Hôm nay,  

Chuyện Quảng Châu-hoa Lục: Đằng Sau 1 Động Mãi Dâm...

07/07/200200:00:00(Xem: 3866)
Quảng Châu đang là “đầu tầu kinh tế” của cả Hoa Lục. Dân tứ xứ đói khổ kéo về đây chịu đủ thứ hất hủi, kỳ thị. Đường cùng, đành hành nghề mãi dâm. Công an bố ráp một động mãi dâm nghèo khổ, các cô gái bán dâm bị ép cung bằng roi vọt, người chủ chứa bị tuyên án tử hình. Câu chuyện đằng sau ổ mãi dâm hạ lưu ở Quảng Châu là câu chuyện nói lên một thực trạng bi thảm ở Hoa Lục, đã được nhà báo Elisabeth Rosenthal viết lại trên báo The New York Times. Sau đây là phần chuyển dịch Việt ngữ do Kim Lai thực hiện.

Hôn nhân tan rã, tiền bạc kiệt quệ, anh Qu Chaoping tìm cách thoát ra khỏi cái đồi nghèo khó tại miền đông của Tứ Xuyên.

Hàng ngày có bốn chiếc xe lửa khởi hành từ cái trạm gần nhất để đi tới Quảng Châu, thành phố xa xôi bùng ra ở phía nam, một ngả đi khá quen thuộc đối với mười ngàn thanh niên của vùng Nanba, họ đã bỏ ra đi để tìm cách làm giầu.

Anh đã tới cái thành phố còn trải đá sạn, thành phố nằm ven đô của Quảng Châu vào năm 1998. Khi đến anh được em gái và hàng chục người bạn mừng rỡ đón tiếp.

Anh đã tranh sống manh múng hai năm sau trong cái nền kinh tế sôi động của miền nam chấp nhận dân nhà quê di cư để làm những công việc gẫy sống lưng tại cơ xuởng, công việc xây cất và công việc của nhà hàng ăn. Khi bị thất bại, mắc cở để trở vế quê tay không, anh Qu đã lăn vào một công nghiệp không vốn cho hàng triệu di dân miền quê của Hoa lục; đó là nghề buôn bán tình dục.

Nhưng cuộc mạo hiềm cuối cùng này đột nhiên bị chấm dứt vào tháng ba 2001, khi công an xô cửa vào. Anh Qu đã bị án tử hình, còn cô em gái bị tù chung thân vì lập ổ mãi dâm, một nghề mà theo hồ sơ tòa án cho biết đã làm ăn được ba tháng, tính sổi ra đã kiếm được trên 1000 Mỹ kim. “Cái loại nghề này quá ư thông thường hầu như ở khắp phía nam, vì thế tôi đã bị súc động về cách kết án này,” theo lới của cô em gái Qu Chaozhen của hai người này, một kiều nữ trạc ba mươi tuổi tới để lo vụ án của anh em cô.

Lưu ý tới phần đông phụ nữ trẻ của Nanba đôi khi rơi vào nghề làm ăn này, kiều nữ này cho biết thêm: “Các ngài đều biết, một di dân không dễ dàng làm ăn nơi đây. Có rất nhiều người dân Tứ Xuyên như chúng tôi, chúng tôi chẳng quản ngại việc làm nào cả.”

Có hơn 100 triệu dân quê của Trung quốc đã di về các thành thị, theo như cuộc khảo sát của nhà nước gần đây ước tính, có quá nửa số dân này cuối cùng đã dừng chân tại đây, tỉnh Quảng Đông ở phương nam, hình thành giai cấp hạ lưu rộng lớn mới. Giai cấp đã bán rẻ sức lao động của mình để làm động lực phát triển kinh tế của Quảng Đông, một nền kinh tế chiếm một nửa phần tổng sản lượng của Hoa lục. Tiền của họ chuyển về nuôi sống gia đình nội ngoại tại miền quê. Đặc biệt, tại Tứ Xuyên, số tiền này lớn hơn gấp nhiều lần so với số thu nhập địa phương. Nhưng chính các di dân này thường chẳng được hưởng bao nhiêu. Hấu hết những người như anh Qu vẫn là người ngoài cuộc trong nhiều năm, tranh đấu sống nơi miền đất lạ có đầy sự ghen ghét.

