Hôm nay,  

Vừa Uûng Hộ Vừa Phê Bình

19/06/200200:00:00(Xem: 3679)
Việc ngoại giao của Mỹ rất khó hiểu. Không phải khó hiểu đối với người Mỹ gốc Việt mới định cư một phần tư thế kỷ ở xứ này. Mà khó hiểu ngay đối với người Mỹ kỳ cựu thuộc dòng chính của xã hội nữa. Nên có thành ngữ Foggy Bottom để chỉ Bộ Ngoại Giao Mỹ (đây còn là địa danh, nơi đặt trụ sở Bộ Ngoại Giao). Sương vốn đã mờ rồi mà ở dưới đáy lại càng mờ hơn nữa. Thực vậy trong Chiến Tranh VN, đang đánh nhau sanh tử, CS được Nga Tàu "nhiệt tình chi viện", Mỹ "lại chạy xịt", Việt Nam hoá chiến tranh. Chưa đủ, Mỹ còn đi đêm thương thuyết với CS Hà Nội để rút quân trong danh dự, để Miền Nam thân cô, thế cô đến 30/4/75 bị bức tử. Nhưng rồi Mỹ lại dang tay nồng ấm ra đón hàng triệu thuyền nhân người Việt tỵ nạn CS và hàng trăm ngàn người ra khỏi trại tù CS. Sau đó lại gỡ cấm vận CS, bình thường hoá ngoại giao và giao thương với CS Hà nội. Người tỵ nạn CS muốn có quốc tịch Mỹ thì bị tra vấn có dính líu với CS không, trong khi Mỹ cho hàng ngàn con cháu của Cán bộ gộc CS vào Mỹ học. Mỹ làm vậy, người Việt dù đang ăn cơm Mỹ, cám ơn Mỹ cũng phải phê bình Mỹ thiếu nghĩa tình.

Kể cả Bà Madeleine K. Albbright là Cựu Ngoại Trưởng Mỹ ( 1997-2001 ) thời TT Clinton, mới rời chức vụ một năm thôi cũng vừa ủng hộ vừa phê bình chánh sách của TT Bush. Uûng hộ mạnh đến mức Bà thẳng thắn bày tỏ lập trường triệt để ủng hộ TT Bush trong cuộc chiến chống khủng bố ngay trong trường học, Đại Học Tufts, Medford ( Massachussettes), ngày 19/5, trong bài diễn văn đọc trước sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại giao là ngành Bà đang giảng dạy ở Đại Học Geogetown. Theo Bà, đánh khủng bố là một bổn phận phải làm. Mỹ đã thắng ở chiến trường A phú hãn, chưa đủ. Mỹ còn phải vận động đồng minh, và nếu cần, Mỹ phải tự mình tăng quân để tiêu diệt tàn dư của al Qaeda và Taliban, gìn giữ hoà bình, can ngăn những tranh chấp quyền lực bộ tộc, và giúp cho chánh quyền và quân đội quốc gia A phú Hãn đủ mạnh.

Còn phê bình, Bà cho rằng ê kíp lo về ngoại giao cho TT Bush có vẻ tiền hậu bất nhứt, nói làm không đi đôi, trong một số vấn đề quan trọng khác. Nói các đồng minh Aâu châu, Á châu là quan trọng, nhưng lại coi thường các cam kết với những nước ấy trong vấn đề an ninh chung. Cỗ võ tư do thương mãi nhưng lại bảo hộ giá thép và nông phẩm của Mỹ. Kêu gọi phòng chống hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử, nhưng lại không bàn bạc với Bắc Hàn về vấn đề ấy. Cho pháp luật quốc tế cần có hiệu lực, nhưng di ứng với các hiệp ước tăng cường trừng phạt nạn rửa tiền, sản xuất vũ khí sinh học, tội ác chống nhân loại và làm hại môi sinh. Nói Cuba không dân chủ nhưng ca ngợi những người chuyên quyền ( autocrates ) ở Mã lai.

Tổng Trưởng Quốc Phòng và Tổng Trưởng Ngoại giao có vẻ không ăn khớp nhau lắm.

Theo Bà Albright, thuần túy chuyên môn ngoại giao mà giải thích, ê kíp lo về ngoại vụ của TT Bush, đang lấn cấn trong học lý của Trường Phái Fletcher. Một nửa thực sư tin vào bang giao và luật pháp quốc tế. Một nửa nghi ngờ, xem những liên kết không phải là nền tảng của tiến bộ, mà là những bó buộc có thể đưa đẩy hay trói buộc Mỹ vào, với những phiêu lưu nguy hiễm.

