Hôm nay,  

Phỏng Vấn Ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch Cđnvtd/uc

27/01/200100:00:00(Xem: 6340)

21-1-2001

Nhằm hóa giải sức mạnh đoàn kết chống cộng của cộng đồng người Việt hải ngoại,
biến cộng đồng người Việt hải ngoại thành một lực lượng "gọi dạ bảo vâng", hậu
thuẫn chính phủ Hà Nội về chính trị, tài chánh, ngoại giao... tại các quốc gia
nơi người Việt cư ngụ, cộng sản Hà Nội đã cố gắng mua chuộc, dụ dỗ các nhân
vật có uy tín trong cộng đồng rồi sau đó áp dụng thủ đoạn "qua cầu rút ván",
dùng ngọn lửa căm thù của chính cộng đồng người Việt tự do, đốt cháy uy tín
các nhân vật đó. Hậu quả, cộng đồng mất sức mạnh lãnh đạo, và đông đảo bà con
trong cộng đồng, trước những tấm gương "sớm đầu tối đánh" đâm ra mất niềm tin
vào hàng ngũ lãnh đạo. Để có thể hiểu rõ thêm âm mưu của cộng sản và quan điểm
cùng đường lối của CĐNVTD/UC trước những âm mưu đó, Chủ Nhật vừa qua, Sàigòn
Times đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch CĐNVTD
liên bang Úc Châu, bằng cách email tới ông 11 câu hỏi, bao gồm các vấn đề:

1. Âm mưu của CS Hà Nội đối với truyền thông Việt ngữ hải ngoại;

2. Những bằng chứng cụ thể chứng tỏ CS Hà Nội đang ve vãn và đánh phá CĐNV hải
ngoại;

3. Bản chất của vai trò hòa giải giữa chính phủ Hà Nội và CĐNVTD Úc Châu của
một số người Úc trong bộ ngoại giao Úc;

4. Vai trò "mai mối" tự nhận và câu tuyên bố "chính phủ VNCH tham nhũng hơn
chính phủ Hà Nội" của ông Michael Mann, đại sứ Úc tại Hà Nội;

5. Xu hướng và vai trò của truyền thông Việt ngữ tại Úc trong giai đoạn hiện
nay;

6. Thái độ của cộng đồng, của truyền thông trước lời mời viếng thăm Việt Nam
của chính phủ Hà Nội và chính phủ Úc;

7. Vạch trần âm mưu của cộng sản Hà Nội qua lối lập luận: "viếng thăm Việt Nam
để tai nghe, mắt thấy, tay sờ thấy sự đổi mới của đảng và nhà nước VN";

8. Thái độ của cộng đồng trước việc đại sứ cộng sản Việt Nam tại Canberra là
Vũ Chí Công khi y viếng thăm Cabramatta;

9. Trách nhiệm của cộng đồng đối với 5000 học sinh Việt Nam du học tại Úc;

10. Quan điểm của ông chủ tịch về việc website của tòa đại sứ Úc ở Hà Nội
loan tin cô Lê Tần và nghị sĩ Nguyễn Sang viếng thăm Việt Nam;

11. Và cuối cùng, là nhận định của ông chủ tịch CĐNVTD/UC về tương lai của
Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại.

Mời qúy độc giả theo dõi nguyên văn bài phỏng vấn ông Đoàn Việt Trung, chủ
tịch CĐNVTD Úc Châu.

H.Nguyên: Xin ông cho biết ý kiến về những âm mưu của chính phủ Hà
Nội đối với truyền thông Việt ngữ hải ngoại"

Đ.V.Trung: Thưa ông Hữu Nguyên, chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay là
mang báo và nhiều văn hoá phẩm quốc doanh ra các cộng đồng hải ngoại. Mặt khác
thì, vì sợ tội tham nhũng của những người chóp bu bị phanh phui, họ lại không
dám để các báo hải ngoại được xuất bản vào Việt Nam. Trong bản Thương Ước đang
chờ Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn, họ ghi rõ ràng ở Phụ Chương E là cấm Hoa Kỳ
xuất cảng báo và sách vào Việt Nam. Ngay cả sách tô màu của trẻ em, tức mặt
hàng HS4903, cũng bị cấm nhập cảng!

