Hôm nay,  

Dân Vn: Không Tin Có Đổi Mới; Quốc Tế: Có, Mà Chậm

17/05/200200:00:00(Xem: 3624)
HÀ NỘI (Reuters) - Trong nhiều tuần qua, những tiếng loa buổi sáng đôi khi đinh tai nhức óc hô hào dân Việt Nam thi hành quyền và bổn phận yêu nước, đi bầu đại biểu Quốc hội vào ngày chủ nhật 19-5.

Phần lớn 40 triệu cử tri sẽ đi bầu, mặc dù họ vẫn hoài nghi có thể làm được cái gì trước một cơ chế quyền lực nhà nước cộng sản độc đảng đã được định sẵn từ trước.

Người dân đi bầu cũng nghi ngờ là liệu những nỗ lực của Quốc hội có thể dứt bỏ được vai trò gật đầu đóng triện của nó hay không.

Cuộc bầu cử toàn quốc sẽ chọn ra 498 dân biểu trong một nhiệm kỳ 5 năm được hứa hẹn là hết sức bận rộn.

Quốc hội mới cũng sẽ có nhiệm vụ thông qua những dự luật thường gây tranh cãi để theo kịp các nền kinh tế tranh đua trong khu vực và thu hút nhiều đầu tư ngoại quốc rất cần thiết để tạo công ăn việc làm cho một khối lượng người lao đông đang gia tăng mau lẹ.

Sứ mạng quốc hội này cũng phải bao gồm cả mục tiêu của Hà Nội tranh đấu để được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và thực thi một thương ước bao quát đã ký với Mỹ, những bước tiến mà các nhà phân tích nói sẽ mở cửa thêm cho kinh tế và đồng thời cũng tạo ra nhiều hiểm họa cho chế độ cộng sản.

Nhưng nhiệm vụ đầu tiên của quốc hội mới, hai tháng sau khi bầu cử, là chấp thuận một sự cải tổ nội các.

Các nhà ngoại giao tin rằng nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ được triển hạn đến cuối năm 2003, nhưng sẽ có sự thay thế một số bộ trưởng đương nhiệm, trong đó có các bộ trưởng Công nghiệp, Kế hoạch-Đầu tư, Canh nông và có thể cả Xây dựng.

Chế độ thường ca ngợi Quốc hội như một "cơ quan làm luật tối cao" và công tác ngày càng tỏ ra công khai để nhiều nhìn thấy, và cũng có cả những cuộc tranh luận được vô tuyến truyền hình.

Nhưng Quốc hội vẫn được "chỉ đạo" trong mọi nhiệm vụ, kể cả thay đổi bộ trưởng, do những chỉ thị xuất phát từ các cuộc họp kín của đảng Cộng sản cầm quyền.

Một người dân Hà Nội nói: "Dân sẽ đi bầu bởi vì họ nghĩ đó là bổn phận của họ, nhưng sự thật họ không quan tâm đến cuộc bầu cử, vì họ đã biết lá phiếu của họ chẳng có ảnh hưởng gì".

"Mọi chuyện đều đã được quyết định từ trước ở hậu trường và cũng không ai biết việc kiểm phiếu như thế nào".

Dù sao khi Quốc hội có tiếng nói mạnh hơn cũng làm đảng Cộng sản bớt được phần nào dính líu đến mọi chuyện của nhà nước, một điều mà các nhà phân tích cho rằng có thể được sự ủng hộ của Nông Đức Mạnh, trước làm Chủ tịch Quốc hội, nay đã được nâng lên làm Tổng bí thư đảng.

Mặc dù các đại biểu không có quyền tự đưa ra dự án luật, những cuộc tranh cãi tại Quốc hội đã trở nên sôi nổi hơn, về nhiều vấn đề, từ vấn đề tham nhũng cho đến các dự án xây dựng đập thủy điện có nhiều dị nghị.

Các dân biểu cũng không thể đề nghị biểu quyết bất tín nhiệm đối với các bộ trưởng, dù nếu những chuyện này còn cần đến sự thông qua của ban Thường vụ Quốc hội gồm toàn người của đảng cấy vào, nó vẫn chưa được thấy trên thực tế.

Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của Viện Đại học Quốc phòng Úc, nói trong 10 năm qua người ta thấy một sự gia tăng rất chậm quyền lực của Quốc hội. Ông nói nếu người ta nghiên cứu sự di động của các tảng băng lớn, nó chỉ đi rất chậm, nhưng đây là một chiều hướng về phía tự do hóa và cải cách chính trị.

Nói chung có 80% ứng cử viên là những người mới, nhưng điều này cũng không có ý nghĩa gì vì trong số 759 ứng cử viên, có 634 đảng viên và tất cả đã được Mặt trận Tổ Quốc của đảng chấp thuận.

Số ứng cử viên không phải đảng viên vẫn chỉ có 16%, không khác bao xa với con số của lần bầu cử trước vào năm 1997.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.