Hôm nay,  

Hiệp Ước Mậu Dịch Trì Trệ: Phe Quân Đội Csvn Chống Lại

08/10/199900:00:00(Xem: 6160)
Có thêm 1 hay 2 ủy viên Chính Trị Bộ ngăn cản vì sợ diễn tiến hòa bình

WASHINGTON (VB) — Ai đã ngăn cản hiệp ước mậu dịch Việt-Mỹ" Vì sao" Bài viết hôm Thứ Năm trên nhật báo Wall Street Journal với nhan đề “Vietnam-US Trade Accord Faces Delays From Hard-Liners at Home” đã phân tích chi tiết các nguyên nhân trì trệ. Ký giả Samantha Marshall quy về trách nhiệm chính: phe bảo thủ CSVN không muốn hiệp ước mậu dịch với Mỹ vì sợ đảng CSVN mất dần quyền lực. Toàn văn bản dịch như sau.
Khi VN và Mỹ hồi tháng 7 đồng ý trên nguyên tắc bình thường quan hệ mậu dịch song phương, giới đầu tư và các nhà ngoại giao Mỹ vui kể gì. Có lẽ họ đã nên chờ cho tới khi mực khô đã.
Ba tháng sau, hiệp ước vẫn chưa ký. Sự chia rẽ phút chót ở cấp cao Chính Trị Bộ CSVN đã ghìm nó lại, theo lời các viên chức nhà nước và các quan sát viên về VN. Điều này có thể cho thấy các nỗi lo trong phe cực đoán bảo thủ rằng mở cửa kinh tế có thể làm cho Đảng CSVN mất kiểm soát các lĩnh vực kỹ nghệ chính yếu hay là mời gọi bất ổn chính trị.
“Phe bảo thủ nói là tốt hơn cứ đứng ngoài [hiệp ước mậu dịch] và cứ giữ ngăn cách một chút,” theo lời Carlyle Thayer, giáo sư về Nghiên Cứu An Ninh Đông Nam Á Châu tại Trung Tâm Á Thái Bình Dương về Nghiên Cứu An Ninh ở Honolulu.

CÁC HẠN CHÓT TRÔI QUA
Việt Nam đã bỏ lỡ 2 kỳ hạn quan trọng để ký hiệp ước, vốn cần được chấp thuận trước tiên bởi Quốc Hội CSVN, rồi bởi Quốc Hội Mỹ trước khi VN nhận được quy chế quan hệ bình thường mậu dịch với Mỹ (tên cũ là tối huệ quốc, MFN).
VN đã không ký hiệp ước trong thời gian hội nghị diễn đàn APEC mở ở Tân Tây Lan, hội nghị mà TT Clinton tham dự. VN cũng lỡ cơ hội ký vào cuối tháng qua để bảo đảm được thông qua trong khóa họp tới của Quốc Hội Mỹ ở Washington tháng 11 này. Quốc Hội đòi thông báo trước 60 ngày trước khi bàn tới bản văn. Cho nên hiệp ước nhiều phần phải chờ Quốc Hội Mỹ họp vào năm tới.
Cũng thông phải ngày lành tháng tốt gì. Các cuộc vận động tranh cử trên toàn nước Mỹ sẽ bung ra toàn bộ và có thể gác hiệp ước này qua một bên. Trong khi đó, các đồng minh của VN tại Washington, như Thượng Nghị Sĩ Mỹ John McCain, có thể rời Quốc Hội sớm, để lại các vấn đề mậu dịch Việt-Mỹ mà không có ai bênh vực thường xuyên chống lại các chính trị gia và các nhà vận động vẫn còn đau vết thương cuộc chiến cũ.

TRANH LUẬN TẠI VIỆT NAM
Tại VN, các phân tích gia nói là trì trệ một phần vì tính phức tạp vô tiền khoáng hậu của bản hiệp ước. Các viên chức nào không trong các vòng thương thuyết từ đầu thì lại gặp các từ ngữ mới mẽ và phức tạp cần giải thích — đưa ra nhiều tranh luận trong Quốc Hội CSVN vốn trước giờ vẫn ưa thích sự đồng thuận. Trong chuyến viếng tahm Phần Lan mới đây, Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải ám chỉ tới sự bất đồng ý kiến tại VN về vài điểm kỹ thuật trong bản văn 100 trang.
“Họ muốn bảo đảm là ai cũng phải đồng ý cả,” theo lời Tony Salzman, chủ tịch hãng V-Trac chuyên về các loại máy xây cất của Caterpillar tại Sài Gòn. Nhưng mặt khác, gây gỗ vào phút chót của bản hiệp ước chỉ làm cho “chuyện có vẻ tệ hại đối với cộng đồng đầu tư quốc tế,” cũng theo nhà đầu tư Mỹ này, người theo dõi sát diễn tiến thương thuyết hiệp ước.
Các nhà phân tích còn sợ là mức tệ hại nhứt là, việc kéo trì chân cẳng bên phía VN này có thể đẩy việc bình thường mậu dịch Việt-Mỹ xa thêm nhiều năm. Khi các cuộc vận động tranh cử Mỹ căng thêm, và các ứng cử viên bắt đầu nói về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, ít có viên chức nhà nước nào muốn đưa ngực ra lãnh đạn cho hiệp ước mậu dịch với VN, điều mà công chúng Mỹ có thể xét như “chỉ là một nước phát triển khác thôi mà,” theo lời Tiến Sĩ Thayer.

