Hôm nay,  

Bài 4: Những Suy Nghĩ Về Hội Pnvn

09/06/200200:00:00(Xem: 4331)
Bà Cố Vấn Uyen Loewald
Tác giả Child of Vietnam
Hữu Nguyên
Sau 3 bài viết trình bầy những suy nghĩ của mình về hội PNVN, tôi tự nghĩ như vậy là quá đủ. Có viết thêm nữa, cũng chỉ làm mất thì giờ qúy báu của qúy độc giả và tạo nên những buồn bực trong cộng đồng mà thôi. Tuy nhiên, trong thời gian mấy tuần lễ qua, Sàigòn Times cũng như cá nhân tôi đã nhận được rất nhiều đóng góp của bạn đọc. Hầu hết những đóng góp đó đã được đăng trong mục Diễn Đàn, hoặc được chia xẻ trong nội bộ ban biên tập. Đặc biệt, qua ý kiến của một số chị em phụ nữ và một số vị trong cộng đồng ở Canberra, Victoria và Queensland, chúng tôi ngạc nhiên được biết, bà Đỗ Uyển Như, còn có tên là Uyen Loewald, Chủ tịch Hội PNVN tại Canberra, đồng thời là cố vấn của Hội PNVNLBUC, lại chính là tác giả cuốn sách nhan đề Child of Vietnam.
Vì không hề quen biết bà Đỗ Uyển Như, nên lúc đầu, tôi không nghĩ bà là tác giả cuốn sách. Nhưng sau khi hỏi ý kiến một số vị, cũng như sau khi xem cuốn Đặc San Kỷ Niệm Đại Hội PNLB/UC 2002, tôi mới biết, bà Đỗ Uyển Như còn có tên là Uyen Loewald, và tên này đã được ghi rõ ở trang 17 trong cuốn Đặc San.
Sau khi đọc cuốn sách Child of Vietnam và biết được tác giả chính là bà Uyen Loewald, chủ tịch Hội PNVN Canberra, cố vấn Hội PNVNLB/UC, tôi thấy tôi có bổn phận, một lần nữa phải lên tiếng để trình bầy những cảm nghĩ của mình về cuốn sách, về tác giả cũng như về Hội PNVNLBUC.
Child of Vietnam là một cuốn sách tiếng Anh viết dưới dạng tự thuật, trong đó tác giả kể lại cuộc đời của mình từ khi sinh ra vào năm 1940 ở Miền Bắc cho đến khi cưới một nhà ngoại giao người Mỹ vào thời điểm ngay sau cuộc đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963. Sách dầy khoảng 250 trang, in tại NSW, do Literature of the Australian Council thuộc chính phủ liên bang tài trợ, và Hyland House xuất bản vào năm 1987, khi tác giả đã 47 tuổi.
Căn cứ vào nội dung cuốn sách, cũng như phần giới thiệu tác giả, người đọc thấy rõ, mặc dù tác giả là người đã sống phần lớn cuộc đời trong xã hội tự do, nhưng tác giả công khai quảng bá "lòng kính yêu Bác Hồ" của mình, thái độ bất mãn đối với chính thể Việt Nam Cộng Hòa, cũng như sự tin tưởng vào sách vở, tài liệu của CSVN.

Ngay phần Historical Note, ở những trang đầu tiên của cuốn sách, tác giả đã viện dẫn: "According to The Socialist Republic of Vietnam" (Theo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), cho dù phần được tác giả đề cập chỉ thuần túy có tính sử liệu, liên quan đến sự cư trú của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ 300 ngàn đến 500 ngàn năm.
Cũng trong phần sử liệu này, tác giả đã công khai trình bầy các sự kiện lịch sử Việt Nam từ năm 1930 cho đến khi chiến tranh Việt Nam bùng nổ vào đầu thập niên 1960, thuần túy qua lăng kính và lập trường chính trị của người cộng sản.
Thái độ kính trọng "Bác Hồ" một cách công khai của tác giả đã được thể hiện không những qua phần tự thuật, mà còn thể hiện cụ thể qua tấm hình nguyên trang vẽ hình Hồ Chí Minh ở trang 57, dưới có ghi 'Uncle Ho'.
Căn cứ vào nội dung cuốn sách, người đọc thấy được mối quan hệ thân thiết giữa tác giả với những phi công đã ném bom Dinh Độc Lập thời ông Diệm như Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc...
Trong phần giới thiệu tác giả, người đọc hiểu được, Uyen Loewald sinh năm 1940 tại Bắc Việt. Khi thân phụ tác giả gặp khốn khó trong việc mưu sinh, ông đã đưa gia đình vô sống ở Miền Nam. Năm 1964, Uyen cưới một nhân viên ngoại giao người Mỹ và đã theo chồng về Mỹ vào năm 1965. Sau đó, chồng của bà Uyen được điều đến Canberra làm việc, nhưng vì ông có thái độ phản chiến đối với cuộc chiến tranh Việt Nam nên không được tiếp tục làm việc trong ngành ngoại giao và phải trở lại Mỹ.
Năm 1970, hai vợ chồng bà Uyen Loewald lại trở lại Úc với tư cách là di dân, vì (theo như phần giới thiệu của cuốn sách) hai vợ chồng bà phải né trách chính phủ Nixon (In 1970 they returned to Australia as migrants to avoide the Nixon regim, living first in Armidale and then in Canberra).
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, tôi thấy, bà Uyen Loewald khó có thể có những tâm tư, cảm nhận, suy nghĩ như phần đông những người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc.
Với một người như bà Uyen Loewald, việc bà không chào cờ, không hát quốc ca VN, không mặc niệm tưởng nhớ những người đã hy vinh vì lý tưởng chống cộng, là điều hợp lý và dễ hiểu. Nhưng vô lý và khó hiểu là những người phụ nữ tỵ nạn VN khác trong hội PNVNLBUC lại chấp nhận đi theo sở thích và quan điểm của bà Uyen Loewald... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.