Nanba là tình nhà của anh Qu, nơi có 50 ngàn cư dân đau khổ rời xứ ra đi, sống tụ tập trong các nhà thấp chát xi-măng với những con đường gồ ghề không được tương lai để ý tới mấy.

Phố xá có cả dọc cửa tiệm và hàng ăn mở nhỏ ngoài mặt tiền của các gia cư. Núi bao vây chung quanh khó trồng trọt được, không có công nghiệp nào lý tới. Có chủ thực sự là nhà máy hàn Nanba với 200 nhân công, nơi anh Qu Chaoping từng làm thợ điện. Cũng như đa số trẻ em nhà quêâ của Hoa lục ít có lựa chọn, phải bỏ xứ sở để đi tìm việc làm khi tới tuồi.

Đoàn người của Namba ra đi lúc đầu là đàn ông len lén ra đi sau khi Trung quốc nới lỏng việc cấm đoán di dân lao động hồi đầu năm 1990. Ngày hôm nay cư dân ước chừng một nửa, hầu hết là thanh niên đứng tuổi đang sống tại hai nơi như Foshan và Dongguan, thị xã tề nằm ngoài Quảng Châu.

Cô Gong Xiaolan 17 tuổi, có bộ mặt búng ra sữa, cô đã rùng mình để rời Nanba năm ngoái khi một thân nhân của anh Qu cho cô biết anh ta có thể kiếm được việc làm cho cô tại Foshan. Cha cô đã mất, còn mẹ cô không nuôi nổi cô để đi học.

Mặc dầu cô tưởng được làm việc tại nhà hàng, cô đã bị cuốn nhanh vào nghề bán dâm.

“Biết bao nhiêu dân Tứ Xuyên đang làm nghề này, bởi vì việc làm của cơ xưởng rất khó kiếm, việc làm tàn tệ mà lãnh tiền không được nhiều,” theo cô Gong cho biết, cô mặc toàn quần jean với chiếc T shirt mầu đỏ chói, có con thú lông sù buộc tòng teng vào cái bóp mầu hồng.

Nghề mua bán tình dục khó có thể xẩy ra lúc đầu tiên với bất cứ ai, cũng như khi anh em Qu lần đầu tiên tới Foshan, anh em này đã cố tìm các việc làm khác.

Nhờ mạng luới Nanba của anh, Qu đã có được một việc làm như thợ hành nghề vặt của nhà máy, nhưng tiền quá ít lại phải làm nhiều giờ. Cô em Qu Chaoxuan của anh đã sinh sống tại vùng Quảng Châu từ năm 1993, cố kiếm được việc làm tại một xưởng hóa chất, làm việc sáu ngày một tuần, lãnh 50 Mỹ kim hàng tháng.

Năm 1999, tìm lối thoát ra khỏi lao dịch, hai anh em bỏ việc làm dồn tiền dành dụm được và mở nhà hàng Tứ Xuyên ngay ven Foshan. Hiện nay nhà hàng này quay ra giúp đỡ dân của tỉnh quê nhà tới và mướn các phụ nữ Nanba làm người chạy bàn.

Có một thời gian, nhà hàng phồn thịnh, Qu Chaoping đã yêu một trong những người hầu bàn, một phụ nữ xinh xắn có đôi mắt to, tên là Li. Nhưng đối với người di dân, anh em Qu vẫn là loại xì thẩu hạng hai, có quyền lợi thuộc hạng dân hàng thứ hai.

Dân địa phương thường đến ăn quịt, theo một người bạn cho biết, Qu mắc vào nợ nần chồng chất. Sau đó có một người địa phương ăn trộm một con trong đàn chim bồ câu yêu quí của Qu Chaoxuan và cuộc cãi lộn xẩy ra. Váo buổi tối hôm đó, có hàng trăm người đã bao quanh nhà hàng, đánh đập di dân và đuổi họ ra khỏi thị trấn.

