Hôm nay,  

Tro Cốt Cụ Ông Từ Saigon Sang Mỹ Chờ Cụ Bà 98 Tuổi

26/08/200100:00:00(Xem: 4206)
Lời của Toà Soạn: Thái Bình Dương ngăn cách, ba chục năm dưới chế độ công sản, một bà nội, người Việt Nam, vẫn thường nhớ tới bóng người chồng trong căn nhà mới tại San Jose, California. Lúc bà chết, những đưá con của bà tôn trọng người quá vãng bằng cách đem tro của chồng bà trôn chung với tro của bà. Câu chuyện được viết lại bởi biên tập viên Andrew Lam của PNS (Pacific News Service) là một nhà viết truyện ngắn, kiêm nhà báo.

SAN JOSE, Ca (KL) - "Chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta," lời nguyện cầu trong hôn nhân ngày xưa vẫn văng vẳng bên tai người theo đạo Khổng, nhưng không có tính cam kết. Tại Việt Nam chẳng hạn, nơi tôi sinh ra, cái chết không chấm dứt hết các tình nghĩa, nó chỉ làm sâu đậm thêm mà thôi.

Một người Việt Nam theo truyền thống thờ phụng tổ tiên thường nói chuyện với hồn ma hàng ngày. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối, người này thắp nhang và dâng thức ăn và nước uống cho linh hồn của tổ tiên, khấn vái để phù hộ và cầu xin lời hướng dẫn cho cuộc sống hàng ngày. Nếu người này nói đã nhìn thâý bóng của ông nội trong đêm trước, vài người sẽ cật vấn. Hầu như họ muốn giúp để tìm cách giải thích rõ cuộc viếng thăm trong cơn mộng này. Âm dương tuy có cách trở, nhưng nó vẫn có những sự hoà điệu.

Nếu các bạn đi trên các con đường quê tại nước tôi, các bạn sẽ nhìn thấy cánh đồng lúa có những ngôi mộ cũ nhô cao khỏi mặt nước. Trong những vườn của một vài nhà, người ta được trôn trong các những mảnh đất có trồng rau và trong những lùm cây tre, nơi mà trẻ em thường tới vui chơi trong những buổi chiều lộng gió mát.

Người sống và người chết cùng hiện hữu, ở gần sát bên nhau theo thuyết hoàn vũ của Khổng tử, như có một âm điệu thân mật nào đó.

Dù rằng chúng ta đã ở California một phần tư thế kỷ hiện nay, gia đình tôi và tôi vẫn sống vào một số trong những quan niệm của Khổng Tử, nhất là những khi có ma chay. Việc ma chay này là chứng cớ hiển nhiên về đạo Khổng, khi chúng tôi cho trôn cất ông bà nội của chúng tôi ngay bên cạnh mộ của mẹ tôi tại San Jose, California.

Cha tôi chết và được chôn cất tại Saigon năm 1972, lúc chiến tranh đang lên cao. Còn bà nội tôi mới mất đi lúc được 98 tuổi tại Thung lũng Hoa vàng.

Trường hợp của bà nội tôi, bà chỉ có một ước nguyện, được trôn cất bên cạnh người chồng thân yêu. Khi ông nội tôi mất đi, bà nội đã mua một mảnh đất kế bên mộ của ông nội trong nghĩa địa ngay trung tâm của thành phố Saigon, có tên là Mạc Đĩnh Chi. Trên mộ bia của ông nội, bà nội đã đề một bài thơ.

Khi còn nhỏ tôi đã thuộc lòng bài thơ này và có thể ngâm lại khi nào tôi thích. Tôi thuộc bài thơ bởi vì hầu hết những ngày chủ nhật tôi lại bà nội cùng với mẹ tôi để đi thăm mộ ông nội. Chúng tôi cắm hoa vào bình, rửa tấm mộ bia, thắp nhang và đốt mã để cúng ông nội. Tôi còn nhớ chuyện giúp bà nội nhổ cỏ dại trên mảnh đất kế bên mộ ông nội, một mảnh đất bà nội đã chuẩn bị sẵn cho khi bà mãn phần số.