Nếu nhà cầm quyền Hà Nội muốn chứng tỏ cho thế giới biết về sự đổi mới của họ,
thì dàn dựng phái đoàn này phái đoàn nọ không phải là phương pháp đúng đắn.
Thay vào đó, họ hãy để người dân trong nước được tự do ra báo, hãy đừng thanh
lọc phóng viên ngoại quốc, hãy đừng tiếp tục phá sóng đài Á Châu Tự Do hay
ngăn chặn phóng viên đài này vào Việt Nam như hồi TT Clinton qua Việt Nam
tháng 11 vừa qua, và hãy để báo Sàigòn Times và tất cả mọi tờ báo khác của
người Việt hải ngoại được xuất bản vào Việt Nam.

H.Nguyên: Nhiều người cho rằng, chính phủ Hà Nội đang tìm mọi cách ve vãn và ru ngủ
cộng đồng người Việt hải ngoại. Vậy đâu là bằng chứng cụ thể"

Đ.V.Trung: Thưa ông, nhà cầm quyền ở Việt Nam lấy chính quyền và giữ độc quyền của
họ bằng võ lực đe doạ dân. Họ không do dân bầu ra. Đó là lý do căn bản của gần
như tất cả mọi vấn đề hiện nay của Việt Nam, kể cả vấn đề họ cảm thấy có nhu
cầu "ru ngủ".

Có một số bằng chứng cụ thể nằm trong tay chúng tôi. Bản sao của Quyết Định
210/1999 là một. QĐ210 này nói rõ, rằng nỗ lực muốn mang sách báo, các đoàn
văn nghệ ra hải ngoại có mục đích khuyến khích cộng đồng chúng ta "gắn bó chặt
chẽ với quê hương", theo nguyên văn. Ai cũng biết là trên thực tế, Đảng CSVN
là hành pháp, là tư pháp, là lập pháp, là nhân dân, là quê hương. "Gắn bó chặt
chẽ với quê hương", theo nghĩa của họ, là chịu sự lãnh đạo độc quyền của Đảng
CSVN. Sự việc độc tài này không thể chấp nhận được, nhất là đối với cộng đồng
Việt Nam tại Úc, đã quen sống trong chế độ dân chủ đa đảng.

Một bằng chứng khác là một cuộc lưu diễn của các ca sĩ từ Việt Nam trong năm
ngoái đã được phối hợp với Toà Đại Sứ CSVN tại Canberra. Chúng tôi có trong
tay văn thư, trong đó nhóm tổ chức chính ở Sydney xin phép Tòa Đại Sứ CSVN cho
dùng thêm một nhóm tổ chức phụ ở Melbourne.

H.Nguyên: Dường như bộ Ngoại Giao Úc, muốn đóng vai trò trung gian,
giảng hòa và tạo tình thân hữu giữa chính phủ Việt Nam với cộng đồng người
Việt tại Úc. Ông nghĩ sao về việc này"

Đ.V.Trung: Thưa ông Hữu Nguyên, tình thân hữu chỉ có thể có trong sự bình đẳng. Điều
mà cộng đồng hải ngoại tranh đấu để có là một xã hội bình đẳng, trong đó mọi
người có quyền và bổn phận như nhau. Cái "bình đẳng" mà các ông Lê Khả Phiêu,
Khải, Lương, muốn có là ai cũng ở dưới, riêng họ thì ngồi trên đàn áp và vơ
vét. Kiểu tình thân hữu đó, tôi xin cám ơn và khước từ.

Tuy nhiên, tôi chưa thấy bằng chứng về nỗ lực "làm trung gian" là chính sách
của Bộ Ngoại Giao Úc. Có thể đây chỉ là nỗ lực của vài người trong Bộ Ngoại
Giao Úc. Động lực của 2 người này mà tôi biết, thì có vẻ không phải là quyền
lợi quốc gia Úc mà là quyền lợi và quan điểm cá nhân của họ.