Nhà hàng bị đóng cửa, hầu hết các cô hầu bàn đã đi xe lửa trở về quê, còn Qu Chaoping quyết định lấy lại những gì đã mất. Khoảng 150 Mỹ kim một tháng, anh đã thuê một căn hộ có bốn phòng ngủ tại tầng lầu thứ 11 của một tòa nhà cao nằm sau ty công an để làm nhà trọ gọi gái. Li, người bạn gái của anh đã mời được một cô gái trẻ hơn đến làm việc ở đó.

Ba tháng sau, căn hộ này là nhà của cả chục phụ nữ Tứ Xuyên trẻ măng, tuổi từ 16 tới 20 lảng vảng làm ăn tại các khách sạn của Foshan hay gọi điện thoại bâng quớ tới các phòng của khách sạn. Qu lấy nửa số tiền kiến được của các phụ nữ này.

Cô Gong Xiaolan đã nhập vào nhóm này hồi đầu năm ngoái, dọnh nhà tới một căn hộ mà cô có cảm tưởng như gia đình, bởi vì tất cả các cô gái đều nói theo thanh âm Tứ Xuyên.

Nhưng chưa đầy hai tuần sau, theo như cô nhớ lại, trong khi họ đang coi TV, làm bữa ăn qua loa và sửa soạn việc làm ban đêm, thì công an gõ cửa. Cô Gong cho biết “Chúng tôi cố ẩn núp dưới gầm giường, nhưng họ đã tóm gọn tất cả.”

Tại ty công an, các cô gái bị tra hỏi về các ông trùm và các khứa của các cô. Theo báo cáo của công an, một số đã khai họ bị Qu Chaoping đánh dập, ép họ làm nghề mãi dâm. Nhưng cô Gong lại cho biết, các cô gái này đã bị công an hăm dọa bằng roi quất chung quanh và ép buộc phải cung khai để chạy tội.

Tại tòa án xử kín hồi tháng chín, Qu Chaoping, cô em gái của anh cùng với một người bạn có tội ép buộc các cô gái vào nghề làm đĩ diếm. “Không có một cô gái nài được gọi ra để đối chất, còn anh phủ nhận các tội bị kết. Vi phạm luật hình tại Hoa lục, luật sư mà gia đình mướn không được phép vào thăm.

Qu đã bị kết án tử hình mặc dầu bản phán quyết viết ra là không có đủ chứng cớ, các vụ phạm tội không có gì trầm trọng.

Cô Qu Chaozhen đã bỏ ra sáu tháng để cố lật lại sự phán quyết của tòa án. Chịu trận một mình, bởi vì cô không dám cho cha mẹ già biết về bản tội trạng, sợ rằng cái nhục có thể làm cho họ bị chết.

Vào lúc này, cô và bà mẹ phải nuôi những đứa trẻ 16, 14 và 10 tuổi tại Nanba cho người anh bị tù, Chẳng bao lâu nữa, vì tài chánh sẽ buộc cô cũng theo con đường này.

“Không có người kiếm gạo, có lẽ tôi sẽ bị mất việc. Nhưng tôi không tới Quảng Đông, thực quá phức tạp,” theo như cô cho biết. Nguời anh và cô em bị kết án nằm trong turng tâm giam giữ tại Foshan, đang chờ để xét lại các nội vụ. Nếu thất bại anh có thể bị đem ra hành hình mau.

Các cô gái trong căn hộ của Qu được âm thầm thả ra hồi cuối tháng ba sau hai tuần giam giữ. Các cô này đã lấy xe lửa để trở về Tứ Xuyên. Nhưng có một số cô giống như Gong, họ đã trôi dạt trở lại.

Vào lúc này, cô Gong đang làm việc sáu ngày một tuần tại một xuởng gần Dongguan, nơi cô may các đôi giầy theo thời trang để xuất khẩu. Trong một ngày được nghỉ làm, cô đã hồi tưởng công việc mới của cô
“Nó vất vả, nhưng nó là tiền.” cô nói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.