Hôm nay,  

Phán Xét Tối Cao

16/12/200000:00:00(Xem: 4917)
Al Gore đã có những lời giã biệt rất hay để chấp nhận thất bại và khen ngợi George W. Bush đắc cử nhờ một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đúng 36 ngày sau khi dân Mỹ đi bầu Tổng Thống. W. Bush sau đó tuyên bố chiến thắng, trang trọng ca ngợi địch thủ bại trận, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác và đoàn kết. Cả hai đối thủ đã làm đúng theo ý nguyện của dân, quên đi trận đấu phũ phàng vừa qua và hợp tác cùng nhau nghĩ đến tương lai. Gánh nặng đặt trên vai ông Bush, người đã thắng trong thế yếu, phải làm sao thực hiện được tinh thần hợp tác lưỡng đảng như ông đã hứa.

Tối Cao Pháp Viện, tối thứ ba 12-12 đã mở đường cho ông Bush. Pháp Viện không có nhiệm vụ xác định ai làm Tổng Thống, nhưng với một phán quyết rất dài gửi trả lại Tối Cao Pháp Viện Florida nói đếm phiếu lại là vi hiến, phần thắng đã hiển nhiên về ông Bush. Phán quyết đó chỉ là một sự đối đáp giữa Tối Cao Pháp Viện Liên bang và Tối cao Pháp Viện tiểu bang Florida. Ngày thứ sáu 8-12 Pháp viện Florida với tỷ số 4-3 cho đếm lại. Nhưng ngày thứ bẩy 9-12, Tối Cao Pháp Viện Mỹ với tỷ số 5-4 đã ra lệnh cho Florida phải ngừng đếm. Từ đó đến đêm thứ ba 12-12, không ai còn ngạc nhiên khi Tối Cao Pháp Viện phán quyết đếm phiếu lại là vi hiến. Tối Cao Pháp Viện không cần nói ai thắng mà chỉ đảo ngược quyết định của tòa cao nhất Florida, gửi trả lại vấn đề cho tiểu bang này. Đây là một yếu tố rất tế nhị. Nếu có một ứng cử viên gục ngã, thì gục ngã trước ngưỡng cửa Pháp Viện Florida chớ không phải gục ngã trước ngưỡng cửa Tối Cao Pháp Viện của cả nước. Tòa không thể “bầu chủ” cho một ứng cử viên nào mà chỉ có thể phân giải luật pháp.

Ở Việt Nam, phản nghĩa của “bầu chủ” là một tiếng bình dân “bán cái”. Sự tế nhị là do ngôi vị và sứ mạng Hiến định của Tối Cao Pháp Viện, một cơ cấu coi như cao quý nhất về pháp lý để cầm cân nẩy mực thi hành luật pháp, được dân chúng kính nể và tôn trọng. Và sự tôn vinh đó đặt trên nguyên lý liêm khiết, chí công vô tư, không thiên vị và đứng ngoài chính trị. Thế nhưng khi cuộc tranh cử năm 2000 quá gay go và sự tranh cãi pháp lý đã đưa đến Tối Cao Pháp Viện, tạo cho Viện chí tôn này một một hoàn cảnh rất khó khăn. Chế độ Cộng Hòa Mỹ theo nguyên lý dân chủ chia ra làm ba ngành: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp. Cả ba ngành đều độc lập, hành pháp (Tổng Thống) và lập pháp (Quốc hội) đều do dân trực tiếp bầu. Còn Tư pháp (Tối cao Pháp Viện), coi như cơ cấu phân giải đứng trên cả hai ngành kia, lại không do dân bầu. Chín ông bà Tòa của Tối Cao Pháp Viện là do Tổng Thống chỉ định và sau đó Quốc Hội biểu quyết phê chuẩn. Nói cách khác, Quan Tòa Tối Cao xuất phát từ Tổng Thống, vì nếu Tổng Thống không chỉ định Quốc Hội làm sao có người để phê chuẩn hay không phê chuẩn. Bây giờ trớ trêu thay, những ông bà tòa phải quyết định mở đường cho ai làm Tổng Thống, một người có quyền quyết định cử các đồng viện của họ.

