Hôm nay,  

Khẩu Chiến Tù Binh

12/02/200200:00:00(Xem: 4026)
Lời tuyên bố của TT Bush chỉ mặt đặt tên Bắc Hàn, Iran và Iraq, là trục ác quỷ, như để báo trước giai đoạn hai của cuộc Chiến Chống Khủng bố có thể sẽ bắt đầu đã làm cuộc khẩu chiến tù binh im bặt. Nếu không, hình ảnh chụp mươi người tù gì đó ở Guantanmo, hai tay còng thúc ké, chân quì xuống đất, mắt trùm kiến đen, tóc tai kín mủ, quần áo một màu cam, vẫn còn chiếu lập đi lập lại trên màn hình. Và cuộc khẩu chiến tù binh vẫn còn làm hại tinh thần chiến đấu ngoài mặt trận và dư luận hâu phương yễm trợ.
Buồn cười thứ nhứt là tấm ảnh gây chiến ấy lại do chính một sĩ quan Mỹ chụp tại căn cứ Gantanamo của Mỹ, do chính Bộ Quốc Phòng Mỹ phổ biến vào thứ ba 22/01/02. Và Mỹ lại trở thành tấm bia cho búa rìu dư luận về sự đối đải vô nhân đạo với tù binh, vi phạm Công ước Genève.
Buồn cười thứ hai là trận chiến lại xảy ra giữa báo chí Tây Aâu với chánh quyền các nước đồng minh Tây Aâu, và đặc biệt đối với Mỹ. Từ đó nó lan rộng ra tới Thế giới Hồi Giáo đang âm ỉ Thánh Chiến mà Mỹ và Tây phương cố dập tắt vì an ninh thế giới và văn minh Nhân Loại.
Truyền thông đại chúng Mỹ tỏ ra "Người Mỹ Trầm Lặng". Không hiểu vì tình yêu Tổ Quốc, vì là nạn nhân trực tiếp của khủng bố, hay vì thói quan cố hữu "chờ và xem", luôn tham chiến sau trong mọi cuộc thế chiến.
Buồn cười này là buồn và cười ra nước mắt. Thứ nhứt, nước Anh là nước đồng minh đầu và mạnh nhứt trong liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Báo chí Anh lại là lực lượng giương ngọn cao cờ đầu, tấn công Mỹ trước trong Chiến tranh tù Binh, dù chỉ có 3 người quốc tịch Anh theo quân khủng bố bị bắt giam ở căn cứ Mỹ Guantanamo. Tờ Daily Mirror (tả khuynh) đưa ra tấm ảnh do Mỹ phổ biến, trương một cái tựa rất nổ kiểu các báo đảng CS, "Ngưng ngay những thô bạo đã làm nhân danh chúng ta, Ô. Blair" và hét to "Xem kìa những gì người ta đang làm nhân danh nhân loại, văn minh, và dân tộc Anh.” Nhưng báo Daily Telegraphh cho những cáo buộc Mỹ tra tấn là thiếu bằng chứng.
Thứ hai, cuộc khẩu chiến tăng cường độ khi một phái đoàn gởi đi từ Luân đôn về Guantanamo, tuyên bố với báo The Independent. Ba người Anh bị nhốt mạnh khỏe, không than phiền gì về sự đối xử, chỉ bị còng khi ra khỏi xà lim thôi. Nhưng The Independent so sánh Trại Giam Guantanamo không khác gì trại tập trung, nguời bị giam để ngoài trời, không có nơi nào riêng tư, và sống như trong chuồng gà.
Thứ ba, nương đà báo Anh, báo chí Tây Aâu liền "đồng khởi". Tờ The Toronto Star ở Canada, Suddeutsch Zeitung ở Đức giơ lưỡi hái Tử Thần về phiá Mỹ và nối giáo cho Thế giới Hồi Giáo chống Mỹ. "Không bằng lòng chịu tội nhốt kẻ thù như thú vật trong chuồng, Mỹ nhốt họ vào một nơi vô luật (non droit). Căn cứ Guantanamo, trên lãnh thổ Cuba, không phải là đất Mỹ". Mỹ "đã tuyên bố việc khủng bố ngày 11 tháng 9 là một hành vi chiến tranh", tại sao không coi người bị bắt là tù binh"