H.Nguyên: Ông Michael Mann, đại sứ Úc tại Hà Nội, là người từng tuyên bố, "chính
phủ VNCH tham nhũng còn hơn chính phủ Hà Nội". Ông ta cũng tự nhận vai trò "mai
mối" để tác thành cái gọi là "hôn phối" giữa chính phủ Hà Nội và cộng đồng
người Việt tại Úc. Được biết, ông đã có lần tiếp xúc với đại sứ Michael Mann,
vậy ông nghĩ sao về lời tuyên bố và vai trò "mai mối" tự phong của ông ta"

Đ.V.Trung: Thời buổi này, việc làm mai để cho một người ngồi trên đầu
người kia, đã quá lỗi thời, thưa ông HN.

Còn về lời tuyên bố "chính phủ VNCH tham nhũng còn hơn chính phủ Hà Nội" của
ông Michael Mann, nó không dựa trên căn bản dữ kiện thực tế. Các tổ chức độc
lập như Political and Economic Risk Consultancy, như Transparency
International, đều cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tệ trạng
tham nhũng tệ nhất Á Châu, một "vinh dự" mà chính quyền VNCH không có. Chính
Ngân Hàng Thế Giới lâu nay đã đòi hỏi Hà Nội phải giảm tham nhũng nếu muốn
nhận thêm tiền viện trợ của họ.

H.Nguyên: Xu hướng chính yếu của truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại, trong đó có
Úc Châu, là chống cộng và đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Trong bối
cảnh hiện nay tại VN cũng như trên thế giới, ông có thấy xu hướng đó vẫn là
cần thiết hay không"

Đ.V.Trung: Ở các nước tự do dân chủ như Úc, báo chí đều có quyền tự do
thể hiện quan điểm chính trị của mình. Giới truyền thông Việt Ngữ hải ngoại,
tuy không hẹn mà cùng có xu hướng chống cộng, đấu tranh cho tự do dân chủ tại
Việt Nam, đó là vì họ phản ảnh sự quan tâm sâu rộng trong giới truyền thông
cũng như trong giới khán, thính, độc giả của họ. Sự phản ảnh đó là một điều
rất cần thiết và đương nhiên trong một xã hội tự do.

H.Nguyên: Nếu chính phủ Hà Nội và chính phủ Úc có những thỏa thuận
đề cùng đưa ra một lời mời chính thức cộng đồng người Việt tại Úc, cùng đại
diện các tôn giáo, các hội đoàn và giới truyền thông về thăm Việt Nam, ông
thấy chúng ta có nên chấp nhận lời mời đó hay không"

Đ.V.Trung: Thưa ông, vấn đề căn bản là tại sao lại phải cần có lời mời" Nếu Việt Nam
tôn trọng quyền tự do của dân, thì chúng ta có quyền tự do đi đi về về, giới
báo chí hải ngoại có quyền gặp các nhà đối lập trong nước, các Giáo Hội có
quyền tự do hoạt động, tự do ra báo của giáo hội, v.v.

Khi chưa có căn bản dân chủ và tự do đó, thì mọi việc dàn dựng đều là những
trò ấu trĩ, đáng được từ chối thẳng tay.

Còn ngược lại, nếu có một cuộc bầu cử tự do, thì không cần phải mời, giới
truyền thông hải ngoại cũng nên về nước để tường trình.

Xin được nói rõ, khi nói về "bầu cử tự do", ý tôi muốn nói là bầu cử chính
quyền quốc gia. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu trong tương lai nhà nước Việt
Nam bắt chước vài nước độc tài khác, cũng tổ chức "bầu cử" ở cấp nhỏ như làng
xã tỉnh lỵ. Đó là vì các ứng cử viên ở tầng lớp này không cần và không thể lập
ra đảng, và sau khi đắc cử họ cũng dễ bị nhà nước cô lập để không thể tạo
thành một đảng đối lập. Ở thế yếu như thế, họ sẽ bị Đảng CSVN kiểm soát. Nếu
bầu cử kiểu đó, thì lại vẫn là một hình thức dàn dựng, và không phải là bước
đầu cho bầu cử tự do toàn quốc.

