Hôm nay,  

Tt Thái Hòa Điều Trần Về Hoàn Cảnh Tôn Giáo Vn - Phần Ii

15/02/200100:00:00(Xem: 3626)
II. Hậu quả của những khó khăn và trở ngại từ chính sách của Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam mà bản thân tôi đã gặp phải trong khi làm một vị Tăng Sĩ Phật Giáo Việt Nam.

Tôi đi tu năm 12 tuổi tại chùa Phước Duyên - Thành Phố Huế. Năm 1973, tôi được Hội Đồng Thập Sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trao giới Bhikkhu tại Phật Học Viện Cao Đẳng Hải Đức - Nha Trang, tức là năm tôi 20 tuổi. Năm 1975, đất nước Việt Nam rơi vào tay Chính Quyền Cọng Sản lãnh đạo, lúc bấy giờ là tôi 22 tuổi, bản thân tôi cũng đã gặp nhiều khó khăn và trở ngại cho sự tu tập. Chúng tôi bị Chính Quyền Cọng Sản gọi đi khám sức khỏe và đăng ký nghĩa vụ quân sự, chúng tôi phải lao động bằng chân tay để tự sinh sống và luôn luôn ở trong tình trạng bị kiểm tra hộ khẩu. Sự giảng đạo của chúng tôi lúc bấy giờ bị hạn chế gần như 100%.

Năm 1981, tôi được Hòa Thượng Thích Trí Thủ đưa vào tu học tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam - Sài Gòn, nhưng suốt cả thời gian học tại đây, chúng tôi luôn luôn ở trong tình trạng báo động là bị Công an kiểm tra hộ khẩu, có nhiều khi chúng tôi đã bị Công an quận Gò Vấp gọi lên lập biên bản và trục xuất về quê, vì không có hộ khẩu tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam. Năm 1984, tôi học xong khóa Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa thì Thượng Tọa Tuệ Sĩ và Thượng Tọa Trí Siêu bị Chính Quyền Cọng Sản bắt tù, Hòa Thượng Thích Trí Thủ bị chết, Tu Viện Quảng Hương Già Lam tan tác mỗi người một ngã. Tôi phải về Huế năm 1985, và sau đó nhiều năm bị bị công an tỉnh Bình Trị Thiên theo dõi và mời thẩm tra bởi lý do có liên quan đến vụ việc Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ và Thượng Tọa Thích Trí Siêu. Công an đã hỏi tôi suốt thời gian vào tu học tại Quảng Hương Già Lam là làm gì" Ai dạy" Dạy gì" Yêu cầu tôi viết tường thuật và từ đó tôi đi đâu cũng khó khăn, không những vậy mà trước năm 1985 tôi cũng đã bị khó khăn bởi Chính Quyền Cọng Sản, thậm chí năm 1984, mẹ tôi qua đời ở quê nhà, tôi về cư tang lo đám cho mẹ cũng bị công an gọi làm việc và hạch xách nhiều lần, với lý do là không có hộ khẩu tại quê nhà.

Như vậy, quý vị hãy biết cho rằng, chính sách kiểm soát hộ khẩu là một chính sách để gây khó khăn những ai mà chính quyền cọng sản cần gây khó khăn.

Vào thời Chính Quyền Cọng Sản bao cấp, việc đi lại của một vị Tăng Sĩ vô cùng khó khăn, muốn có một giấy đi lại phải trải qua chính quyền ba cấp mà trong đó phải đi qua nhiều ban ngành. Và sau thời gian bao cấp, thì việc đi lại của các Tăng Sĩ tương đối dễ dãi. Và bây giờ thì Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam chỉ theo dõi những ai cần theo dõi mà thôi.