Ở một hoàn cảnh nào đó, bất cứ nước nào, Mỹ cũng vậy, phải hành động một mình để bão vệ quyền lợi thiết yếu. Nhưng bây giờ và trong mọi trường hợp đã qua trong lịch sử cận đại, Mỹ lớn mạnh được là nhờ liên kết. Việc TT Bush, sau một thời khá lâu đắn đo, bây giờ mới đóng vai trò năng động trong cuộc xung đột Do thái Palestine là đang đi một hướng đúng. Dù Mỹ không và cũng không nên làm thay nghĩ thế cho hai kẻ cựu thù lớn tuổi Arafat, Sharon được. Nhưng Mỹ có thể dùng sức mạnh của Mỹ nắm tay họ lại, can họ ra bằng một lập trường cứng rắng: chống điều ác, chống khủng bố. Có thế thì người Palestine mới hiểu họ không thể đòi đất đai đã bị Do thái tạm chiếm bằng hành động khủng bố. Các nước Á rập mới chịu ngưng âm thầm yễm trợ cho các tổ chức khủng bố. Và Do thái biết tự vệ chánh đáng là được nhưng xâm chiếm đất đai thì không và cần phải mở rộng cửa đối thoại hoà bình.

Việc TT Bush mất hàng tuần đi Aâu châu là cần thiết. Chẳng những Mỹ phải giải thích cho Đồng Minh Liên Aâu rõ Mỹ chống cái gì-- quân khủng bố-- mà còn giải thích chống vì ai -- vì Tây phưong, an ninh thế giới, văn minh nhân loại. Đó là chuyện phải làm để tạo đoàn kết và chứng tỏ Mỹ rất cần Liên Aâu.

Làm hai điều trên là Mỹ gián tiếp giải độc được chiến dịch tuyên truyền nhồi sọ của những người Hồi Giáo quá khích, hàng ngày rót vào tai thanh niên nhiều nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm ở Trung Đông. Nọc độc ấy nhằm gây chiến giữa Tây Phương và Hồi Giáo được bọc một lớp đường Thánh Chiến. Chính nọc độc đó đã xúc tác cùng tinh thần quốc gia cực đoan để đưa nhiều thanh niên ôm bom tự sát giết người Do thái, một hình ảnh Tây Phương giữa lòng thế giới Hồi giáo.

Bà Albright tâm tình, khi nhận chức vụ Ngoại Trưởng vớùi chánh quyền Clinton, Bà phải tự giải phẩu tâm tư để cắt đi bản năng đảng phái. Rời chức vụ vài tháng bản năng ấy lại tái sinh. Nhưng cuộc khủng bố tháng 9 ngày 11 làm Bà khẳng định phải ủng hộ chánh quyền TT Bush để đối phó với rất nhiều vấn đề trầm trọng cho nước Mỹ. Bà vẫn ủng hộ ngay khi chánh quyền Bush không chấp nhận một vài việc làm của Cựu TT Clinton.

Trên trường ngoại giao quốc tế, không có thù muôn thuở, bạn muôn đời. Quyền lợi quốc gia là định luật chi phối. Trong đối ngoại và khi có chiến tranh, nước Mỹ là một. chánh quyền tam lập và nhân dân đứng sau lưng TT kiêm Tư Linh Tối Cao Quân Lực Mỹ để chiến thắng. Vì vậy, có người nói Mỹ theo tổng thống chế. Khi phải ủng hộ TT là ủng hộ hết mình, nhưng phê bình thì không tiếc lời, và nếu cần thì vẫn mạnh dạn truy tố TT, là chuyện không lạ trong lịch sử nước này. Người nghe không và không thể trả thù được. Sai thì giải bày, thuyết phục. Đúng thì nhận sai lầm và xin tha thứ, như TT Clinton, TT Nixon. Vừa ủng hộ vừa phê bình, đảng viên đảng này bỏ phiếu cho Đảng khác là chuyện thường tình trong chánh trị Mỹ. Tínhï ngay thẳng triết học (sincereté philosophique) đó làm cho nền dân chủ Mỹ tiến bộ và giải toả những thắc mắc của người Việt chúng ta trong đường lối ngoại giao của Mỹ đối với kẻ cựu thù CS Hà nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.