H.Nguyên: Những người cộng sản Hà Nội cho rằng, giới truyền thông Việt ngữ tại hải
ngoại phải trực tiếp về Việt Nam để tai nghe, mắt thấy những đổi mới của đất
nước. Có vậy, truyền thông Việt ngữ hải ngoại mới chấm dứt cái mà người cộng
sản gọi là "thái độ chống đối cuồng tín một chiều đối với chính phủ Việt Nam".
Ông nghĩ sao về lập luận này của những người cộng sản"

Đ.V.Trung: Nếu có can đảm và biết tôn trọng sự thực, nhà cầm quyền Hà Nội hãy để các
nhà báo hải ngoại tự do ra vào Việt Nam để điều tra về các vụ tham nhũng của
giới cao cấp, hãy để cho tư nhân được quyền tự do ra báo, tự do cạnh tranh với
báo nhà nước. Việc một tờ báo trong nước mới đây bị tịch thu vì không khen ông
Hồ Chí Minh và các ông Phiêu, Khải, Lương đúng mức, cho thấy là họ không có
gan đó. Các ông Phiêu, Khải, Lương chỉ có gan điều hành một bộ máy tham nhũng
thối nát khi họ được công an đứng bao vây che chở cho họ. Họ không có gan đối
diện với sự thật hay với cử tri.

H.Nguyên: Mấy tháng gần đây, chúng tôi được biết, Vũ Chí Công, người
mới được bổ nhiệm làm đại sứ của CSVN tại Úc kể từ ngày 27 tháng Giêng 2000,
đã có lần đến Cabramatta và một số người Việt đã chạm trán vị đại sứ cộng sản
này tại một nhà hàng trong vùng. Theo ông, đâu là thái độ thích hợp của cộng
đồng để một mặt cho đại sứ CSVN biết được tinh thần chống cộng chính đáng của
người Việt tỵ nạn, mặt khác, cũng tránh những hành động quá khích, ảnh hưởng
đến uy tín của cộng đồng"

Đ.V.Trung: Thưa ông Hữu Nguyên, ông Công có quyền đi đứng tự do. Nếu có dịp gặp ông
ta, chúng ta có thể nhắc ông rằng các tù nhân chính trị và các vị lãnh đạo tôn
giáo ở Việt Nam cũng phải được hưởng những quyền tự do căn bản đó.

Nhiều người chưa biết mặt ông Công. Nếu quí báo đăng hình của ông Công lên
báo, thì sẽ giúp cho độc giả dễ nhận diện ông ta để có dịp trình bầy với ông
những nguyện vọng chính đáng về tự do dân chủ cho Việt Nam.

H.Nguyên: Được biết, số học sinh, sinh viên từ Việt Nam sang Úc du học hiện cũng
lên trên dưới 5000. Thêm vào đó, tại Việt Nam, trên 1500 học sinh Việt Nam
hiện đang theo học các chương trình học của Úc. Nhìn vào những số liệu đó, ông
nghĩ cộng đồng người Việt tại Úc nên có những biện pháp gì hữu hiệu để những
học sinh đó có thể góp phần vào cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN"

Đ.V.Trung: Về những sinh viên ở Úc, trong cuộc sống hàng ngày của họ, họ tiếp xúc
với cộng đồng Úc, quan sát nhiều khía cạnh của cộng đồng Việt, và họ đọc báo
và nghe radio Việt Ngữ, đọc các báo của giới trẻ. Phần lớn những người mà tôi
đã có cơ hội gặp đều không thuộc thành phần mà ta thường gọi là "con ông cháu
cha". Mà dù là "con ông cháu cha" thì nhiều người cũng không thích xã hội bất
công. Vì vậy, trong số các bạn trẻ đó sẽ có một số người, khi có cơ hội, sẽ
làm việc trong nước để thúc đẩy cho có dân chủ.