Riêng bản thân tôi, năm 1999, khi vào dự húy nhật Hòa Thượng Thích Trí Thủ tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam, công an Thanh Phố Hồ Chí Minh đã đến kiểm tra hộ khẩu tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam và buộc tôi phải đăng ký tạm trú, mặc dù tại Tu Viện đã làm thủ tục đăng ký chung. Và khi tôi mua vé máy bay trở về Huế, đến phi trường, công an tại phi trường Tân Sơn Nhất đã kiểm soát xách tay và kiểm tra trong người của tôi nhiều lần, khi máy bay đến phi trường Phú Bài của Thành Phố Huế, tôi lại bị công an Thừa Thiên Huế đón ngay ở cửa máy bay mời vào phòng riêng để làm việc, tôi đã soạn hành lý cho họ kiểm soát. Và ngày 24 - 05 - 2000, tôi vào dự Lễ Húy Nhật tại chùa Pháp Vân - Sài Gòn, có đăng ký tạm trú, nhưng cũng bị công an vào kiểm tra hộ khẩu vào 23 giờ đêm, đòi tịch thu thẻ chứng minh nhân dân và buộc tôi ngày mai phải đến cơ quan an ninh của phường để làm việc, nhưng họ đã bị quý Thầy ở chùa Pháp Vân phản đối, buộc công an phải trả thẻ chứng minh nhân dân lại cho tôi.

Riêng bản thân tôi, hiện nay có thể đi lại, nhưng không thuận tiện cho lắm, bằng chứng vào tháng 7 năm 2000, tôi đã được Phật tử và Thượng Tọa Thích Thông Chánh trú trì chùa Phú Sơn ở Quảng Nam mời vào hướng dẫn tu tập cho họ, nhưng khi chúng tôi vào hướng dẫn thì chính quyền ba cấp của tỉnh Quảng Nam, có công an mặc sắc phục vào quay phim và buộc Thượng Tọa trú trì của chùa Phú Sơn phải giải tán đạo tràng tu tập. Tuy rằng, Hiến Pháp và Luật Pháp của Nhà Nước quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng; và các tu sĩ có thể giảng đạo ở nơi thờ tự khỏi phải xin phép.

Tuy nhiên, những khó khăn này ở trong nước tôi cũng có thể khắc phục được, nhưng việc đi ra nước ngoài thì thật khó khăn cho tôi, mặc dù Hiến Pháp và Luật Pháp của Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam nói: "Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp Luật" và "Nghiêm cấm phân biệt đối xử", "Mọi công dân có quyền theo hoặc không theo một Tôn Giáo nào". Nhưng trên thực tế, tôi đã bị Nhà Nước Cọng Sản phân biệt đối xử.

- Năm 1998 Phật tử Việt Nam tại Lào đã có thư mời tôi sang đất nước Lào để hướng dẫn cho họ tu học nhưng cũng đã bị Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam cản trở.

- Và rõ rệt hơn hết, cuối tháng 8 năm 2000, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình Thế Giới Thiên Niên Kỷ đã có thư mời tôi tham dự Hội Nghị và đọc tham luận, nhưng Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam đã cản trở và họ đã tạo ra một phái đoàn Tôn giáo do Đảng Cọng Sản Việt Nam chỉ đạo đi dự Hội Nghị, và khi đến Hội Nghị phái đoàn Tôn giáo này đã bị Ban Tổ Chức từ chối với lý do là Ban Tổ Chức không có thư mời.

Rõ ràng, chính sách của Cọng Sản Việt Nam có quy định trong Hiến Pháp và Luật Pháp về tự do đi lại, tự do cư trú, tự do Tôn Giáo… Nhưng tất cả những thứ tự do đó, tôi đều đã bị Chính Quyền Cọng Sản gây khó khăn và bị cản trở dưới nhiều hình thức.

Tuy nhiên, bản thân tôi từ nhỏ đến nay chưa hề bị vi phạm Luật Pháp Quốc Gia, chưa hề bị can án bởi bất cứ bản án nào.