Đặt vấn đề như thế rất hết sức khó xử cho Mỹ. Nếu xem là tù binh, chiếu Công Ước Genève, Mỹ phải thả hay trao trả ngay sau khi chiến tranh A phú hãn chấm dứt. Như thế thì quá nguy hiễm vì có gì bảo đảm những người bị nhồi nhét ý thức hệ Thánh Chiến chống Mỹ sẽ hoàn lương, ngưng khủng bố Mỹ. Vã lại việc khai thác tin tức để triệt tiêu mạng lưới al Qaeda trên thế giới và thanh lọc thành phần người bi giam còn phải có thời gian cần thiết.
Xa như Uùc, dù chỉ có một người Úc bị giam ở Guantanamo, báo cũng nhảy vào. Tờ The Age la lên, "ngay như những tội phạm chiến tranh Nazi và Milosevic vẫn được hưởng những thủ tục pháp lý" ,huống hồ những người al Qaeda, Taliban.
Thừa thế tờ Dawn ở Pakistan, đặt vấn đề kỳ thị, "những người al Qaeda bị cáo buộc có thể chỉ vì tín ngưỡng và màu da" mà thôi.
Tội nghiệp cho O. Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ, thất thập cỗ lai hy mà phải tả xông hữu đột. Oâng họp báo một tiếng đồng hồ, nhắc đi nhắêc lại 17 lần chữ "nhân đạo". Mỹ không bao giờ đụng tới một sơi lông chân của người giam giữ. Tù nhân ở Guantanamo có ánh sáng, có nước nóng để tắm, có chiếu để quỳ cầu nguyện và được thực hiện tín ngưỡng của mình. Hơn thế Bộ đã gởi Tuyên úy hồi Giáo đến săn sóc về tín ngưỡng và văn hoá cho tù nhân. Trái lại đã có hai tù nhân, một hăm giết, một cắn lính Mỹ đang làm nhiệm vụ.
Phát ngôn viên của Oâng làm sáng tỏ tấm hình gây ra khẩu chiến tù binh ấy. Số là trên phi cơ chở tù nhân từ A Phú Hãn về rất lạnh. Trùm đầu, tai họ chỉ cho ấm như người ở xứ lạnh làm mà thôi. Còng tay tù nhân khi giải giao và ra ngoài là chuyện thông thường theo pháp luật. Xà lim dã chiến tường rào kẽm gai để tù nhân được thoáng và có máy che nắng hẳn hòi.
Nhưng Bộ Quốc Phòng Mỹ không mị dân và dư luận. Mỹ dứt khoát không tuyên bố những người bi bắt giam này là tù binh dù Mỹ biết rõ cả một chiến dịch đang áp lực Mỹ phải xem họ là tù binh. Nhiều dấu chỉ lúc đó cho thấy Mỹ xem ho là những người chiến đấu bất hợp pháp, tức là, không được hưởng những quyền lợi bảo vệ bởi Công ước Geneve. Liên Hiệp quốc đi một bước trước. Ngày 16/01/02 Hội Đồng Bảo An đã ra nghị quyết chưa bao giờ có tiền lệ rằng, " tất cả những thể nhân, tổ chức, doanh nghiệp và thực thể" nào đều bị lên án. Pháp là nước đệ trình dự thảo. Nếu Anh là nước đồng minh với Mỹ đầu tiên và kiên quyết nhứt trong Chiến tranh A phú Hãn, thì Pháp là nước đóng vai trò ấy trong cuộc khẩu chiến tù Binh.
Tuy nhiên với sự khiêm tốn của một siêu cường, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tuyên bố tạm ngưng đưa tù nhân về Guatanamo cho đến khi hỏi cung xong số hiện có. Và Bộ Ngoại giao tuyên bố sẽ trả về nguyên xứ những người bi bắt sau khai thác tin chiến thuật và chiến lược. Và qua bài diễn văn Tình Trạng Liên Bang, TT Bush dường như tuyên chiến với trục ác quỷ khiến Chiến tranh Tù Binh tịt ngòi.
Và sau cùng thì Mỹ công nhận lính Taliban là tù binh, còn lính al-Qaeda là người chiến đấu bất hợp pháp. Không thấy các báo thiên tả khiếu nại gì nữa, vì đã có Thế Vận Mùa Đông chiếm đầy trang nhất của họ rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.