Trong 9 ông bà Tòa ở Tối Cao Pháp Viện hiện nay, có 7 vị do các ông Tổng Thống Cộng Hòa cử: Nixon cử William Rehnquist năm 1972; Ford cử John Stevens năm 1975; Reagan cử Sandra Day O’Connor năm 1981, Antonin Scalia năm 1986 và Anthony M. Kennedy năm 1988; Bush cử David Souter năm 1990 và Clarence Thomas năm 1991. Chỉ có 2 vị do Tổng Thống Dân Chủ Bill Clinton cử: Ruth Bader Ginsburg năm 1993 và Stephen Breyer năm 1994. Trong 4 phiếu “thuận đếm lại” có hai vị do Clinton cử. Còn hai người khác, một vị là John Stevens, năm nay 80 đến lúc sắp về hưu, tuy được Cộng Hòa đề cử nhưng là người có óc tự do phóng khoáng, nhiều khi một mình nghịch lại cả viện; một vị nữa là David Souter, tuy được Bush chỉ định với hy vọng củng cố thêm đa số bảo thủ ở Tối Cao Pháp Viện, lại là người bỏ phiếu theo khuyng hướng tự do trong phần lớn các quyết định. Nhưng ông Tòa William Rehnquist, Chánh án Tối cao Pháp viện, là người bảo thủ có uy thế nhất và cũng là người vẫn nỗ lực tìm cách làm sao cho các phiếu biểu quyết không chia theo làn ranh giữa hai khuynh hướng chính trị, bởi vì uy tín của Tối Cao Pháp Viện nằm ở chỗ này.

Trong cuộc bỏ thăm tại Tối Cao Pháp viện về phán quyết đối với kết quả tranh cử ở Florida, ba ông bà Tòa thuộc phe thiểu số (bị thua vì muốn cho đếm phiếu lại) đã viết ý kiến trong phán quyết những lời thấm thía như sau: “Niềm tin của dân chúng đối với những người nam cũng như nữ quản trị hệ thống tư pháp chính là cột sống của nền pháp trị. Một ngày nào đó thời gian sẽ làm lành vết thương do quyết định ngày hôm nay gây ra cho niềm tin đó. Mặc dù chúng tôi sẽ không bao giờ biết chắc ai là người thắng trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm nay, nhưng ai là người thua thật hoàn toàn quá rõ. Đó là Niềm Tin của Đất nước đối với quan Tòa như một người bảo vệ vô tư của nền pháp trị”. (Thua chính là Niềm Tin Tư Pháp)

Đây không phải lần đầu tiên có những quyết định không nhất trí ở Tối Cao Pháp Viện. Những lần trước đều thuộc về chính sách không mấy ai để ý, nhưng lần này liên quan đến chuyện quá lớn là thắng bại trong cuộc tranh cử ngôi vị cao nhất nước. Trong việc xây dựng tòa lâu đài luật pháp Mỹ, vụ tranh chấp Bush và Gore chỉ là chuyện bất ưng nhỏ, giống như một ống dẫn nước bị rỉ trong tòa nhà. Một ai đó hay một cơ chế nào đó sẽ có nhiệm vụ hàn lại chỗ lủng và quét sách nước lênh láng. Bất luận những ai làm việc đó hay làm giỏi đến thế nào, họ cũng bị vấy vết nhơ. Luật lệ tranh cử Mỹ có thể bị xét lại, nhất là về vấn đề quyên tiền tranh cử. Nhiệm vụ của vị Tổng Thống mới đầu thế kỷ không phải dễ.

Chúng tôi nghĩ phán xét tối cao không là ngày phán xét cuối cùng. Nó sẽ đến. Và ở chỗ khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.