III. Hậu quả của những sự trở ngại từ chính sách của Chính Phủ Việt Nam mà toàn thể cộng đồng Phật Giáo đang gặp phải.

Điều 70, Hiến Pháp Nhà Nước Việt Nam và Nghị Định 26 có ghi: "Nhà Nước Cọng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền Tự do Tín ngưỡng, Tôn Giáo và quyền Tự do không Tín ngưỡng, Tôn Giáo".
"Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do Tín ngưỡng, Tôn giáo".
"Công dân theo Tôn giáo hoặc không Tôn giáo đều bình đẳng trước Pháp Luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm hưởng mọi nghĩa vụ công dân".

Đây là những "mỹ từ" được Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam chọn lọc để đưa vào Hiến Pháp và nó chỉ có giá trị ở trên giấy, mà không có giá trị ở trên thực tế.

Tại sao" Để trả lời vấn đề này, tôi chỉ nêu ra bốn bằng chứng cụ thể để chứng minh:

1. Chính quyền Cọng Sản không công nhận hai ngày lễ lớn của hai Tôn giáo. Phật Giáo là ngày Lễ Phật Đản tức là ngày 15 - 04 Âm Lịch, Thiên Chúa Giáo là ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, tức là ngày 25 - 12 Tây Lịch.

Hai ngày lễ lớn này, trước năm 1975, Chính phủ Việt Nam Cọng Hòa của Miền Nam Việt Nam biết tôn trọng và đã ghi vào những ngày lễ lớn của quốc gia, nên quân dân cán chính công chức, tư chức đều nghỉ để thực hiện quyền tự do Tôn giáo của mình, nhưng vẫn được chính phủ trả lương. Suốt một phần tư thế kỷ qua, hai ngày lễ lớn của hai Tôn giáo tại Việt Nam không những có tính quốc gia mà còn có tính quốc tế đó, Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam không có tôn trọng, công nhân viên cán chính vẫn đi làm việc Nhà Nước; sinh viên, học sinh vẫn đi học, lắm lúc còn bị tổ chức thi cử vào những ngày đó, họ còn đâu thì giờ để thực hiện tự do tín ngưỡng của họ một cách công khai trong những lễ ấy.

Nếu Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do Tôn giáo thực sự, thì tại sao hai ngày lễ lớn của hai Tôn giáo đó, Nhà Nước Cọng sản không ghi rõ vào Nghị Định, Nghị Quyết của mình, để cho các cấp Chính quyền, các cơ quan ban ngành thực hiện cho những người có Tôn giáo được nghỉ việc một cách công khai để họ thực hiện tinh thần Tôn giáo trong tự do Tín ngưỡng mà Nhà Nước đã tôn trọng"

Đối với ngày lễ lớn của 2 vị giáo chủ của 2 Tôn giáo lớn tại Việt Nam và thế giới như vậy mà Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam không tôn trọng, thì làm gì Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng thật sự của các công dân Việt Nam có tín ngưỡng đối với 2 tôn giáo ấy.

Do đó, tôi nói hiện nay tại Việt Nam chưa có nội dung tự do Tôn giáo mà chỉ có hình thức tự do Tôn giáo thôi.

2. Trong chứng minh nhân dân và các bản kê khai lý lịch, Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam đều ghi mục Tôn giáo, nghĩa là ai theo Tôn giáo nào phải ghi rõ Tôn giáo ấy vào đó.

Chính điều này, Nhà Nước Cọng Sản Việt nam đã vi phạm Hiến Pháp và Luật Pháp do họ đặt ra. Vì sao" Vì trong Hiến Pháp và Luật Pháp họ có ghi: "Công dân theo Tôn giáo hoặc không theo Tôn giáo đều bình đẳng trước Pháp Luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân" (Điều 2 Chương I NĐ 26). Và điều 1 Chương I Nghị Định 26 là : "Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do Tín ngưỡng, Tôn giáo".

Nếu Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam thi hành đúng những điều quy định này, thì mục Tôn giáo nơi CMND và các bản lý lịch, kê khai học hành, xin việc, xuất ngoại đều phải bỏ.

