đầu hai ngày họp của nhóm Tham vấn Cấp viện quốc tế tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ông không nghe thấy nói có sự cắt bỏ viện trợ nào của Nhật Bản cho Việt Nam và hy vọng Việt Nam sẽ là trường hợp đặc biệt trong chương trình viện trợ của Nhật. Dũng nói với Reuters: “Sự cam kết viện trợ, nhiều hay ít, sẽ tùy thuộc hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nước. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mức viện trợ như năm ngoái”.

Về Nhật Bản, Dũng nói: “Chúng tôi không thấy tin tức nào. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam rất tốt. Tôi hy vọng Nhật Bản sẽ dành cho Việt Nam viện trợ đặc biệt”. Một nhà ngoại giao Nhật Bản dự hội nghị nói vấn đề ODA vẫn còn đang được thảo luận ở Tokyo. Ông nói: “Trong lúc này thật sự chúng tôi không thể biết việc gì sẽ xẩy ra”.

Chủ tịch Hội nghị, ông Andrew Steer của Ngân hàng Thế giới (WB), tuần này đã cho biết rất khó mà nói sự cam kết viện trợ quốc tế năm nay sẽ bằng với năm ngoái. Về mặt tổng quát cộng đồng cấp viện quốc tế tương đối sẵn sàng với Việt Nam vì đã có một số tiến bộ. Nhưng các nước cấp viện vì những lý do ngân sách riêng của họ đều đã phải bớt viện trợ khắp nơi trên thế giới.

Steer nói: “Chúng tôi vẫn mong có sự cam kết nhiều của Nhật Bản, nhưng thực tế mà nói không thể trông đợi mức viện trợ của Nhật Bản bằng năm ngoái”.

Steer nói viện trợ cho Việt Nam thời trước hầu như không có, đến nay nhờ Việt Nam đổi mới kinh tế, số viện trợ tích lũy đã lên đến 18 tỷ đô la, chiếm một tỷ lệ cao so với các nước khác trên thế. Ông cũng nói mục tiêu Việt Nam đề ra cho thập niên tới - tăng gấp đôi tổng sản lượng nội địa (GDP) và tăng 30% đầu tư của GDP - là “có tham vọng và thích hợp, nhưng khó đạt được”.

Ông nói Việt Nam cần tăng trưởng mau lẹ, nhưng đồng thời cũng phải có phẩm chất cao về tăng trưởng để thức đẩy gia tăng khả năng sản xuất và đưa dân chúng ra khỏi cảnh nghèo khó.

Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư, nói nhiệm vụ quốc gia trong thập niên tới gồm có cải tiến mức sống của dân, phát triển cơ cấu thị trường “định hướng xã hội chủa nghĩa” và hội nhập thêm vào kinh tế toàn cầu. Ông ta nói sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế “sẽ đóng góp tích cực vào việc hoàn thành những mục tiêu quốc gia của chúng tôi”.

Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) ước lượng 7.6 tỷ Mỹ kim của ODA đã được tháo khoán cho VN trong thời kỳ 1993-2000. Còn khoảng 6.5 tỷ vẫn chưa thi hành được, nhưng mức độ tháo khoán đã gia tăng khiến trong số 2.1 tỷ cam kết cho năm 2000, có 1.6 tỷ được tháo khoán.

Nhật Bản là nước cấp viện nhiều nhất, đã tháo khoán 531 triệu Mỹ kim trong tổng số tháo khoán viện trợ quốc tế 1.3 tỷ trong năm 1999. Ngoài những cam kết chính trong năm ngoái, còn có 700 triệu Mỹ kim dành cho việc yểm trợ xúc tiến đổi mới kinh tế. Nhưng phần lớn số tiền này chưa được tháo khoán.

Tuy nhiên IMF và WB tỏ ý hài lòng về những phát triển trong năm nay, như việc mở cửa Thị trường Chứng khoán, việc ký kết thương ước Việt-Mỹ và việc ban hành luật lệ thân thiện với lãnh vực tư doanh, nên trong tuần này hai cơ quan quốc tế trên tỏ ý hy vọng vào đầu năm tới sẽ đạt được thỏa hiệp với Hà Nội để trao số tiến nói trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.