Hôm nay,  

Các Luận Cứ Của Trung Cộng Về Chủ Quyền Biển Đông

20/04/200200:00:00(Xem: 4096)
Như VB đã trình bày trong các số báo trước, ngày 19 tháng 1/1974, Trung Cộng đã huy động một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm hòn đảo chính của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Ngay trong khi trận chiến đang diễn ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án hành động xâm lấn trắng trợn của Trung Cộng. Về phía Trung Cộng, để biện minh cho hành vi xâm lăng của mình trái với tinh thần hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Cộng từ khi gia nhập vào tháng 10/1971 đã cam kết tôn trọng và bảo vệ, chính quyền Bắc Kinh đã nại cớ "quần đảo Hoàng Sa (Trung Hoa gọi là Tây Sa) cũng như quần đảo Trường Sa ( Nam Sa trong danh từ địa lý Trung Hoa) vốn là một phần lãnh thổ Trung Hoa nhưng đã bị Nhật Bản xâm chiếm trong đệ nhị thế chiến và được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thu hồi lại khi trận chiến chấm dứt." Sự biện minh này của Trung Cộng đã được Trung Hoa Dân Quốc gián tiếp phụ họa.

Trong bài tổng hợp kỳ này, VB xin lược ghi một số luận cứ mà Trung Cộng đã đưa ra liên quan đến vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu của sử gia Quốc Tuấn trình bày trong cuốn đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (Ban Sử Địa Đại học Sư phạm Sài Gòn xuất bản năm 1974). Sử gia Quốc Tuấn đã sưu tầm các tài liệu có nguồn gốc từ Bắc Kinh hay Đài Loan, trong đó có một số tài liệu dựa theo nguyên bản Hoa Văn và được sử gia chuyển dịch sang Việt ngữ, một số tài liệu khác dựa theo bản dịch Anh ngữ của Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Hương Cảng, phổ biến trước 1974.

* Từ tuyên bố của Tổng Thống Phi Luật Tân Quirino đến thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Cộng

Theo ghi nhận của các sử gia, 5 năm sau khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt với sự đại bại của Nhật Bản tại Thái Bình Dương, đưa tới việc nước này phải từ bỏ các đất đai ở ngoại quốc, trong đó có cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường mà Nhật đã chiếm đoạt trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ quân phiệt, và 2 năm sau kể từ khi Trung Cộng chiếm trọn Hoa Lục và Trung Hoa Dân Quốc phải chạy ra Đài Loan, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bắt đầu vào một giai đoạn mới.

Lần đầu tiên Trung Cộng chính thức lên tiếng về vấn đề này là khi Tổng Thống Phi Luật Tân Quirino, trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 17-5-1951, đã đưa ra luận cứ cho rằng quần đảo Trường Sa đứng về phương diện địa dư ở kế cận quần đảo Phi Luật Tân nên nó phải thuộc về Phi Luật Tân. Hai ngày sau, ngày 19-5-1951, Bắc Kinh đã phản ứng và ra tuyên bố như sau: "Lời tuyên bố vô lý của Chính phủ Phi Luật Tân đối với lãnh thổ của TQ rõ ràng là sản phẩm của Chính phủ Hoa Kỳ. Kẻ khiêu khích Phi Luật Tân và những kẻ Hoa Kỳ ủng hộ phải bỏ ngay mưu đồ mạo hiểm đó đi nếu không thì hành động này có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không bao giờ để cho bất kỳ một ngoại bang nào xâm lược quần đảo Nam Sa hay bất cứ đất đai nào khác thuộc về Trung Hoa." Tuy nhiên, qua tuyên bố này, Trung Cộng đã không đưa ra một bằng chứng nào chứng tỏ Trường Sa thuộc quyền Trung Hoa làm chủ.

* Hòa hội Cựu Kim Sơn (San Francisco)

Đầu tháng 9 năm 1951, 51 quốc gia đã từng góp công trong cuộc chiến đấu chống Nhật Bản 1939-1945 tới tham dự Hòa hội Cựu Kim Sơn theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ, để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh và mở bang giao với Nhật Bản. Trong hòa hội, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do Anh Mỹ đề nghị ngày 12-7-1951. Ngày 8-9-1951, các quốc gia tham dự hội nghị, ngoại trừ Nga và một số nước đàn em, đã ký một hòa ước với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả hai phe Quốc Cộng Trung Hoa đều không được mời tham dự hòa hội.