Vì theo Luật định, người có Tôn giáo hay không có Tôn giáo đều bình đẳng như nhau, như vậy người có Tôn giáo thì Nhà Nước Cọng Sản có đặc ân gì thêm, chẳng tôn trọng gì thêm cả mà ghi vào các mục đó để làm gì"

Như vậy, rõ ràng Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam có tôn trọng Tôn giáo gì đâu" Đã không tôn trọng Tôn giáo mà buộc công dân phải ghi rõ Tôn giáo của mình vào CMND hoặc vào các lý lịch với mục đích là để cho họ biết rõ người ấy đang theo Tôn giáo nào nhằm "phân biệt đối xử", chứ không phải là "không phân biệt đối xử".

3. Nhân dân Việt Nam hơn 95% là có Tôn giáo, thế nhưng trong bộ máy Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam, từ ông chủ tịch phường, xã đến chủ tịch Nhà Nước, và các bộ trưởng, các trưởng ban ngành không một vị nào có Tôn giáo cả. Đây là một bằng chứng có thật. Quý vị là công dân nước Mỹ, là Đảng viên Đảng Dân Chủ hoặc Đảng Cọng Hòa, nếu quý vị có Tôn giáo thì quý vị đâu có bỏ Tôn giáo của quý vị để vào Đảng. Trái lại, ở nước Việt Nam chúng tôi, người nào muốn vào Đảng Cọng Sản thì phải từ bỏ Tôn giáo. Điều đó, lại thêm bằng chứng cho thấy rằng, Tôn giáo tại Việt Nam đã bị Chính Quyền Cọng Sản phân biệt đối xử và kỳ thị một cách trầm trọng và hết sức sâu sắc, trong khi ở Hiến Pháp họ vẫn ghi "Nghiêm cấm phân biệt đối xử". Ai là người nghiêm cấm" Ai là người phân biệt đối xử" Chính Quyền Cọng Sản nghiêm cấm và Chính Quyền Cọng Sản phân biệt đối xử.

4. Ở Việt Nam, Tôn giáo không xen vào nội bộ Chính Quyền Cọng Sản, nhưng Chính Quyền Cọng Sản xen vào nội bộ Tôn giáo.

Điều 20/ Chương 2 /NĐ Số 26/1999 NĐ-CP lại nói rõ: "Việc phong giáo phẩm Hòa Thượng trong Đạo Phật; Hồng Y, Giám Mục, chức vụ giám quản trong Đạo Thiên Chúa và các giáo phẩm, chức vụ tương đương trong các Tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ Tướng Chính Phủ. Việc phong chức cho các nhà tu hành Tôn giáo phải được sự chấp nhận của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh. Điều này chứng tỏ Nhà Nước Cọng Sản vi phạm tự do Tôn giáo một cách trắng trợn.

Tuy nhiên, ở đây quý vị có thể hỏi tôi là Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam không tôn trọng tự do Tôn giáo, thì tại sao ở Việt Nam các Giáo Hội của các Tôn Giáo đang sinh hoạt.

Tôi trả lời thẳng đến quý vị như sau:

1. Giáo Hội của các Tôn Giáo đang được sinh hoạt tại Việt Nam là sinh hoạt theo nguyên tắc tổ chức lập hội của Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam đặt ra theo điều 3, Luật 102/SL, ngày 20 tháng 5 năm 1957 của Nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa và điều 1 của Chỉ thị Số 1 đề ngày 05-1-1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Do đó, giá trị của các Giáo Hội này chỉ ngang hàng với các Hội Phụ Nữ, Hội Nuôi Chim, Hội Đá Bóng, Hội Người Mù… hoặc có khi còn thấp kém hơn nữa. Vì các hội kia đối với Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam không phải là thuốc phiện, chính các hội Tôn giáo đối với Chính Quyền Cọng Sản mới là thuốc phiện.

