Hôm nay,  

Đồng Sàng Dị Mộng (kỳ 2)

11/08/200000:00:00(Xem: 5160)
(Sơ lược kỳ rồi: Mỹ và VNCS ký thương ước. VNCS trì hoãn một năm để dọn mình, uốn mình qua ngõ hẹp hầu cố giữ thế “đảng vẫn còn chủ trị và quốc doanh chủ đạo.” Hai định chế ấy là hai xương sống của chế độ. Và hai định chế cũng là hai mũi dùi mà Mỹ tập trung nỗ lực bẻ gãy bằng dân chủ hóa và toàn cầu hóa kinh tế.)

Dân làm ăn, đi công cán, công du ngoại quốc thường thời VNCH, không còn lạ gì cách chuyển tiền lậu. Chỉ cần gặp hàng trăm ông quản lý như Ông Quản lý Dầu Nhị Thiên Đường, Chợ Lớn, trả một số tiền lệ phí rất nhỏ và đóng số tiền cần chuyển, tự nhiên là cao hơn hối suất chính thức không bao nhiêu, để lấy một cái thơ mật mã và lên máy bay nhẹ te. Đến Hồng Kông, cầm điện thoại lên thì “Hẩu, tiền trao cháo múc” tại hô-teo. Thời đó chưa có fax, chưa có email. Bây giờ thời đại tin học, kỹ thuật chuyển tiền nhứt định tinh vi hơn, cỡ cán bộ hối đoái của nền tài chánh công non yếu, CSVN khó mà tưởng ra được, đừng nói phát giác, bắt bớ. Phải nói bây giờ nghề chuyển tiền giữa nước ngoài và Việt Nam đang trúng mùa. Việc gửi tiền về VN đáp ứng đúng nhu cầu cảm xúc của đồng bào: ai cũng còn thân nhân nơi quê nhà.

Hầu hết các cơ sở kinh doanh gửi tiền về Việt Nam đều là làm ăn lương thiện, có giấy phép liên và tiểu bang, biết tôn trọng luật pháp, và phục vụ đúng nhu cầu cảm xúc đồng bào. Tuy nhiên, trong hàng trăm cơ sở gửi tiền đó, vẫn có một hoặc hai nơi lợi dụng kẽ hở, có thể là cũng chẳng có giấy phép tử tế nữa, nhưng lại là nơi để rửa tiền cho cán bộ. Cán bộ CSVN, người giàu muốn chuyển tiền từ Việt Nam qua Mỹ, đang bị lệ phí cắt cổ. Phòng chuyển tiền thu tiền của bà con gởi tại Mỹ, chả cần gởi đi đâu, để ở Mỹ, và lấy tiền đó giao cho thân nhân cán bộ ở Mỹ. Chi nhánh của Phòng tại Việt Nam nhận tiền của cán bộ, để ở Việt Nam, lấy đó trả cho thân nhân, bà con ở Việt Nam. Qui trình làm việc chỉ thuần kế toán bằng các phương tiện nhanh, đúng của kỹ thuật điện toán. Nhất cử lưỡng tiện. Một dịch vụ ăn hai đầu lệ phí. Con số không nhỏ đâu. Theo tin BBC và các hãng có uy tín khác, năm 1999, số tiền người Việt gởi về trong nước lên đến 1 tỷ hai trăm triệu đô la. Thực sự nó cao hơn nhiều, khi cộng thêm cách chuyển ngân lậu và rửa tiền này.

Do vậy, nếu có dịp vô trường Santa Ana College hay Fullerton University chơi, bà con sẽ thấy con cái cán bộ đi du học bằng toàn xe sang trọng, ăn trưa ở cafeteria, uống cà phê tại shop, chớ chẳng phải sống nghèo như sinh viên tại chỗ, con em chúng ta, ăn bánh mì mua 2 tặng một Cali, uống nước vòi, cà phê máy, và đi xe cà tàng đâu. Tôi biết nhiều sinh viên nhờ người chỉ có họ thôi đứng mua nhà cả triệu đô la vùng gần biển để dành cho cha mẹ, và sẵn sàng chi hàng chục ngàn đô la để hy vọng có giấy giá thú cần thiết cho thủ tục ở lại Mỹ.

Tất cả chi phí đó từ Quốc doanh và hối lộ mà ra. Máu của kinh tế VNCS, đô la của Mỹ “một đường máu chảy về tim” (thơ Tố Hữu). Tim Đổi Mới của CSVN là tim made in USA. Động mạch chủ là con đường đến Mỹ.

Thế cho nên một năm dọn mình, cô gái giang hồ xã hội chủ nghĩa CSVN dùng để củng cố hai định đề bất khả tương nhượng, hai cây dao lá liễu để phòng thân trước khi lên giường nằm chung với chú GI Mỹ.

Có người nói Chú GI Yankee cần đàn bà quá, cần cái giường Vịnh Cam Ranh, cần cái phòng phía Nam be bờ Trung Quốc quá nên gá nghĩa với VNCS, chậm chân một bước. Diễn tiến hòa bình từ khi Mỹ trở lại Việt Nam cho thấy nhận định trên không có tính thuyết phục nhiều.