Làm sao giúp con số đó lên cao" Tôi nghĩ rằng phương pháp hữu hiệu nhất là
"làm gương". Nếu họ thấy trong nền dân chủ Úc, các báo chí Việt Ngữ đáng tin,
những giới đại diện cộng đồng làm việc một cách đúng đắn hơn, v.v., thì khi về
Việt Nam, không được đọc những tờ báo đứng đắn, không thấy cấp lãnh đạo ở Việt
Nam cư xử đàng hoàng, họ sẽ muốn có thay đổi.

Đối với giới sinh viên học ở trường Úc trong nước, một việc nằm trong khả năng
của CĐNVTD/UC là yêu cầu chính quyền Úc theo dõi để các trường này đảm bảo là
việc chọn sinh viên, chọn thầy v.v. đều trong sạch, không có hối lộ. Nếu làm
được vậy thì đây cũng là một gương tốt cho sinh viên trong nước.

H.Nguyên: Trên Internet, website của tòa đại sứ Úc ở Hà Nội
(www.ausinvn.com/political.htm) có đoạn nói về cộng đồng người Việt tại Úc
trong đó có đoạn nguyên văn, "In January 1999, two prominent Australian of
Vietnamese origin, the then Young Australian of the Year Ms Tan Le and
Victorian MLC Mr Sang Nguyen (the first ethnic Vietnamese elected to a
Parliament outside Vietnam) Visited Vietnam". Xin ông cho biết, quan điểm của
ông đối với việc viếng thăm Việt Nam của hai vị này" Và cũng xin ông cho biết,
ông đã trực tiếp gặp gỡ hai vị, trình bầy quan điểm của ông cũng như của
CĐNVTD/UC cho họ biết hay chưa"

Đ.V.Trung: Thưa, tôi chỉ biết về chuyến đi của cô Lê Tần cùng mẹ cô là bà Hồ Mai để
ký kết thoả ước "chị em" giữa Quận 1 Sàigòn và thành phố Maribyrnong trong
những ngày cuối của nhiệm kỳ Thị Trưởng của bà Mai. (Tôi xin mở ngoặc: chuyến
đi đó đã không được công bố trước, và ý định kết nghĩa chị em không hỏi ý dân
trong Maribyrnong này đã bị CĐNVTD/VIC phát giác và hóa giải). Về Nghị Sĩ
Nguyễn Sang, thì tôi chỉ biết chuyến đi Việt Nam vào dịp khánh thành cầu Mỹ
Thuận giữa năm 2000. Còn chuyến đi tháng 1/99, tôi không có chi tiết.

Mong quí báo có thể giúp độc giả biết thêm về mục đích và kết quả chuyến đi
này, cũng như các sự đi lại khác nếu có. Là những người có sự nghiệp dựa trên
cộng đồng - địa vị Người Úc Trẻ Xuất Sắc của cô Lê Tần thì dựa vào những cái
mà cô nói là hoạt động xã hội cho cộng đồng Việt, còn Nghị Sĩ Nguyễn Sang thì
do dân cử - nên nếu họ đi với tính cách đại diện dân thì nên làm việc cho
quyền lợi của dân, và thông báo kết quả cho dân.

H.Nguyên: Cuối cùng, mừng Xuân Tây Tỵ 2001, ông Chủ tịch nghĩ thế
nào về tương lai của Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt hải ngoại, trong
đó có Úc"

Đ.V.Trung: Năm 2001, với sự tăng trưởng của internet trong nước, sẽ làm
cho nhà nước độc tài khó bưng bít hơn. Sẽ có thêm các vị tu sĩ mới, các nhà
đối lập mới, đứng lên đòi dân chủ. Năm 2000 vừa qua, nhiều lần nhà cầm quyền
Hà Nội đã bị cộng đồng hải ngoại làm cho không được thẳng tay đàn áp đồng bào
trong nước, tôi tin rằng năm 2001 này cộng đồng hải ngoại sẽ có thêm ảnh hưởng
và có thêm sáng kiến trong việc làm của mình.

Về cộng đồng người Việt tại Úc và hải ngoại, tôi cảm thấy lạc quan, vì thấy
những chỉ dấu bi quan thì không tăng, còn các chỉ dấu lạc quan thì tăng lên,
thí dụ như sự tiếp tục phát triển của các hội đoàn trẻ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.