Do đó, giá trị của các Giáo Hội Tôn Giáo đang sinh hoạt tại Việt Nam đối với Chính Quyền Cọng Sản là rất thấp vì nó là thuốc phiện, nên trước sau gì các Giáo Hội này cũng bị Chính Quyền Cọng Sản loại trừ, hoặc bị cai nghiện khi làm xong nhiệm vụ, do đó các Giáo Hội ấy chẳng có giá trị gì đối với Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam cả. Đã không có giá trị thì họ tôn trọng làm gì"

2. Sự có mặt của các Giáo Hội ấy, chẳng qua chỉ là có mặt của hình thức Tôn giáo, còn nội dung và quyền hạn của Tôn giáo hoàn toàn không nằm nơi các vị lãnh đạo của Giáo Hội ấy mà nằm ở nơi Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng tôi không nói thì quý vị cũng đã biết. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là ai, là một tên gọi khác của Đảng Cọng Sản Việt Nam, do ông Phạm Thế Duyệt làm chủ tịch là Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản, từng là Bí Thư Thành Uûy Hà Nội, Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản và Ban Tôn Giáo Chính Phủ là ai là một tên gọi khác của đảng Cọng Sản Việt Nam. Ban Tôn Giáo Chính Phủ do ai điều khiển, do ông Thủ Tướng Phan Văn Khải và Chủ Tịch Trần Đức Lương. Ông Phan Văn Khải và ông Trần Đức Lương là ai, là Ủy Viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương của Đảng Cọng Sản Việt Nam.

Do đó, không có Hội nào được thành lập trên đất nước Việt Nam này là không do Đảng Cọng Sản Việt Nam chỉ đạo và điều khiển.

Vậy, Giáo Hội của các Tôn Giáo đang sinh hoạt tại Việt Nam thực sự không thể hiện được quyền tự do Tôn giáo của mình, mà tất cả đều do Đảng Cọng Sản chỉ đạo mà thôi.

Và năm 1993, ông Phạm Bá Diễn - Chủ Tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên ký thông báo số 1108 TB/UBND đề ngày 15-12-1993, có nội dung buộc phải giải tán Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế không cho sinh hoạt.

Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên trong tinh thần Phật Giáo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng đã bị Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam triệt tiêu năm 1981, nhưng tổ chức này vẫn nỗ lực để tồn tại do anh Nguyễn Châu làm Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam. Và hiện nay, Tổ chức này cũng đã bị Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam phân hóa thành hai, qua bàn tay Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.

Do đó, thực chất tự do Tôn giáo Việt Nam chỉ là giả hiệu và hình thức mà thôi.

Sự tự do Tôn giáo có hình thức như vậy đã làm nản lòng những Tăng Ni Phật Tử hay những Linh Mục và giáo dân có thực tâm đối với Tôn giáo của họ.

Trong bản chất của lý thuyết Cọng Sản không có Tôn giáo, thì mọi Chính Quyền Cọng Sản làm thế nào họ có thể tôn trọng Tự do Tôn Giáo thực sự được, điều đó không cần tôi phải điều trần mà quý vị phải tự hiểu lấy. Và nhất là Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam đang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Chính bản chất Cọng Sản và định hướng này là sự cản trở lớn lao cho sự phát triển không những cho Phật Giáo mà cho tất cả các Tôn giáo khác tại Việt Nam.

Và cũng chính do bản chất này mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau 35 năm xa quê hương, cũng không thể tự do trở về quê hương để thăm viếng và chia xẻ những kinh nghiệm tu học của Ngài cho Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam, mặc dù Ngài đã có thư mời của các vị ở trong Môn Phái Tổ Đình Từ Hiếu nơi xuất thân của Ngài.

IV. Nhận định về sự phê chuẩn Hiệp Ước Thương Mại Song Phương Mỹ Việt.

Tôi hết sức nghi ngờ về khả năng thực hiện Bản Hiệp Ước Thương Mại này, sau khi được phê chuẩn bởi hai chính phủ Mỹ Việt.