Thứ nhứt, một quan sát viên dù bi quan, một nhà hoạt động dù chống Cộng mút mùa đi nữa, cũng thấy rằng từ khi Mỹ trở lại Việt Nam đến nay, tình hình trong đảng CSVN, mức độ phân hóa, lũng đoạn về tổ chức, về con người rất trầm trọng: Uy tín của đảng dưới số không. Oán hờn đảng bộc lộ... Trái lại, đời sống nhân dân có khá hơn thời gạo sổ, đường tiêu chuẩn, thuốc chỉ có xuyên tâm liên (dược thảo Hà Nội chế và tuyên truyền trị bá bệnh). Các giáo hội độc lập bắt đầu tái tổ chức, lên tiếng đòi tự do tu hành mà không sợ bị bắt bỏ tù cải tạo. Các nhà tranh đấu được thả một số dù vẫn còn quản chế, cô lập và rình rập tại nhà. Việc trở lại Việt Nam của Mỹ nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ là dân chủ hóa. Bao lâu mà ý niệm dân chủ trong tư tưởng con người, kể cả người Cộng sản giác ngộ, bao lâu mà tầng lớp trung lưu ý thức sự phi lý của độc tài đảng trị dài dài; tư tưởng và ý thức tiến bộ sẽ biến thành thái độ và hành động. Tiến trình chánh trị này làm tuy chậm mà ăn chắc vì sự phát triển theo cách thẩm thấu như vết dầu loang.

Thứ hai, kinh tế - cặp vợ chồng hờ mạt cưa mướp đắng, đôi bên đều biết - là hạ tầng cơ sở của chánh trị. Nền mà sụp thì nhà không nghiêng cũng đổ. Hai bên ai cũng thủ. Mỹ thúc bách, đòn bẩy, áp lực tư nhân hóa nền kinh tế tập trung do đảng và nhà nước kế hoạch, chỉ huy. Đến bây giờ CSVN chỉ còn nắm được cái đuôi lòng thòng của hệ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thương ước khi thi hành sẽ là cây kéo cắt đứt cái đuôi con nòng nọc xã hội chủ nghĩa ấy.

Tuy nhiên người vợ hờ CSVN cũng là tay lão luyện giang hồ, mở thị trường chứng khoán, cho đảng viên, cán bộ, dân ăn theo mua cổ phần - chớ dân thường bị trị nghèo mạt, tiền đâu mà mua. Giải tư quốc doanh đảng cũng chỉ đạo tương tự, phần hùn chỉ bán cho cán bộ, công nhân viên. Cách tương kế tựu kế đó để mong bảo vệ cái xương sống kinh tế của đảng và để thỏa mãn yêu cầu của mật đàm thương ước, và các điều kiện tái cấu trúc của sự cấp viện Mỹ và các quốc gia dân chủ khác.

Trong thời chiến Việt Nam và bây giờ ngay tại Mỹ nầy, cái kiểu ăn ở với nhau như vợ chồng không giá thú (cohabitation) ấy chỉ tạm thời, giai đoạn thôi. Nó sẽ chính thức hóa hoặc “anh đi đường anh, tôi đường tôi”. Tương quan Mỹ và VNCS còn phức tạp hơn vì bên nào lên giường đều có thủ dao lá liễu phòng thân cả. Mỹ muốn dùng kinh tế để dân chủ hóa Việt Nam trong chiến lược toàn cầu hậu Chiến Tranh Lạnh. VNCS muốn bo bo thủ kỹ hai bửu bối, 2 xương sống của chế độ: đảng chủ trị, quốc doanh chủ đạo là lý do tồn tại của đảng trong thời hạ ngươn của Cộng sản nầy.

Kinh tế thị trường dựa vào tư hữu, cạnh tranh, lợi nhuận. Kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa vào nhà nước, kế hoạch chỉ huy, cứng rắn. Khác nhau như ngày và đêm. Khi nào trời trăng, nước lửa nhập một được thì mô thức của CSVN gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mới tồn tại được. Cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa nhứt định phải rụng hay bị cắt do sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hay do biến chuyển tất yếu của thời đại. Tiến trình phát triển chính trị dân chủ và sinh hoạt dân chủ thường chậm. Tôi nhớ có nghe một buổi thuyết trình do một nhân vật chịu trách nhiệm về Chương trình Xây dựng nông thôn của Tòa Đại Sứ Mỹ. Ông lấy tên Revolutionary Development để đặt tên cho Chương trình Bình Định do Mỹ đài thọ 100%. Ông lập luận, phát triển cách mạng ở nông thôn là một việc làm chánh trị, cùng lắm là bán quân sự, chớ không phải quân sự. Do bản chất chính trị của công tác, việc làm có kết quả chậm nhưng chắc và bền. Sau nầy đọc được một số sách báo và nghe cán bộ CSVN nói chuyện mới thấy CSVN sợ Xây dựng nông thôn, Phụng hoàng, Dân ý vụ, Biệt chính của Đệ 2 Cộng hòa và Chương trình Ấp Chiến Lược của Đệ 1 Cộng hòa Việt Nam hơn sợ kế hoạch hành quân Lùng và Diệt, Diều hâu Đôm Dốm của Quân đội Mỹ, Việt.

Ngày nay việc mở cửa Việt Nam, cho tràn ngập lãnh thổ và tâm hồn người trong và ngoài đảng Cộng sản bằng ý niệm tự do, dân chủ, cũng là một công tác chánh trị. Diễn tiến hòa bình là thế thậm chí thậm chí nguy mà Cộng sản đang lo sợ. Đó là vấn đề sống chết của đảng. Công tác phát triển cách mạng tự do, dân chủ được đồng đô la chuyên chở, được tương quan ngoại giao che chắn. Kết quả có thể chậm. Chậm nhưng chắc và bền vì được phát triển theo vết dầu loang trong cũng như ngoài đảng CSVN.

Cô gái giang hồ lão luyện đi ngang về tắt Cộng sản sẽ bị chàng cao bồi có kinh nghiệm thuần hóa ngựa hoang dùng dây cương Thương ước, roi dân chủ, tự do đưa trở lại con đường chung của Thế giới, tự do sớm hay muộn thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.