MẤT LỢI XUẤT CẢNG
Tại sao VN muốn gây nguy ngập cho hiệp ước sau 4 năm và 9 vòng thương thuyết vất vả thì lại là “khó hiểu,” theo lời Frederick Burke, phó chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ký hiệp ước, VN sẽ xuất cảng vào được thị trường lớn nhất thế giới, co 1thể thu tới 800 triệu đô các thương vụ xuất cảng mới, theo Ngân Hàng Thế Giới ước tính.


Trong các lĩnh vực hưởng lợi đầu tiên sẽ là kỹ nghệ giày và dệt may mặc Việt Nam, nơi mà các kinh tế gia nói có thể dẫn VN thoát khỏi nền kinh tế dựa thuần túy nông nghiệp. Phần thu xuất cảng này sẽ giúp VN kiếm nhiều ngoại tệ và hồi phục một số niềm tin nơi cộng đồng đầu tư quốc tế vốn đang lạnh nhạt, theo lời Burke, người cũng là một luật sư cho hãng Mỹ Baker & McKenzie.
Dĩ nhiên, VN không nhất theít thấy như vậy. Các phân tích gia nói là giới truyền thông do nhà nước kiểm soát thường cho ấn tượng rằng phía Mỹ hưởng lợi từ hiệp ước hơn là phía VN. Ông Burke nói, cứ trông thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ hào hứng khi loan báo tin về hiệp ước thế là phía Việt Nam bèn bảo nhau “hiệp ước này tệ hại cho chúng ta.”
Bất kể về chuyện phía xuất cảng hàng năm của Mỹ chỉ kiếm tehm nhờ hiệp ước có khảon tí tẹo 56 triệu đô/năm, Việt Nam sẽ kiếm gấp ba lần con số đó, theo ước tính của WB.

CÁC GIẢ THUYẾT VỀ TRÌ TRỆ
Có nhiều giả thuyết giải thích về sự trì trệ. Một trở ngại có thể thấy là phe quân đội đầy quyền lực của VN, thế nào cũng phải nhả độc quyền trong nhiều kỹ nghệ quốc doanh để theo đúng hiệp ước. Giả thuyết khác nữa là các phê bình nhân quyền của NGoại Trưởng Madeleine Albright trong chuyến mới thăm VN có thể đã chọc giận các lãnh tụ CSVN. Nhưng một giả thuyết khác nữa là, ông đàn anh Trung Quốc có thể đã áp lực các lãnh tụ CSVN đừng ký hiệp ước trước khi Bắc Kinh hoàn tất thương thuyết với Mỹ về việc vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO. Nếu VN nhượng bộ các đòi hỏi khó khăn, Trung Quốc có thể mất cơ hội vặn thêm các đòi hỏi từ Hoa Kỳ, theo lý thuyết này giải thích.
Dù bất kỳ lý do nào đi nữa, bất kỳ ai quen thuộc với chính trị VN thì không ngạc nhiên gì vụ trì trệ, theo lời Tiến Sĩ Thayer. Trong vài năm tới, việc gỡ các rào mậu dịch đang bảo vệ các kỹ ngeh quốc doanh thiếu hiệu quả sẽ có thể đẩy cao mức thất nghiệp. Trong khi kinh tế hưởng lợi nhờ hội nhập toàn cầu, các lãnh tụ VN vẫn liên tục nhấn mạnh rằng ổn định xã hội không phải là cái giá chính trị họ sẵn lòng chi trả.
Một sự hồi phục tí chút trong mức tăng kinh tế các tahng gần đây cho họ thêm các lý do để trì trệ. (Một sự hồi phục xuất cảng trong khu vực đã giữ mức tăng tổng sản lượng GDP ở mức 4% tới 5% năm nay, so sánh với mức tăng 3% tới 4% mà vài kinh tế gia Tây Phương tiên đoán một năm trước.

CẢI TỔ QUYẾT LIỆT VẪN CẦN
Hiệp ước này được nhiều người nhận xét là có các điều kiện gay go nhất và phức tạp nhất trước giờ về mậu dịch trong lịch sử Mỹ, đóng lại các khe hỡ của những hiệp ước mậu dịch song phương trong quá khứ với các nước đối tác mậu dịch khác. VN sẽ phải mang hệ thống pháp lý hỗn loạn của họ theo tiêu chuẩn WTO và quốc tế; cải tổ triệt để thủ tục cấp giấy phép và hải quan; và cho phép các công ty viễn thông, bảo hiểm, luật pháp, ngân hàng Hoa Kỳ tự do hoạt động ở VN.
Vài hãng sản xuất hàng xuất cảng VN dự kiến hưởng lợi nhờ bình thường mậu dịch với Mỹ lại không quá lạc quan [về chuyện Hà Nội chịu ký]. “Chúng tôi chỉ đang dựa vào các thị trường truyền thống,” theo lời Nguyen Van Do (có thể là Đỗ Văn Nguyên, hay Nguyễn Văn Đỗ), quản lý phòng giao thương của Xưởng Dệt Thăng Long ở Hà Nội. “Tối huệ quốc thì vẫn còn xa,” theo lời ông.
Dĩ nhiên, hiệp ước sẽ vẫn có thể giải quyết cho tới cuối năm nay. Trong vòng thương thuyết trường lực 17 giờ liền hồi tháng 7, hai đồng thuận quan trọng về các lịch trình giảm thuế quan và không thuế quan đã đạt được, theo lời các nhà phân tích. Và theo lời các viên chức chính phủ [CSVN], tất cả, chỉ trừ một hay hai ủy viên trong Chính Trị Bộ, đều đồng ý phải ký hiệp ước ngay bây giờ.

Hiệp ước “chưa chết đâu,” theo lời ông Salzman, người đại lý của hãng Caterpillar. “Nhưng nó không có sức hào hứng vui vẻ nhảy múa ca hát gì.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.