Lịch sử và bằng chứng Hiệp Định Paris đã được 4 phe phái tham chiến tại Việt Nam lúc bấy giờ gồm Chính Phủ Hoa Kỳ, Chính Phủ Việt Nam Cọng Hòa, Chính Phủ Cọng Hòa Lâm Thời Miền Nam Việt Nam và Chính Phủ Hà Nội, ký vào năm 1973, cho chúng ta thấy rằng, Hiệp Ước ấy đã không được thi hành bởi Chính Quyền Cọng Sản Hà Nội. Sau khi ký vào Hiệp Ước, Chính Quyền Cọng Sản Hà Nội đã gia tăng áp lực quân sự lên chiến trường Miền Nam Việt Nam, và năm 1975 họ đã áp đặt Chính Phủ Cọng Sản lên toàn dân Miền Nam Việt Nam, điều đó cũng đủ để chứng minh rằng, tôi có quyền nghi ngờ sự thực hiện không nghiêm túc đối với Hiệp Định của Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam khi đã được 2 quốc gia thông qua trong mùa xuân này.

Lại nữa, các điều tự do căn bản của con người như quyền tự do Tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại … đã được ghi trong điều 18, 19 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10 - 12 - 1948. Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam đã xin gia nhập năm 1977, họ là thành viên của LHQ mà họ đâu có thi hành Bản Tuyên Ngôn ấy. Vào tháng 8 năm 2000, bản thân tôi đã được LHQ mời đích danh đi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình Thế Giới Thiên Niên Kỷ và đọc tham luận tại Hội Nghị, tôi đã chấp hành làm đúng mọi thủ tục căn bản theo pháp định, mà Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam đâu có cho phép tôi đi tham dự. Điều đó để chứng tỏ rằng, Chính Quyền Cọng Sản có tôn trọng quyền tự do đi lại của công dân hay không" Và tôn trọng bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà họ đã ký vào hay không" Và Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc và họ đã có tôn trọng tổ chức này không"

Lại nữa, Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam đã ký tên gia nhập công ước Quốc tế nhân quyền vào ngày 24 - 09 - 1982, là tôn trọng công ước quốc tế, tôn trọng thư tín, tôn trọng không nghe lén điện thoại…

Nhưng, trên thực tế thư của Liên Hiệp Quốc gởi cho tôi đề ngày 19 - 07 - 2000 mà đến tay tôi một cách chậm trễ ngày 16 - 08 - 2000, và mất dấu dán nguyên thủy. Lại nữa, điện thoại của tôi luôn bị trở ngại khi có các Đài ở ngoại quốc gọi về như đài Á Châu Tự Do , Đài Tiếng Nói Nước Tôi, Tiếng Nói Hoa Kỳ, đường dây điện thoại bị cúp, hoặc bị phá hỏng hoặc bị phá sóng.
Những chứng cứ trên cho phép tôi có quyền nghi ngờ thiện chí thi hành Bản Hiệp Ước Thương Mại Song Phương Mỹ Việt của Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam.

Lại nữa, quý vị nên biết cho rằng, tại quốc gia chúng tôi, chính phủ Việt Nam không phải giữ vai trò lãnh đạo đất nước, mà chỉ giữ vai trò "quản lý", còn vai trò lãnh đạo đất nước là vai trò của Đảng Cọng Sản.

Như vậy, Chính Phủ Hoa Kỳ ký một bản Hiệp Ước Thương Mại với Chính Phủ Việt Nam là chỉ ký với người giúp việc của Đảng Cọng Sản Việt Nam mà thôi. Và nếu quý vị ký bản Hiệp Ước Thương Mại với người giúp việc thì hiệu năng của sự thực hiện Bản Hiệp Ước chắc chắn như thế nào thì quý vị cũng đã hiểu rõ.