Vì thấy mình bị Hoa Kỳ gạt ra khỏi hòa hội, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phản ứng ngay bằng cách một mặt ra một số bản tuyên bố chính thức và một mặt khác cho đăng các bài báo để lên án Hoa Kỳ về việc không mời Trung Cộng tham dự hòa hội và để trình bầy quan điểm của Trung Cộng về một số vấn đề cần phải được thảo luận. Một trong những vấn đề này là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời tuyên bố đầu tiên của chính phủ Trung Cộng đã được Chu Ân Lai, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao, trình bày ngày 4-12-1950, trong đó Trung Cộng đã nêu ra căn bản chính để ký một hòa ước với Nhật Bản: "Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên bố Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc gia trong Ủy Hội Viễn Đông thỏa thuận và thông qua ngày 19-6-1047, các văn kiện quốc tế mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết là căn bản chính cho một hòa ước với Nhật Bản". Chu Ân Lai nói thêm: "Nhân dân Trung Hoa rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia khác trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên cáo Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này." Tuy bản tuyên bố của Chu Ân Lai không đề cập đến vấn đề chủ quyền với hai quần đảo mà chỉ đề cập tới nhiều vấn đề khác, nhưng nó đã nêu ra quan điểm chính yếu của Trung Cộng.

* Tuyên bố 15-8-1951 của Trung Cộng

Vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo đã được Trung Cộng chính thức đề cập trong một bản tuyên bố sau đó. Khi nghiên cứu dự thảo hòa ước Cựu Kim Sơn Anh-Mỹ do Hoa Kỳ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hòa hội, chính phủ Trung Cộng thấy điều 2 của dự thảo hòa ước không quy định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản sẽ phải từ bỏ được trao cho quốc gia nào, nên trong bản tuyên bố ngày 15-8-1951, sau khi đề cập tới quan điểm của Trung Cộng về từng vấn đề một, Chu Ân Lai tuyên bố: "Dự thảo Hiệp ước quy định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly) và quần đảo Tây sa (quần đảo Paracel), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Thực ra, cũng như các quần đảo Nam Sa và quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Mặc dù những đảo này đã có lúc bị Nhật Bản chiếm đóng một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật Bản gây ra, sau khi Nhật Bản đầu hàng thì chính phủ Trung Hoa đã thâu hồi những hòn đảo bàu. Chính phủ Nhân Dân Trung ương nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa do đó tuyên bố: dù Dự thảo hiệp ước Anh-Mỹ có chứa đựng các điều khoản về vấn đề này hay không và dù các điều khoản này có được soạn thảo như thế nào, chủ quyền bất khả xâm phạm của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa trên đảo Nam Uy (đảo Spratly) và quần đảo Tây Sa (quần đảo Paracel) sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng."

Chu Ân Lai kết luận vấn đề này bằng cách phủ nhận giá trị bất cứ hòa ước nào ký kết với Nhật Bản mà không có sự tham dự của Trung Cộng: "Chính phủ Nhân dân Trung ương của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả một hiệp ước như vậy có như thế nào, chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy vô hiệu."

Qua bản tuyên bố của Trung Cộng, sử gia Quốc Tuấn đã nhận thấy có những đặc điểm đáng lưu ý:

Thứ nhất: Tuy tuyên bố đảo Nam Uy và quần đảo Hoàng Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Hoa, nhưng Chu Ân Lai không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Hoa đối với hòn đảo này. Đành rằng trong một bản tuyên bố chính thức của chính phủ không thể nào kết hết mọi chi tiết hay dẫn chứng, nhưng ít nhất nó cũng nêu lên vài thí dụ cụ thể để chứng minh lời tuyên bố của mình và giúp cho người ngoại cuộc có thể hiểu rõ một cách khách quan hơn những điểm trình bày trong bản tuyên bố. Làm thế nào mà một người ngoại cuộc có thể thông cảm và ủng hộ lời tuyên bố nếu nó không mang một chi tiết nào, dù là nhỏ nhặt nhất, để cho người ngoại cuộc có thể kiểm chứng tính chính xác và chân thực của lời tuyên bố " Nếu nói như lời tuyên bố ngày 15-8-1951 của Chu Ân Lai thì bất cứ nước nào cũng có thể nhận mình là có chủ quyền trên hai quần đảo đương tranh được. Nếu tuyên bố để chỉ mà tuyên bố thì sẽ bị suy yếu đi nhiều. Càng đáng ngạc nhiên hơn nữa là trong bản tuyên bố này khi đề cập đến các vấn đề khác thì Chu Ân Lai đã nêu ra nhiều chi tiết để chứng minh hay biện hộ, trong khi vấn đề quần đảo thì chỉ tuyên bố để mà tuyên bố mà thôi.

Thứ hai: Trong bản tuyên bố này cũng như trong các bản tuyên bố sau và cả trong bản tuyên bố của Trung Hoa Dân quốc có đề cập đến việc chính phủ Trung Hoa thâu hồi hai quần đảo này sau khi đầu hàng. Một vấn đề được đặt ra: Chính phủ Trung Hoa (lúc đó là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc) thu hồi hai quần đảo này có phải là một hành vi hợp pháp không " Thế giới đều rõ rằng một năm trước khi xảy ra thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã chiếm lâm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mượn danh là khai thác thương mại, nhưng thực tế là để mưu lập căn cứ chiến lược làm bàn đạp tấn công vùng Đông Nam Á.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.