Không như hầu hết người trong đời của ông bà nội, hôn nhân của ông bà nội tôi là một tình yêu chân thực - chứng cớ có trong tập thơ mà ông bà nội đã viết cho nhau trong 50 năm sống kề bên nhau.

Một trong những kỷ niệm thích nhất thời thơ ấu của tôi là ngồi trên bao lơn có lót gạch mát của biệt thự ông bà nội cùng chung với các anh chị em họ và ruột của tôi vào ngày lễ Trung Thu tại Saigon. Ông nội và bà nội ngâm thơ của nhau và cùng nhâm nhi tách trà pha và rót để tiếp cho nhau

Than ôi, lời nguyền của bà nội được trôn bên cạnh người chồng đã bị gián đoạn khi những chiếc xe bọc sắt của cộng sản đã lăn vào thành phố Saigon. Bà nội nhất quyết ở lại như "ai sẽ lo phần mộ ông nội nếu bà ra đi," bà nội đã giữ câu hỏi này. Có lẽ cái quan trọng nhất của đạo Khổng là sự sống của con người, mẹ tôi, chú bác bà cô cậu tôi, tất cả đã quì xuống và van xin bà nội đi theo cùng.

Cuối cùng lòng thương của bà nội để sống chung đã thắng lời nguyện cầu của bà đối với người đã mất. Vào giờ phút chót, trước khi phi trường Tân Sơn Nhứt đóng cửa, bà nội vơ vội chiếc bóp tiền với vài bộ quần áo và nhận vào túi nylon, cùng bầy con cháu lên đường đi Hoa kỳ.

Những năm tại đây, bà nội tôi nhớ canh cánh và tiếc hối nhiều năm. Bà đã hối tiếc chuyện rời Việt Nam, bà nhớ lại những ngày chủ nhật đi thăm mộ chồng. Lưu vong đối với bà là một tinh thần què quặt, một sự xé nát tâm hồn, thiếu hẳn bản sắc con người.

Thiệt quá tệ, tại cái đất Hoa kỳ, bà nội không còn nằm mơ để thấy ông nội theo như bà thường thấy khi còn ở Việt Nam. Khi thấy mình già yếu, bà càng thấy kỳ lạ không hiểu các linh hồn có thể băng qua đuợc đại dương hay không, nếu có thể, tại sao ông nội của tôi không tới thăm bà trong những giấc mộng. Bà tự hỏi "Có phải đại dương quá to lớn phải không " Có phải ông đã lên được niết bàn " Hay ông đã quên tôi rồi""

Khi tin tức của những người thân tại Saigon gửi đến, bọn cộng sản sắp sửa san bằng nghĩa địa nơi ông nội đã được chôn cất, chúng tôi đã giấu tin này đi và không cho bà được biết. Nghĩa điạ này chôn cất toàn những nhân vật nổi tiếng của miền Nam, nó là cái gai trong mắt của bọn thống trị miền Bắc, bọn họ muốn xoá bỏ sạch tất cả những gì gọi là kỷ niệm của chế độ cũ .

Cả dòng họ của chúng tôi keó nhau lại để hùn một số tiền khá lớn và gửi số tiền này được gửi cho người bà con vẫn còn sinh sống bên nhà để lấy tro cốt của ông nội và đưa vào nhà chùa.

Khi chiến tranh lạnh chấm dứt, chúng tôi gửi người bà con khác tại California đi về Việt Nam để mang hũ cốt ông nội về Hoa kỳ. Trong một ngôi chùa khác tại Sacramento, hũ cốt ông nội như ngồi chờ để cho bà nội tôi sống cho hết những ngày còn lại.

Cuối cùng bà đã mất đi vào đầu năm nay, hai hũ cốt được để chung trong bàn thờ Phật giữa khó hương nghi ngút và tiếng tụng kinh của các tăng tại San Jose. Tại nghĩa địa có tiếng chim ríu rít hót với nhau khi chúng tôi chôn hai hũ cốt, chúng tôi òa lên khóc. Nhưng trong lòng chúng tôi vui sướng. Người chết đã được ở chung với nhau, khi còn sống người ta phải có lòng hiếu thảo đối với ông bà và cha mẹ

Rốt cuộc con chim sơn ca không có ức mầu đỏ có thể cất tiếng để hót lên những nhạc điệu vui sướng hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.