Lại nữa, Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam 12 năm đổi mới kinh tế là để cho các Cơ quan Nhà Nước Cọng Sản đứng ra kinh doanh theo phương pháp kinh tế thị trường chứ không phải là để cho nhân dân Việt Nam kinh doanh theo phương pháp này, do đó việc đổi mới kinh tế vẫn không giúp được gì thật sự cho nhân dân Việt Nam mà chỉ đem lại lợi nhuận cho cán bộ Đảng viên Cọng Sản, còn chính sách trói buộc Tôn giáo của Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam đến nay vẫn không có gì thay đổi.

Từ những bằng chứng trên, nên tôi không nghĩ rằng, sau khi hai chính phủ Mỹ Việt đã thông qua Hiệp Ước Thương Mại Song Phương, thì tình trạng nhân quyền và tự do Tôn giáo thực sự tại Việt Nam có thay đổi.

V. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ cải thiện tự do Tôn giáo tại Việt Nam trước mắt và lâu dài.

Muốn giúp đỡ cải thiện tự do Tôn giáo tại Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài, tôi có mấy đề nghị như sau.

* Trước mắt, về mặt đối ngoại có 2 điều:
1. Yêu cầu Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam phải thực thi nghiêm túc những gì mà họ đã ký kết với các tổ chức quốc tế.
2. Yêu cầu Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam thực hiện đúng tinh thần tự do Tín ngưỡng và nghiêm cấm phân biệt đối xử Tôn giáo mà Hiến Pháp đã quy định.

* Mặt lâu dài:
Mặt này tôi đề nghị 3 điểm sau đây:
1. Quý vị muốn giúp cho Việt Nam có tự do Tôn giáo là phải giúp cho Việt Nam có tự do dân chủ thực sự, vì không có tự do dân chủ thì không bao giờ có tự do Tôn giáo và các tự do khác tại Việt Nam.
2. Quý vị muốn giúp cho Việt Nam có tự do Tôn giáo thì trong sự quan hệ, các Chính phủ không phải chỉ thiết lập ngoại giao để trao đổi thương mại, mà phải trao đổi toàn diện.
Hiệp Ước Thương Mại chỉ được hai nước phê chuẩn, sau khi hai nước đã có Hiệp Ước Tự do Dân chủ, Hiệp Ước Tự Do Tôn Giáo, Hiệp Ước Tự Do Nhân Quyền.
3. Quý vị hãy giúp cho Việt Nam có một thể chế dân chủ dựa trên nguyên tắc "Tam quyền phân lập".

Thưa quý vị,
Tôi nghĩ rằng, Tự do Tôn giáo tại Việt Nam chỉ thực sự được cải thiện, khi mà Chính Quyền Việt Nam đã làm những gì mà họ nói về Tự Do đối với nhân dân trong nước và đối với các Chính Phủ cũng như các tổ chức quốc tế.

Và quý vị có thể giúp cải thiện Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam là cải thiện thể chế Cọng Sản Việt Nam trở thành thể chế Tự Do Dân Chủ, quý vị có thể giúp nhân dân Việt Nam thực hiện được điều này không"

Thưa quý vị, tôi viết bản điều trần này là không phải để đả kích ai và cũng không phải để ca ngợi ai mà chỉ với mục đích nói lên sự thật để giúp đỡ cho những ai dối trá hãy dừng ngay lại những gì không thật tâm của mình, và giúp cho những ai muốn thấy rõ phần nào thực chất tự do Tôn giáo trên quê hương tôi, suốt hơn một phần tư thế kỷ đã qua. Và khi cầm bút viết bài điều trần này là chúng tôi thực hành chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh niệm và chánh kiến ở trong giáo lý Phật Giáo của tôi.

Trước khi dứt lời, chúng tôi xin cám ơn ông Elliott Abrams, Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ, cũng như quý vị Đại Biểu, đã có mặt và lắng nghe trong hội nghị này.

Chúc quý vị thành công.
Trân trọng kính chào.
Chánh Thư Ký Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế.
Bhikkhu Thích Thái Hòa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.